Lời bình 20/5/2024 Trong 3 năm 2022 và 2023 2024 ,có thể nói rằng giữa thời điểm khởi đầu cơn đại khủng khoảng chính trị ,kinh tế , biến đổi khí hậu toàn cầu và ở Đông Nam á , các nhà dúy ý kỷ trị việt nam đã tiền hành một đại công tác rất phù hợp là tổng kiểm lại việc qui hoạch và tái điều chỉnh qui hoạch cho phù hợp với giai đoạn 2050 -2060 . Qui hoạch chử qui là mai con rùa hoạch là vẽ vạch . Người xưa vẽ cái địa lý tương lai trên mai con rùa .
Tp hồ chí minh đã sớm đưa ý niệm Vùng đô thị Thành phố Hồ chio1 Minh vào trong qui hoạch và trong quản lý định hướng không gian quản trị . Tương tự Vùng Tokyo , Vùng Thượng Hãi ..
Nghĩ như vậy ,nên tính toán cư trú và phát triển ,phải tính Tp Hồ chí Minh cùng các Tỉnh lân cận .
CHIẾN LƯỢC TIẾP CẬN TRUNG TÂM từ 2020
Lời bàn : Sau năm 2013 , Giòng chảy tài chính thế giới chảy về VN bởi nhiều nguyên do . Kinh tế Vn tăng trưởng khả quan GDP gần sát 7% ,XNK tăng trên 10% . Đặc biệt là 2017,2018,2019 .Riêng 2019 XNK vượt 500 tỷ USD . trong 6 năm ,Bất động sản phát triển liên tục ,chỉ tạm dừng lại từ cuối 2017 sau khi có chủ trương kiểm soát thị trường bất động sản và phá các vụ án mua bán đất công sản . Đến giữa 2018 thì vấn đề kiểm soát bất động sản không chỉ còn là kiểm soát để giử tài sản công tránh bị thất thoát cực lớn mà còn kiểm soát thị trường bất động sản trong mối quan hệ phát triển qui hoạch hạ tầng giao thông ,môi trường , cảnh quan , sông rạch và biến đổi khí hậu . Đến tháng tư 2019, chỉ thị của Thủ tướng về bất động sản là dấu chấm dừng cho một thời đoạn phát triển nhanh ,mạnh nhưng hỗn loạn ,vô chính phủ .. của thị trường bất động sản VN . Chử nghĩa thì người ta nói bế tắc pháp lý làm ành hưởng đến sự phát triển bất động sản VN . Nhưng sâu xa chính là ,nhà cầm quyền VN cảm nhận thấy xuất hiện nguy cơ kinh tế chính trị nếu cứ để cho bất động sản phát triển khá hỗn loạn .
Các ông chủ giòng vốn là những trùm tài chính không chỉ ở VN mà cả ở Nước ngoài nhận ra rằng ít nhất phải sau khi Đại hội Đảng thứ 13 2021 và sau khi Quốc hội sữa xong luật đất đai mới một cách tiếp cận gần nhất với tập quán thế giới vào năm 2022 thì thị trường bất động sản mới mở ra một thời đoạn mới phát triển qui mô lớn hơn ,vững hơn ,bền hơn . Khi đó ,quỹ đất lớn quanh các thành phố Hồ Chí Minh , Hà nội .. sẽ là kho vàng hàng 1000 tỷ USD . Chỉ cần 10-12 năm , nếu bỏ ra
1 00 triệu USD để mua và hợp pháp hóa đất cách TPHCM từ 40 km nhà đầu tư sẽ thu lợi từ 500 -1000 triệu USD . Do đó vì sao các CTY lớn đang đầu tư lớn cho đất quanh TPHCM đến cả Phan thiết , Long An , quanh Long Thành
20.1.2020
Ẩn sĩ tri điền
Một hiện tượng đáng chú ý trên thị trường bất động sản gần đây là xu thế khá nhiều các dự án có quy mô lớn. Đặc biệt, hầu hết các dự án này đều nằm ở trị trí chiến lược, cách không quá xa khu vực trung tâm và được quy hoạch rất đồng bộ.
Những gam màu mới
Làn sóng đầu tư vào dự án lớn đang ngày càng bùng nổ. Đơn cử như tập đoàn Nam Long khởi động lại dự án WaterPoint (Long An) có quy mô 381 ha, tập đoàn GS E&C phát triển dự án Metrocity (Nhà Bè) có diện tích 350 ha. Nhưng sội động nhất hiện nay là khu vực cửa ngõ phía Đông Sài Gòn khi rất nhiều các doanh nghiệp địa ốc rầm rộ phát triển các dự án có quy mô rất lớn.
Điển hình là Hưng Thịnh Corp giới thiệu ra thị trường dự án Biên Hòa New City có diện tích 119 ha, liên doanh Him Lam - DIC Corp phát triển khu đô thị có diện tích hơn 600 ha tại Nhơn Trạch, tập đoàn bất động sản CFLD đầu tư các dự án Swan Bay và Swan Park có quy mô lên đến hàng trăm hecta.
Đặc biệt, chủ đầu tư FreeLand mới đây đã giới thiệu ra thị trường Khu đô thi sinh thái phức hợp King Bay có quy mô lên đến 125 ha. Dự án đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của khách hàng nhờ sở hữu vị trí chiến lược đi cùng với những tiện ích hiện đại và đồng bộ.
Sự trở lại của các dự án lớn là điều “lạ”, bởi khi khủng hoảng 2008 - 2009 xảy ra, khá nhiều các chủ đầu tư đã bị mắc kẹt trong các dự án lớn. Những năm sau này, để tránh rủi ro, hầu hết các chủ đầu tư chỉ tham gia vào các dự án có quy mô nhỏ nhằm tránh nguy cơ tồn kho quá cao cũng như giảm áp lực về dòng vốn. Nhưng tình hình có vẻ như đã thay đổi đáng kể vào thời điểm hiện nay và mang đến những hàm ý rất lớn về sự chuyển dịch của thị trường bất động sản.
Đầu tiên, động thái mạnh dạn tham gia các dự án lớn cho thấy các doanh nghiệp BĐS đang rất tự tin vào viễn cảnh phát triển của thị trường. Với cấu trúc dân số trẻ, tầng lớp trung lưu đang gia tăng mạnh mẽ, BDS Việt Nam được đánh giá là kênh đầu tư hấp dẫn trong các năm tới.
Hai là, tiềm năng của khu đô thị vệ tinh ngày càng được được chú trọng. Có thể nói, chưa bao giờ việc giao thương và đi lại giữa khu vực trung tâm với các quận huyện vùng ven như Long Thành, Nhơn Trạch lại thuận tiện giống như hiện nay. Đó là nhờ hàng loạt các công trình trọng điểm như cao tốc TP.HCM - Long thành - Dầu Giây đã hoàn thành, tuyến đường vành đai 3 và tuyến metro số 1 đang được đẩy nhanh tiến độ. Sắp tới đây, một khi các dự án quan trọng như cầu Cát Lái kết nối Nhơn Trạch với Quận 2, cầu quận 9 nối liền Nhơn Trạch với quận 9, tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành và nhất là sân bay quốc tế Long Thành đi vào vận hành, khu vực cửa ngõ phía đông của thành phố dự kiến sẽ còn bùng nổ hơn nữa.
Quy hoạch đồng bộ, tiềm năng sinh lợi lớn
Đầu tư một dự án quy mô lớn, có diện tích hàng trăm hecta không phải là chuyện đơn giản, đòi hỏi các CĐT phải tốn rất nhiều công sức và tiền bạc. Bên cạnh việc tham vấn các đơn vị quy hoạch nổi tiếng thế giới để có được một bảng thiết kế tổng thể đồng bộ, một số CĐT còn chịu khó học hỏi kinh nghiệm phát triển của các đô thị hàng đầu thế giới để mang tới những trải nghiệm sống và giải trí cực kì hiện đại cho các chủ nhân tương lai.
Đơn cử như tại King Bay, mô hình khu phố mua sắm nổi tiếng Orchard Road của Singapore sẽ được tái hiện tại dự án với tên gọi Orchard New City. Đó không chỉ là một tiện ích sống và giải trí hiện đại mà chủ đầu tư mang đến cho cư dân mà còn là giải pháp đầu tư hiệu quả nhờ nắm bắt được xu thế mua sắm của người Việt đang gia tăng ấn tượng.
Các dự án được chủ đầu tư chăm chút kĩ lưỡng, mang lại không gian sống tiện nghi cho cư dân.
Với thiết kế theo mô hình chuẩn của Singapore, Orchard New City hứa hẹn sẽ trở thành trung tâm mua sắm sôi động bậc nhất tại cửa ngõ phía Đông Sài Gòn, đồng thời thu hút được một lượng đông đúc dân cư đến sinh sống và kinh doanh.
Nằm trong quần thể của khu đô thị sinh thái phức hợp King Bay, cư dân của Orchard New City sẽ còn được tận hưởng một loạt các tiện nghi đồng bộ và sang trọng như như bến du thuyền, công viên bờ sông rộng đến 6 ha, bãi biển cát trắng nhân tạo, hệ thống trường học và bệnh viện quốc tế, hồ cảnh quan, khu tập thể thao đa năng.
Các dự án sở hữu mặt tiền sông thu hút nhiều sự quan tâm của khách hàng.
Tọa lạc ngay tại mặt tiền con đường tỷ đô “Vành đai 3”, 3 mặt giáp sông, Orchard New City còn sở hữu sức hấp dẫn cực lớn khi chỉ mất 20 phút để đến trung tâm TP.HCM và 15 phút để đến trung tâm tài chính Thủ Thiêm. Không những thế, là một phần nằm trong đại đô thị đang dần hình thành xung quanh sân bay Long Thành, Orchard New City sở hữu tiềm năng phát triển lớn mà hiếm dự án nào so sánh được.
Long An và giấc mơ mang tầm quốc tế
Lời bàn :
Khoãng 1992 ,Sau khi Liên Xô Đông Âu sụp đổ và tan rã , Ông Lý Quang Diệu là Thủ tướng Singapor có trao đổi với Ô Vỏ Văn Kiệt ,Thủ tướng VN về hợp tác giữa 2 nước . Ông Lý muốn VN giành cho các DN Singapor khoảng 1000 ha làm khu Công Nghiệp ... 1000x 10.000 m2 = 10 triệu m2 ở VN lúc đó thì không thiếu gì nơi dư thừa đất hoang hóa . Sau này ,nhiều chuyên gia nói là VN lúc đó không kể đất rừng và đất giáp biển có khoãng 60.000km2 là đất nông nhưng bỏ hoang không khai thác hoặc thiểu dụng. Cho nên , Ông Lý chi cần 10km2 mà 2 bên lưỡng lợi thì Ông 6 Dân ok . Tuy nhiên ,sau khi làm việc thì Ông Lý chọn Bình Dương ( lúc đó là Sông Bé ) cách TPHCM 20km và hạ tầng liên kết TPHCM , Cảng đã khá tốt .Ông không chọn Cần giuộc Long An vì phải đầu tư lớn cho hạ tầng ,Càng .. vài trăm triệu Usd ( mà lúc đó Mỹ chưa xóa cấm vận nên đầu tư Tài chánh lớn bị trở ngại ) . Sau 30 năm ,nhìn lại mới thấy thêm cái nhìn xa trông rộng của hai vị Thủ tướng Việt - Sing lúc đó . Bình Dương chỉ sau gần 10 năm đã trở thành Tỉnh đóng góp vào Ngân sách TW đứng hàng thứ 5 .
Nay ,trở lại Cần Giuộc ,Cần Đước Long an . Ưu thế lớn nhất vẫn là sát TPHCM ( cách 15 - 35 km ) .thứ hai là kết nối bờ biển ,sông , có Cảng tuy vẫn còn phải đầu tư lớn. Tuy nhiên ,chuyện vốn ,đối tác đầu tư bây giờ đã khác ( Cty Mỹ đã đầu tư 3 tỷ USD nhà máy điện khí vào Cần Giuộc . ... ) Cái trở ngai làm chậm tiến trình hóa Đại bàng của Long an bây giờ là hạ tầng và cải cách thể chế hành chính hấp dẫn bằng và hơn Bình Dương . Mong sao 10 năm sẽ xuất hiện một Long An hóa rồng trong 9 con rồng của Đồng bằng Cửu Long .
23/5/2021
Long hậu ẩn sĩ
Nằm giữa TP.HCM và Đồng bằng sông Cửu Long, có đường biên giới hơn 133km, có cửa sông Soài Rạp hướng ra Biển Đông, Long An đang ráo riết khởi động nhiều chương trình hướng đến mục tiêu trở thành một vùng kinh tế công nghệ cao mang tầm quốc tế.
Cảng quốc tế Long An sẽ xây dựng thêm cầu cảng đón tàu tải trọng 100.000 tấn, được xem là đầu tàu để Long An phát triển logistics - Ảnh: S.LÂM
Long An lấy công nghiệp làm trọng tâm, hướng đến phát triển công nghệ cao và thành lập khu kinh tế công nghệ cao tại tỉnh.
Ông Nguyễn Văn Út (chủ tịch UBND tỉnh Long An)
Đầu tháng 3-2021, UBND tỉnh Long An đã tổ chức ký kết giữa Sở Kế hoạch và đầu tư (đơn vị được UBND tỉnh giao nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh) và đơn vị tài trợ (Công ty cổ phần Công nghệ - viễn thông Sài Gòn, Công ty cổ phần Phát triển đô thị Sài Gòn Tây Bắc và Vinacapital Group), đơn vị tư vấn lập quy hoạch tỉnh (Công ty TNHH McKinsey & Company Việt Nam) để cùng phối hợp lập quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 để trình Chính phủ phê duyệt.
Chuẩn bị tổ cho "đại bàng" thế giới
Ông Nguyễn Văn Út, chủ tịch UBND tỉnh Long An, cho biết nhờ các đơn vị chuyên môn lập quy hoạch với kỳ vọng sẽ có nhiều ý tưởng mới mẻ, đột phá mang tầm quốc tế, dài hạn, khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển nhanh và bền vững.
"Những năm gần đây, Long An luôn nằm trong top những địa phương có chỉ số PCI (Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh) cao. Chính quyền tỉnh quyết tâm nỗ lực hết mình để cải thiện môi trường đầu tư, luôn là người bạn đồng hành cùng doanh nghiệp. Trong giai đoạn 2020 - 2025, tỉnh Long An đặt mục tiêu là tỉnh dẫn đầu kinh tế khu vực ĐBSCL. Do đó, một bản quy hoạch chất lượng sẽ là điều rất cần thiết" - ông Út giải thích.
Cũng theo ông Út, với vị trí địa lý đặc biệt sẵn có, bản quy hoạch Long An khi hình thành theo định hướng mà các lãnh đạo địa phương đang thực hiện là tập trung thu hút đầu tư ở một số lĩnh vực cụ thể như: hợp tác phát triển các dự án sản xuất công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, cơ khí chế tạo máy, sản xuất linh kiện điện tử, các dự án công nghiệp xanh, các dự án năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng sẽ tiếp tục phát triển đô thị - bất động sản gần TP.HCM, xây dựng và hoàn thiện các công trình cấp thoát nước, hạ tầng logistics, dịch vụ chất lượng cao gắn với Cảng quốc tế Long An, hợp tác đào tạo lao động kỹ thuật cao, hợp tác xuất khẩu lao động.
Hướng đến vùng kinh tế công nghệ cao
Không chỉ chuẩn bị cho một quy hoạch mang tầm vóc quốc tế, hiện tỉnh Long An cũng đang xúc tiến các thủ tục để ký kết với một loạt tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới để thu hút đầu tư trong tương lai.
Theo dự kiến, trong buổi tọa đàm "Long An hướng đến vùng kinh tế công nghệ cao, bao gồm phát triển khu công nghệ cao gắn liền với đô thị số thông minh" diễn ra ngày 19-4, tỉnh sẽ ký kết ghi nhớ với Công ty cổ phần đầu tư DVL Ventures - một trong những tập đoàn hàng đầu về tư vấn đấu thầu - để đơn vị này giúp các sở, ban ngành của tỉnh Long An có thể giải quyết các thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đảm bảo các quy định pháp lý một cách chắc chắn, tin cậy.
Long An cũng ký kết với Công ty TNHH SMBL, đơn vị hàng đầu về nghiên cứu thị trường Hàn Quốc, để cùng tỉnh xây dựng các tài liệu xúc tiến đầu tư trực tuyến bằng tiếng Hàn chuyên sâu, tạo sự thuận tiện và thu hút hơn nhà đầu tư Hàn Quốc khi muốn tìm hiểu về môi trường và cơ hội đầu tư.
Bên cạnh đó, Long An cũng ký kết với Công ty cổ phần - Công nghệ viễn thông Sài Gòn (Saigontel), Công ty tư vấn chiến lược Roland Berger Pte. Ltd (Đức) nhằm thực hiện việc chuyển đổi số của tỉnh Long An giai đoạn 2021 - 2025; với Công ty Microsoft Việt Nam để hình thành một cơ chế chia sẻ thông tin mang tính bảo mật, đảm bảo lợi ích của các nhà đầu tư khi thực hiện dự án. Đồng thời, Long An cũng ký kết biên bản ghi nhớ với BIDV để ngân hàng này tham gia các sự kiện, gặp gỡ với các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư nhằm bảo đảm các nhu cầu về vốn được xác lập hiệu quả.
Tăng hạng cạnh tranh
Ngày 15-4, trong báo cáo về PCI năm 2020 do Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam cùng Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ công bố, Long An vươn lên vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng, tăng 5 bậc so với năm 2019.
SƠN LÂM - Theo Tuổi Trẻ
Đánh giá tiềm năng của bất động sản Long An, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Dương
Theo đánh giá của đơn vị nghiên cứu thị trường Jones lang lasalle Việt Nam, Đồng Nai và Long An đang được xem là lựa chọn mới cho BĐS công nghiệp, trong khi đó Bình Dương đang có tốc độ trưởng mạnh ở mảng bán lẻ, văn phòng, căn hộ.
Bất động sản các tỉnh lân cận TP.HCM được xem là hiện tượng trong năm qua bởi sự sôi động ở nhiều phân khúc. Trong đó, sự bùng nổ về đầu tư vào hạ tầng công nghiệp ở Bình Dương, Long An, Đồng Nai đang kéo theo nhiều phân khúc BĐS khác tăng trưởng theo. Bà Rịa – Vũng Tàu được xem là thị trường mới nổi của BĐS nghỉ dưỡng, đất nền.
Nguồn: JLL Việt Nam, tính đến quý 2
JLL Việt Nam vừa có báo cáo nghiên cứu thị trường, đánh giá tiềm năng của các thị trường bất động sản các tỉnh lân cận TP.HCM như Long An, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu:
Bình Dương
So với các địa phương khác, lợi thế của Bình Dương là có nền tảng kinh tế vững cho sự phát triển sản xuất, bao gồm hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ và thủ tục hành chính hiệu quả để hỗ trợ cho hoạt động của doanh nghiệp. Giá thuê đất công nghiệp theo chu kỳ đạt là 80 USD/m2.
Về mảng căn hộ, văn phòng: Tiếp tục tăng trưởng cao nhờ lượng người đổ về Bình Dương ngày càng lớn. Tổng cung căn hộ theo JLL thống kê ở Bình Dương hiện có khoảng 24.000 căn, giá trung bình khoảng 939 USD/m2. Cung nhà liền thổ khoảng 4.500 căn, giá trung bình khoảng 1.374 USD/m2. Thị trường văn phòng cũng ghi nhận nguồn cung đạt 48.400 m2, giá thuê trung bình 11,5 USD/m2/tháng.
Mặt bằng bán lẻ tiếp tục phát triển mạnh ở Bình Dương với nhiều thương hiệu lớn như Aeon Mall, Lotte Mart và Vincom Plaza Dĩ An. Tổng mặt bằng 166.300 m2, giá thuê khoảng 16,7 USD/m2/tháng. Thị trường này được đánh giá là chỉ đứng sau TP.HCM ở phía Nam.
Đồng Nai
Bất động sản công nghiệp là phân khúc sôi động nhất ở Đồng Nai nhờ sự dịch chuyển các nhà sản xuất từ Trung Quốc đến Việt Nam của các công ty xuyên quốc gia. Dẫn đến nhu cầu thuê tăng mạnh, giá thuê đất sản xuất công nghiệp ở Đồng Nai cũng hình thành mặt bằng giá mới với 90 USD/m2/chu kỳ thuê, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước.
Căn hộ để bán: Nguồn cung phân khúc này vào khoảng 2.424 căn, giá trung bình cũng tăng lên 1.150 USD/m2, chỉ đứng sau giá căn hộ tại TP.HCM ở khu vực phía Nam. Nguồn cung nhà liền thổ đạt 4.235 căn với giá bán trung bình đạt 1,273USD/m2 đất.
Thị trường văn phòng tại Đồng Nai cũng đang phát triển mạnh, có thể cạnh tranh với Bình Dương. Toàn tỉnh có 49.500m2 sàn văn phòng với giá thuê trung bình đạt 10 USD/m2/tháng.
Thị trường bán lẻ cũng ghi nhận sự sôi động từ các trung tâm mua sắm tại Biên Hòa với tổng nguồn cung mặt bằng bán lẻ toàn tỉnh đạt 121.850 m2, giá thuê trung bình đạt 16,5 USD/m2/tháng.
Long An
Hiện giá thuê đất khu công nghiệp tại Long An đứng thứ hai trong nhóm thủ phủ khu công nghiệp miền Nam, đạt 120 USD/m2. Giá thuê tại TP HCM hiện vẫn cao nhất, đạt 162 USD/m2. Địa phương này cũng có lợi thế phát triển mạnh bất động sản công nghiệp.
Với loại hình đất nền, nhà liền thổ được xem là thiếu hụt nguồn cung với tổng số chỉ khoảng 3.352 căn với giá bán trung bình 1.368 USD/m2. Có thể được xem là cơ hội nhiều tiềm năng cho các nhà đầu tư.
Bà Rịa - Vũng Tàu
Còn ở Bà Rịa - Vũng Tàu, hai ngành kinh tế chủ lực là dầu khí và du lịch vẫn không ngừng tăng trưởng. Thành phố cũng đang đẩy mạnh các hoạt động đầu tư cho phân khúc thay thế, cụ thể là mảng năng lượng tái tạo với hai nhà máy điện mặt trời mới được cấp phép gần đây. Giá thuê đất công nghiệp phải chăng với 67 USD/m2.
Nhật Minh - Theo Nhịp sống kinh tế
Vì sao Vạn Thịnh Phát, Thaco Trường Hải, Trần Anh Group...bỗng ồ ạt đổ tiền vào bất động sản Long An?
Với lợi thế nằm kế cận TP HCM, sự hình thành Khu đô thị cảng quốc tế Long An và giao thông kết nối liên vùng được quan tâm đầu tư. Tỉnh Long An đang trở thành điểm ngắm mới của các các “đại gia” bất động sản như Vingroup, Vạn Thịnh Phát, Thaco Trường Hải...
Thời gian qua, thị trường bất động sản ở Long An đang trở thành điểm ngắm mới của các “đại gia” bất động sản.
Đầu tiên phải kể đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát của nữ đại gia gốc Hoa Trương Mỹ Lan với tổng số 36 dự án với diện tích 2.086ha. Trong đó có 13 dự án, diện tích 718ha đã ký hợp đồng kê biên, đang kiểm đếm đất và tài sản trên đất; 23 dự án, diện tích 1.367 ha đã tiếp nhận hồ sơ đất đai, giao nhận mốc ranh giải phóng mặt bằng và lập phương án tổng thể bồi thường.
Theo sau Vạn Thịnh Phát, tại Long An Trần Anh Group được đánh giá là doanh nghiệp bất động sản hàng đầu và năng động với hàng loạt các dự án như Khu dân cư Mỹ Hạnh Hoàng Gia, Mỹ An, Mỹ Khang, Mỹ Thịnh, Mỹ Vượng, Bao Ngoc Residence, khu đô thị Bella Vista, khu nhà ở chuyên gia Vista Land, khu nhà ở kết hợp viện dưỡng lão Solar City, Tran Anh Riverside...
Tại thành phố Tân An, hàng loạt dự án lớn khác cũng đang được các nhà đầu tư đổ vốn xây dựng. Có thể kể đến như Tập đoàn Vingroup đang đầu tư dự án xây dựng Trung tâm thương mại Vincom Center Tân An, bao gồm hai phân khu chức năng là trung tâm thương mại 3 tầng và một dãy phố thương mại cho thuê 3 tầng. Tổng kinh phí xây dựng dự kiến khoảng 400 tỷ đồng.
Hay Tập đoàn ô tô Trường Hải cũng đang đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại- dịch vụ tại khu đô thị Trung tâm Hành chính, thành phố Tân An với tổng vốn đầu tư hơn 300 tỷ đồng, quy mô 3 tầng, mật độ xây dựng 46,02% tại khu đất có diện tích hơn 20.000m2 đất.
Ngoài ra, cũng tại Long An Công ty CP Đầu tư và Phát triển Nguyễn Kim cũng dự định sẽ thuê lại khu vực Bến xe Long An với diện tích khoảng 5.845m2 để đầu tư xây dựng dự án trung tâm thương mại – dịch vụ. Công ty TNHH MTV Hoàn Cầu Long An cũng vừa được chấp thuận chủ trương và địa điểm đầu tư dự án Khu nông nghiệp công nghệ cao Hoàn Cầu Long An.
Đánh giá về nguyên nhân Long An bỗng trở thành vùng đất lý tưởng cho các nhà đầu tư, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) nhận định, hạ tầng giao thông và đô thị phát triển mạnh mẽ đang là động lực để thị trường bất động sản tăng trưởng bền vững trong tương lai gần.
Các trục đường kết nối Long An - Sài Gòn đang dần hình thành.
Cụ thể, năm 2010, Cao tốc TP.HCM – Trung Lương đã chính thức đi vào hoạt động. Đây là tuyến đường huyết mạch quan trọng có vai trò rút ngắn khoảng cách và kết nối thông suốt TP.HCM đến các tỉnh ĐBSCL và cũng là tuyến cao tốc đầu tiên của khu vực phía Nam và cũng là tuyến đường có mật độ phương tiện lưu thông lớn nhất cả nước.
Tiếp đó, đến năm 2014, tuyến đường cao tốc Bến Lức – Long Thành đi qua địa bàn các huyện Bến Lức, Cần Giuộc của tỉnh Long An, huyện Bình Chánh, Cần Giờ của TP HCM và huyện Nhơn Trạch, Long Thành của Đồng Nai đã chính thức được khởi công. Dự kiến sau khi hoàn thành vào cuối năm 2018, tuyến cao tốc này sẽ giúp giao thông liên vùng miền Tây và vùng Đông Nam Bộ, rút ngắn thời gian đi từ tỉnh Long An đến TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.
Bên cạnh đó, Long An cũng thừa hưởng giá trị của các dự án hạ tầng lớn kết nối với lõi đô thị TPHCM. Có thể kể đến như dự án mở rộng đường Nguyễn Hữu Thọ - Nguyễn Văn Tạo thành đường 6 làn xe nối thông với KCN Long Hậu, tuyến Metro số 4 nối quận 12 – Tân Bình – Phú Nhuận – Quận 1 – Quận 4 – Quận 7 – Khu đô thị Cảng Hiệp Phước.
Thêm vào đó, tuyến đường Lê Văn Lương sẽ được mở rộng 30m trong thời gian sắp tới để nối thông quận 7 và Cần Giuộc – Long An, nâng cấp và mở rộng tuyến Quốc lộ 22, nâng cấp và mở rộng Tỉnh lộ 824, Tỉnh lộ 9... đi qua các huyện Đức Hòa, Cần Giuộc.
Chưa hết, hiện nay đường Vành Đai 4 đoạn Bến Lức - Hiệp Phước có tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 35,8km cũng đang được triển khai. Mặt cắt ngang đường giai đoạn hoàn chỉnh gồm 8 làn xe cao tốc, 4 làn đường đô thị và vỉa hè hai bên, bề rộng 74,5m; trên tuyến có 10 cầu vượt sông và 1 cầu vượt nút giao tại nút giao Quốc lộ 1A. Tổng mức đầu tư dự án giai đoạn 1 là hơn 6.707 tỷ đồng.
Khi hoàn thành, tuyến Bến Lức – Hiệp Phước sẽ giảm tải giao thông nội đô TP.HCM, kết nối liên hoàn toàn khu vực miền Nam và là tuyến đường huyết mạch trung chuyển hàng hóa đi cảng Hiệp Phước, lưu thông ra Quốc tế qua đường biển. Đặc biệt, trục Bến Lức – Hiệp Phước sẽ tạo ra một khu vực phát triển bất động sản năng động dọc theo trục tỉnh lộ 830, khu vực ngay gần giáp với cao tốc TP.HCM – Trung Lương.
Có thể nói, sự “thay da đổi thịt” của hạ tầng giao thông cùng nhiều tuyến đường hiện hữu như Nguyễn Văn Linh, Quốc lộ 1, cao tốc bến Lức Long Thành, tuyến Bến Lức – Hiệp Phước đã làm hàng loạt dự án quanh các tuyến đường huyết mạch thuộc khu Nam kết nối Long An và Sài Gòn đang ngày một nóng lên.
Lan Nhi - Theo Trí thức
Đẩy nhanh tiến độ 5 tuyến đường kết nối TP.HCM với Long An
Chủ tịch UBND TP.HCM và Long An thống nhất đẩy nhanh tiến độ 5 tuyến đường kết nối giữa 2 địa phương gồm: vành đai 4, quốc lộ 50B, đường Võ Văn Kiệt nối dài, đường Tây Bắc nối đường tỉnh ĐT.823D, đường Lê Văn Lương.
Văn phòng UBND TP.HCM vừa thông báo kết luận buổi làm việc giữa Chủ tịch UBND TP.HCM với Chủ tịch UBND tỉnh Long An về hợp tác phát triển kinh tế xã hội, các dự án giao thông, dự án môi trường giữa 2 địa phương hồi đầu tháng 9.2022.
Về lĩnh vực giao thông vận tải, 2 địa phương thống nhất triển khai và nghiên cứu kết nối 5 tuyến đường.
Đối với dự án đường vành đai 4, UBND tỉnh Long An chỉ đạo Sở GTVT cập nhật các quy hoạch có liên quan, dự báo lưu lượng để tính toán quy mô, phương án kỹ thuật phù hợp. Đối với đoạn từ nút giao 826D đến cuối tuyến (dài khoảng 9,5 km), Sở GTVT Long An rà soát, làm rõ cơ sở đề xuất phương án đường cao tốc đô thị hoặc đường trục chính đô thị.
Trên cơ sở đó, sở GTVT của 2 địa phương làm việc với đơn vị tư vấn dự án để phân tích, làm rõ ưu điểm, nhược điểm của từng phương án và đề xuất phương án đảm bảo tính kinh tế kỹ thuật, hiệu quả đầu tư của dự án.
|
Đường Lê Văn Lương (H.Nhà Bè, TP.HCM) kết nối với đường tỉnh 826C (H.Cần Giuộc, Long An) tại vị trí cầu Rạch Dơi NGỌC DƯƠNG |
Đối với đường mở mới Tây Bắc (H.Bình Chánh) kết nối với đường tỉnh ĐT.823D, H.Đức Hòa, Long An), UBND TP.HCM chấp thuận chủ trương điều chỉnh hướng tuyến và cập nhật điều chỉnh quy hoạch có liên quan trên địa bàn H.Bình Chánh. Đồng thời, thống nhất việc UBND tỉnh Long An đầu tư xây dựng cầu Kênh Ranh cùng với phần đường tỉnh 823D đang thi công để đảm bảo việc kết nối giao thông khu vực.
UBND H.Bình Chánh có trách nhiệm phối hợp với Sở GTVT Long An xác định điểm dừng vị trí kết nối, quy mô, phạm vi giải phóng mặt bằng; tham mưu hoàn chỉnh các thủ tục giải phóng mặt bằng cầu Kênh Ranh phía TP.HCM để tỉnh Long An đầu tư xây dựng cầu đảm bảo tiến độ thi công.
Tuyến đường thứ 3 là đường Võ Văn Kiệt nối dài (H.Bình Chánh, TP.HCM) kết nối Khu công nghiệp Hải Sơn - Tân Đô (H.Đức Hòa, Long An). UBND TP.HCM giao Sở QH-KT chủ trì phối hợp với H.Bình Chánh và các đơn vị liên quan bổ sung hướng tuyến, quy mô đoạn từ Vành đai 3 đến ranh tỉnh Long An vào đồ án quy hoạch chung thành phố và các đồ án quy hoạch khác.
Tuyến đường thứ 4 là đường Lê Văn Lương (H.Nhà Bè) kết nối với đường tỉnh 826C (H.Cần Giuộc, Long An) tại vị trí cầu Rạch Dơi. Sở QH-KT phối hợp với chính quyền địa phương cập nhật hướng tuyến, quy mô cầu Rạch Dơi vào đồ án quy hoạch chung thành phố và các đồ án quy hoạch khác làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo.
Tuyến đường thứ 5 là đường song song với quốc lộ 50 kết nối với ĐT.827E (tên dự kiến là quốc lộ 50B), UBND TP.HCM giao Sở GTVT lập đề xuất chủ trương đầu tư đảm bảo kết nối đồng bộ với tỉnh Long An.
Đối với các điểm kết nối khác, 2 địa phương thống nhất tiếp tục rà soát, tính toán và đề xuất tại các kỳ họp, buổi làm việc tiếp theo.
Sỹ Đông - Theo Thanh Niên
Doanh nghiệp do KBC góp vốn rót gần 10.000 tỷ làm khu công nghiệp tại Long An
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Tân Tập, tỉnh Long An, do Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Long An là nhà đầu tư.
|
Dự án có quy mô 654ha tại xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc. Vốn đầu tư của dự án là 9.910,727 tỷ đồng, trong đó, vốn góp của nhà đầu tư 1.486,609 tỷ đồng, vốn huy động 8.424,118 tỷ đồng.
Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày 18/3/2022. Tiến độ thực hiện dự án không quá 60 tháng kể ngày được nhà nước bàn giao đất.
UBND tỉnh Long An được giao chỉ đạo Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Long An yêu cầu nhà đầu tư phân kỳ đầu tư dự án thành các giai đoạn đảm bảo mỗi giai đoạn không quá 500ha; giai đoạn tiếp theo chỉ được thực hiện khi giai đoạn trước đạt tỷ lệ lấp đầy tối thiểu 60%.
Phó Thủ tướng giao UBND tỉnh Long An chỉ đạo Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Long An hướng dẫn nhà đầu tư quy định cụ thể tiến độ thực hiện dự án và tiến độ góp vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư theo các giai đoạn, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về đất đai.
UBND tỉnh Long An cũng phải chỉ đạo Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Long An và các cơ quan có liên quan yêu cầu nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án nếu phát hiện khoáng sản có giá trị cao hơn khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường thì phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật về khoáng sản.
Bên cạnh đó, phối hợp với nhà đầu tư triển khai phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy định; thực hiện các giải pháp liên quan đến đời sống người lao động làm việc trong khu công nghiệp, trong đó có phương án xây dựng nhà ở, công trình xã hội, văn hóa, thể thao cho người lao động...
Về phía nhà đầu tư, Phó thủ tướng yêu cầu Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Long An chỉ được thực hiện dự án sau khi việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về quản lý, sử dụng đất trồng lúa và dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Cuối tháng 2 năm ngoái, HĐQT Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (HoSE: KBC) đã thông qua chủ trương hợp tác với Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Sài Gòn – Hải Phòng và Công ty Cổ phần Công nghệ - Viễn thông Sài Gòn (HoSE: STG) để góp vốn thành lập Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Long An.
Vốn điều lệ của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Long An là 1.500 tỷ đồng. Trong đó, KBC góp 540 tỷ đồng, tương đương 36% vốn điều lệ của đăng ký của công ty.
Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Sài Gòn – Hải Phòng là công ty con do KBC sở hữu 86,54% vốn. Như vậy, thông qua công ty con, KBC có thể nắm giữ nhiều hơn 36% vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Long An.
Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Long An đặt trụ sở chính tại khu công nghiệp Tân Đức, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Theo Tạp Chí Tài Chính
Long An rót 533 tỷ mở rộng đường ĐT826E, Long Hậu hưởng lợi lớn
Dự kiến trong tháng 11/2021, Long An sẽ khởi công những hạng mục đầu tiên trong dự án mở rộng đường ĐT826E (Long Hậu, Cần Giuộc) thuộc nhóm 8 công trình trọng điểm giai đoạn 2020 - 2025 của tỉnh. Sẵn sàng đón đầu một đợt tăng giá mới, nhiều nhà đầu tư đang âm thầm gom đất, đặc biệt là đất nền sổ đỏ.
Hơn 44 tỷ thi công 2 cống mới
Đầu tháng 11, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Long An ra văn bản chính thức khởi công xây dựng cống Bà Đằng và cống Tân Khánh với vốn đầu tư hơn 44 tỷ. Theo thông báo, giai đoạn 1 thi công phần cống ngang và phần đường, dự kiến hoàn thành vào Quý 3/2022. Đây là những hạng mục đầu tiên thuộc thành phần 1 (vốn đầu tư hơn 288 tỷ) trong dự án mở rộng đường ĐT826E, có tổng vốn đầu tư 533 tỷ đồng.
Cụ thể, dự án đường ĐT826E đã được UBND tỉnh Long An phê duyệt theo Quyết định số 3969/QĐ-UBND ngày 30/10/2019, phê duyệt điều chỉnh ngày 22/01/2020, ngày 11/5/2020 và 24/6/2021, gồm 2 dự án thành phần. Sau khi nâng cấp, mở rộng, tuyến đường có chiều dài gần 3km, rộng 40m, quy mô 6 làn xe. Điểm đầu giao với ĐT826C (đường Lê Văn Lương nối dài từ Nhà Bè, TP.HCM đến Long Hậu, Cần Giuộc), điểm cuối nối dài vào đường Long Hậu, thẳng đến KCN Long Hậu.
UBND tỉnh Long An cũng đề nghị Sở GTVT khẩn trương hoàn thành hồ sơ, thủ tục khởi công đường dẫn từ cầu Rạch Dơi đến ĐT826E. Trước đó, Long An đã thống nhất với TP.HCM phương án xây dựng cầu Rạch Dơi kết nối Long Hậu và Nhà Bè trong giai đoạn 2021 - 2025. Hiện tại, công tác giải phóng mặt bằng, chuẩn bị khởi công đang được UBND huyện Cần Giuộc xúc tiến.
Đường ĐT826E sẽ được đầu tư mở rộng lên 40m, quy mô 6 làn xe theo tiêu chuẩn đường phố chính đô thị
Về phía TP.HCM, đường Lê Văn Lương cũng sẽ được mở rộng lên 6 - 8 làn xe, lộ giới 40m. Đoạn qua Nhà Bè đã có kế hoạch xây mới cả 4 cầu Rạch Đỉa, Long Kiểng, Rạch Tôm và Rạch Dơi. Khi hoàn thành, các dự án này sẽ hợp thành chuỗi giao thông thông suốt từ Phú Mỹ Hưng (Q.7) - KĐT cảng Hiệp Phước (Nhà Bè) - KCN Long Hậu (Cần Giuộc).
Đất nền sổ đỏ chiếm sóng
Liền kề khu Nam Sài Gòn, Long Hậu ngày càng tiệm cận về mức độ đô thị hóa với Nhà Bè nhờ những kết nối tích cực về hạ tầng và lực đẩy kinh tế của KCN Long Hậu vốn được xem là mô hình KCN - đô thị kiểu mẫu trên cả nước. Hàng chục năm nay, bất động sản nơi đây luôn lọt vào tầm ngắm của các gia đình trẻ có thu nhập ổn định muốn tìm chỗ an cư hoặc giới đầu tư săn đất nền làm "của để dành".
Khảo sát giá đất khu vực Long Hậu hiện nay chỉ dao động khoảng 25 - 35 triệu đồng/m2. So với thời điểm 2 - 3 năm về trước, mức giá này đã tăng 100 - 120%, tỷ lệ tăng ước tính 30 - 35%/năm. Theo bảng giá đất Long An ban hành vào cuối năm 2019 cho giai đoạn 2020-2024, nhiều khu vực đất ở đã tăng giá 2-3 lần so với bảng giá giai đoạn 2015-2019. Mặc dù có biên độ tăng giá cao và đều đặn, nhưng giá đất tại Long Hậu chỉ bằng một nửa mức giá của các khu vực lân cận thuộc huyện Nhà Bè (TP.HCM).
Với xu hướng đầu tư an toàn, các dự án có pháp lý rõ ràng, sổ đỏ sở hữu lâu dài hoặc đã hoàn thiện hạ tầng tiện ích,... sẽ nhanh chóng ghi điểm với khách hàng và nhà đầu tư trong những tháng cuối năm.
Đơn cử, dự án nhà phố vườn ven sông Saigon Village là một trong những điểm sáng tại thị trường Cần Giuộc. Không chỉ tiếp giáp hơn 500m mặt tiền sông Rạch Dơi, Saigon Village còn sở hữu 2 mặt tiền đường đắt giá, trong đó có đường Lê Văn Lương nối dài (lộ giới 40m).
Ở thời điểm hiện tại, Saigon Village đã có sổ đỏ riêng từng nền chứng nhận pháp lý sở hữu lâu dài. Toàn bộ hệ thống hạ tầng cảnh quan dự án như công viên bờ sông, công viên thiếu nhi, hồ cảnh quan, khu thể dục thể thao kết hợp lối dạo bộ,… đã được hoàn thiện và đón nhiều gia đình về an cư.
Saigon Village hiện đã hoàn thiện hạ tầng và có sổ đỏ riêng từng nền sản phẩm
Từng gây tiếng vang trên thị trường với tốc độ tiêu thụ "thần tốc", Saigon Village được đánh giá là điểm đến an cư của cộng đồng cư dân trẻ năng động, giới doanh nhân, chuyên gia nước ngoài với lợi thế chỉ cách Phú Mỹ Hưng chỉ 15 phút di chuyển, 7 phút tới khu đô thị Metro City và 5 phút kết nối trường Quốc Tế Mỹ (AIS),…
Bên cạnh đó, trong bán kính 3km, Saigon Village được thừa hưởng chuỗi tiện ích hiện hữu như: trường học, chợ, bệnh viện, nhà hàng, café,… Sắp tới, đường ĐT826E rộng 40m hoàn thành, thời gian di chuyển từ Saigon Village đến KCN Long Hậu, trung tâm Cần Giuộc và KĐT cảng Hiệp Phước (Nhà Bè),… sẽ được rút ngắn đáng kể.
Theo DKRA Vietnam - Tổng đại lý Tiếp thị & phân phối dự án, Saigon Village đang được giới thiệu ra thị trường với mức giá chỉ từ 2,2 tỷ/nền, thanh toán đợt đầu tiên chỉ 20% giá trị sản phẩm, thời gian thanh toán 15 tháng.
Ánh Dương - Theo Nhịp sống kinh tế
1.500 tỷ đồng mở rộng quốc lộ 50 kết nối TPHCM với Long An
Dự án xây dựng, mở rộng quốc lộ 50 có tổng chiều dài gần 7 km, trong đó hơn 4 km xây dựng mới song hành tuyến hiện hữu. Nguồn vốn đầu tư từ trung ương là 690 tỷ đồng, còn lại là ngân sách TPHCM.
Sở Giao thông vận tải TPHCM vừa gửi HĐND TPHCM báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án xây dựng, mở rộng quốc lộ 50 đoạn qua địa bàn huyện Bình Chánh.
Quốc lộ 50 được mở rộng sẽ góp phần giải quyết bài toán ùn tắc giao thông, thúc đẩy giao thông giữa TPHCM với Long An, Tiền Giang.
Theo đó, dự án có tổng vốn đầu tư gần 1.500 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Trung ương 687 tỷ đồng, vốn còn lại là ngân sách TP. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2021 và hoàn thành năm 2023.
Tổng chiều dài dự án gần 7 km, trong đó đoạn một dài 4,36 km sẽ xây dựng đường song hành quốc lộ 50 và đoạn 2 dài 2,56 km được mở rộng đường hiện hữu lên 34 m. Trên tuyến sẽ xây dựng mới cầu Bà Lớn và cầu Ông Thìn.
Theo Sở GTVT TP, dự án xây dựng, nâng cấp quốc lộ 50 từ TPHCM đến Tiền Giang đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt chủ trương đầu tư từ năm 2007 (tổng chiều dài 41 km).
Đến cuối năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đồng ý để TPHCM đầu tư dự án đoạn đi qua địa bàn theo đề nghị của Bộ Giao thông vận tải.
Tuyến đường hiện hữu hẹp xe tải, xe chở rác, container lưu thông hỗn hợp với xe gắn máy, xe thô sơ nên thường xuyên ùn tắc và nguy cơ gây tai nạn giao thông cao.
Quốc lộ 50 là tuyến giao thông đối ngoại quan trọng của TPHCM kết nối với Long An, Tiền Giang, đồng thời đây là đường dẫn vào khu liên hợp xử lý rác thải Đa Phước nên mật độ giao thông qua lại rất lớn.
Tuyến đường hiện hữu hẹp (2 làn xe), xe tải, xe chở rác, container lưu thông hỗn hợp với xe gắn máy, xe thô sơ nên thường xuyên ùn tắc (đặc biệt là tại giao lộ quốc lộ 50 - đường Nguyễn Văn Linh) và nguy cơ gây tai nạn giao thông cao.
Ngoài ra, khi tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành hoàn thành, kết nối trực tiếp vào quốc lộ 50, lưu lượng xe sẽ rất lớn sẽ dẫn đến kẹt xe trên tuyến và khu vực xung quanh.
Công tác giải phóng mặt bằng được giao cho UBND huyện Bính Chánh tổ chức thực hiện từ năm 2007. Đến nay, Bình Chánh đã nhận bàn giao mặt bằng được 417/729 hộ gia đình, cá nhân và tổ chức bị ảnh hưởng.
Quốc Anh - Theo Dân Trí
Long An muốn quy hoạch khu siêu kinh tế 32.000 ha, mở ra nhiều tiềm năng phát triển cho thị trường bất động sản
Với quy mô 32.000 ha, Dự án Khu kinh tế Long An sẽ là một trong những khu kinh tế lớn nhất khu vực Nam Bộ, quy mô tương đương thế giới. Đây sẽ là động lực phát triển cho tỉnh này trong thời gian tới.
Đề xuất quy hoạch khu siêu kinh tế được Ban quản lý Khu kinh tế Long An đưa ra tại buổi tọa đàm Định hướng phát triển vùng kinh tế công nghệ cao ngày 19/4 ở TP Tân An (Long An). Dự án nằm trong quy hoạch phát triển địa phương giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, sẽ trình các bộ ngành, Chính phủ xem xét.
Khu kinh tế này gồm toàn bộ huyện Cần Giuộc và một phần huyện Cần Đước, dự kiến xây dựng trên nền tảng một số khu công nghiệp, công nghệ cao có sẵn như Long Hậu, Đông Nam Á, Tân Kim, Tân Tập, khu công nghiệp Nam Tân Tập, khu công nghiệp Cầu cảng Phước Đông...
Dự án gồm 7 khu chức năng, gồm khu đô thị vệ tinh 1 (Cần Giuộc); khu đô thị vệ tinh 2 (Cần Đước); khu đô thị giáo dục, y tế, thể dục thể thao; khu đô thị phụ trợ; khu công nghiệp - cảng biển quốc tế; khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và khu đô thị sinh thái.
Trong đó, quy hoạch sử dụng đất, đất đô thị chiếm gần 15.000 ha (hơn 44%); đất nông nghiệp, cảng biển hơn 5.800 ha (18%); đất nông nghiệp công nghệ cao hơn 7.800 ha (24%), còn lại là đất đầu mối giao thông, đất giao thông, đất mặt nước.
Theo đánh giá, với diện tích được dự tính quy hoạch trên 32.300ha, Khu kinh tế Long An nếu được hình thành sẽ thừa hưởng tất cả những thuận lợi về vị trí địa lý mà Long An đang có để phát triển kinh tế. Với vị trí chiến lược và quỹ đất dồi dào, Khu kinh tế Long An có thể trở thành siêu khu kinh tế kết nối các khu vực quan trọng như các thành phố công nghiệp tại Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ hay các thành phố du lịch như TP.HCM, Vũng Tàu, Phnom Penh (Campuchia).
Được biết, với lợi thế liền kề TPHCM và được xem như “dấu gạch nối” giữa miền Đông và miền Tây Nam bộ, thời gian vừa qua tỉnh Long An đã tập trung đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng để thu hút doanh nghiệp phát triển kinh tế. Nỗ lực này giúp tỉnh thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp lớn của cả trong và ngoài nước.
Theo thống kê từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/3/2021, Long An là địa phương dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký là 3,2 tỷ USD, chiếm 32,1% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước. Trong đó, dự án nhà máy điện LNG Long An I và Long An II là dự án có tổng vốn đăng ký lớn nhất, với trên 3,1 tỷ USD.
Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út, cho rằng nhờ lợi thế về vị trí địa lý, đất đai, lao động cùng chủ trương, chính sách đúng đắn, nhiều năm qua, Long An trở thành "điểm sáng" trong công tác thu hút đầu tư trong vùng cũng như cả nước, đứng vị trí tốp đầu của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Toàn tỉnh Long An đang có 35 khu công nghiệp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch. Trong đó, có 16 khu công nghiệp đang hoạt động với tổng diện tích quy hoạch gần 3.800ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 88,4%, thu hút hàng trăm ngàn lao động, vốn đầu tư đạt trên 4,7 tỷ USD và hơn 92.000 tỷ đồng. Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Long An cho biết, dự kiến trong năm 2021, Long An sẽ có thêm khoảng 1.500ha đất sạch trong các khu công nghiệp để đón đầu làn sóng FDI đang đổ vào Việt Nam.
Các chiến lược kết nối giao thông cơ bản giữa Long An và toàn vùng được thực hiện thông qua việc phát triển các tuyến đường bộ quốc lộ, đường cao tốc, đường vành đai TPHCM, đường sắt TPHCM - Cần Thơ… cùng với mạng lưới giao thông thủy tiềm năng rất lớn. Đáng kể nhất, tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương đang chuẩn bị nối dài đến Cần Thơ và cao tốc Bến Lức - Long Thành sẽ hoàn thành trong năm 2021 giúp Long An có nhiều cơ hội thu hút đầu tư trong nước và ngoài nước, phát triển các khu, cụm công nghiệp.
Trong giai đoạn 2021 - 2025, Sở Giao thông Vận tải Long An cho biết, tỉnh sẽ huy động nguồn vốn khoảng 30.000 tỷ đồng để đầu tư xây dựng các dự án giao thông trên địa bàn. Đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án như đường vành đai thành phố Tân An, đường DT830; dự án đường DT 827E có tổng vốn dự kiến khoảng 16.500 tỷ đồng, dự án đường DT 830E có tổng vốn hơn 3.300 tỷ đồng… Các dự án này khi hoàn thành đi vào hoạt động sẽ kết nối thông suốt từ các khu, cụm công nghiệp ở các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh đến Cảng Quốc tế Long An, TP.HCM và các tỉnh lân cận.
Sự hình thành và phát triển các khu, cụm công nghiệp đã thúc đẩy quá trình đô thị hóa và tập trung dân cư, góp phần mở rộng các thị trấn, thị tứ; đồng thời tạo lập thêm nhiều điểm dân cư đô thị mới trên địa bàn Long An. Theo quy hoạch, giai đoạn từ 2021-2030, Long An sẽ phát triển 29 đô thị ở các khu vực giáp ranh TPHCM.
Hiện thị trường BĐS Long An đã có sự góp mặt của những tên tuổi lớn như Tập đoàn Nam Long với khu đô thị mới hiện đại như Waterpoint với quy mô lên đến 355ha. Cùng với đó là các khu đô thị mới như Trần Anh Riverside, La Vila, Green City, Bella Villa, Cát Tường Phú Sinh…
Mới đây, Thắng Lợi Group tiếp tục giới thiệu tiếp giai đoạn 2 của dự án The Sol City với 3 giai đoạn: The Sol Center (36ha) là khu nhà shophouse, nhà phố và biệt thự; Symtech Zone (54ha) xây dựng các khu công nghiệp thương mại dịch vụ; Sky Gate (13ha) phát triển những dãy nhà biệt thự, nhà phố diện tích lớn, đem đến nguồn cung mới cho thị trường bất động sản Long An.
Có thể thấy, với vị trí chiến lược kết nối TP. Hồ Chí Minh với ĐBSCL, cùng hệ thống hạ tầng ngày càng hoàn thiện thời gian gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của các khu công nghiệp thị trường BĐS Long An đang ngày càng thu hút sự chú ý trên thị trường.
Tuấn Minh - Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
Động lực công nghiệp điện của Long An
Ngành công nghiệp sản xuất, phân phối điện trên địa bàn tỉnh Long An đang tăng trưởng nhanh trong thời gian qua.
Công viên năng lượng Vietnam Solar Park Long An
Long An đang thể hiện tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện giai đoạn sau đạt cao hơn giai đoạn trước (đạt 9,7%/năm giai đoạn 2011-2015 và khoảng 14,5%/năm giai đoạn 2016-2020).
Đặc biệt, trong hai năm 2019-2020, bên cạnh nguồn cấp điện từ lưới điện Quốc gia, trên địa bàn có sự bổ sung lớn từ nguồn điện năng lượng mặt trời.
Tuy nhiên, quy mô ngành công nghiệp sản xuất, phân phối điện vẫn còn thấp. Đến năm 2020, tỷ trọng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp sản xuất, phân phối điện chỉ chiếm chưa tới 1% trong cơ cấu kinh tế và chưa đến 3% trong cơ cấu ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An.
Thực tế cho thấy, cung cấp năng lượng, chủ yếu là cung cấp điện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của người dân trên địa bàn tỉnh Long An với chất lượng ngày càng được cải thiện. Đầu tư xây dựng hạ tầng cung cấp điện có sự tăng trưởng, điện lưới quốc gia tới hầu hết địa bàn. Tiêu thụ năng lượng gia tăng đáng kể, cơ cấu tiêu thụ năng lượng chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá.
Trong cơ cấu tiêu thụ điện, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng chiếm chủ yếu, có xu hướng ngày càng tăng do tác động của việc mở rộng và tăng tỷ lệ lấp đầy của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn.
Tỉnh Long An đã có 8 nhà máy điện mặt trời đưa vào sử dụng với tổng công suất thiết kế khoảng 440MWp vào các năm 2019-2020 (gồm: TTC Đức Huệ 1 (49 MWp), Europlast Long An (50 MWp), BCG Băng Dương (40,6 MWp), GAIA (100,5 MWp), Solar Park 01 (50 MWp), Solar Park 02 (50 MWp), Solar Park 03 (50 MWp), Solar Park 04 công suất 50 MWp)
Có 1 nhà máy điện mặt trời (đã được Bộ Công Thương thẩm định bổ sung vào quy hoạch phát triển điện lực) đang triển khai xây dựng và dự kiến vận hành trong năm 2021 là TTC - Đức Huệ 2 (49 MWp).
Ngoài ra, Long An còn ghi nhận 10 dự án nhà máy điện mặt trời đã được Bộ Công thương hoàn thành thẩm định và trình Thủ tướng xem xét bổ sung vào quy hoạch phát triển lưới điện quốc gia với tổng công suất thiết kế dự kiến 1.180MWp.
Cụ thể: Solar Park 5 (625 MWP), Solar Park 6 (50 MWP), Solar Park 7 (100MWP), Solar Park 8 (100MWP), Red Sun Long An (45,4 MWP), Hoa Hướng Dương (60 MWP), Đức Huệ VNT 1 (50MWp), Đức Huệ VNT 2 (50MWp), Đức Huệ VNT 3 (50MWp), Đức Huệ VNT 4 (50MWp).
Liên quan tới điện mặt trời mái nhà, đến hết năm 2020, Long An đã vận động phát triển 2620 khách hàng với tổng công suất lắp đặt khoảng 520MWp (trong đó có 45 dự án điện áp mái mới với hình thức nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với tổng công suất là 43,5 MWp).
Ngoài ra, có 15 dự án nhà máy điện mặt trời đã được hội đồng đầu tư tỉnh thông qua và UBND tỉnh có văn bản kiến nghị Bộ Công thương bổ sung vào quy hoạch phát triển điện lực (nhưng chưa được Bộ Công thương thẩm định) với tổng công suất thiết kế dự kiến 857MWp, diện tích sử dụng đất và mặt nước khoảng 660ha.
Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh Long An cũng đang triển khai dự án Nhà máy đốt rác phát điện với công suất 500 tấn rác sinh hoạt/ngày sẽ thu hồi năng lượng dưới dạng điện năng (Nhà máy đốt rác phát điện Tâm Sinh Nghĩa công suất 10MWp).
Ngoài ra, theo đề án Quy hoạch phát triển điện sinh khối vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, xác định nguồn năng lượng sinh khối trên địa bàn tỉnh Long An có thể sử dụng để phát điện khả thi nhất là vỏ trấu, bã mía, gỗ năng lượng, rơm rạ và rác thải.
Tuy nhiên, các dự án quy hoạch phát triển các nhà máy điện sinh khối trên địa bàn đến nay vẫn chưa có nhà đầu tư, hoặc không còn khả thi. Điển hình, giai đoạn 2016-2020 gồm các nhà máy điện trấu Long An 1 (5MW), nhà máy điện trấu Long An 2 (10MW), nhà máy bã điện Long An 1 (10MW); giai đoạn 2025-2030 có nhà máy điện rơm rạ Long An 1 (10MW), nhà máy điện trấu Long An 3 (10MW). Nhà máy phát điện sử dụng chất thải rắn do Công ty cổ phần xử lý chất thải Việt Nam - Long An (200MW), dự kiến sau năm 2020.
Trong tương lai, dự kiến lĩnh vực sản xuất, phân phối điện trên địa bàn Long An sẽ có chuyển biến đột phá, khi tháng 3/2021, tỉnh Long An trao quyết định chủ trương đầu tư và cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án Nhà máy điện LNG Long An I&II với tổng mức đầu tư 3,1 tỷ USD.
Khi các nhà máy điện Long An I&II được đầu tư, đi vào vận hành sẽ có tác động mạnh đến sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Trong đó, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và an toàn hệ thống điện, khai thác hiệu quả cảng biển, làm giảm phát thải khí nhà kính, hướng đến mục tiêu phát triển xanh và bền vững, thúc đẩy các ngành công nghiệp, vận tải và dịch vụ…
Nguyễn Cảnh - Theo TheLEADER
Đức Hòa - Long An trên đà trở thành đô thị vệ tinh của TP.HCM
Huyện Đức Hòa (tỉnh Long An) đang đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa theo hướng đô thị đa chức năng, tích hợp công nghiệp và thương mại dịch vụ. Trong đó, mục tiêu trọng tâm là đưa Đức Hòa trở thành đô thị trung tâm phía Bắc Long An và đô thị vệ tinh của TP.HCM...
Nhờ hạ tầng được nâng cấp, diện mạo của Long An nói chung và Đức Hòa nói riêng có sự thay đổi rõ rệt.
HẠ TẦNG LÀ MẤU CHỐT ĐỂ THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ
TS. Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia đã từng đưa ra nhận định “Chính giao thông quyết định tất cả, quyết định cả thị trường bất động sản. Nếu không có giao thông là không thể phát triển”.
Nhận thức rõ về tầm quan trọng của quy luật cốt lõi này, những năm gần đây, huyện Đức Hòa (tỉnh Long An) đã đầu tư xây dựng, thiết lập hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hướng đến mục tiêu liên kết chặt chẽ với TP.HCM và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Trong đó, đáng chú ý là dự án Vành đai 4, đoạn qua Long An sẽ có chiều dài 74,5km, điểm đầu từ kênh Thầy Cai giáp ranh huyện Đức Hòa và huyện Củ Chi (TP.HCM) kết nối đến huyện Nhà Bè (TP.HCM).
Bên cạnh đó, dự án đường tỉnh (ĐT) 830 đã hoàn thành cơ bản giai đoạn 2 vào cuối năm 2022 và được đưa vào sử dụng. Đây là tuyến huyết mạch lưu thông và vận chuyển hàng hóa từ các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn 4 huyện: Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước và Cần Giuộc đến Cảng Quốc tế Long An, đồng thời kết nối với các tuyến giao thông quan trọng khác như cao tốc TP.HCM - Trung Lương, Quốc lộ 1, Quốc lộ 50.
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tầm nhìn 2020 - 2030 của tỉnh Long An, huyện Đức Hòa nằm trong quy hoạch Vùng 3 với định hướng tập trung phát triển đô thị và công nghiệp tổng hợp. Hiện nay, huyện đang tiến hành lập quy hoạch đô thị loại III và phấn đấu đạt các tiêu chí đô thị loại III trước năm 2025, tiến tới trở thành đô thị trung tâm phía Bắc Long An và đô thị vệ tinh của TP.HCM.
Nhờ những nỗ lực kiến tạo nền tảng hạ tầng, phát huy thế mạnh về công nghiệp, Đức Hòa được giới chuyên gia và doanh nghiệp nhận định là “ngôi sao mới” vùng ven TP.HCM và có tiềm năng trở thành đô thị đa chức năng đáng sống, góp phần thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội của tỉnh Long An.
CÁC TUYẾN PHỐ THƯƠNG MẠI ĐỊNH HÌNH SỰ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TƯƠNG LAI ĐỨC HÒA
Những tuyến phố thương mại quy hoạch bài bản đóng vai trò tiên phong phát triển đô thị theo hướng hiện đại và năng động cho Đức Hòa.
Với mục tiêu trở thành đô thị vệ tinh hiện đại, thông minh, cơ cấu kinh tế Đức Hòa đang chuyển dịch mạnh và tích cực theo 3 trụ cột: công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ và nông nghiệp.
Song song với quy hoạch và định hướng của địa phương, TS. Trần Du Lịch nhận định, sự góp mặt của những nhà đầu tư tiên phong ví như những “con sếu đầu đàn” sẽ thu hút người dân, nhà đầu tư về sinh sống, kinh doanh buôn bán, hình thành nền tảng cho sự phát triển của địa phương thông qua những dự án được đầu tư chỉn chu, vừa có tâm vừa có tầm.
Nhận thấy tiềm năng, dư địa phát triển mạnh mẽ của thị trường mới như huyện Đức Hòa, năm 2022, nhà phát triển bất động sản MIK GROUP đã tiên phong kiến tạo tuyến phố thương mại Imperia Grand Plaza Đức Hòa nằm trên đường 3/2 của thị trấn Hậu Nghĩa, trong khu vực cửa ngõ kết nối kinh tế phía Tây với TP.HCM.
Dãy shophouse với kiến trúc Á - Âu kết hợp tạo nên điểm nhấn cho diện mạo đô thị Đức Hòa.
Imperia Grand Plaza Đức Hòa cũng được địa phương xác định là 1 trong 2 công trình trọng điểm, đã được đưa vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Đức Hòa ngay từ giai đoạn 2015 – 2020, nhằm thực hiện mục tiêu thúc đẩy nhu cầu giao thương, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đột phá trong phát triển thương mại - dịch vụ trên địa bàn.
Được đầu tư và quy hoạch bài bản, dự án Imperia Grand Plaza Đức Hòa có quy mô diện tích lên đến 11ha, bao gồm hơn 400 căn nhà phố thương mại, được quy hoạch thành 3 khu phố với 3 lối kiến trúc khác biệt, kết hợp phong cách Á - Âu tạo nên một khu đô thị đa sắc độc đáo.
Không chỉ phục vụ mục đích kinh doanh buôn bán, Imperia Grand Plaza Đức Hòa cũng hứa hẹn trở thành điểm đến du lịch giải trí, mua sắm hàng đầu khu vực phía Bắc Long An và vùng ven TP.HCM với dãy shophouse dài gần 2km và 2 công viên chủ đề: Công viên Mặt Trời và công viên Ánh Sáng cùng vườn Thiền xanh mát.
Nhờ thế, tuyến phố thương mại Imperia Grand Plaza Đức Hòa sẽ là công trình tiên phong dẫn dắt định hướng phát triển thương mại – dịch vụ của huyện Đức Hòa theo hướng bài bản hơn, chuyên nghiệp hơn. Từ đó, tạo động lực tăng trưởng, cùng với địa phương đưa Đức Hòa trở thành trung tâm công nghiệp tích hợp thương mại dịch vụ đa chức năng, góp phần hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 – 2025.
Trong dài hạn, Imperia Grand Plaza Đức Hòa là bước đệm để lan tỏa phát triển cho cả khu vực, đưa Đức Hòa chuyển mình, hướng tới mục tiêu là vùng đô thị trọng tâm phía Tây của vùng đô thị trung tâm TP.HCM cũng như trở thành vùng kinh tế động lực phía Bắc tỉnh Long An.
Tuấn Sơn - Theo VnEconomy
Huyện Bến Lức là 1 trong 5 địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Long An, “cầu nối” giữa TP.HCM và các tỉnh, thành phố Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định huyện Bến Lức trở thành đô thị vệ tinh của cửa ngõ TP.HCM và Vùng ĐBSCL, phấn đấu đến năm 2030 đạt đô thị loại III trực thuộc tỉnh, giai đoạn dài hạn đến năm 2045 phấn đấu xây dựng đô thị Bến Lức theo chỉ tiêu đô thị loại II.
Huyện Bến Lức dự kiến huy động 6.238 tỉ đồng đầu tư các khu dân cư - tái định cư (Ảnh: Kim Phượng)
Những thành tựu về quy hoạch đô thị
Chủ tịch UBND huyện Bến Lức - Lê Thành Út chia sẻ, tỉnh Long An sở hữu vị trí gần TP.HCM nhưng lại có mật độ dân số thấp hơn, thêm vào đó là khả năng di chuyển thuận tiện, nhanh chóng nên huyện Bến Lức trở thành một trong những khu vực triển khai chính sách đô thị hóa. Bên cạnh đó, tỉnh phát triển hạ tầng giao thông, kết nối với TP.HCM đã giúp thị trường bất động sản về nhà ở tại huyện có thêm động lực tăng trưởng.
Theo đó, huyện Bến Lức đang phát triển theo định hướng quy hoạch của tỉnh, là khu vực phát triển đô thị, dân cư gắn với các khu, cụm công nghiệp (K,CCN) tập trung kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội hiện đại, đồng bộ. Huyện đang tập trung thu hút đầu tư theo hướng công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ và các loại công nghiệp khác.
Đồng thời, huyện cũng là khu vực có tiềm năng phát triển dịch vụ như đào tạo, y tế chất lượng cao, văn hóa, thể thao, thương mại, du lịch sinh thái, giải trí, nghỉ dưỡng,... và là khu vực phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp đô thị.
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Long An thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, huyện Bến Lức được định hướng phát triển đô thị là công nghiệp - đô thị - thương mại - dịch vụ tổng hợp, tạo thành hành lang phát triển đô thị trung tâm ở Bến Lức - Tân An.
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, huyện có 13 KCN hiện hữu và mở rộng với diện tích 4.551ha như KCN Vĩnh Lộc 2, Thuận Đạo, Nhựt Chánh, Phúc Long, Thịnh Phát, Phú An Thạnh, Prodezi, Tandoland,… Trong đó, huyện tập trung phát triển theo hướng thương mại - dịch vụ, logistics 469ha. Ngoài ra, huyện cũng bố trí đất ở cho toàn huyện là 6.395ha.
Theo kế hoạch phát triển, đối với khu vực phía Nam đô thị Bến Lức, huyện bố trí 3.261ha đất ở, trong đó có một số dự án đã được UBND tỉnh cho chủ trương khảo sát, tài trợ kinh phí lập quy hoạch và tổ chức đấu thầu dự án như khu đô thị sinh thái. Điển hình là dự án khu đô thị Waterpoint, xã An Thạnh đang được triển khai hoàn thiện.
Dự án này tạo nên một môi trường sống hấp dẫn, an toàn, lành mạnh, nâng cao chất lượng sống của người dân cũng như cung cấp đủ điều kiện phát triển cho người dân sống trong dự án mà vẫn bảo đảm hài hòa với sinh thái tự nhiên.
Khu vực phía Bắc của huyện được định hướng phát triển đô thị sinh thái và công nghiệp, phù hợp phát triển các KCN đến năm 2030 của tỉnh. Trong đó, bố trí 2.709ha như KCN Prodezi, Tandoland, Hải Sơn, Vsip Becamex; phát triển đất ở khu đô thị 3.133ha. UBND tỉnh đã cho lập quy hoạch khu đô thị 1.200ha xã Lương Hòa. Ngoài ra, khu vực này còn bố trí đất thương mại - dịch vụ 200ha.
Khu vực phía Tây sông Vàm Cỏ Đông của đô thị Bến Lức được định hướng phát triển công nghiệp - đô thị sinh thái, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như quy hoạch khu đô thị sinh thái thông minh Bình Đức, khu phức hợp đô thị sinh thái nghỉ dưỡng Thạnh Lợi, khu đô thị kết hợp thương mại, vui chơi, giải trí. Đặc biệt, tuyến đường Vành đai 4 TP.HCM dự kiến qua khu vực trên tạo điều kiện phát triển kinh tế cho 3 xã: Bình Đức, Thạnh Hòa và Thạnh Lợi.
Đầu tư vì sự phát triển
Trong Quy hoạch tỉnh, huyện Bến Lức được xác định có vị trí địa lý hết sức quan trọng là đô thị vệ tinh của cửa ngõ TP.HCM và là cửa ngõ đi các tỉnh, thành phố Vùng ĐBSCL.
Huyện phấn đấu đến năm 2025 sẽ trở thành đô thị loại IV, đến năm 2030, phấn đấu trở thành đô thị loại III trực thuộc tỉnh, giai đoạn dài hạn đến năm 2045 phấn đấu xây dựng đô thị Bến Lức theo chỉ tiêu đô thị loại II.
Trong đó, huyện chú trọng phát triển công nghiệp, đô thị, thương mại, dịch vụ theo hướng thông minh, hiện đại; hạ tầng kỹ thuật như giao thông, cấp thoát nước, cấp điện ngày càng phát triển đồng bộ với hạ tầng xã hội như bệnh viện, trường học, văn hóa, thể dục - thể thao, vui chơi, giải trí;... được đầu tư tại các dự án khu dân cư đô thị, hứa hẹn đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng lên.
Việc phát triển đô thị vệ tinh sẽ giúp huyện Bến Lức phát triển tốt về KT-XH
Với vị trí địa lý thuận lợi, nằm trên các trục giao thông chính, Bến Lức trở thành huyện đầu tàu trong phát triển KT-XH của tỉnh. Đặc biệt, huyện được sự quan tâm đầu tư của Trung ương và tỉnh, mạng lưới giao thông phát triển mạnh mẽ kết nối TP.HCM và Vùng ĐBSCL.
Với lợi thế gần thành phố lớn, nhiều đầu mối giao thông quan trọng của quốc gia đi qua, huyện Bến Lức thông thương đường thủy, đường bộ, dễ dàng tiếp cận với Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất, Sân bay Long Thành,... Điều này tạo điều kiện tốt cho việc thu hút đầu tư trong và ngoài nước trên địa bàn huyện.
Ngoài ra, còn có Cảng Cẩm Nguyên, Cảng Bourbon có khả năng tiếp nhận tàu, xà lan có tải trọng đến 5.000 tấn, góp phần rất lớn trong việc bốc xếp hàng hóa xuất, nhập khẩu.
Đến nay, huyện Bến Lức có 11 K,CCN, trong đó có 9 K,CCN đi vào hoạt động với tỷ lệ lấp đầy khoảng 90% và 2 KCN là Tandoland, Prodezi vừa được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư với diện tích 650ha. Trên địa bàn huyện hiện có 2.527 doanh nghiệp trong nước với nguồn vốn 30.724 tỉ đồng, 120 doanh nghiệp nước ngoài với tổng vốn trên 1,3 tỉ USD.
Trong năm 2022, huyện Bến Lức tiếp nhận nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước với vốn đầu tư hàng ngàn tỉ đồng. Với số lượng doanh nghiệp trên địa bàn, quy mô nền kinh tế huyện chiếm trên 32% giá trị sản xuất toàn tỉnh. Trong đó, khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng cao nhất là 35,14% trên toàn tỉnh, khu vực thương mại - dịch vụ chiếm tỷ trọng 30,23% toàn tỉnh, khu vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng thấp nhất là 3,6% toàn tỉnh.
Được xác định là một trong những huyện nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh, Bến Lức đang thực hiện nhiều biện pháp thu hút đầu tư, đạt nhiều kết quả tích cực. Đặc biệt, huyện tiếp tục đầu tư đồng bộ hệ thống giao thông, hạ tầng kỹ thuật khác theo quy hoạch phát triển KT-XH.
Theo ông Lê Thành Út, việc phát triển đô thị vệ tinh sẽ giúp cho huyện phát triển tốt về KT-XH nhưng phát sinh nhiều khó khăn, giá đất cao, khó khăn trong việc đền bù, giải phóng mặt bằng.
Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện đã hình thành nhiều khu dân cư nhỏ, lẻ, ảnh hưởng đến quá trình quy hoạch phát triển chung của huyện và các dự án khác. Tuy vậy, với những thành tựu về quy hoạch đô thị hiện nay, huyện có nhiều dư địa, điều kiện thuận lợi và tiềm năng để trở thành đô thị vệ tinh quan trọng của TP.HCM./.
Gia Hân - Theo Báo Long An