Dự báo nóng về nhiệt độ toàn cầu
Trí Đỗ- mtri1904@gmail.com
10/05/2024 06:19 GMT+7
Hàng trăm nhà khoa học hàng đầu về khí hậu trên thế giới dự đoán nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng lên ít nhất 2,5 độ C so với mức thời tiền công nghiệp, theo kết quả khảo sát mới đây của báo The Guardian.
Con số vượt xa các mục tiêu 1,5 độ C vốn được quốc tế thống nhất để ngăn cuộc khủng hoảng khí hậu trầm trọng thêm.
Nhiều nhà khoa học mô tả bức tranh bi quan với nạn đói, xung đột và di cư hàng loạt do các đợt nắng nóng, cháy rừng, lũ lụt và bão mạnh bất thường.
Giáo sư Gretta Pecl tại ĐH Tasmania (Úc) nhận định: "Tôi nghĩ chúng ta đang tiến tới sự gián đoạn xã hội lớn trong vòng 5 năm tới". Bàn về nguyên nhân các quốc gia không giải quyết được khủng hoảng khí hậu, nhiều chuyên gia chỉ ra việc thiếu ý chí chính trị và lợi ích của các ngành công nghiệp là những yếu tố chính.
Nhiệt độ cực cao, khắp châu Á ở đâu cũng 'đuối'
Giáo sư Lisa Schipper tại ĐH Bonn (Đức) nói: "Nguồn hy vọng duy nhất tôi có thể thấy là thế hệ tiếp theo rất thông minh và hiểu biết về chính trị".
Một người đàn ông đi qua một hồ cạn nước ở Bến Tre hôm 19/3/2024
Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) loan tin ngày 16 tháng tư dẫn thông báo từ Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ông Hoàng Phúc Lâm, về tình trạng khô hạn và thiếu nước tại những địa phương như vừa nêu.
Vị chuyên gia này cho biết mùa lũ năm nay ở khu vực Bắc bộ ít có khả năng đến sớm; trong khi đó vào khoảng thời gian từ tháng năm đến tháng bảy, dòng chảy trên các sông và hồ chứa lớn tại khu vực này tiếp tục thiếu hụt so với trung bình nhiều năm.
Vào ngày 14/4, tại trạm Yên Châu, tỉnh Sơn La nhiệt độ ghi nhận được lên đến 42,2 độ C.
Tại khu vực Trung bộ và Tây Nguyên, từ cuối tháng tư và tháng năm, mực nước trên các sông biến đổi chậm, lưu lượng dòng chảy trên một số sông trong hai khu vực này ở mức thấp hơn từ 15% đến 55% so với trung bình nhiều năm.
Tại khu vực Nam bộ, từ nay đến cuối tháng năm, tổng lượng dòng chảy từ thượng nguồn Sông Mekong về hạ lưu và Đồng bằng Sông Cửu Long có khả năng thiếu hụt từ 15% đến 20% so với trung bình nhiều năm.
Theo RFA