Nỗi niềm của nước

22 Trần Quốc Toản, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Tp.HCM
Tiêu điểm
Tin tức: [CHIẾN LƯỢC KINH TẾ BA MŨI GIÁP CÔNG (THREE-PRONGED ECONOMIC APPROACH) CỦA CHÍNH QUYỀN TỔNG THỐNG TRUMP] Tin tức: 'Vũ khí bí mật' của Trung Quốc: Từng là ngòi nổ của khủng hoảng tài chính 2008, chỉ cần bán tháo là có thể 'đánh sập' thị trường nhà ở Mỹ VH & TG: [Những khái niệm kinh tế học mới dưới thời chính quyền Tổng thống Trump 2.0: Định hình lại thương mại, sản xuất và chủ quyền kinh tế Mỹ] Tin tức: The Impact of the “Liberation” Day Tariffs on the US and Global Economy and Markets. Rising Short Run Risk of a Recession but Over the Medium Term “Tech Trumps Tariffs” VH & TG: Tản mạn về nhân vật lịch sử Dương Văn Minh CN & MT: Amanda Nguyen becomes 1st Vietnamese woman to fly to space: 'This journey really is about healing' (video) Tin tức: TRUNG QUỐC KẺ CHIẾN THẮNG TRƯỚC SỰ CHUYỂN ĐỔI THẾ GIỚI MÀ TRUMP MONG MUỐN Tin tức: EU tung đòn trả đũa đầu tiên, Mỹ cân nhắc bơm hàng chục tỷ USD hỗ trợ nông dân VH & TG: NƯỚC MỸ KHÔNG CÒN VĨ ĐẠI Tin tức: Mỹ đánh mất vị thế cường quốc sản xuất của thế giới như thế nào? Tin tức: AI MỚI THẬT SỰ ĐANG MẤT BÌNH TĨNH TRONG VÁN CỜ ĐỊA CHÍNH TRỊ? Tin tức: CÁC TIN TỨC NỔI BẬT NGÀY 14/4/2025 TỪ BÁO CHÍ, MXH ĐỊA PHƯƠNG VH & TG: How to Ruin a Country Thư Giản: BỨC ẢNH CUỐI CÙNG GỬI VỀ TỪ SAO KIM 1982  Tin tức: Nợ quốc gia bằng 125% GDP, Chính phủ Hoa Kỳ “sẽ gặp khó khăn hơn trong việc trả nợ” VH & TG: Trật tự thế giới thay đổi như thế nào? SK & Đời Sống: Người Mỹ, Pháp và nhiều quốc gia hạnh phúc nhất thế giới ngày càng chuộng sống ở ngoại ô, người Việt cũng không ngoại lệ CN & MT: [AI: GIÁ GẦN BẰNG 0, HIỆU SUẤT VƯỢT CHUYÊN GIA — ĐIỀU ĐÁNG LO HAY CƠ HỘI LỊCH SỬ?] Tin tức: Cuộc chiến thương mại của Trump Tin tức: Sức mạnh sản xuất của Trung Quốc VH & TG: Chuyện gì đang xảy ra ở Mỹ: Nghiên cứu mới cho thấy 25% người Mỹ giàu nhất chỉ sống thọ bằng 25% người nghèo nhất Tây Âu? Chứng khoán: JPMorgan Chase: Nguy cơ suy thoái kinh tế Mỹ gần 80% BĐS: GS.Trần Ngọc Thơ: Thị trường bất động sản hiện mắc 3 bệnh của người già gồm huyết áp cao, đường huyết cao, cholesterol cao VH & TG: Nouriel Roubini reveals: The serious financial and economic threats and how to overcome them VH & TG: [MỘT GÓC NHÌN KHÁC VỀ CUỘC ĐẤU GIỮA HAI ÔNG TRÙM VÀ TRẬT TỰ KINH TẾ MỚI] Tin tức: Bài phát biểu của thủ tướng Singapore - Lawrence Wong về cuộc chiến thuế quan - bình luận của anh Phạm Mạnh Cường.  VH & TG: Ray Dalio: Thế giới đang đối mặt với sự sụp đổ "chỉ có một lần trong đời" về trật tự kinh tế Tin tức: TRUMP, TỔNG THỐNG ĐẦU TIÊN KHAI HOẢ VỚI TRUNG QUỐC… Tin tức: PHÂN TÍCH CHIẾN THUẬT CỦA TRUMP.  Chứng khoán: Chuyên gia cảnh báo về khả năng sụp đổ của thị trường giống như năm 1987 VH & TG: Under Trump, You ‘Petition The King’ Tin tức: THUẾ, TRUMP VÀ VIỆT NAM  Tin tức: Trung Quốc chuẩn bị trường kỳ thương chiến Tin tức: Cú sốc kép với kinh tế toàn cầu Tin tức: Bất định từ chiến tranh thương mại Tin tức: Kinh tế kiểu Trump: Một mặt trái khác của toàn cầu hóa Tin tức: Thương chiến: Mỹ tới đâu, Trung Quốc tới đó? BĐS: Mặt bằng giá bất động sản trong quí 1 vẫn ‘neo’ cao Tin tức: Thế giới Tại sao người Nhật không mua xe Mỹ? Tin tức: The Impact of the “Liberation” Day Tariffs on the US and Global Economy and Markets. Rising Short Run Risk of a Recession but Over the Medium Term “Tech Trumps Tariffs” CN & MT: AI ĐANG ĐIỀU KHIỂN NHỊP ĐIỆU ĐỊA CHẤT CỦA TRÁI ĐẤT? CHU KỲ BÍ ẨN VỪA ĐƯỢC TIẾT LỘ! Thư Giản: NGƯỜI HÀNG XÓM KHÔNG BÌNH THƯỜNG Tin tức: Cú sốc thuế quan của Mỹ và Tam giác Thái Bình Dương của Việt Nam CN & MT: Công nghệ vũ trụ và trí tuệ nhân tạo của con người vẫn còn quá chậm so với dự đoán của Kubrick từ gần 60 năm trước! CN & MT: Nhật Bản phát triển công nghệ nâng nhà lên không trung khi xảy ra động đất CN & MT: Xe điện Trung Quốc đang ở đâu? SK & Đời Sống: Trưởng thành - chiếc áo quá rộng với thế hệ Y? SK & Đời Sống: 10 LƯU Ý KHI MUA LẠI HÀNG QUÁN MÀ CHỦ QUÁN NÊN BIẾT  CN & MT: Bill Gates tiên đoán tuần làm việc 2 ngày không còn xa vì con người sắp bị thay thế trong nhiều ngành nghề, muốn tự làm cũng không bắt kịp công nghệ CN & MT: TƯƠNG LAI CON CHÁU CHÚNG TA SẼ LÀM GÌ.??? SK & Đời Sống: -Food For Thought- Tiền Tệ : Lịch Sử và Chu Kỳ của giá Vàng BĐS: “Hoang mang” những con phố thời trang của Sài Gòn SK & Đời Sống: Thế hệ bất hạnh nhất CN & MT: Nền kinh tế hydro - Hiện thực hay giấc mơ? CN & MT: Khí nhà Kính CO2 Cao Nhất trong 800.000 năm CN & MT: Earth in 2025 CN & MT: AI VÀ CON NGƯỜI: AI HUẤN LUYỆN AI? CÂU CHUYỆN TỪ CON CHÓ CỦA PAVLOV ĐẾN KỶ NGUYÊN TRÍ TUỆ NHÂN TẠO SK & Đời Sống: Tin tức sáng 30-3: Tốc độ già hóa dân số Việt Nam nhanh nhất châu Á, TP.HCM già nhanh nhất nước Thư Giản: Millennials - thế hệ kẹt giữa gen X và gen Z: Vì sao chúng ta khác biệt? BĐS: NÊN ĐẦU TƯ HAY ĐỨNG NGOÀI QUAN SÁT? BĐS: NHỮNG CÚ SỐC ĐẦU TƯ: KHI BẤT ĐỘNG SẢN KHÔNG DỄ ĂN NHƯ BẠN NGHĨ! BĐS: Khốn khổ vì giá thuê căn hộ tăng cao BĐS: Đấu giá 3.790 căn hộ tái định cư bỏ trống tại Thủ Thiêm BĐS: TP.HCM: Nhiều dự án tái khởi động dự kiến có giá bán tăng gấp 2-3 lần giá cũ BĐS: Nhìn lại lịch sử các chu kì tăng trưởng, chuyên gia dự báo bất ngờ về bức tranh bất động sản năm 2025 BĐS: Novaland – khi gã khổng lồ bị quật ngã : Nếu không sửa luật, dự án bất động sản sẽ tắc trong 10 năm tới CN & MT: Planetary Eclipse Tin tức: Quy mô nhân viên của Agribank tăng lên gần 41.000 người, bằng 12 ngân hàng cộng lại và vượt xa BIDV, VietinBank, Vietcombank BĐS: Thị trường đất nền vùng ven TP.HCM đầu năm 2025: Cơ hội và rủi ro Tin tức: Ngành hàng nào sẽ giúp thị trường cho thuê mặt bằng bán lẻ TP.HCM tăng tốc? Tin tức: Giải mã ba tháng cầm quyền của Tổng thống Donald Trump 2.0 Tin tức: Tài liệu giải mật: Tính toán của CIA về việc sử dụng vũ khí hạt nhân trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam Tin tức: THOMAS FRIEDMAN : "TÔI KHÔNG TIN MỘT LỜI NÀO TRUMP VÀ PUTIN NÓI VỀ UKRAINE". CN & MT: Dự báo La Nina và thời tiết mùa hè nóng kỷ lục VH & TG: CÂU CHUYỆN KHÔN NGOAN VH & TG: Toward a North American Economic Union VH & TG: Hàng triệu nhà hàng Trung Quốc 'chết yểu', sống không quá 500 ngày BĐS: Thị trường bất động sản sắp thay đổi lớn vào 2026 CN & MT: Phân tích bản đồ động đất Đông Nam Á, nguy cơ của Việt Nam đến đâu? CN & MT: Bản đồ nhiệt: Đường nào cháy da, phố nào đổ lửa Tiền Tệ : Kinh tế - Chính trịKinh tế Việt Nam từ 2010 đến 2023 và con đường phía trước (phần C) Tiền Tệ : Kinh tế - Chính trị Kinh tế Việt Nam từ 2010 đến 2023 và con đường phía trước (phần B) Tiền Tệ : Kinh tế Việt Nam từ 2010 đến 2023 và con đường phía trước (phần A) BĐS: Bất Động Sản Thương Mại đối mặt năm Định Mệnh SK & Đời Sống:  BƯỚC ĐỂ MỞ MỘT QUÁN CAFE CÓC "ÍT VỐN, NHIỀU LỜI" SK & Đời Sống: Con người, nếu không có tiền! SK & Đời Sống: Vì sao nhiều người trúng giải độc đắc giàu nhanh nhưng lại dễ “tan cửa nát nhà”, rơi vào bi kịch nghèo vẫn hoàn nghèo? BĐS: Giá căn hộ TP.HCM tăng tới 40%: Cạn nguồn cung, giá bán lập kỷ lục mới BĐS: Bất động sản 2025: Tồn kho cao thì lo, tồn kho thấp chưa chắc đã mừng SK & Đời Sống: Hỏi DeepSeek, ChatGPT "Đang thất nghiệp làm gì để kiếm ra tiền": AI phân tích kỹ càng, đưa ra câu trả lời cực bất ngờ khiến nhiều người tỉnh ngộ SK & Đời Sống: Thử luận cách chữa huyết áp CAO và THẤP: Tin tức: Ông Trump bổ sung thuế với TQ, chứng khoán Thượng Hải, Thâm Quyến và Hồng Kông lao dốc VH & TG: Liệu Trump có gây ra “sự sụp đổ” thứ tám? Thư Giản: NĂM CHỮ CỦA NGƯỜI XƯA SK & Đời Sống: 60 TUỔI TRỞ LÊN, BẠN DỰA VÀO AI?  SK & Đời Sống: 10 BÀI HỌC "NHỚ ĐỜI" KHI MỞ QUÁN CỦA MẸ TÔI VÀ ANH HÀNG XÓM BĐS: Năm 2025: Chưa thể mua nhà ở Thư Giản: Bức thư của nhà khoa học Newton năm 1704 tiên đoán về ngày tận thế BĐS: KẾ HOẠCH KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN CỦA CÁC CHỦ ĐẦU TƯ TRONG NĂM 2025 VH & TG: Buồn của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới: Dân số 1,4 tỷ người nhưng thiếu lao động trầm trọng ở cơ sở y tế nông thôn, bác sĩ lương tháng 3,4 triệu đồng, tự bỏ tiền túi mua thiết bị Tin tức: Ngẫm bài học tăng trưởng từ Trung Quốc và Ấn Độ BĐS: Năm 2025, giá chung cư chưa thể hạ nhiệt? Thư Giản: Ước vọng thay đổi Thư Giản: 34 LỜI DẠY CỦA LÃO TỬ Thư Giản: Elon Musk bật mí 6 PHƯƠNG PHÁP HỌC độc đáo, làm việc 1 năm bằng người khác làm 8 năm: Thú vị nhất là QUY TẮC 2 PHÚT Chứng khoán: Chứng khoán Việt Nam sau tròn 3 năm sau lập đỉnh lịch sử: Có thêm gần 5 triệu tài khoản, VN-Index “bốc hơi” 300 điểm Tin tức: Kinh tế Trung Quốc giai đoạn mới và hàm ý cho Việt Nam Tiền Tệ : TP. Hồ Chí Minh: Tiền gửi vào hệ thống ngân hàng đạt hơn 4 triệu tỷ đồng Tiền Tệ : Mô hình kinh tế hiện đại đã thất bại như thế nào? Thư Giản: Nhìn lại thế giới 2024 và dự đoán tương lai Thư Giản: Ở Sài Gòn rất dễ sống phải không? Tin tức: Ukraine 'khóa van', kỷ nguyên khí đốt của Nga tại châu Âu kết thúc Thư Giản: Ngắm nhìn "hẻm xanh" giữa lòng đô thị Tiền Tệ : Chính sách tiền tệ năm 2025 sẽ đối mặt với không ít thách thức BĐS: Thị trường bất động sản năm 2024: Hai thái cực ở hai đầu đất nước BĐS: Người trong cuộc bất ngờ “chỉ điểm” diễn biến mới của thị trường địa ốc đầu năm 2025 Chứng khoán: VinaCapital: 2025 có thể là năm biến động đối với thị trường chứng khoán và nền kinh tế Tiền Tệ : Quyết định hạ lãi suất của Fed có thể 'giáng đòn' lên hàng loạt NHTW trên toàn cầu như thế nào? VH & TG: NGỘ 12 LUẬT NHÂN QUẢ BẤT BIẾN TRONG CUỘC ĐỜI Chứng khoán: "Chỉ báo Warren Buffett" cao chưa từng có trong lịch sử, gióng hồi chuông cảnh báo nhà đầu tư về mối nguy của TTCK Mỹ Chứng khoán: Chủ tịch FiinGroup: Hầu hết đầu tư cá nhân đang chịu lỗ VH & TG: Tỷ phú Elon Musk nói thẳng 1 ĐIỀU càng cố tỏ ra hoàn hảo thì con người càng kém giá trị: Tránh được sớm sẽ giàu sớm Chứng khoán: Nỗi buồn chưa từng có của thị trường chứng khoán Việt Nam: Con số kỷ lục trong hơn 24 năm hoạt động Tin tức: Thế chiến thứ III đã bắt đầu? VH & TG: Đại lão Hòa thượng Hộ Tông Vansarakkhita (1893-1981) Tin tức: CÁI GIÁ CỦA CHIẾN TRANH 2024 2025 Tin tức: Thế giới đối mặt cùng lúc 5 căn nguyên của thảm họa và nguy cơ Thế chiến III CN & MT: "Báo động đỏ" về khí hậu VH & TG: Nghiên cứu 75 năm của ĐH Harvard: Đây là KIỂU NGƯỜI hạnh phúc nhất, không liên quan gì đến giàu sang, danh vọng! Tin tức: Phố nhậu xập xình nhất TPHCM ế vêu, chủ quán ngồi chờ… dẹp tiệm Tin tức:  2050 Nhân loại đang ở ngã ba đường Tin tức: 20 rủi ro toàn cầu lớn nhất năm 2024, suy thoái kinh tế và thời tiết cực đoan nằm top đầu VH & TG: Câu chuyện Chúa Giê Su ‘sang Phương Đông tu tập’ được kể lại ra sao? SK & Đời Sống: Giáo sư từng đoạt giải Nobel suốt đời tuân theo 6 điều, bảo sao sống thọ 101 tuổi: Tập thể dục hay uống nước cũng gác lại sau VH & TG: Henry Kissinger: Làm thế nào để tránh xảy ra Thế chiến 3? (P1) CN & MT: Dự báo của Yuval Noal Harari về những biến đổi chính trị - xã hội trong thời đại số và những giải pháp cho xã hội tương lai Tin tức: Dấu ấn ODA Nhật Bản tại Đồng bằng sông Cửu Long CN & MT: Làm cây thông đứng giữa trời mà… lo Tin tức: 9 vấn đề định hình nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2024: Từ lạm phát, tăng trưởng GDP đến TikTok, ChatGPT CN & MT: Năng lượng và biến đổi khí hậu CN & MT: Trí tuệ nhân tạo đang thay đổi ngành bán lẻ Tin tức: Trung Quốc chấm dứt 30 năm phát triển mạnh, hết thời làm mưa làm gió trên thế giới? CN & MT: Châu Âu: Thế thượng phong của ô tô điện - bao lâu nữa? CN & MT: Ai là tác nhân chính gây biến đổi khí hậu? Tin tức: Hệ lụy gì từ cuộc chiến mới ở Trung Đông? CN & MT: Kỷ nguyên bùng nổ AI: Linh hồn của thời kỳ Siliconomy Tin tức: Khủng hoảng tại WTO và cảnh báo về sự phân mảnh của kinh tế toàn cầu Tin tức: Dự báo rủi ro lạm phát dai dẳng ở Mỹ Tin tức: Trump làm tổng thống Mỹ Thế giới bắt đầu thời kỳ cấu trúc lại trật tư thế giới The World Begins to Reorder Itself Tin tức: IMF: Triển vọng kinh tế thế giới mấy năm tới chỉ ở “hạng xoàng” CN & MT: Nếu Trái đất nóng hơn 2,5 độ so với thời tiền công nghiệp, ĐBSCL sẽ gặp nguy cơ CN & MT: Diễn biến đáng lo ở Nam Cực
Bài viết
Nỗi niềm của nước

    “Chuyện những dòng sông” của tôi là từ dòng Mekong bắt nguồn từ núi Tanggula thuộc vùng bình nguyên Tibet, chảy qua Châu thổ sông Mekong ra biển Đông ngang qua Đồng bằng sông Cửu Long.

    1. Bạn có thể hình dung khi đứng trước cánh đồng vài chục ha đã thấy “mút tầm mắt”, “cò bay thẳng cánh”. Khi đứng trước một vùng Châu thổ Mekong có diện tích 49.520 km2 sẽ là một vùng đất rộng lớn đến nhường nào. Đó là một vùng tam giác được dòng Mekong mang phù sa màu mỡ bồi đắp và cho nhiều sản vật kéo dài từ Kratie ở phía Nam Campuchia, xuyên qua Phnompenh vào miền Nam Việt Nam đến bờ biển Đông. 

    Đó là một vùng đất thấp, bằng phẳng, sông nối sông, đồng nối đồng, cao hơn mặt nước biển khoảng nửa mét, có nơi đến 3m, đặc biệt một phần nhỏ ở miền Tây Bắc cao đến hơn 100m. Phần lãnh thổ Việt Nam chiếm 74% tổng số diện tích vùng Châu thổ Mekong, phần còn lại nằm trong địa phận Campuchia. 

    Nhiều tài liệu cho thấy, Châu thổ Đồng bằng sông Mekong hình thành hơn chục triệu năm trước, từ thời kỳ Cenozoic thứ 3 đến thời kỳ Pleistocene và thực sự hình thành trong khoảng cách nay 5.000 đến 6.000 năm. Có thể hình dung, khi ấy vùng bán đảo Đông Dương còn chìm sâu dưới mặt nước trong thời kỳ “biển tiến”, sau đó Châu thổ sông Mekong được phù sa từ thượng nguồn đổ xuống dần bồi đắp. 

    mekongriverfishing09052020063629.jpg Một đoạn sông Mekong. (Nguồn: luxurycruisemekong.com)

    Một số khảo cổ cho thấy, chiều sâu của lớp đất phù sa của vùng Kratie dày 30m và các vùng cửa biển có nơi dày đến 300m. Đó là công lao của tạo hóa trải qua hàng chục triệu năm. Trên Châu thổ Cửu Long có khoảng 16 triệu dân và chủ yếu là nông dân sản xuất nông nghiệp. Từ xa xưa con người trên dải đất này đã biết sử dụng nguồn nước Mekong. Những cuộc khai quật, một số di chỉ cho thấy hệ thống thoát nước và kinh rạch dùng cho nông nghiệp và lưu thông ở vùng Châu thổ thượng nguồn Campuchia đã có từ hơn 1.000 năm trước, từ triều đại Angkor và hệ thống kinh đào phục vụ giao thông còn tồn tại đến ngày nay cũng có từ hơn 120 năm. Sau năm 75 của thế kỷ trước hệ thống kinh đào “dẫn thủy nhập điền”, tháo nước vùng Châu thổ Mekong được triển khai không kém phần quy mô với hơn 10.000 km kinh đào trong các “chương trình” tháo nước để khai khẩn đất phèn, đất mặn đã làm thay đổi diện mạo vùng Châu thổ sông Mekong, đồng thời cũng “tiêu hủy” những khu đầm lầy và rừng rậm…. 

    Cách đây chục năm tôi viết bút ký “Những cánh rừng biến mất”, 180.000 ha rừng đước Mũi Cà Mau cũng còn rải rác, nay chỉ còn sót lại một khoảnh “vườn rừng” thuộc rừng quốc gia Mũi Cà Mau vài ngàn ha. Tương tự, những cánh rừng lưu vực sông Mekong cũng không ngoại lệ. Những chương trình di dân, khai hoang đã triệt hạ khoảng 1.300 km2 rừng tràm và 1.200 km2 rừng đước. 

    Sau năm 1975, các cuộc di dân có tổ chức và không có tổ chức đến vùng Châu thổ Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt với “chương trình” lấp kín Đồng Tháp Mười đã khiến khoảng 8.000 km2 đất đầm lầy Đồng Tháp Mười đã bị san lấp cho sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp.

    2. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất trẻ theo nghĩa địa chất, được bồi đắp bởi những lớp phù sa mới và các loại khoáng sản tải xuống từ thượng nguồn. Nhờ phù sa bồi đắp mà vùng duyên hải Bán đảo Cà Mau nới rộng ra biển hàng năm trên dưới 100m. Đó là câu chuyện của trước đây, khi mà những con đê ngăn mặn Biển Đông, đê chắn biển Tây chưa được hình thành. Ngày nay thì mọi chuyện đã khác.

    Mấy mươi năm trước, khi chuẩn bị tư liệu viết bút ký “Rừng báo bão”, tôi đã tìm đọc một số tài liệu về hải dương để biết vì sao Mũi Cà Mau quay về phía Tây? Nhờ đó được biết, biên độ triều biển Đông luôn có khuynh hướng cao hơn biển phía Tây, trong khi đó dòng hải lưu Bắc từ phía đảo Hải Nam đổ xuống phía Nam, gặp dòng hải lưu Đông từ ngoài khơi đẩy vào làm cho dòng hải lưu Bắc chảy vào phía trong đảo Hoàng Sa và Trường Sa mang theo phù sa bồi đắp ven biển Đông và phía Tây. Khi những tuyến đê biển Đông hình thành đã ngăn chặn “dòng chảy” hải lưu Đông, làm cho dòng hải lưu Bắc chảy ra ngoài Hoàng Sa và Trường Sa, ven biển Đông chẳng những không còn được phù sa bồi đắp mà còn bị xói lở. “Sự xói lở còn nhanh hơn khi phù sa từng lớp, từng đợt hình thành. Và, mũi đất đang co rúm lại trước dòng hải lưu chuyển hướng”. Đó là những dòng kết thúc bút ký “Rừng báo bão” mấy mươi năm trước.

    Châu thổ Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích 39.000 km2, trong đó có hơn 24.000 km2 dành cho sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp, 4.000 km2 rừng. Đây chỉ là những con số còn lại trên các thống kê. Thực tế thì đã hoàn toàn khác. Nhiều vùng đất nông nghiệp đã “nằm xen kẽ khu dân cư” (chữ của các nhà quy hoạch). Nghĩa là “đất nông nghiệp” nhưng không còn được sản xuất nông nghiệp mà đã sử dụng vào mục đích khác.

    baodantoc.jpg

    Những năm gần đây các nhà hoạch định kinh tế rất say sưa về sản phẩm nông nghiệp của vùng Châu thổ Đồng bằng sông Cửu Long xem như là một thành công khi vùng đất này chiếm đến 50% lượng lúa gạo sản xuất toàn quốc, góp phần đưa Việt Nam lên quốc gia hàng thứ nhì trên thế giới về sản xuất lúa gạo. 

    Nhưng khi sản xuất nông nghiệp nằm trong tình trạng không kiểm soát, chạy theo sản lượng và khi mà máu tư hữu trong người nông dân luôn cuồn cuộn chảy trong huyết quản, chỉ quan tâm đến năng suất và lợi nhuận đã tạo nên “tập quán canh tác” sử dụng thái quá phân bón, thuốc trừ sâu, hóa chất diệt cỏ khiến nguồn nước bị ô nhiễm. Điều này đã làm cho dòng nước Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, Châu thổ sông Mekong nói chung vốn vốn đã kém phẩm chất từ nhiều năm qua giờ càng thêm ô nhiễm, tạo nên mối nguy hại cho các loài thủy sản. 

    Đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 24.000 km2 dành cho sản xuất nông và ngư nghiệp thì có đến 1.000 km2 đất mỗi năm trồng 3 vụ, 10.000 km2 hai vụ và 1.300 km2 một vụ. Các con số có vẻ khô khan và thường không nói lên được điều gì, nhưng trong trường hợp này nó đã nói lên một phần sự thật từ việc tăng diện tích sản xuất nông nghiệp và tăng vụ đã tạo nên áp lực trực tiếp vào khối lượng và phẩm chất nguồn nước ngọt của sông Mekong và Đồng bằng sông Cửu Long cho sinh hoạt và công nghiệp nuôi trồng thủy sản. Trong khi đó, Đồng bằng sông Cửu Long hiện có đến 80% lượng nước ngọt dùng cho sản xuất nông nghiệp, chỉ có 5% dùng cho sinh hoạt gia đình. 

    Nguồn nước mặt khan hiếm và ô nhiễm, khiến hầu hết mọi gia đình ở Đồng bằng sông Cửu Long phải sử dụng nước ngầm. Được biết, nguồn nước ngầm ở Đồng bằng sông Cửu Long đã được sử dụng từ hơn 100 năm nay, nhưng chưa được kiểm tra và phân tích. Một chuyên gia ngành nước ngầm nói với tôi rằng, ở Đồng bằng sông Cửu Long có 5 “luồng” nước ngầm từ dạng Holocene đến thượng Miocene. Trong đó, “luồng” nước thượng Pleistocene qp2-3 ở vùng Bắc và Nam Châu thổ Mekong nằm sâu khoảng 50-100 mét dưới mặt đất, giữa những lớp cát to và mịn, và chứa khoảng 1.000mg/lít chất hoà tan; sâu hơn nửa, là nguồn nước hạ Pleistocene qp1 nằm 50-250 m dưới mặt đất, giữa những lớp đá sỏi, cung cấp 60% số lượng nước ngầm ở Đồng bằng Cửu Long, hai nguồn nước qp1 và qp2-3 được khai thác nhiều nhất. Tuy nhiên, nguồn nước qp2-3 nằm trồi lên mặt đất thường được sử dụng. 

    Những ảnh hưởng của nước lụt trong tích trữ nguồn nước ngầm và tương quan giữa nguồn nước mặt ngấm mặn, ngấm phèn và phẩm chất nguồn nước ngầm chưa có công trình nào nghiên cứu thấu đáo. Sự khác biệt rõ rệt về lượng mưa giữa hai mùa dẫn đến ngập lụt vào mùa mưa và thiếu nước vào mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long đã diễn ra nhiều hệ lụy. 

    Mùa khô dòng Mekong thiếu nước, không đủ để ngăn nước biển mặn tràn vào các dòng sông, một số vùng Long An, Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang gần biển đều bị nhiễm mặn. Vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long nước biển mặn xâm nhập vào mùa khô bắt đầu từ tháng Giêng đến tháng Tư, có nơi kéo dài đến tháng Sáu do nước Biển Đông và biển Tây tràn vào. Mùa mưa ngập lụt và mùa khô ngập mặn luôn là hình ảnh tương phản của Đồng bằng sông Cửu Long.

    3. Đồng bằng sông Cửu Long còn bị ảnh hưởng của nước thủy triều từ biển Đông và biển Tây. Về phía Đông, thủy triều lên xuống theo chế độ bán nhật triều với biên độ thay đổi trên dưới 3m. Viết đến đây tôi bỗng nhớ hai câu thơ của nhà thơ Nguyễn Trọng Tín:

    “Xin cảm ơn con nước ròng sát kiệt 

    Để lòng sông không che đậy lòng mình…". 

    Người nông dân Đồng bằng sông Cửu Long hiểu rõ dòng sông nơi mình sinh ra, lớn lên và gắn bó, đã biết lợi dụng khi nước ròng nước lớn. Khi con lên xuống cũng là mùa để cải tạo đất và khi con nước lên tưới rửa đất đai, nuôi con cá con tôm.  

    Chương trình “ngọt hóa bán đảo Cà Mau” đồ sộ và tốn kém đã xây dựng một hệ thống 12 cống đập ngăn mặn ở các cửa sông chính và kinh đào nối biển Đông và biển Tây từ Sóc Trăng xuống tận Cà Mau. Hệ thống 12 cống đạp đầu tư quy mô lớn với cửa đập tự động mở khi thủy triều xuống và đóng lại khi thủy triều lên nhằm ngăn chặn nước biển mặn xâm nhập bán đảo Cà Mau, trong đó có dự án Quản Lộ Phụng Hiệp khởi công năm 1992 và hoàn tất năm 2001, tổng chi phí cả chi phí nạo vét hơn 250km kinh rạch lên đến trên 12 tỷ đô la, nhưng cũng mang lại ít hiệu quả, thậm chí là đã tác động đến môi sinh, ngăn chặn các loài thủy sản di chuyển từ sông ngòi vào đồng ruộng. 

    Trở lại “Chuyện của những dòng sông”, có thể thấy sông Mekong hằng năm chuyên chở đến vùng Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 150 triệu tấn phù sa, hầu hết là những bụi quặng và đất sét. Một tài liệu ước tính hàng năm nguồn nước sông Mekong đem đến cho lưu vực Đồng bằng sông Cửu Long hàng triệu tấn chất đạm Nitơ, Phosphorus và những nguyên tố cần thiết cho trồng trọt. 

    Việc khai thác rừng cạn kiệt rừng đầu nguồn và khai thác dòng Mekong thiếu kế hoạch ở thượng nguồn là hai yếu tố làm thay đổi phẩm chất nguồn nước hạ nguồn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long, nguồn nước ở nhiều nơi bị acid hóa do canh tác ở những vùng đất phèn, bị ô nhiễm bởi một số hóa chất, cùng với đó là nguồn nước ứ đọng ngày một gia tăng là điều đáng lo ngại cho sức khỏe con người.

    Gần đây Đồng bằng sông Cửu Long xuất hiện một mô hình mới sản xuất nông nghiệp của kỹ sư nông nghiệp Hồ Quang Cua và cộng sự. Đó là mô hình trồng lúa trên đất nuôi tôm nhiễm mặn, hay còn gọi nôm na là “một vụ tôm một vụ lúa”, sản phẩm đã thu được là giống lúa ST25 với hai lần đạt danh hiệu là gạo ngon nhất thế giới (năm 2019 và 2023). Mô hình này đang được triển khai ở vùng ven biển Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng và đang lan rộng ra tận vùng nhiễm mặn Kiên Giang. Phương pháp canh tác có thể nói tóm gọn là mùa khô lấy nước mặn nuôi tôm, sắp sa mưa thì tháo nước ra khỏi đầm nuôi tôm để phơi đất, chờ mưa xuống rửa mặn rồi xả nước rửa mặn lần hai chuẩn bị xuống giống, khi lúa “vàng đồng” tiếp tục tháo nước khô mặt đồng để cây lúa “không kịp” nhiễm mặn, đồng thời thuận lợi cho việc đưa máy gặt đập vào thu hoạch, vừa giảm chi phí thu hoạch, vừa kịp “chạy mặn”. 

    Nếu mô hình sản xuất nông nghiệp “một lúa một tôm” của Anh hùng lao động, kỹ sư Hồ Quang Cua và cộng sự được triển khai các tỉnh ven biển bán đảo Cà Mau, nằm trong “tứ giác” Vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long gồm Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau thì hệ thống 12 cống đập ngăn mặn trong chương trình ngọt hóa Bán đảo Cà Mau được đầu tư quy mô hơn 12 tỷ đô la trước đây một thời “thi gan cùng tuế nguyệt” sẽ được phát huy hiệu quả.

    Đặng Huỳnh Lộc - Theo Vietnamnet

    THỐNG KÊ TRUY CẬP
    • Đang online 9
    • Truy cập tuần 1055
    • Truy cập tháng 17260
    • Tổng truy cập 251287