Sau 5 năm, khủng hoảng bất động sản Trung Quốc đã đi xa thế nào?

22 Trần Quốc Toản, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Tp.HCM
Tiêu điểm
VH & TG: China’s Pet Parents Choose ‘Fur Kids’ Over Human Children Tiền Tệ : Kinh tế - Chính trịKinh tế Việt Nam từ 2010 đến 2023 và con đường phía trước (phần C) Tiền Tệ : Kinh tế - Chính trị Kinh tế Việt Nam từ 2010 đến 2023 và con đường phía trước (phần B) Tiền Tệ : Kinh tế Việt Nam từ 2010 đến 2023 và con đường phía trước (phần A) CN & MT: Chống biến đổi khí hậu: Càng già càng hay CN & MT: Nước Mỹ vận hành chương trình tài trợ khoa học cho doanh nghiệp nhỏ ra sao? Tin tức: ‘Ông lớn’ năng lượng Hàn Quốc sắp khởi công nhà máy điện LNG 3 tỷ USD tại Long An BĐS: NÊN ĐẦU TƯ HAY ĐỨNG NGOÀI QUAN SÁT? BĐS: Bất Động Sản Thương Mại đối mặt năm Định Mệnh SK & Đời Sống:  BƯỚC ĐỂ MỞ MỘT QUÁN CAFE CÓC "ÍT VỐN, NHIỀU LỜI" SK & Đời Sống: Con người, nếu không có tiền! VH & TG: Chúng ta đang sống trong một Thế Giới đang đảo chiều VH & TG: KHI NÀO THÌ TRUNG QUỐC ĐÁNH ĐÀI LOAN? [Phần 2] VH & TG: KHI NÀO THÌ TRUNG QUỐC ĐÁNH ĐÀI LOAN? [Phần 1] VH & TG: Nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Thuỵ Kha  SK & Đời Sống: Vì sao nhiều người trúng giải độc đắc giàu nhanh nhưng lại dễ “tan cửa nát nhà”, rơi vào bi kịch nghèo vẫn hoàn nghèo? VH & TG: Giáo sư Vũ Minh Khương: Học hỏi từ 7 chữ S của Singapore BĐS: Giá căn hộ TP.HCM tăng tới 40%: Cạn nguồn cung, giá bán lập kỷ lục mới VH & TG: MỘT THỜI ĐẠI ĐANG CÁO CHUNG VH & TG: Các nhà tài phiệt Mỹ là gót chân Achilles của Trump Tin tức: Xã hội TP.HCM đầu tư mạnh 8 công trình chiến lược kết nối với Long An Tin tức: TẢN MẠN CUỐI TUẦN: ĐIỀU KHÁC BIỆT  Tin tức: TPHCM xây thêm 7 tuyến metro sau khi Metro số 1 khánh thành VH & TG: Ukraine: Khi đồng minh tháo chạy? BĐS: Bất động sản 2025: Tồn kho cao thì lo, tồn kho thấp chưa chắc đã mừng Tin tức: Phố nhậu "bờ kè" TPHCM vắng khách, nhân viên thấp thỏm sợ bị đuổi việc CN & MT: (I) GEOFFREY HINTON: CHA ĐỠ ĐẦU CỦA TRÍ TUỆ NHÂN TẠO, VÀ CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN GIẢI NOBEL CN & MT: Trung Quốc chế tạo pin hạt nhân hoạt động hơn 100 năm không cần sạc? BĐS: Sẽ chuyển gần 4.000 căn hộ tái định cư tại Thủ Thiêm sang nhà ở thương mại CN & MT: Kỹ sư máy tính từng ở hang ổ lừa đảo thốt lên: "Công nghệ của chúng tiên tiến hơn những gì tôi từng biết” SK & Đời Sống: Hỏi DeepSeek, ChatGPT "Đang thất nghiệp làm gì để kiếm ra tiền": AI phân tích kỹ càng, đưa ra câu trả lời cực bất ngờ khiến nhiều người tỉnh ngộ VH & TG: Tác động từ sự trở lại của chính trị bộ lạc dưới thời Tổng thống Trump BĐS: NHỮNG CÚ SỐC ĐẦU TƯ: KHI BẤT ĐỘNG SẢN KHÔNG DỄ ĂN NHƯ BẠN NGHĨ! BĐS: Bất động sản tỉnh nhưng giá ngang với TP.HCM BĐS: Khốn khổ vì giá thuê căn hộ tăng cao VH & TG: Sự kết thúc của toàn cầu hóa như chúng ta biết BĐS: Dòng tiền đầu tư bất động sản dịch chuyển ra vùng ven VH & TG: Quản trị nhà nước kiểu Trung Quốc: Vừa tập quyền, vừa tản quyền Tin tức: Cựu Thống đốc Ngân hàng TW Anh quốc vừa lên làm Thủ tướng Canada thay ông Trudeau! Tin tức: Tình hình kinh tế Mỹ ngày càng khó lường Tin tức: Học giả Thái Lan: Vai trò dẫn dắt ASEAN và vị thế toàn cầu lớn hơn của Việt Nam CN & MT: Năng lượng tái tạo toàn cầu vào năm 2027 trong Báo cáo Điện lực 2025 của IEA CN & MT: Mỹ để mắt tới chương trình chiến đấu cơ thế hệ mới của châu Âu - Nhật Bản VH & TG: Thế kỷ 21: Quân đội Mỹ có đang mắc kẹt trong tư duy lỗi thời? Tin tức: Mỹ đã ‘giúp’ Trung Quốc trở thành cường quốc sản xuất như thế nào? BĐS: Đấu giá 3.790 căn hộ tái định cư bỏ trống tại Thủ Thiêm Tin tức: Thương chiến toàn cầu leo thang Thư Giản: NĂM CHỮ CỦA NGƯỜI XƯA Chứng khoán: Chứng khoán Việt Nam sau tròn 3 năm sau lập đỉnh lịch sử: Có thêm gần 5 triệu tài khoản, VN-Index “bốc hơi” 300 điểm BĐS: TP.HCM: Nhiều dự án tái khởi động dự kiến có giá bán tăng gấp 2-3 lần giá cũ BĐS: Nhìn lại lịch sử các chu kì tăng trưởng, chuyên gia dự báo bất ngờ về bức tranh bất động sản năm 2025 BĐS: Novaland – khi gã khổng lồ bị quật ngã : Nếu không sửa luật, dự án bất động sản sẽ tắc trong 10 năm tới CN & MT: Nhật Bản cam kết đầu tư 20 tỷ đô la vào năng lượng sạch tại Việt Nam VH & TG: Singapore - trung tâm R&D hàng đầu thế giới SK & Đời Sống: Thử luận cách chữa huyết áp CAO và THẤP: Tin tức: Ông Trump bổ sung thuế với TQ, chứng khoán Thượng Hải, Thâm Quyến và Hồng Kông lao dốc CN & MT: Đất hiếm là gì mà sao Mỹ lại cần nó? VH & TG: Sự suy giảm tương đối vị thế của Mỹ trong thập niên đầu thế kỷ XXI VH & TG: Liệu Trump có gây ra “sự sụp đổ” thứ tám? VH & TG: The Death And Rebirth Of Europe VH & TG: TRUNG QUỐC/HOA KỲ: CHU KÌ MỚI CỦA CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI SẼ ĐƯA CHÚNG TA VỀ ĐÂU? SK & Đời Sống: 60 TUỔI TRỞ LÊN, BẠN DỰA VÀO AI?  SK & Đời Sống: 10 BÀI HỌC "NHỚ ĐỜI" KHI MỞ QUÁN CỦA MẸ TÔI VÀ ANH HÀNG XÓM SK & Đời Sống: Gen Z là gì? Suy nghĩ, sở thích có khác gì so với Gen X, Y? VH & TG: Khi thế giới tuyên chiến với tệ quan liêu BĐS: Thị trường cho thuê nhà phố tại TP.HCM đang trải qua đợt giảm giá mạnh BĐS: LONG AN – MIỀN ĐẤT HỨA HAY MIỀN ĐẤT GỒNG? BĐS: “MẮC NGHẸN” VỚI CĂN SHOP HOUSE MUA 18 TỶ, CHO THUÊ 20 TRIỆU CN & MT: Những "nạn nhân đầu tiên" của AI tại nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á: Gần 30% lao động sẽ bị giảm lương, nguy cơ thất nghiệp cao, chỉ có 4 ngành "lên ngôi" SK & Đời Sống: Đắm chìm trong 10 quán cà phê Quận 3 yên tĩnh cho “chạy deadline” CN & MT: Quán cà phê robot cho phép làm việc từ xa SK & Đời Sống: NHỮNG TÍN HIỆU ĐÁNG LO TỪ THỊ TRƯỜNG TIÊU DÙNG 2025 SK & Đời Sống:  SAI LẦM CH.ẾT NGƯỜI KHI LỰA CHỌN MẶT BẰNG KHIẾN QUÁN PHÁ SẢN BĐS: Năm 2025: Chưa thể mua nhà ở BĐS: ĐẦU TƯ BĐS VEN TPHCM - ĐỊA PHƯƠNG NÀO NGON NHẤT ??? BĐS: Hết thời ôm đất nông nghiệp chờ hạ tầng? BĐS: "Làn sóng" tăng giá bất động sản 2025 sẽ "rời" nội đô lan ra vùng ven? Thư Giản: Bức thư của nhà khoa học Newton năm 1704 tiên đoán về ngày tận thế SK & Đời Sống: Người Việt đang nghèo đi với tốc độ quá nhanh  CN & MT: Công nghệ thời "hướng Trump" BĐS: KẾ HOẠCH KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN CỦA CÁC CHỦ ĐẦU TƯ TRONG NĂM 2025 VH & TG: Buồn của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới: Dân số 1,4 tỷ người nhưng thiếu lao động trầm trọng ở cơ sở y tế nông thôn, bác sĩ lương tháng 3,4 triệu đồng, tự bỏ tiền túi mua thiết bị Tin tức: Ngẫm bài học tăng trưởng từ Trung Quốc và Ấn Độ BĐS: Năm 2025, giá chung cư chưa thể hạ nhiệt? Thư Giản: Ước vọng thay đổi Thư Giản: 34 LỜI DẠY CỦA LÃO TỬ Thư Giản: Elon Musk bật mí 6 PHƯƠNG PHÁP HỌC độc đáo, làm việc 1 năm bằng người khác làm 8 năm: Thú vị nhất là QUY TẮC 2 PHÚT Tin tức: Kinh tế Trung Quốc giai đoạn mới và hàm ý cho Việt Nam Tiền Tệ : TP. Hồ Chí Minh: Tiền gửi vào hệ thống ngân hàng đạt hơn 4 triệu tỷ đồng Tiền Tệ : Mô hình kinh tế hiện đại đã thất bại như thế nào? Thư Giản: Nhìn lại thế giới 2024 và dự đoán tương lai Thư Giản: Ở Sài Gòn rất dễ sống phải không? Tin tức: Ukraine 'khóa van', kỷ nguyên khí đốt của Nga tại châu Âu kết thúc Thư Giản: Ngắm nhìn "hẻm xanh" giữa lòng đô thị Tiền Tệ : Chính sách tiền tệ năm 2025 sẽ đối mặt với không ít thách thức BĐS: Thị trường bất động sản năm 2024: Hai thái cực ở hai đầu đất nước BĐS: Người trong cuộc bất ngờ “chỉ điểm” diễn biến mới của thị trường địa ốc đầu năm 2025 Thư Giản: Đường Cao Thắng một thời tuổi trẻ Chứng khoán: VinaCapital: 2025 có thể là năm biến động đối với thị trường chứng khoán và nền kinh tế Tiền Tệ : Quyết định hạ lãi suất của Fed có thể 'giáng đòn' lên hàng loạt NHTW trên toàn cầu như thế nào? VH & TG: NGỘ 12 LUẬT NHÂN QUẢ BẤT BIẾN TRONG CUỘC ĐỜI Chứng khoán: "Chỉ báo Warren Buffett" cao chưa từng có trong lịch sử, gióng hồi chuông cảnh báo nhà đầu tư về mối nguy của TTCK Mỹ Chứng khoán: Chủ tịch FiinGroup: Hầu hết đầu tư cá nhân đang chịu lỗ VH & TG: Tỷ phú Elon Musk nói thẳng 1 ĐIỀU càng cố tỏ ra hoàn hảo thì con người càng kém giá trị: Tránh được sớm sẽ giàu sớm Chứng khoán: Nỗi buồn chưa từng có của thị trường chứng khoán Việt Nam: Con số kỷ lục trong hơn 24 năm hoạt động Tin tức: Thế chiến thứ III đã bắt đầu? Chứng khoán: La Nina hoạt động mạnh từ tháng 8, mưa nhiều chưa từng có, cổ phiếu ngành điện ra sao? Chứng khoán: Thời hoàng kim của chứng khoán Việt Nam 2007 VH & TG: Đại lão Hòa thượng Hộ Tông Vansarakkhita (1893-1981) Tin tức: CÁI GIÁ CỦA CHIẾN TRANH 2024 2025 Tin tức: Thế giới đối mặt cùng lúc 5 căn nguyên của thảm họa và nguy cơ Thế chiến III CN & MT: "Báo động đỏ" về khí hậu VH & TG: Nghiên cứu 75 năm của ĐH Harvard: Đây là KIỂU NGƯỜI hạnh phúc nhất, không liên quan gì đến giàu sang, danh vọng! Tin tức: Phố nhậu xập xình nhất TPHCM ế vêu, chủ quán ngồi chờ… dẹp tiệm Tin tức:  2050 Nhân loại đang ở ngã ba đường Tin tức: 20 rủi ro toàn cầu lớn nhất năm 2024, suy thoái kinh tế và thời tiết cực đoan nằm top đầu VH & TG: Câu chuyện Chúa Giê Su ‘sang Phương Đông tu tập’ được kể lại ra sao? SK & Đời Sống: Giáo sư từng đoạt giải Nobel suốt đời tuân theo 6 điều, bảo sao sống thọ 101 tuổi: Tập thể dục hay uống nước cũng gác lại sau VH & TG: Henry Kissinger: Làm thế nào để tránh xảy ra Thế chiến 3? (P1) CN & MT: Dự báo của Yuval Noal Harari về những biến đổi chính trị - xã hội trong thời đại số và những giải pháp cho xã hội tương lai Tin tức: Dấu ấn ODA Nhật Bản tại Đồng bằng sông Cửu Long CN & MT: Làm cây thông đứng giữa trời mà… lo Tin tức: 9 vấn đề định hình nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2024: Từ lạm phát, tăng trưởng GDP đến TikTok, ChatGPT CN & MT: Năng lượng và biến đổi khí hậu CN & MT: Trí tuệ nhân tạo đang thay đổi ngành bán lẻ Tin tức: Trung Quốc chấm dứt 30 năm phát triển mạnh, hết thời làm mưa làm gió trên thế giới? CN & MT: Châu Âu: Thế thượng phong của ô tô điện - bao lâu nữa? CN & MT: Ai là tác nhân chính gây biến đổi khí hậu? Tin tức: Hệ lụy gì từ cuộc chiến mới ở Trung Đông? CN & MT: Kỷ nguyên bùng nổ AI: Linh hồn của thời kỳ Siliconomy Tin tức: Khủng hoảng tại WTO và cảnh báo về sự phân mảnh của kinh tế toàn cầu Tin tức: Dự báo rủi ro lạm phát dai dẳng ở Mỹ Tin tức: Trump làm tổng thống Mỹ Thế giới bắt đầu thời kỳ cấu trúc lại trật tư thế giới The World Begins to Reorder Itself Tin tức: IMF: Triển vọng kinh tế thế giới mấy năm tới chỉ ở “hạng xoàng” CN & MT: Nếu Trái đất nóng hơn 2,5 độ so với thời tiền công nghiệp, ĐBSCL sẽ gặp nguy cơ CN & MT: Diễn biến đáng lo ở Nam Cực
Bài viết
Sau 5 năm, khủng hoảng bất động sản Trung Quốc đã đi xa thế nào?

    Từng là một trong những trụ cột tăng trưởng lớn nhất của nền kinh tế, thị trường bất động sản Trung Quốc rơi vào vòng xoáy đi xuống suốt gần 5 năm qua và chưa có dấu hiệu phục hồi đáng kể...

    Ảnh minh họa: Reuters

    Trong bối cảnh giá bất động sản không ngừng giảm, các hộ gia đình gặp áp lực tài chính đang buộc phải bán tài sản và nhiều doanh nghiệp địa ốc đứng trước bờ vực sụp đổ do nợ nần chồng chất.

    Trên thực tế, nhiều người từng lạc quan rằng các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ Trung Quốc có thể giúp hồi sinh thị trường bất động sản. Tuy nhiên, vào ngày 27/1, nhà phát triển bất động sản khổng lồ China Vanke dự báo lỗ 6,2 tỷ USD trong năm 2024, một con số cao kỷ lục. Động thái này một lần nữa thổi bùng mối lo ngại về cuộc khủng hoảng bất động sản dai dẳng.

    MÃI CHƯA THOÁT KHỦNG HOẢNG

    Có trụ sở tại Thẩm Quyến, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc và niêm yết trên Sàn chứng khoán Thẩm Quyến từ năm 1991, Vanke nổi tiếng với các dự án nhà ở tại nhiều thành phố lớn trên khắp Trung Quốc. Vài năm qua, trong khi các công ty bất động sản khác vỡ nợ, nhiều nhà phân tích vẫn dự báo Vanke sẽ tránh được tác động tiêu cực của khủng hoảng do không sử dụng nhiều đòn bẩy tài chính nhiều như các đối thủ. Mối liên hệ với các doanh nghiệp nhà nước cũng giúp công ty này có được sự bảo vệ về mặt tài chính tốt hơn.

    Tuy nhiên, năm 2024, China Vanke, công ty bất động sản lớn thứ 5 tại Trung Quốc với 130.000 nhân viên, đối mặt các khoản nợ khổng lồ đáo hạn trong khi doanh thu trong nước giảm xuống mức thấp nhất 10 năm trở lại đây. Cùng với thông báo về mức lỗ kỷ lục dự kiến, ngày 27/1, Chủ tịch kiêm CEO của công  ty này cũng tuyên bố từ chức.

    Dù chống chọi thành công với khủng hoảng bất động sản trong 4 năm qua, Vanke vẫn bị "hạ gục" trong cuộc khủng hoảng dai dẳng này. Để tránh môt vụ vỡ nợ, ngày 10/2, cổ đông lớn nhất của Vanke, công ty vận hành tàu điện ngầm quốc doanh Shenzhen Metro Group Co., đã đồng ý cho công ty này vay 2,8 tỷ nhân dân tệ (383 triệu USD) để hoàn thành các nghĩa vụ trả nợ. Ông Xin Jie, chủ tịch của Shenzhen Metro, sẽ trở thành chủ tịch của Vanke.

    KHỦNG HOẢNG ĐÃ XẢY RA NHƯ THẾ NÀO?

    Năm 1998, Trung Quốc xây dựng thị trường nhà ở toàn quốc sau nhiều thập kỷ siết chặt hoạt động mua bán bất động sản tư nhân. Khi đó, chỉ 1/3 người dân nước này sống tại các đô thị. Tỷ lệ này hiện đã tăng lên 2/3 với danh số đô thị tăng thêm 480 triệu người. Làn sóng di cư khỏi các vùng quê tới thành thị mở ra cơ hội khổng lồ cho các công ty xây dựng và phát triển bất động sản.

    Những năm sau đó, vốn đầu tư ồ ạt chảy vào lĩnh vực này khi tầng lớp trung lưu mới nổi tại Trung Quốc đổ xô mua bất động sản - một kênh đầu tư được xem là an toàn. Ở giai đoạn đỉnh điểm, bất động sản đóng góp khoảng 25% GDP của Trung Quốc - theo cả hình thức trực tiếp và gián tiếp - và chiếm gần 80% tài sản của các hộ gia đình nước này.

    Dù các con số ước tính có sự chênh lệch, quy mô thị trường bất động sản Trung Quốc năm 2019 đạt khoảng 52 nghìn tỷ USD, gấp đôi quy mô thị trường bất động sản Mỹ - theo hãng tin Bloomberg.

    Một chung cư của Vanke đang được xây dựng tại Thượng Hải - Ảnh: Bloomberg Một chung cư của Vanke đang được xây dựng tại Thượng Hải - Ảnh: Bloomberg

    Theo các nhà phân tích, “cơn sốt” địa ốc Trung Quốc được thổi bùng nhanh chóng khi các công ty phát triển bất động sản đua nhau vay nợ để xây dựng dự án phục vụ nhu cầu của thị trường. Bên cạnh việc huy động vốn từ việc “bán trước, xây sau”, các công ty bất động sản cũng chuyển sang phát hành trái phiếu quốc tế để huy động vốn từ nhà đầu tư nước ngoài.

    Các khoản vay thiếu minh bạch khiến việc đánh giá rủi ro tín dụng ngày càng khó khăn. Cùng với đó, hoạt động đầu cơ đẩy giá nhà tại Trung Quốc cao chót vót. Nhiều ngôi nhà tại các thành phố lớn thậm chí đắt đỏ hơn so với tại London (Anh) hay New York (Mỹ).

    Trước bong bóng bất động sản ngày càng phình to, năm 2020, Chính phủ Trung Quốc bắt đầu hành động để kiềm chế “cơn sốt” này với một loạt biện pháp như siết tín dụng đối với công ty địa ốc, yêu cầu các ngân hàng thương mại hạn chế cho vay thế chấp mua nhà. Bắc Kinh cũng đưa ra quy định nghiêm ngặt về tỷ lệ nợ và tiền mặt của các công ty bất động sản.

    Các biện pháp này gây ra cuộc khủng hoảng tiền mặt với các công ty bất động sản trong bối cảnh họ đang phải chịu những tác động tiêu cực của Covid-19. Nhiều công ty không thể tuân thủ các quy định mới do tình hình tài chính vốn đã chịu áp lực lớn.

    Năm 2021, tập đoàn bất động sản lớn nhất Trung Quốc, Evergrande, mất khả năng thanh toán với khối nợ hơn 300 tỷ USD, đánh dấu sự khởi đầu của cuộc khủng hoảng bất động sản tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Hai tập đoàn địa ốc lớn khác là Country Garden và Sunac cùng vỡ nợ vào năm 2022.

    Sau nhiều năm nhu cầu bùng nổ, thị trường bất động sản Trung Quốc đột ngột đóng băng. Ngoài các biện pháp hạn chế của Chính phủ, cú sốc kinh tế do phong tỏa phòng Covid khiến người dân nước này chuyển sang tiết kiệm, thắt chặt chi tiêu.

    Giá bất động sản tại Trung Quốc bắt đầu sụt mạnh từ năm 2022. Tới tháng 8/2024, nước này ghi nhận mức giảm giá bất động sản lớn nhất trong vòng 9 năm. Bên cạnh hàng triệu m2 căn hộ dang dở do nợ nần của các công ty bất động sản, tính tới tháng 5/2024, sự mất cân bằng cung cấp cũng khiến thị trường tồn kho khoảng 400 triệu m2 căn hộ mới xây.

    Vào cuối năm 2023, với nợ hộ gia đình ở mức tương đương 145% thu nhập khả dụng trên đầu người, các chủ nhà tại Trung Quốc rơi vào áp lực tài chính nặng nề. Tỷ lệ nợ thế chấp nhà quá hạn cũng tăng vọt lên mức cao nhất trong vòng 4 năm. Nhiều chủ nhà buộc phải bán tài sản với mức giá rẻ hơn giá mua. Điều này tạo ra một vòng xoáy luẩn quẩn khiến tình hình càng thêm trầm trọng.

    CHÍNH PHỦ VÀO CUỘC, NHƯNG HIỆU QUẢ KHÔNG ĐÁNG KỂ

    Vào năm 2022, nhà chức trách Trung Quốc dường như nhận ra rằng các biện pháp kiềm chế thị trường bất động sản đã đi quá xa. Nhằm khắc phục tình hình và tránh một cuộc khủng hoảng toàn diện, Bắc Kinh công bố một loạt biện pháp tập trung vào thúc đẩy hoạt động cho vay, phát hành trái phiếu và cổ phiếu cho các công ty bất động sản.

    Chính phủ cũng điều chỉnh các quy định tài chính và sử dụng vốn để giúp doanh nghiệp địa ốc hoàn thành các dự án dang dở. Gần đây hơn, Bắc Kinh giảm lãi suất cho vay thế chấp mua nhà, nới lỏng hạn chế mua nhà tại các thành phố lớn và giảm thuế bất động sản.

    Tuy nhiên, những biện pháp này chưa đủ để đưa thị trường thoát khỏi tình trạng trì trệ, đưa cuộc khủng hoảng bước sang năm thứ 5 và chưa có dấu hiệu phục hồi đáng kể.

    Trước thực tế này, Bắc Kinh được cho là đang cân nhắc có biện pháp can thiệp sâu hơn. Theo nguồn tin từ Bloomberg, nhà chức trách Trung Quốc đã xem xét đề xuất cho phép các thành phố lớn như Thượng Hải và Bắc Kinh nới lỏng quy định hạn chế với người mua nhà không có hộ khẩu. Trước đây, quy định hạn chế với người không có hộ khẩu là một biện pháp quan trọng để các chính quyền thành phố lớn kiểm soát giá cả.

    Bên cạnh đó, Bắc Kinh cũng đang xem xét xóa bỏ quy định phân biệt việc mua căn nhà đầu tiên và căn nhà thứ hai, từ đó điều chỉnh mức đặt cọc ban đầu và lãi suất thấp hơn cho căn nhà thứ hai.

    Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (BPOC) cũng dự kiến ​​tiếp tục hạ lãi suất cơ bản – lãi suất mua lại đảo ngược (repo) 7 ngày – trong năm nay, từ mức 1,5% hiện tại.

    Theo các nhà phân tích, trong bối cảnh nền kinh tế suy yếu, phục hồi thị trường bất động sản sẽ là một trong những mục tiêu ưu tiên hàng đầu của Bắc Kinh năm nay.

    Song song với đó, Bắc Kinh cũng sẽ chú trọng vào thúc đẩy tiêu dùng nội địa để ứng phó với những yếu tố bất định bên ngoài, đặc biệt là căng thẳng thương mại với Mỹ. Các biện pháp cụ thể sẽ được bàn thảo tại kỳ họp Quốc hội thường kỳ vào tháng 3 tới của nước này.

    Ngọc Trang - Theo VnEconomy

    THỐNG KÊ TRUY CẬP
    • Đang online 38
    • Truy cập tuần 2452
    • Truy cập tháng 1467
    • Tổng truy cập 235494