Thời gian qua, tỉnh Long An và Thành phố Hồ Chí Minh luôn chú trọng đầu tư, cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của hai địa phương nói riêng và của vùng, cả nước nói chung.
Theo quy hoạch, Long An và Thành phố Hồ Chí Minh có 21 vị trí kết nối về giao thông
Theo quy hoạch tỉnh Long An thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Long An và Thành phố Hồ Chí Minh có tất cả 21 vị trí kết nối phát triển hạ tầng giao thông. Trong đó, UBND 2 địa phương đã thống nhất 7 vị trí trọng điểm cần ưu tiên đầu tư phục vụ kết nối giao thông giữa các cụm công nghiệp, cảng hàng hải,… nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của 2 địa phương; các vị trí bao gồm Đường mở mới Tây Bắc và ĐT.823D, Đường Lê Văn Lương và ĐT.826C, Đường Nguyễn Văn Bứa và ĐT.824, Đường Long Hậu và ĐT.826E, Quốc lộ 50B và Trục động lực TP.HCM - Long An - Tiền Giang (ĐT.827E), Đường Võ Văn Kiệt nối dài và Trục động lực Đức Hòa, Đường Quốc lộ 50.
Mặc dù đã có sự quan tâm đầu tư, tuy nhiên, trên thực tế, hệ thống giao thông của 2 địa phương hiện nay vẫn còn thiếu về số lượng, chưa đồng bộ về chất lượng để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và dân sinh.
Thanh Thủy - Vĩnh Hưng - Theo Đài Phát Thanh và Truyền Hình Long An