Henry Kissinger: Làm thế nào để tránh xảy ra Thế chiến 3? (P1)

22 Trần Quốc Toản, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Tp.HCM
Tiêu điểm
CN & MT: Lợi ích và rủi ro thực sự đằng sau cuộc đua AI Tiền Tệ : Mô hình kinh tế hiện đại đã thất bại như thế nào? BĐS: "Bất động sản là kênh đầu tư tốt nhất trong 20 năm gần đây và ít nhất trong 10 năm tới" Tin tức: Kinh tế Trung Quốc có thể không bao giờ vượt được Mỹ VH & TG: Đọc "God & the New Physics" của Paul Davies BĐS: Xu hướng bất động sản 2025: Tăng ‘xanh hoá’ và dịch chuyển ra vùng ngoại vi BĐS: Bất động sản 2025: Chuyển trục cùng sự hoàn thiện chính sách và hạ tầng giao thông Tin tức: Câu lạc bộ những doanh nhân sở hữu lượng cổ phiếu trị giá từ 1.000 tỷ đồng trở lên hiện có khoảng 120 người. BĐS: Giao dịch bất động sản đang chững lại Thư Giản: Nhìn lại thế giới 2024 và dự đoán tương lai SK & Đời Sống: Trào lưu mới của dân văn phòng TP.HCM: Rủ nhau đi ăn trưa bằng tàu Metro, khám phá tụ điểm vui chơi dọc tuyến Bến Thành - Suối Tiên CN & MT: Bốn dự báo về AI cho năm 2025 CN & MT: Công nghệ 2024: Thuyền to trong sóng lớn BĐS: Bảng giá đất điều chỉnh gấp 6 lần: Cơ hội biến đất đai thành nguồn lực kinh tế Thư Giản: Ở Sài Gòn rất dễ sống phải không? BĐS: Mặt bằng, căn hộ nhộn nhịp theo Metro số 1 Tin tức: Chuyên gia nhận định về kinh tế Việt Nam 2025 Tin tức: Sau metro số 1, TP.HCM triển khai các tuyến metro khác ra sao? Tin tức: Ukraine 'khóa van', kỷ nguyên khí đốt của Nga tại châu Âu kết thúc Thư Giản: Ngắm nhìn "hẻm xanh" giữa lòng đô thị Tin tức: Kinh tế Việt Nam 2025 - Trỗi Dậy Động Lực Mới SK & Đời Sống: New method turns cancer cells into healthy cells Tiền Tệ : Chính sách tiền tệ năm 2025 sẽ đối mặt với không ít thách thức BĐS: 'Giá nhà sẽ tăng chậm lại, không thể có chuyện giảm' Tin tức: Quy hoạch TP.HCM là đô thị toàn cầu, văn minh, hiện đại, nghĩa tình CN & MT: Newly discovered protein stops DNA damage VH & TG: World's first trillionaire predicted within a decade Tin tức: 4 mảng sáng ở miền Tây Tin tức: Hóc Môn, Củ Chi, Cần Giờ, Bình Chánh, Nhà Bè được quy hoạch trở thành thành phố thuộc Tp.HCM CN & MT: 'Thời đại AI' - khi trí tuệ nhân tạo chi phối con người CN & MT: Thời đại của AI - Bài 1: Công cụ đổi mới xã hội BĐS: Bất động sản Bến Lức, Biên Hoà, Dĩ An... liên tục “gọi tên” người mua nhà, lộ lý do bất ngờ khu ven Tp.HCM “lật thế cờ” vào thời điểm cận Tết BĐS: Thị trường bất động sản năm 2024: Hai thái cực ở hai đầu đất nước VH & TG: Một năm cô đơn, cả thế giới chung màu lạc lõng CN & MT: Khí hậu 2024: Tìm chút tươi mát giữa năm nóng bức BĐS: Người trong cuộc bất ngờ “chỉ điểm” diễn biến mới của thị trường địa ốc đầu năm 2025 SK & Đời Sống: Bước vào tuổi 70 tuổi, dù giàu có đến đâu cũng đừng mời họ hàng đến nhà mình làm 1 việc: Sẽ hối hận đấy! CN & MT: The Economist miễn cưỡng thừa nhận: Mô hình của Trung Quốc "có lẽ" tốt hơn CN & MT: Book competition – The Singularity is Nearer Chứng khoán: VinaCapital: 2025 có thể là năm biến động đối với thị trường chứng khoán và nền kinh tế Tiền Tệ : Quyết định hạ lãi suất của Fed có thể 'giáng đòn' lên hàng loạt NHTW trên toàn cầu như thế nào? Tiền Tệ : Nhiều ngân hàng chịu áp lực nợ xấu tăng nhanh BĐS: TP.HCM: Nhiều dự án tái khởi động dự kiến có giá bán tăng gấp 2-3 lần giá cũ BĐS: Nhìn lại lịch sử các chu kì tăng trưởng, chuyên gia dự báo bất ngờ về bức tranh bất động sản năm 2025 BĐS: Novaland – khi gã khổng lồ bị quật ngã : Nếu không sửa luật, dự án bất động sản sẽ tắc trong 10 năm tới Tin tức: Tinh giản bộ máy hành chính: Cuộc 'Đổi mới lần 2' của đất nước Thư Giản: Đường Cao Thắng một thời tuổi trẻ Tin tức: Hàng quán tại TP HCM lại đua nhau đóng cửa, chuyện gì đang xảy ra? SK & Đời Sống: Mở quán ca phê : dễ mà khó Thư Giản: DONALD TRUMP  và NGƯỜI LÍNH  VH & TG: 'Giấc mơ Mỹ' ngày càng xa xỉ VH & TG: VỀ TỲ KHEO HẠNH ĐÀU ĐÀ SỐ 1 THẾ GIỚI NGƯỜI BANGLADESH SHILANANDA  VH & TG: Một câu chuyện truyền cảm hứng về tầm nhìn, sự đổi mới và quyết tâm! SK & Đời Sống: 90% CHỦ CỬA HÀNG KINH DOANH THẤT BẠI VÌ CHỌN SAI MẶT BẰNG  SK & Đời Sống: GỒNG LỖ KINH DOANH QUÁN CÀ PHÊ, TÔI NHẬN ĐƯỢC RẤT NHIỀU BÀI HỌC BĐS: 185.000 người đang thuê phòng trọ ở TP.HCM không đủ diện tích tối thiểu, Sở Xây dựng nói gì? Thư Giản: Con phố đặc biệt ở Sài Gòn nơi ấp ủ giấc mộng vàng, dệt góc trời nhung nhớ VH & TG: Thành phố lớn nhất thế giới thử nghiệm làm việc 4 ngày/tuần để giới trẻ có thể đi hẹn hò VH & TG: NGỘ 12 LUẬT NHÂN QUẢ BẤT BIẾN TRONG CUỘC ĐỜI SK & Đời Sống: NHỮNG "ẢO TƯỞNG" PHỔ BIẾN KHI MỞ QUÁN CÀ PHÊ KHIẾN QUÁN THUA LỖ  Chứng khoán: "Chỉ báo Warren Buffett" cao chưa từng có trong lịch sử, gióng hồi chuông cảnh báo nhà đầu tư về mối nguy của TTCK Mỹ Chứng khoán: Chủ tịch FiinGroup: Hầu hết đầu tư cá nhân đang chịu lỗ VH & TG: Tỷ phú Elon Musk nói thẳng 1 ĐIỀU càng cố tỏ ra hoàn hảo thì con người càng kém giá trị: Tránh được sớm sẽ giàu sớm Tiền Tệ : IMF có tồn tại đến 100 năm không? Tiền Tệ : Tiếp tục tăng – lãi suất đang chịu áp lực từ đâu? Tiền Tệ : Sức ép đằng sau bức tranh lãi suất huy động tăng SK & Đời Sống: Mô hình kinh doanh mới giúp cửa hàng ăn uống vượt qua thời suy thoái Chứng khoán: Nỗi buồn chưa từng có của thị trường chứng khoán Việt Nam: Con số kỷ lục trong hơn 24 năm hoạt động Thư Giản: Mùa hạ tháng 8 2020 có DỰ BÁO 30 NĂM BẢN LỀ THẾ KỶ 21 (2020-2050) Thư Giản: Có tài sản bao nhiêu thì lọt top 1% và 10% giàu nhất Việt Nam? Thư Giản: ‘Ngôi nhà’ 2 tầng núp hẻm, giàu năng lượng tích cực giữa lòng Quận 1 Tin tức: Thế chiến thứ III đã bắt đầu? Chứng khoán: La Nina hoạt động mạnh từ tháng 8, mưa nhiều chưa từng có, cổ phiếu ngành điện ra sao? Chứng khoán: Thời hoàng kim của chứng khoán Việt Nam 2007 Chứng khoán: “Đỉnh và đáy” cũng như “đêm với ngày”: Nhà đầu tư lão làng Charlie Munger tiết lộ triết lý đầu tư chưa khi nào lỗi thời để gặt hái thành công VH & TG: Đại lão Hòa thượng Hộ Tông Vansarakkhita (1893-1981) Tin tức: CÁI GIÁ CỦA CHIẾN TRANH 2024 2025 CN & MT: "Báo động đỏ" về khí hậu VH & TG: Nghiên cứu 75 năm của ĐH Harvard: Đây là KIỂU NGƯỜI hạnh phúc nhất, không liên quan gì đến giàu sang, danh vọng! Tin tức: Phố nhậu xập xình nhất TPHCM ế vêu, chủ quán ngồi chờ… dẹp tiệm Tin tức:  2050 Nhân loại đang ở ngã ba đường Tin tức: 20 rủi ro toàn cầu lớn nhất năm 2024, suy thoái kinh tế và thời tiết cực đoan nằm top đầu VH & TG: Câu chuyện Chúa Giê Su ‘sang Phương Đông tu tập’ được kể lại ra sao? SK & Đời Sống: Giáo sư từng đoạt giải Nobel suốt đời tuân theo 6 điều, bảo sao sống thọ 101 tuổi: Tập thể dục hay uống nước cũng gác lại sau VH & TG: Henry Kissinger: Làm thế nào để tránh xảy ra Thế chiến 3? (P1) CN & MT: Dự báo của Yuval Noal Harari về những biến đổi chính trị - xã hội trong thời đại số và những giải pháp cho xã hội tương lai Tin tức: Dấu ấn ODA Nhật Bản tại Đồng bằng sông Cửu Long CN & MT: Làm cây thông đứng giữa trời mà… lo Tin tức: 9 vấn đề định hình nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2024: Từ lạm phát, tăng trưởng GDP đến TikTok, ChatGPT CN & MT: Năng lượng và biến đổi khí hậu CN & MT: Trí tuệ nhân tạo đang thay đổi ngành bán lẻ Tin tức: Trung Quốc chấm dứt 30 năm phát triển mạnh, hết thời làm mưa làm gió trên thế giới? CN & MT: Châu Âu: Thế thượng phong của ô tô điện - bao lâu nữa? CN & MT: Ai là tác nhân chính gây biến đổi khí hậu? Tin tức: Hệ lụy gì từ cuộc chiến mới ở Trung Đông? CN & MT: Kỷ nguyên bùng nổ AI: Linh hồn của thời kỳ Siliconomy Tin tức: Khủng hoảng tại WTO và cảnh báo về sự phân mảnh của kinh tế toàn cầu Tin tức: Dự báo rủi ro lạm phát dai dẳng ở Mỹ Tin tức: Thế giới bắt đầu thời kỳ cấu trúc lại trật tư thế giới The World Begins to Reorder Itself Tin tức: IMF: Triển vọng kinh tế thế giới mấy năm tới chỉ ở “hạng xoàng” CN & MT: Nếu Trái đất nóng hơn 2,5 độ so với thời tiền công nghiệp, ĐBSCL sẽ gặp nguy cơ Tiền Tệ : Dự báo lạm phát đầu năm 2024 có thể lên tới 4,6% - 4,7%? CN & MT: Diễn biến đáng lo ở Nam Cực Tin tức: Thế giới đối mặt cùng lúc 5 căn nguyên của thảm họa và nguy cơ Thế chiến III
Bài viết
Henry Kissinger: Làm thế nào để tránh xảy ra Thế chiến 3? (P1)

    Nguồn: “Henry Kissinger explains how to avoid world war three,” The Economist, 17/05/2023 - Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

    Mỹ và Trung Quốc phải học cách chung sống. Họ chỉ còn chưa đầy 10 năm nữa.

    Tại Bắc Kinh, người ta đã đi đến kết luận rằng Mỹ sẽ làm bất cứ điều gì để kìm hãm Trung Quốc. Còn tại Washington, người ta quả quyết rằng Trung Quốc đang âm mưu thay thế Mỹ trở thành cường quốc hàng đầu thế giới. Nếu muốn nghe một phân tích tỉnh táo hơn về cuộc cạnh tranh này – và một kế hoạch để ngăn không cho cạnh tranh leo thang thành cuộc chiến giữa các siêu cường – hãy ghé thăm tầng 33 của một tòa nhà theo phong cách Art Deco ở trung tâm Manhattan, văn phòng của Henry Kissinger.

    Ngày 27/05 vừa qua, Kissinger đã bước sang tuổi 100. Chẳng ai có nhiều kinh nghiệm về các vấn đề quốc tế hơn ông, đầu tiên với tư cách là một học giả về ngoại giao thế kỷ 19, sau đó là cố vấn an ninh quốc gia và ngoại trưởng Mỹ, và trong 46 năm qua với tư cách là nhà tư vấn và đặc phái viên đến gặp các quốc vương, tổng thống, và thủ tướng. Kissinger hiện đang lo lắng. Ông nói, “Cả hai bên đều đã tự thuyết phục rằng bên kia là một mối nguy hiểm chiến lược. Chúng ta đang thẳng tiến tới cuộc đối đầu giữa các cường quốc.”

    Cuối tháng 4, The Economist đã có dịp trò chuyện với Kissinger suốt hơn 8 tiếng đồng hồ về cách ngăn chặn cuộc cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ trở thành chiến tranh. Những ngày này, lưng ông đã khom hơn, việc đi lại cũng khó khăn, nhưng tâm trí của Kissinger vẫn rất nhạy bén. Ông đang viết hai cuốn sách tiếp theo của mình, về trí tuệ nhân tạo (AI) và bản chất của các liên minh, và vẫn chủ trương hướng tới tương lai, hơn là nhìn về quá khứ.

    Kissinger quan ngại cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung để giành ưu thế về công nghệ và kinh tế ngày càng trở nên gay gắt. Trong khi người Nga dần rơi vào quỹ đạo của Trung Quốc và chiến tranh đang phủ bóng sườn phía đông châu Âu, ông lo rằng AI sẽ làm cạnh tranh Mỹ-Trung thêm trầm trọng. Trên khắp thế giới, cân bằng quyền lực và nền tảng công nghệ của chiến tranh đang thay đổi quá nhanh và theo quá nhiều cách, khiến các quốc gia không thể tìm ra một nguyên tắc ổn định nào để có thể thiết lập trật tự. Nếu không thể tìm ra được một nguyên tắc, họ có thể dùng đến vũ lực. Ông nói, “Chúng ta đang ở trong một tình huống kinh điển trước Thế chiến 1, khi mà không bên nào có đủ khả năng để nhượng bộ chính trị, và bất kỳ sự xáo trộn sự cân bằng nào cũng có thể dẫn đến những hậu quả thảm khốc”.

    Hãy nghiên cứu thêm về chiến tranh

    Kissinger bị nhiều người chỉ trích là hiếu chiến vì vai trò của ông trong chiến tranh Việt Nam, nhưng ông coi việc tránh để xảy ra xung đột giữa các cường quốc là trọng tâm trong các nghiên cứu của mình. Sau khi chứng kiến sự tàn bạo của Đức Quốc Xã, và chịu đựng nỗi đau mất 13 người thân trong Thảm sát Holocaust, ông tin rằng cách duy nhất để ngăn chặn xung đột tàn khốc là ngoại giao cứng rắn, lý tưởng nhất là được củng cố bằng các giá trị chung. “Đây là vấn đề phải được giải quyết,” ông nói. “Và tôi tin rằng mình đã dành cả đời để cố gắng giải quyết nó.” Theo quan điểm của ông, số phận của nhân loại phụ thuộc vào việc Mỹ và Trung Quốc có thể hòa thuận với nhau hay không. Ông cũng tin rằng sự tiến bộ nhanh chóng của AI sẽ khiến hai bên chỉ còn 5 đến 10 năm để tìm ra cách cùng chung sống.

    Kissinger có vài lời khuyên cho các nhà lãnh đạo đầy tham vọng: “Hãy thành thật biết mình đang ở đâu.” Trên tinh thần đó, điểm xuất phát để tránh nổ ra chiến tranh là phân tích sự bồn chồn ngày một lớn dần ở Trung Quốc. Dù nổi tiếng với chủ trương hòa giải với chính phủ Bắc Kinh, ông thừa nhận rằng nhiều nhà tư tưởng Trung Quốc tin rằng nước Mỹ đang trên đà đi xuống và “do đó, theo quá trình tiến hóa lịch sử, cuối cùng họ sẽ thay thế chúng ta.”

    Ông tin rằng giới lãnh đạo Trung Quốc đã phẫn nộ khi các nhà hoạch định chính sách phương Tây nói về một trật tự toàn cầu dựa trên luật lệ, trong khi điều họ thực sự muốn nhắc đến là luật lệ của Mỹ và trật tự của Mỹ. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cảm thấy bị xúc phạm bởi những gì họ coi là một thỏa thuận trịch thượng do phương Tây đưa ra, để trao cho Trung Quốc các đặc quyền nếu nước này chịu hành xử theo ý họ (Bắc Kinh chắc chắn cho rằng các đặc quyền đó lẽ ra phải là của họ, với tư cách là một cường quốc đang lên). Thật vậy, một số người ở Trung Quốc nghĩ rằng Mỹ sẽ không bao giờ đối xử bình đẳng với họ và thật ngu ngốc khi tưởng tượng rằng điều đó có thể trở thành hiện thực.

    Tuy nhiên, Kissinger cũng cảnh báo không nên hiểu sai tham vọng của Trung Quốc. Tại Washington, “Người ta nói rằng Trung Quốc muốn thống trị thế giới… Câu trả lời là họ [Trung Quốc] muốn trở nên hùng mạnh,” ông nói. “Họ không hướng tới sự thống trị thế giới theo kiểu Hitler. Đó không phải là cách họ nghĩ hoặc từng nghĩ về trật tự thế giới.”

    Vào thời Đức Quốc Xã, chiến tranh là không thể tránh khỏi vì Adolf Hitler cần nó, Kissinger nói, nhưng Trung Quốc thì khác. Ông đã gặp nhiều nhà lãnh đạo Trung Quốc, trước tiên là Mao Trạch Đông. Ông không nghi ngờ gì về cam kết ý thức hệ của họ, nhưng cam kết đó luôn gắn liền với nhận thức sâu sắc về lợi ích và khả năng của đất nước họ.

    Kissinger nhìn nhận hệ thống của Trung Quốc theo Nho giáo hơn là Marxist. Một hệ thống dạy cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc cách đạt được sức mạnh tối đa mà đất nước họ có thể đạt được, và cách giúp họ được tôn trọng vì những thành tựu của mình. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc muốn được công nhận là người ra quyết định cuối cùng trong hệ thống quốc tế về lợi ích của mình. “Nếu họ thực sự đạt được ưu thế, liệu họ có dùng nó để áp đặt văn hóa Trung Quốc hay không?”, ông đặt câu hỏi. “Tôi không biết. Bản năng của tôi bảo rằng không…[Nhưng] tôi tin rằng chúng ta đủ khả năng ngăn chặn tình huống đó xảy ra, bằng sự kết hợp giữa ngoại giao và vũ lực.”

    Một phản ứng tự nhiên của Mỹ trước tham vọng của Trung Quốc là thăm dò, như một cách để xác định cách duy trì trạng thái cân bằng giữa hai cường quốc. Một phản ứng khác là thiết lập một cuộc đối thoại lâu dài giữa Trung Quốc và Mỹ. Trung Quốc “đang cố gắng đóng một vai trò toàn cầu. Tại mỗi thời điểm, chúng ta phải đánh giá xem các khái niệm về vai trò chiến lược của hai bên có tương thích với nhau hay không.” Nếu không, thì câu hỏi về vũ lực sẽ nảy sinh. “Liệu Trung Quốc và Mỹ có thể cùng tồn tại mà không có mối đe dọa chiến tranh toàn diện không? Tôi đã nghĩ và vẫn nghĩ rằng điều đó là có thể.” Nhưng ông thừa nhận thành công không phải là điều chắc chắn. “Vẫn có thể thất bại,” ông nói. “Và do đó, chúng ta phải đủ mạnh về mặt quân sự để chống chọi với thất bại.”

    Bài kiểm tra cấp bách hiện nay là Trung Quốc và Mỹ sẽ hành xử ra sao trong vấn đề Đài Loan. Kissinger hồi tưởng, trong chuyến thăm đầu tiên của Richard Nixon tới Trung Quốc vào năm 1972, chỉ có Mao mới có thẩm quyền đàm phán về hòn đảo này. “Bất cứ khi nào Nixon nói về một chủ đề nào đó, Mao đều đáp ‘Tôi là một triết gia. Tôi không giải quyết những chuyện này. Hãy để Chu Ân Lai và Kissinger thảo luận về chúng.’ …Nhưng khi nhắc đến Đài Loan, ông ấy rất rõ ràng. Ông tuyên bố, ‘Họ là lũ phản cách mạng. Giờ thì chúng tôi chưa cần hòn đảo. Chúng tôi có thể đợi 100 năm. Một ngày nào đó chúng tôi sẽ giành lại hòn đảo. Nhưng đó là một ngày rất xa.’”

    Kissinger tin rằng sự thấu hiểu giữa Nixon và Mao đã bị Donald Trump phá huỷ chỉ sau 50 năm, chứ không đến 100 năm. Cựu tổng thống Mỹ muốn thổi phồng hình ảnh cứng rắn của mình bằng cách ép Trung Quốc nhượng bộ về thương mại. Về chính sách, chính quyền Biden cũng đã tiếp bước Trump, nhưng là với luận điệu tự do.

    Kissinger sẽ không chọn hành động như vậy đối với Đài Loan, bởi vì một cuộc chiến kiểu Ukraine sẽ phá hủy hòn đảo và tàn phá nền kinh tế thế giới. Chiến tranh cũng có thể gây khó khăn cho nội bộ Trung Quốc, và nỗi sợ hãi lớn nhất của các nhà lãnh đạo nước này vẫn là biến động trong nước.

    Nỗi sợ chiến tranh tạo ra cơ sở cho hy vọng. Vấn đề là không bên nào có khả năng để nhượng bộ. Mọi nhà lãnh đạo Trung Quốc đều khẳng định mối liên hệ của đất nước họ với Đài Loan. Tuy nhiên, đồng thời, “theo tiến trình phát triển cho đến nay, Mỹ không thể đơn giản từ bỏ Đài Loan mà không làm suy yếu vị thế của mình ở những nơi khác.”

    Con đường mà Kissinger chọn để thoát khỏi bế tắc này là dựa trên kinh nghiệm ngoại giao của ông. Ông sẽ bắt đầu bằng cách hạ nhiệt tình hình, sau đó dần xây dựng lòng tin và quan hệ. Thay vì liệt kê tất cả những bất bình của hai bên, tổng thống Mỹ nên nói với người đồng cấp Trung Quốc, “Thưa Chủ tịch, hai mối nguy hiểm lớn nhất đối với hòa bình thế giới hiện nay chính là hai đất nước của chúng ta. Theo nghĩa là chúng ta có khả năng hủy diệt loài người.” Trung Quốc và Mỹ, dù không chính thức công bố điều gì, sẽ cùng đặt mục đích tự kiềm chế.

    Chưa bao giờ là người hâm mộ các nhóm hoạch định chính sách lớn, Kissinger muốn chỉ có một nhóm nhỏ các cố vấn, dễ tiếp cận, thảo luận với nhau, ngấm ngầm làm việc cùng nhau. Về cơ bản, không bên nào thay đổi lập trường của mình đối với Đài Loan, nhưng Mỹ sẽ điều chỉnh cách họ triển khai lực lượng của mình và cố gắng không làm dấy lên nghi ngờ rằng họ ủng hộ nền độc lập của hòn đảo.

    Lời khuyên thứ hai của Kissinger dành cho các nhà lãnh đạo là “Xác định các mục tiêu có thể giúp tập hợp người dân. Tìm ra những phương tiện, những phương tiện có thể mô tả thành lời, để đạt được các mục tiêu này.” Đài Loan chỉ là điều đầu tiên trong những lĩnh vực mà các siêu cường có thể tìm thấy tiếng nói chung, theo đó thúc đẩy sự ổn định toàn cầu.

    Trong một bài phát biểu gần đây, Janet Yellen, Bộ trưởng Tài chính Mỹ, gợi ý rằng những lĩnh vực này nên bao gồm biến đổi khí hậu và kinh tế. Kissinger hoài nghi về cả hai. Dù ông ủng hộ các hành động về khí hậu, nhưng ông không chắc liệu chúng có làm được gì nhiều để tạo ra niềm tin hoặc giúp thiết lập cân bằng giữa hai siêu cường. Về kinh tế, mối nguy là chương trình nghị sự thương mại có thể bị tấn công bởi phe diều hâu, những người không sẵn lòng cho Trung Quốc bất kỳ cơ hội nào để phát triển.

    Thái độ “không khoan nhượng” này sẽ trở thành mối đe dọa cho hành trình tìm kiếm sự hòa hoãn. Nếu Mỹ muốn tìm cách chung sống với Trung Quốc, thì họ không nên đặt mục tiêu thay đổi chế độ. Kissinger rút ra kết luận từ một chủ đề vẫn luôn hiện diện trong suy nghĩ của ông ngay từ đầu. Ông nói, “Bất kỳ chính sách ngoại giao ổn định nào cũng phải có một vài yếu tố của thế giới thế kỷ 19. Và thế giới thế kỷ 19 dựa trên mệnh đề rằng sự tồn tại của các quốc gia cạnh tranh với nhau không phải là vấn đề.”

    Nhiều người Mỹ tin rằng một Trung Quốc bại trận sẽ trở nên dân chủ và hòa bình. Nhưng dù muốn Trung Quốc trở thành một nền dân chủ đến mức nào, Kissinger cũng không thể tìm ra tiền lệ cho kết quả đó. Kịch bản khả dĩ hơn là sự sụp đổ của chế độ cộng sản sẽ dẫn đến một cuộc nội chiến, kéo theo là xung đột ý thức hệ, và chỉ làm tăng thêm bất ổn toàn cầu. “Đẩy Trung Quốc đến chỗ tan rã không phải là lợi ích của chúng ta,” ông nói.

    Thay vào đó, Mỹ sẽ phải thừa nhận Trung Quốc cũng có lợi ích riêng. Một ví dụ điển hình là Ukraine.

    Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, gần đây đã liên lạc với Volodymyr Zelensky, người đồng cấp Ukraine, lần đầu tiên kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm ngoái. Nhiều nhà quan sát đã xem lời kêu gọi của Tập là một hành động bề ngoài, với mục đích xoa dịu châu Âu, những người phàn nàn rằng Trung Quốc đã quá gần gũi với Nga. Ngược lại, Kissinger coi đó là một tuyên bố về ý định nghiêm túc, thứ sẽ làm phức tạp thêm tình hình ngoại giao xoay quanh cuộc chiến, nhưng cũng chính là thứ sẽ tạo ra cơ hội để các siêu cường xây dựng lòng tin lẫn nhau.

    Kissinger bắt đầu bài phân tích của mình bằng việc lên án tổng thống Nga, Vladimir Putin. “Sau cùng thì, chắc chắn là Putin đã phán đoán sai lầm thảm khốc,” ông nói. Nhưng phương Tây không phải là không có lỗi. “Tôi nghĩ rằng quyết định… để ngỏ tư cách thành viên NATO của Ukraine là rất sai lầm.” Điều đó đã gây bất ổn, bởi việc mập mờ về sự bảo vệ của NATO mà không có kế hoạch hiện thực hóa nó đã khiến Ukraine được phòng thủ một cách yếu kém, dù sự bảo vệ của NATO chắc chắn sẽ khiến không chỉ Putin mà còn nhiều đồng bào của ông tức giận.

    Nhiệm vụ bây giờ là phải kết thúc chiến tranh mà không tạo tiền đề cho vòng xung đột tiếp theo. Kissinger nói rằng ông muốn Nga từ bỏ phần lãnh thổ mà họ đã sáp nhập vào năm 2014 càng nhiều càng tốt, nhưng nhiều khả năng, trong bất kỳ lệnh ngừng bắn nào, Nga chí ít cũng sẽ giữ lại Sevastopol (thành phố lớn nhất ở Crimea và là căn cứ hải quân chính của Nga ở Biển Đen). Một thỏa thuận như vậy, trong đó Nga mất một số lợi ích nhưng giữ lại được những lợi ích khác, có thể khiến cả Nga lẫn Ukraine đều bất mãn.

    Theo quan điểm của Kissinger, đó là một công thức cho sự đối đầu trong tương lai. Ông nói, “Tôi nghĩ những gì người châu Âu đang nói là cực kỳ nguy hiểm. Bởi vì người châu Âu đang nói: ‘Chúng tôi không muốn họ [Ukraine] gia nhập NATO, vì điều đó quá mạo hiểm. Do đó, chúng tôi sẽ vũ trang cho họ hết mức có thể và cung cấp cho họ những vũ khí tiên tiến nhất.’” Kết luận của ông rất rõ ràng: “Chúng ta hiện đã trang bị vũ khí cho Ukraine đến mức nước này sẽ là quốc gia được trang bị vũ khí tốt nhất, với đội ngũ lãnh đạo ít kinh nghiệm chiến lược nhất ở châu Âu.”

    Để thiết lập một nền hòa bình lâu dài ở châu Âu đòi hỏi phương Tây phải có hai bước nhảy vọt về tư duy. Đầu tiên là cho phép Ukraine gia nhập NATO, như một phương tiện để kiềm chế, cũng như bảo vệ nước này. Thứ hai là châu Âu cần xây dựng một quan hệ hợp tác với Nga, như một cách để tạo ra một biên giới phía đông ổn định.

    Nhiều quốc gia phương Tây sẽ chùn bước trước mục tiêu này hay mục tiêu khác. Và xét đến sự can dự của Trung Quốc, với tư cách là đồng minh của Nga và đối thủ của NATO, nhiệm vụ sẽ càng trở nên khó khăn hơn. Trung Quốc có một lợi ích quan trọng, là được chứng kiến Nga rời khỏi cuộc chiến ở Ukraine một cách nguyên vẹn. Tập Cận Bình không chỉ cần tôn vinh quan hệ đối tác “không giới hạn” giữa ông và Putin, nhưng một sự sụp đổ ở Moscow sẽ gây rắc rối cho Trung Quốc khi tạo ra khoảng trống quyền lực ở Trung Á, vốn có nguy cơ bị lấp đầy bởi một “cuộc nội chiến kiểu Syria”.

    (Còn tiếp một phần)

     

    TTCT - Thủ tướng Slovakia Robert Fico đầu tuần trước đã đến Matxcơva để đàm phán về việc cung cấp khí đốt, một bước đi còn mang ý nghĩa biểu tượng: Liên minh châu Âu (EU) sẽ ứng xử ra sao với cuộc chiến ở Ukraine sắp bước vào năm thứ tư.

    Lựa chọn 2025 cho EU - Ảnh 1.
     

    Ảnh: marshallcenter.org

    Cuộc gặp giữa ông Fico và Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 22-12 ở Matxcơva là lần đầu tiên họ gặp nhau sau 8 năm. 

    Hai nguyên thủ đã đàm phán riêng và thông tin không được tiết lộ cho báo chí, nhưng theo lời ông Fico, cuộc gặp là "phản ứng trước việc ông (Tổng thống Ukraine Volodymyr) Zelensky không cho phép quá cảnh khí đốt Nga qua Ukraine để sang Slovakia từ 1-1-2025".

    Châu Âu tìm nguồn năng lượng thay thế

    Ngày 20-12, ông Fico tiết lộ tại cuộc gặp trước đó ở Brussels, ông Zelensky đã đề nghị chuyển cho ông 500 triệu euro từ tài sản bị phong tỏa của Nga để đổi lấy thỏa thuận cho Ukraine gia nhập NATO. 

    Ông Fico đã gọi đề nghị này là "hoàn toàn phi thực tế". Nhà lãnh đạo Slovakia đã nhiều lần tuyên bố sẽ không bao giờ ủng hộ việc Ukraine gia nhập NATO chừng nào ông còn làm thủ tướng. 

    Cũng theo lời ông Fico, Bratislava đang theo đuổi chính sách "độc lập đa phương", chứ không nhất nhất tuân theo các lệnh trừng phạt của Brussels.

    Về vấn đề năng lượng, báo Ba Lan Forsal 27-11 viết: "Cuộc khủng hoảng năng lượng đang gõ cửa châu Âu", mà một trong những nguyên nhân chính là cuộc xung đột Ukraine, khi cả hai bên leo thang tấn công để giành lợi thế chiến trường trước khi ông Trump trở lại Nhà Trắng. 

    Đối phó với căng thẳng gia tăng ở tiền tuyến, Mỹ áp lệnh trừng phạt với Gazprombank, tổ chức tài chính lớn cuối cùng được miễn lệnh trừng phạt và thanh toán dịch vụ cho khí đốt của Nga.

    Các biện pháp trừng phạt nhằm mục đích giảm thu nhập của Kremlin từ xuất khẩu năng lượng, nhưng làm tăng nguy cơ cắt đứt nguồn cung khí đốt tự nhiên vẫn đang chảy sang Tây và Trung Âu. 

    Khí đốt được dự trữ ở châu Âu cho những tháng mùa đông lạnh nhất, do thời tiết lạnh giá tháng 11 năm nay, đang được tiêu thụ nhanh hơn so với các mùa đông trước đó.

    Điều này kết hợp với việc sản lượng điện gió thấp hơn bình thường vào thời điểm này trong năm, dẫn đến mức tiêu thụ khí đốt tăng lên. 

    Hợp đồng trung chuyển khí đốt vào Tây, Trung Âu qua đường ống dẫn khí của Ukraine sẽ hết hạn vào cuối năm 2024, nhưng Ukraine, rồi cả Nga, đều tuyên bố sẽ không gia hạn hợp đồng.

    Lựa chọn 2025 cho EU - Ảnh 2.

    Thủ tướng Slovakia Robert Fico. Ảnh: Reuters

    Kinh tế châu Âu: "Cơn bão trọn gói"?

    Theo Viện chiến lược Nga (Russtat), năm 2008, sức mạnh kinh tế của Hoa Kỳ và EU có thể coi là ngang nhau. Nhưng hiện nay, kinh tế Mỹ đang dẫn trước 30%. Thị trường chứng khoán Mỹ đã tăng gấp ba lần kể từ năm 2005, thị trường chứng khoán châu Âu thì chỉ bằng 60%. 

    Người Mỹ bỏ xa châu Âu cả về năng suất lao động và chi tiêu R&D. Politico 19-12 gọi hiện trạng này là EU biến thành "sa mạc về đổi mới", khi chi tiêu R&D của khối chưa bao giờ đạt được chỉ tiêu đề ra ở hội nghị Lisbon năm 2000 là 3%. Con số này hiện vẫn dừng ở mức 2%.

    Cần nhắc rằng phần lớn chi tiêu khoa học và công nghệ ở châu Âu rơi vào công nghiệp ô tô của Đức. Mà nay ngành này đang gặp khủng hoảng do không cạnh tranh nổi với Trung Quốc. Thị phần xe điện Trung Quốc ở châu Âu đang đạt gần 25%. 

    Ngay cả thuế quan cũng không thể giúp gì, chưa kể người châu Âu đang nhanh chóng đánh mất chính thị trường Trung Quốc, nơi họ từng làm mưa làm gió. Gần 40% doanh nghiệp công nghiệp Đức đang xem xét khả năng đóng cửa nhà máy và di dời. 

    VW, Ford và ThyssenKrupp đã cắt giảm nhân sự. Tình hình sẽ trở nên trầm trọng hơn do lỗ hổng nhân khẩu học với tỉ lệ sinh giảm, thậm chí không thể thay thế được bằng làn sóng di cư.

    Trong bối cảnh đó, việc duy trì mô hình nhà nước phúc lợi trở nên bất khả. Pháp là ví dụ nổi bật - với mức thâm hụt ngân sách là 6% GDP và phải chi 1/3 ngân sách riêng cho chi trả lương hưu. Trong khi bất kỳ sự cắt giảm nào với phúc lợi xã hội sẽ dẫn đến bạo loạn và mất ổn định.

    Họa vô đơn chí. Các khó khăn trên đã làm sâu sắc thêm cuộc khủng hoảng chính trị. Nước Đức đã trải qua một Giáng sinh không mấy tươi vui bởi vụ tấn công chợ Giáng sinh Magdeburg hôm 20-12, khi một kẻ khủng bố lái ô tô lao vào khu chợ làm 5 người thiệt mạng và 120 người bị thương. 

    Chuyện khủng bố bằng ô tô vào các khu chợ có lẽ không phải chuyện lạ ở châu Âu. Kẻ tấn công là ngươi nhập cư từ Saudi Arabia, cũng không phải là chuyện lạ.

    Cơn gió ngược kinh tế thổi qua lục địa châu Âu thành cơn bão trọn gói
     
    Politico

    Có lạ chăng là kẻ tấn công đã sống ở Đức 18 năm, và không phải người Hồi giáo cuồng tín, mà lại là người bài Hồi giáo, từng cáo buộc chính quyền Đức không hành động đủ để đối phó với tình trạng mà người này gọi là "Hồi giáo hóa châu Âu", rằng chính quyền đang giúp người Hồi giáo "áp đặt ý chí lên người châu Âu". 

    Nước Đức không thể bỏ qua động cơ tấn công này. Bộ trưởng Nội vụ Đức Nancy Feser, trong một phát biểu sau đó, đã nhấn mạnh chi tiết nghi phạm trong vụ tấn công là người bài Hồi giáo.

    EU do đó được dự báo sẽ còn gặp nhiều khó khăn. Politico nói kế hoạch của tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ biến "cơn gió ngược kinh tế thổi qua lục địa châu Âu thành cơn bão trọn gói" khi các nước NATO bị buộc chi nhiều tiền hơn cho quốc phòng nếu không muốn mất đi sự bảo vệ của Hoa Kỳ. 

    Điều đó có nghĩa các thủ đô châu Âu, vốn đang phải vật lộn để kiềm chế thâm hụt gia tăng trong bối cảnh thu thuế giảm sút, sẽ phải đối mặt với những căng thẳng tài chính thậm chí còn lớn hơn, điều có thể gây ra thêm nhiều biến động chính trị và xã hội.

    Lựa chọn 2025 cho EU - Ảnh 3.

    Năm 2025 được dự báo sẽ đầy khó khăn với EU. Ảnh: cryptorank.io

    Kế hoạch của ông Trump

    Những ngày cuối năm 2024, các chính sách cơ bản của Tổng thống Trump với châu Âu đã dần lộ diện.

    Đầu tiên, ông yêu cầu loại bỏ thâm hụt thương mại của Mỹ với EU bằng việc mua dầu và khí đốt quy mô lớn từ Mỹ. Nếu không, Trump đe dọa châu Âu bằng thuế quan với hàng xuất khẩu sang Mỹ. (Thị trường chứng khoán châu Âu đã phản ứng sau lời đe dọa này, với chỉ số Stoxx Europe 600 giảm gần 2%).

    Theo Financial Times, đội ngũ của Trump trong đàm phán với EU đã yêu cầu các thành viên NATO tăng chi tiêu quốc phòng lên 5% GDP. Báo Ukraine Strana phân tích: "5% là con số khổng lồ. 

    Bản thân Mỹ chi tiêu dưới 3,5%. Nga, đang trong cuộc chiến quy mô, chi 6% GDP trong năm nay và sẽ chi 6,3% vào 2025, tức chỉ thêm chút ít. 5% thực tế là ngân sách của quốc gia tham chiến. Hiện không có nước NATO nào chi 5%. Đức và Pháp chỉ chi hơn 2%, Ý và Tây Ban Nha còn dưới 2%".

    Một thực tế là sau khi Nga tấn công Ukraine, kinh tế Mỹ và EU đã đi theo những hướng khác nhau. Chiến tranh có lợi cho nền kinh tế Mỹ. Dầu khí của Mỹ đã có thể chiếm lĩnh thị trường châu Âu, hất cẳng Nga, và nhu cầu về vũ khí của Mỹ tăng vọt.

    Nhưng chiến tranh đã có tác động tiêu cực đến EU. Châu lục này mất và bị hạn chế khả năng tiếp cận nguồn năng lượng rẻ hơn của Nga, mất thị trường hàng tiêu dùng Nga, giá năng lượng tăng trở thành thách thức lớn với ngành công nghiệp, dẫn đến khủng hoảng ở một số ngành và sự rút lui của các nhà đầu tư để chuyển sang các thị trường khác. 

    Đáp ứng yêu cầu của ông Trump về chi tiêu quốc phòng sẽ tạo thêm gánh nặng cho cuộc khủng hoảng ngân sách châu Âu, vốn đã lan sang các vấn đề chính trị: Đức đang phải tổ chức bầu cử sớm, chính phủ ở Pháp bị giải tán…

    Lựa chọn 2025 cho EU - Ảnh 4.

    Ảnh: Reuters

    Hai chiến lược

    Tờ Strana viết châu Âu đang đứng trước hai lựa chọn chiến lược trong tương lai.

    Đầu tiên là tăng mạnh chi tiêu quân sự. Điều này chỉ có thể thực hiện được bằng cách giảm chi tiêu xã hội, điều mà Tổng thư ký NATO Mark Rutte đã trực tiếp kêu gọi. 

    Vấn đề là bản thân cuộc chiến Ukraine khó thể thuyết phục được người châu Âu thắt lưng buộc bụng. Bởi vì ít người tin rằng sau nhiều tuần, nhiều tháng dồn sức chiến đấu vì một ngôi làng ở Donbass, quân đội Nga vẫn còn tiềm lực để tấn công khối NATO.

    Chiến lược thứ hai là không tăng chi tiêu quân sự, hướng nguồn lực vào tái cấu trúc nền kinh tế và tăng dần khả năng cạnh tranh mà không làm giảm đáng kể các tiêu chuẩn sống. 

    Nhưng điều này đòi hỏi lộ trình để chấm dứt chiến tranh ở Ukraine (và xét ý định của Trump muốn chuyển thêm gánh nặng chiến tranh Ukraine cho EU, nếu chiến tranh kéo dài, EU càng gặp khó).

    Nếu chọn chiến lược tái cấu trúc kinh tế thay cho tăng chi tiêu quân sự, EU sẽ có nhiều quyền tự do hơn trong lựa chọn đối tác kinh tế và sự phụ thuộc chính trị - quân sự vào Hoa Kỳ sẽ giảm đi, bởi chính lo ngại rằng cuộc chiến ở Ukraine sẽ leo thang thành chiến tranh ở châu Âu mới làm tăng sự phụ thuộc này.

    Theo Nghiên Cứu Quốc Tế

    THỐNG KÊ TRUY CẬP
    • Đang online 2
    • Truy cập tuần 3508
    • Truy cập tháng 5190
    • Tổng truy cập 180265