ngẫm 10/3/2025 VI VA Ukraine, HỢP TUNG CHÂU ÂU QUANH UKRAINE
BẢO VỆ UKRAINE LÀ BẢO VỆ CHÂU ÂU .
EU nhất trí 5 nguyên tắc cốt lõi cho các cuộc đàm phán hòa bình ở Ukraine
Chủ Nhật, 09/03/2025 10:49 |
Liên minh châu Âu (EU) đã thống nhất năm nguyên tắc cốt lõi cho các cuộc đàm phán hòa bình ở Ukraine, nhấn mạnh quyền tự quyết của Kiev và sự tham gia của châu Âu.

Hãng thông tấn độc lập UNIAN (Ukraine) ngày 8/3 đưa tin, tại cuộc họp không chính thức của Hội đồng châu Âu (EC) diễn ra tại Brussels, các nhà lãnh đạo quốc gia và chính phủ thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được đồng thuận về 5 nguyên tắc quan trọng làm nền tảng cho các cuộc đàm phán hòa bình nhằm chấm dứt cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Năm nguyên tắc nền tảng
Trước bối cảnh xuất hiện động lực mới cho các cuộc đàm phán hướng đến một nền hòa bình toàn diện, công bằng và lâu dài, các nhà lãnh đạo EU đã nhấn mạnh tầm quan trọng của năm nguyên tắc cốt lõi:
Thứ nhất, không thể có cuộc đàm phán nào về Ukraine nếu không có Kiev tham gia. Điều này khẳng định quyền tự quyết của Ukraine trong tiến trình hòa bình.
Thứ hai, không thể có cuộc đàm phán nào gây ảnh hưởng đến an ninh châu Âu mà không có sự tham gia của châu Âu. Các nhà lãnh đạo EU nhấn mạnh mối liên hệ chặt chẽ giữa an ninh của Ukraine, châu Âu, khu vực xuyên Đại Tây Dương và toàn cầu.
Thứ ba, bất kỳ lệnh ngừng bắn hay đình chiến nào chỉ có thể diễn ra nếu nó là một phần của tiến trình dẫn đến một thỏa thuận hòa bình toàn diện, tránh tình trạng xung đột tạm dừng rồi tái diễn.
Thứ tư, mọi thỏa thuận đạt được phải được hỗ trợ bởi các bảo đảm an ninh đáng tin cậy cho Ukraine, nhằm ngăn chặn khả năng Kiev bị tấn công trong tương lai.
Thứ năm, cộng đồng quốc tế phải tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.
Kết luận của cuộc họp trên nêu rõ: "Để đạt được 'hòa bình thông qua sức mạnh', Ukraine cần phải ở vị thế mạnh nhất có thể, với năng lực quân sự và quốc phòng mạnh mẽ của riêng mình là thành phần thiết yếu". Điều này phản ánh quan điểm rằng một Ukraine mạnh sẽ có vị thế tốt hơn tại bàn đàm phán.
EC cũng lưu ý rằng các yếu tố này phải được tính đến trước, trong và sau các cuộc đàm phán chấm dứt giao tranh, đảm bảo tính bền vững của bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào trong tương lai.
Cam kết hỗ trợ toàn diện từ EU
Bên cạnh đó, EU tái khẳng định cam kết phối hợp với các đối tác và đồng minh có cùng chí hướng trong việc tăng cường hỗ trợ toàn diện cho Ukraine trên nhiều phương diện bao gồm chính trị, tài chính, kinh tế, nhân đạo, quân sự và ngoại giao. Đồng thời, liên minh này cũng sẽ tiếp tục gây sức ép lên Nga thông qua các lệnh trừng phạt mới và tăng cường áp dụng các biện pháp hiện có.
Đáng chú ý, EU đã công bố kế hoạch hỗ trợ tài chính đáng kể cho Ukraine trong năm 2025, với tổng giá trị lên đến 30,6 tỷ euro, trong đó: 12,5 tỷ euro sẽ được giải ngân thông qua sáng kiến "Cơ sở Ukraine" và 18,1 tỷ euro sẽ được cung cấp thông qua sáng kiến G7 ERA (nguồn tiền này có được từ các tài sản của Nga bị đóng băng).
Ngoài hỗ trợ tài chính, EC cũng đã rà soát công tác cung cấp hỗ trợ quân sự cho Ukraine. Các nhà lãnh đạo EU đã bày tỏ sự sẵn sàng tăng cường nỗ lực nhằm đáp ứng các nhu cầu quân sự và quốc phòng cấp bách của Ukraine, đặc biệt trong các vấn đề: Hệ thống phòng không, đạn dược và tên lửa, đào tạo và trang thiết bị cho các lữ đoàn Ukraine, các nhu cầu quân sự khác
EC cũng đã kêu gọi Ủy ban châu Âu nhanh chóng triển khai các sáng kiến, đặc biệt là những đề xuất của Phó Chủ tịch Uỷ ban châu Âu kiêm Đại diện Cấp cao EU về Đối Ngoại Kaja Kallas, nhằm phối hợp hiệu quả hỗ trợ quân sự của EU cho Ukraine.
Quan điểm của Ukraine và Nga
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã trình bày với các nhà lãnh đạo EU về những bước đi cần thiết hướng tới hòa bình. Theo Tổng thống Zelensky, thiện chí của Nga có thể được chứng minh thông qua: Chấm dứt các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng và dân sự khác, ngừng sử dụng tên lửa, bom và thiết bị bay không người lái tầm xa, chấm dứt các hoạt động quân sự ở Biển Đen.
Ông Zelensky cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng lòng tin cơ bản trong các cuộc đàm phán, đồng thời đề xuất việc trao trả tù binh có thể là một biện pháp hiệu quả để thiết lập nền tảng tin cậy ban đầu giữa hai bên.
Đánh giá về đàm phán với Ukraine, hãng thông tấn TASS (Nga) dẫn lời Đại sứ Nga tại Anh Andrey Kelin cho biết Moskva sẵn sàng đối thoại về tương lai của Kiev, nhưng sẽ không chấp nhận lệnh ngừng bắn tạm thời. "Chúng tôi đã chuẩn bị đàm phán và nói chuyện. Chúng tôi có lập trường của mình". ông Kelin nói, đồng thời nhấn mạnh rằng "chúng ta cần một cách tiếp cận rất nghiêm túc đối với vấn đề đó và một thỏa thuận rất nghiêm túc về an ninh ở châu Âu".
Ông Kelin cũng bác bỏ ý tưởng về lệnh ngừng bắn tạm thời, vốn trước đó được Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đưa ra hợp tác với Thủ tướng Anh Keir Starmer, cho rằng điều đó là "vô nghĩa" và "không thực tế".
Công Thuận/Báo Tin tứ
Kính thưa Quý Bà và Quý Ông,
Tôi muốn nói về tương lai của Châu Âu với các bạn - về cơ bản nó là tương lai của hầu hết mọi người đang ngồi ở đây.
Ngay bây giờ, mọi con mắt đang đổ dồn về Washington. Và ai thực sự đang dõi theo Châu Âu lúc này?
Đó là câu hỏi chính cho Châu Âu. Và không chỉ là các ý tưởng. Mà đầu tiên hết, nó là về người dân (EU). Nó là về mọi người sẽ sống như thế nào trong 1 TG luôn thay đổi.
2 giờ trước đây, TT Trump đã tuyên thệ ở Washington. Và bây giờ mọi người đang chờ xem ông ấy sẽ làm gì tiếp theo. Các lệnh hành pháp đầu tiên của ông ấy đã chỉ ra rõ những ưu tiên.
Hầu hết mọi người trên TG đang nghĩ - vậy, mối quan hệ của họ với Mỹ sẽ diễn ra như thế nào? Điều gì sẽ xảy ra với các liên minh của họ? để hỗ trợ? để giao dịch thương mại? Kế hoạch kết thúc chiến tranh của TT Trump như thế nào?
Nhưng không ai hỏi những câu hỏi đó với Châu Âu. Và chúng ta cần trung thực về điều này.
Khi chúng ta ở Châu Âu nhìn vào Hoa Kỳ như là liên minh của chúng ta, rõ ràng - họ là đồng minh không thể thiếu.
Vào thời kì chiến tranh, mọi người lo lắng Hoa Kỳ sẽ ở lại với họ? Mọi đồng minh lo lắng về điều đó. Nhưng có ai ở Hoa Kỳ lo lắng rằng 1 ngày nào đó Châu Âu sẽ bỏ qua họ? - hay không còn là đồng minh của họ? Câu trả lời là ''Không''.
Washington không tin Châu Âu có thể đem điều gì đó cho họ mà nó thực sự quan trọng.
Tôi nhớ tại diễn đàn an ninh Á châu năm ngoái ở Singapore - Shangri-La Dialogue. Ở đó, các đại diện của phái đoàn Hoa Kỳ đã nói 1 cách cởi mở rằng ưu tiên an ninh hàng đầu của họ là khu vực Ấn-Thái Bình Dương, thứ 2 là Trung Đông và Vịnh và Châu Âu chỉ đứng thứ 3 - và đó là dưới chính quyền cũ.
TT Trump sẽ quan tâm đến Châu Âu? Ông ấy xem NATO là cần thiết? Và ông ấy sẽ tôn trọng các cơ quan EU?
Thưa quý ông và quý bà, EU không thể là đứng thứ 2 hay 3 trong các đồng minh của nó. Nếu điều đó xảy ra thì thế giới sẽ bắt đầu chuyển động phía trước mà không có EU, và đó là 1 TG không tạo ra sự êm ái hay lợi lộc gì cho tất cả người Châu Âu.
Châu Âu cần cạnh tranh trở thành điểm ưu tiên hàng đầu, với các đồng minh và phát triển kỹ thuật.
Chúng ta đang ở 1 bước ngoặt khác, ở đó 1 số người nhìn thấy nó là 1 vấn đề cho Châu Âu nhưng những người khác lại cho rằng đó là 1 cơ hội. Châu Âu phải khẳng định mình như 1 đối tác toàn cầu mạnh mẽ; như 1 đối tác không thể thiếu.
Đừng quên, không có đại dương nào ngăn cách giữa các quốc gia Châu Âu với Nga. Và các lãnh đạo Châu Âu nên nhớ điều này - trận chiến bao gồm lính Bắc Hàn đang xảy ra ở những nơi gần với Davos hơn là Bình Nhưỡng.
Nga đang biến thành một phiên bản của Triều Tiên - một đất nước mà mạng sống con người chẳng có ý nghĩa gì nhưng lại có vũ khí hạt nhân và mong muốn cháy bỏng muốn làm khổ cuộc sống của hàng xóm.
Mặc dù tiềm năng kinh tế tổng thể của Nga nhỏ hơn nhiều so với châu Âu nhưng nước này sản xuất số lượng đạn dược và thiết bị quân sự nhiều gấp nhiều lần so với toàn bộ châu Âu cộng lại. Đó chính xác là con đường chiến tranh mà Moscow lựa chọn.
Putin ký thỏa thuận chiến lược mới với Iran. Hắn ta đã có hiệp ước toàn diện với Triều Tiên. Họ thực hiện những thỏa thuận như vậy để chống lại ai? Chống lại bạn, chống lại tất cả chúng ta. Chống châu Âu, chống Mỹ.
Chúng ta không được quên điều đó. Nó không phải là ngẫu nhiên. Đây là những ưu tiên chiến lược của họ và các ưu tiên của chúng ta phải phù hợp với thách thức - về chính trị, quốc phòng và kinh tế.
Những đe doạ đó chỉ có thể tính đến với nhau. Thậm chí khi tính đến quy mô quân đội. Nga có thể triển khai 1.3-1.5 triệu quân. Chúng tôi có hơn 800 ngàn quân. Đứng thứ 2 sau chúng tôi là Pháp, trên 200 ngàn quân; sau đó là Đức, Ý và UK. Các thành viên khác có ít hơn. Đây không phải là tình huống mà 1 quốc gia thành viên có thể bảo đảm cho chính mình. Nó cần thiết tất cả chúng ta hợp lại với nhau đem lại ý nghĩa nào đó.
Hiện tại, thật may mắn, sự ảnh hưởng của chế độ Iran đang suy yếu. Nó tạo ra hi vọng cho Syria và Lebanon. Và họ trở thành những ví dụ cuộc sống sẽ hồi sinh như thế nào sau chiến tranh.
Ukraine đã bước vào việc hỗ trợ 1 Syria mới. Các bộ trưởng của chúng tôi đã ở Damascus và chúng tôi đã ra mắt chương trình hỗ trợ thực phẩm cho Syria gọi là Thực phẩm từ Ukraine. Và chúng tôi đang có các đối tác của mình tham gia vào đầu tư trong việc giao nhận và xây dựng các cơ sở sản xuất thực phẩm. Châu Âu hoàn toàn có thể bước chân vào tham gia như là nhà tài trợ an ninh cho Syria - nó là lúc ngừng đau đầu về hướng đó.
Và Châu Âu cùng với Hoa Kỳ đã phải trả giá cho những đe doạ từ Iran.
Kế tiếp, bây giờ, nó không rõ có hay không Châu Âu thậm chí có 1 chỗ trong bàn đàm phán khi chiến tranh chống lại quốc gia của chúng tôi chấm dứt.
Chúng tôi nhìn thấy TQ đã ảnh hưởng đối với Nga như thế nào và chúng tôi vô cùng biết ơn sâu sắc toàn bộ những gì Châu Âu đã ủng hộ chúng tôi trong suốt cuộc chiến này. Nhưng Tổng thống Trump sẽ lắng nghe Châu Âu hay ông ấy sẽ tranh cãi với Nga và TQ mà không có Âu châu? Âu châu cần học làm cách nào để hoàn toàn bảo vệ chính mình, điều đó TG không có khả năng chối bỏ nó.
Điều quan trọng là duy trì sự thống nhất ở châu Âu, bởi vì thế giới không chỉ quan tâm đến Budapest hay Brussels mà còn quan tâm đến toàn bộ châu Âu.
Chúng ta cần một chính sách an ninh và quốc phòng thống nhất của châu Âu, và tất cả các nước châu Âu phải sẵn sàng, sẵn lòng chi tiêu cho an ninh ở mức thực sự cần thiết - không chỉ nhiều như họ đã quen trong nhiều năm bị lãng quên.
Nếu cần 5% GDP để trang trải cho quốc phòng thì chỉ cần 5%. Và không cần thiết phải đùa giỡn với cảm xúc của mọi người rằng việc phòng thủ phải được bù đắp bằng chi phí thuốc men, lương hưu hay thứ gì khác – điều đó thực sự không công bằng.
Chúng tôi đã thiết lập các mô hình hợp tác quốc phòng của Ukraine để có thể làm cho toàn bộ châu Âu mạnh mẽ hơn. Chúng tôi đang cùng nhau chế tạo máy bay không người lái - bao gồm một số chiếc hoàn toàn độc đáo mà không ai khác trên thế giới có được. Chúng tôi đang cùng nhau sản xuất pháo - và ở Ukraine, việc này rẻ hơn và nhanh hơn nhiều so với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
Và việc đầu tư hiện nay vào việc sản xuất máy bay không người lái của Ukraine không chỉ là đầu tư vào an ninh của châu Âu mà còn vào khả năng châu Âu trở thành người bảo đảm an ninh cho các khu vực quan trọng khác.
Và chúng ta cần cùng nhau bắt đầu xây dựng các hệ thống phòng không - những hệ thống thực sự có thể xử lý tất cả các loại tên lửa hành trình và đạn đạo. Châu Âu cần phiên bản Iron Dome của riêng mình, thứ có thể đối phó với bất kỳ mối đe dọa nào.
Chúng ta không thể dựa vào thiện chí từ một số thủ đô khi nói đến an ninh của châu Âu cho dù đó là Washington, Berlin, Paris, London, Rome hay – sau khi Putin chết – một nhà dân chủ tưởng tượng nào đó ở Moscow vào một ngày nào đó.
Và chúng ta cần đảm bảo rằng không có quốc gia châu Âu nào phụ thuộc vào một nhà cung cấp năng lượng duy nhất - đặc biệt là không phải Nga. Hiện tại, mọi thứ đang đứng về phía chúng ta - Tổng thống Trump sẽ xuất khẩu nhiều năng lượng hơn.
Nhưng châu Âu cần phải đẩy mạnh và thực hiện nhiều công việc lâu dài hơn để đảm bảo sự độc lập về năng lượng thực sự. Bạn không thể tiếp tục mua khí đốt từ Moscow trong khi vẫn mong đợi sự đảm bảo về an ninh, sự trợ giúp và hỗ trợ từ người Mỹ. Điều đó thật sai lầm.
Ví dụ, Thủ tướng Slovakia không tìm cách tiếp cận nguồn khí đốt của Mỹ nhưng không mất hy vọng được hưởng chiếc dù an ninh của Mỹ.
Châu Âu phải có một chỗ ngồi tại bàn đàm phán khi các thỏa thuận về chiến tranh và hòa bình được thực hiện. Và tôi không chỉ nói về Ukraine ở đây. Đây phải là tiêu chuẩn.
Châu Âu xứng đáng không chỉ là một người ngoài cuộc, khi các nhà lãnh đạo của họ giảm bớt đăng bài trên X sau khi một thỏa thuận đã được ký kết. Châu Âu cần định hình các điều khoản của những thỏa thuận đó.
Tiếp theo, chúng ta cần một cách tiếp cận hoàn toàn mới, táo bạo hơn đối với các công ty công nghệ và phát triển công nghệ. Nếu chúng ta lãng phí thời gian, châu Âu sẽ thua trong thế kỷ này.
Hiện nay, châu Âu đang tụt hậu trong việc phát triển trí tuệ nhân tạo.
Hiện tại, các thuật toán của TikTok đã mạnh hơn một số chính phủ. Hiện tại, số phận của các quốc gia nhỏ phụ thuộc nhiều vào chủ sở hữu các công ty công nghệ hơn là luật pháp của họ.
Hiện tại, Châu Âu không còn dẫn đầu trong cuộc đua công nghệ toàn cầu, tụt hậu so với cả Mỹ và Trung Quốc. Đây không phải là một vấn đề nhỏ - nó là về điểm yếu, đầu tiên là về công nghệ và kinh tế, sau đó là chính trị.
Châu Âu thường tập trung vào quy định hơn là tự do, nhưng khi cần đến quy định thông minh, Brussels lại do dự. Chúng ta nên đảm bảo sự phát triển công nghệ tối đa ở châu Âu và cùng nhau đưa ra mọi quyết định quan trọng – cho toàn bộ châu Âu.
Từ sản xuất vũ khí đến phát triển công nghệ – Châu Âu phải dẫn đầu.
Châu Âu phải trở thành thị trường hấp dẫn nhất thế giới – và điều đó có thể đạt được.
Và cuối cùng, Châu Âu phải có khả năng đảm bảo hòa bình và an ninh cho mọi người - cho chính mình và cho những người khác, cho những ai trên thế giới quan trọng đối với Châu Âu.
Châu Âu xứng đáng trở nên mạnh mẽ. Và để làm được điều này, Châu Âu cần EU và NATO.
Liệu điều này có thể thực hiện được nếu không có Ukraine và không có sự kết thúc chính đáng cho cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine? Tôi chắc chắn câu trả lời là ‘không’.
Chỉ những đảm bảo an ninh thực sự cho chúng tôi mới đóng vai trò là những đảm bảo an ninh thực sự cho mọi người ở Châu Âu. Và chúng ta phải đảm bảo rằng nước Mỹ cũng coi chúng ta là đối tác thiết yếu. Để điều đó xảy ra, trọng tâm của Mỹ phải chuyển sang châu Âu. Vì vậy, một ngày nào đó, ở Washington, người ta sẽ nói – mọi ánh mắt đều hướng về châu Âu. Và không phải vì chiến tranh, mà vì những cơ hội ở châu Âu.
Châu Âu cần biết cách tự vệ.
Hàng trăm triệu người đến thăm Châu Âu để xem các địa danh và học hỏi từ di sản văn hóa của nó. Hàng triệu người trên thế giới mơ ước được sống như người châu Âu. Liệu chúng ta có thể giữ nó và truyền lại cho con cháu chúng ta không? Nếu chúng ta ở Châu Âu có thể trả lời tích cực thì Mỹ sẽ cần Châu Âu cũng như các đối tác toàn cầu khác.
Châu Âu phải định hình lịch sử cho chính mình và các đồng minh để không chỉ phù hợp mà còn tồn tại và vĩ đại.
Xin cảm ơn.
Slava Ukraini!
(FB Ann Đỗ)