Nhật ký ông Nội phần 3

22 Trần Quốc Toản, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Tp.HCM
Tiêu điểm
Tin tức: BÀI PHÁT BIỂU CỦA THỦ TƯỚNG ISRAEL - Benjamin Netanyahu Thư Giản: Nhớ mưa Sài Gòn... Tiền Tệ : Lượng tiền ngân hàng cho vay vượt huy động Tin tức: Cải cách thể chế nhìn từ cuốn sách “Vì sao các quốc gia thất bại” BĐS: TP.HCM dự kiến không cho phân lô bán nền tại các huyện ngoại thành Tin tức: Bên trong đơn vị UAV mật của Ukraine chuyên tấn công vào lãnh thổ Nga CN & MT: It’s Time To Give Up Hope For A Better Climate & Get Heroic VH & TG: 'Nexus’ - lược sử về những mạng lưới thông tin của loài người Tin tức: Thủ tướng chỉ rõ 2 điểm nghẽn lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long Tin tức: China’s Real Economic Crisis Tin tức: KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH ,KINH TẾ HAY KHỦNG KHOẢNG CƠ CẤU TOÀN DIỆN VH & TG: Ông Donald Trump, voi và nước xáo CN & MT: ChatGPT: ẢO VỌNG TOÀN NĂNG VÀ TƯƠNG LAI TOÀN TRỊ CN & MT: The planet endures its hottest summer on record — for the second straight year BĐS: Thị trường bất động sản sẽ phục hồi trong giai đoạn 2024 - 2027 CN & MT: AI – nỗi sợ của ‘dân văn phòng’ VH & TG: The Precondition For Global Cooperation VH & TG: Trung Quốc: trẻ thất nghiệp, già lo âu BĐS: Nhiều doanh nghiệp bất động sản đã vượt qua giai đoạn ‘sinh - tử’ CN & MT: Chăm lo nền móng VH & TG: Việt Nam có thể trở thành một trong cửu bá trong thế giới đa cực vào năm 2025 BĐS: Loạt mặt bằng vị trí 'vàng' TP HCM ế khách thuê nhiều năm BĐS: Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa: Tôi mua nhà năm 1990 hết 56 triệu đồng, bây giờ người ta gạ 20 tỷ đồng mà bà xã không chịu bán Thư Giản: Viết cho ngày doanh nhân 13/10 CN & MT: AI Is The Way Out Of Low Growth And Inflation CN & MT: Viễn cảnh 'hàng tỉ người giả' đáng sợ tạo ra nhờ AI VH & TG: Loài người trở nên thông minh như thế nào? Tin tức: Sử gia Harari: Hướng đi của nhân loại đang được quyết định tại Ukraina CN & MT: The Human Cost Of Our AI-Driven Future CN & MT: Việt Nam và Đông Nam Á sẽ hứng chịu mưa lớn bất thường vào cuối năm 2024 do La Nina BĐS: Bức tranh tín dụng bất động sản giai đoạn 2011-2022 Tin tức: Nobel kinh tế 2024 và bài học về thể chế cho Việt Nam CN & MT: Jensen Huang khen Elon Musk siêu phàm CN & MT: Bước tiếp theo cho tên lửa Starship của Elon Musk là gì? CN & MT: Dữ liệu vệ tinh vẽ nên bức tranh tổng thể về biến đổi khí hậu CN & MT: El Nino: Hồi chuông báo tử đe dọa nhân loại đã điểm Tin tức: Việt Nam có quyền lực như thế nào tại châu Á-Thái Bình Dương? CN & MT: Thủy lợi mang lại no ấm cho nông dân Tây Ninh Tin tức: Giải Nobel Kinh tế 2024 CN & MT: Châu thổ đang chìm: vấn nạn nan giải Tin tức: 7-Eleven đóng cửa 444 chi nhánh: Chuyện gì đang xảy ra với chuỗi siêu thị tiện lợi lớn nhất thế giới? Tin tức: Người nhập cư vào TP.HCM giảm mạnh, 'thủ phủ nhà trọ' thưa vắng người thuê Tin tức: Xe điện: Thêm một thảm bại của mô hình ‘chủ nghĩa tư bản nhà nước’ tại Trung Quốc SK & Đời Sống: Nền kinh tế cho người già SK & Đời Sống: Sôi động cuộc đua tìm phương thuốc kéo dài tuổi thọ BĐS: Sau hơn 1 tháng triển khai luật mới: Vẫn nhiều vướng mắc về đất đai BĐS: Shophouse ế ẩm, đóng cửa hàng loạt BĐS: Tiêu điều mặt bằng cho thuê tại TP. HCM BĐS: Giá thuê mặt bằng trung tâm quá cao, người kinh doanh rút về vùng ven TP.HCM Chứng khoán: La Nina hoạt động mạnh từ tháng 8, mưa nhiều chưa từng có, cổ phiếu ngành điện ra sao? BĐS: SO SÁNH TỒN KHO BẤT ĐỘNG SẢN 2015-2022. 10 ông lớn địa ốc tồn kho hơn 40 nghìn tỷ 62015 30.6.2015 BĐS: Những vùng tối của khủng hoảng nhà ở BĐS: Loạt doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu trở lại BĐS: TS. Cấn Văn Lực: “Ai làm bất động sản ở phân khúc nhà phố thương mại thì cần phải quan sát để cơ cấu lại” BĐS: 1 tỷ USD vốn FDI vào nhà đất: Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia... dẫn đầu làn sóng M&A : Nếu không sửa luật, dự án bất động sản sẽ tắc trong 10 năm tới Tin tức: Thời khắc đen tối nhất của Ukraine Tin tức: 3 quyết sách chiến lược để biến Việt Nam thành ‘con hổ kinh tế’ châu Á Tin tức: Đánh thuế bất động sản phải nghiên cứu kỹ, đừng xa rời thực tế Tin tức: Chân dung Blackstone – ‘Gã khổng lồ’ quản lý hơn 1.000 tỷ USD muốn đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam VH & TG: SMARTPHONE VÀ TÔI VH & TG: TÂM LINH VÀ MÊ TÍN VH & TG: Cận cảnh không gian sống của Elon Musk: Người giàu nhất thế giới ở “phòng đóng hộp” 37m2, nội thất tiện nghi kém xa nhà của nhiều người Thư Giản: Mùa nước tràn đồng VH & TG: Vùng Scandinavia, bao gồm các quốc gia như Thụy Điển, Na Uy và Đan Mạch (có thể bao gồm Phần Lan, Iceland) VH & TG: South Korea wakes up to the next K-wave: The 'silver economy' VH & TG: Lý Quang Diệu viết về những ngày cuối đời VH & TG: Bài của Tướng Trì Hạo Điền về mộng bá chủ thế giới của người Hán Tạp chí Các vấn đề chiến lược, Ấn Độ, 15/4/2009 VH & TG: Reagan đã không thắng trong Chiến tranh Lạnh như nhiều người nghĩ Thư Giản: BÍ QUYẾT SỐNG NHẸ NHÀNG  Tiền Tệ : KINH TẾ HOA KỲ NHẬT BẢN VÀ ANH TUẦN NÀY ( 16- 25/9/2024) SẼ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THẾ GIỚI VH & TG: Thân phận phụ nữ ở Ấn Độ: Những gánh nặng kinh hoàng BĐS: Thử suy nghĩ BÀI HỌC TỪ TRUNG QUỐC CHO THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM....2024 Thư Giản: 5 câu chuyện Đại chiến lược của Thế giới 2020-2035. VH & TG: Hoàng đế diệt Phật bị quả báo bi thảm: Bài học lịch sử cho nhân loại ngày nay Tiền Tệ : NHNN điều chỉnh room tín dụng: Nhà băng nào hưởng lợi? Thư Giản: Thời kỳ thoái đã bắt đầu từ lâu - Dự báo 60 năm phần 2 Thư Giản: Dự báo 60 năm đầu thế kỷ 21 và hướng đến thế kỷ 22 Chứng khoán: Thời hoàng kim của chứng khoán Việt Nam 2007 Chứng khoán: “Đỉnh và đáy” cũng như “đêm với ngày”: Nhà đầu tư lão làng Charlie Munger tiết lộ triết lý đầu tư chưa khi nào lỗi thời để gặt hái thành công VH & TG: Đại tác giả KIM DUNG NÓI GÌ VỀ KINH PHẬT CHỮ HÁN ? VH & TG: Chuyến thăm lịch sử của Đặng Tiểu Bình và nước đi giúp Trung Quốc “lột xác”, vượt qua láng giềng đáng gờm Thư Giản: Hạn hán lớn nhất thời cổ đại, hoàng đế xin mưa và phép màu khiến muôn dân kinh ngạc VH & TG: Nhân loại trước ngã ba đường? Tiền Tệ : Cơ hội từ khủng hoảng 2008 Tiền Tệ : Tại sao Mỹ sẽ thắng trong cuộc Chiến tranh tiền tệ? Tiền Tệ : Giải bài toán nợ xấu ngân hàng tăng SK & Đời Sống: Sự thật về người đàn ông sống lâu nhất Trung Quốc, thọ xuyên 3 thế kỷ nhờ 1 thần chú ai cũng dễ dàng làm được SK & Đời Sống: 'Chẳng ai muốn chuyển ra Bình Chánh khi công việc còn trong quận 1' Chứng khoán: Thị trường chứng khoán Mỹ chìm trong sắc đỏ trong ngày Thứ hai đầu tuần SK & Đời Sống: Giới nhà giàu Việt chọn môi trường sống “giàu có trong thầm lặng” Chứng khoán: Chứng khoán bay mất 50 điểm, rúng động thị trường 200 tỷ USD SK & Đời Sống: Người già nông thôn – đường dài lệ thuộc con cháu Thư Giản: MỘT VÀI SỰ THẬT VỀ NHỮNG THỜI KỲ KHÓ KHĂN! SK & Đời Sống: Thành phố lớn nhất Việt Nam có hơn 1 triệu người cao tuổi, già hoá dân số nhanh, tuổi thọ trung bình 76,5 tuổi SK & Đời Sống: Đưa cây vào nhà, chăm chúng như con SK & Đời Sống: Phục hưng hành lang thiên nhiên - kinh tế - nhân văn dọc sông Sài Gòn SK & Đời Sống: Nghiên cứu khoa học: Sống gần gũi với thiên nhiên giúp chống lại bệnh tật, tốt cho tâm lý, kéo dài tuổi thọ! Thư Giản: NGHỊCH LÝ KHÔNG THỂ "NGƯỢC ĐỜI" HƠN CỦA NGƯỜI HIỆN ĐẠI Tin tức: CÁI GIÁ CỦA CHIẾN TRANH 2024 BĐS: Thời điểm vàng cho bất động sản hậu khủng hoảng CN & MT: Dự báo của Yuval Noal Harari về những biến đổi chính trị - xã hội trong thời đại số và những giải pháp cho xã hội tương lai CN & MT: Neuromorphic supercomputer aims for human brain scale BĐS: Doanh nghiệp trả mặt bằng hàng loạt BĐS: Mặt bằng 'bình dân' ở TP.HCM: Giảm giá phân nửa, giảm tiền cọc vẫn bỏ trống BĐS: Sóng 'tháo chạy' khỏi mặt bằng tiền tỷ khu vực trung tâm giờ ra sao? CN & MT: Trí tuệ nhân tạo đang thay đổi ngành bán lẻ Tin tức: Hệ lụy gì từ cuộc chiến mới ở Trung Đông? BĐS: Dấu ấn bất động sản quý 3: Những "đốm sáng" trong khó khăn Tin tức: Thế giới bắt đầu thời kỳ cấu trúc lại trật tư thế giới The World Begins to Reorder Itself Tin tức: IMF: Triển vọng kinh tế thế giới mấy năm tới chỉ ở “hạng xoàng” BĐS: Chuyên gia nêu rõ khó khăn lớn nhất của thị trường bất động sản hiện nay Tin tức: Nền kinh tế toàn cầu ra sao khi phải đối mặt với cuộc khủng hoảng mới trong cuộc chiến Israel-Gaza? Tin tức: Xung đột Israel - Hamas: Người ra mặt và kẻ giấu mặt CN & MT: Nếu Trái đất nóng hơn 2,5 độ so với thời tiền công nghiệp, ĐBSCL sẽ gặp nguy cơ Tin tức: Tỉ phú israel có con gái bị Hamas giết! : Vòm sắt - hệ thống đánh chặn tên lửa thành công hơn 90% của Israel? Tin tức: Thế giới đối mặt cùng lúc 5 căn nguyên của thảm họa và nguy cơ Thế chiến III CN & MT: Toyota chứng minh cho cả thế giới thấy 'không vội làm xe điện' là đúng: 1 startup làm 9 năm vẫn lỗ, càng bán càng không có lãi
Bài viết
Nhật ký ông Nội phần 3

    HỒI KÝ TỪ TUỔI THƠ ẤU ĐẾN GIÀ 73 TUỔI CỦA PHẬT TỬ NGUYỄN KIM TOÀN

    Phần III

     Từ 1945-1954 GIAI ĐOẠN KHỔ TẬP TU ĐẠO

     

    35 tuổi       Nhớ lại năm 1944 – Tôi xin được phép về thăm nhà, cái năm Pháp Nhật tranh nhau thâu mua tất cả lúa của dân, làm dân bị chết đói 2 triệu người thật là thê thảm. Trong tình huống nầy tôi nghe từ Huế trở ra dân chết đói hàng loạt, kẻ nghèo dắt nhau hàng đoàn đi trên đường quê lộ vào nam. Đà nẵng chưa ảnh hưởng mấy. Tuy nhiên cũng có lập trại tế bần nuôi dưỡng hàng trăm đồng bào. Tôi cùng với 5 bạn đồng tu đi quyên tiền mua gạo giúp nhiều lần.

                       Được nghĩ phép, tôi mua một tạ gạo đem về trợ cấp cho gia đình. Trong lúc đó dân làng đã thấy đói nhiều, một số chỉ còn  da bọc xương đến đình làng lấy gạo phát chẩn do thân phụ tôi cùng các bác , chú trong làng tổ chức. Lúc đó tôi nói với bà xã bỏ ra 1 thùng gạo  góp vào quỹ phát chẩn. Một hôm tôi ra đình với thân phụ dự cuộc phát chẩn, đếm tất cả có 38 người nghèo trên 130 toàn là dân nghèo , áo quần tơi tả, mặt mũi xanh xao hốc hác, thân thể da bọc xương như bộ xương cách trí. Trông thật quá đau đớn. Tôi liền rơi nước mắt góp ý kiến với làng là việc phát chẩn quá chậm, nay cần phải săn sóc chu đáo hơn, kéo dài sự trợ cấp hơn để cứu vãn số đông.

    36 tuổi                 Đến ngày 13 tháng 5 Âm lịch năm 1945, được tin thân mẩu tôi tạ thế. Tôi đau đớn can trường, định xin phép về quê lo ma chay mẹ già nhưng giặc giã lung tung, đường giao thông bị đứt từng đoạn, dọc đường giặc còn đánh phá. Tôi liền ra ga hỏi thì họ bảo là tàu đều đình chỉ cho đến khi có lệnh mới. Trời đất thiên địa, rủi ro gì lạ lùng thế này. Than ôi ! Tình mẩu tử biết bao kể xiết, thương nhớ mẹ đau đớn lòng con. Từ nay mẹ con xa cách, âm dương đôi ngã, biết đời nào con mới được gặp mẹ. Mẹ ơi ! Đau đớn lòng con. Có ngờ đâu mẹ mới 65 tuổi thọ mà sớm tách cõi trần trong lúc chiến tranh loạn lạc, con không sao về được để lo đám mẹ trong phút cuối cùng đau đớn của mẹ. Mẹ ơi ! Đau đớn lòng con!!!

                       Tuy không về quê được, nhưng tôi vẫn xin phép nghĩ 15 ngày lên núi non nước (Ngũ hành sơn) xin tá túc ở chùa để tu niệm cầu siêu độ cho mẹ. Ngoài công phu ngày 2 buổi với chư tăng trong chùa , tôi ngồi thiền ở Vọng Hải Đài và Vọng Giang Đài, gọi là thời gian quyết tu bát quan trai để hồi hưởng công đức, cầu vong linh mẹ siêu thoát.

                       Không được về lo đám mẹ, lòng tôi không lúc nào ổn. Cứ suy tư nghĩ ngợi. Tôi phải làm gì đây để báo ân cha mẹ ? – Theo kinh Báo ân phụ mẩu, kinh Vu lan, đức Mục-Kiều Liên báo ân mẹ…qua các kinh sách Phật tôi được nghiên cứu, tôi thấy công ơn cha mẹ hết sức lớn lao, như Phật dạy :”dù có lấy vai trái cõng cha, vai mặt cõng mẹ đi khắp tam thiên Thế giới cũng không đền đáp được công ơn cha mẹ – Dù có cắt thịt mình nấu cho cha mẹ ăn lúc nạn đói cũng chưa báo được công ơn cha mẹ”. Thế thì làm thế nào đây để gọi là đền đáp ơn sâu ấy. Phật dạy :”Lúc cha mẹ sinh tiền, Phật tử phải chí thành phụng dưỡng cha mẹ, hỏi han hôm sớm, khuyên răn cha mẹ phát tâm Bồ đề, tu hành chánh đạo – Khi già nua bệnh hoạn, phải tự thân chăm sóc, hoặc bận công tác thì phải thuê người trông nom, phải một lòng hiếu hạnh, không bao giờ làm phật lòng cha mẹ khi bệnh hoạn, gần lâm chung – Ngày lâm chung phải chí thành chí hiếu, lo lắng cho cha mẹ được an nghĩ siêu thoát, mồ êm mã ấm. Lúc tứ hậu, làm con phải thỉnh chư tăng (chọn tăng đầy đủ trai giới) đến ngày rằm tháng bảy làm lễ cúng dường (trai tăng) gọi là Vu lan Bồn, cúng dường ngũ quả, ngũ cốc. Nếu có khả năng cúng áo quần, khăn mặt, xà bông, thuốc chữa bệnh…Khả năng lớn thì cúng tiền đúc chuông, đúc tượng làm chùa…hồi hương công đức ấy chú nguyện cho hương linh cha mẹ được siêu thoát.

    36 tuổi                 Tháng 7, ngày rằm 1945 _  tôi về quê làm ruộng. – Nhân dịp gia đình tổ chức lễ Vu Lan khá long trọng. –Trong đại gia đình Ông già và các anh chị em tôi thì ưa làm lễ theo thể tục. –

                Trái lại, tôi thì hiểu phật giáo, muốn tổ chức hoàn toàn theo chơn lý đạo Phật. – Rút cuộc hai bên dung hòa, tôi thì rước một số chư tăng ở thành phố về trú tại nhà riêng tôi, thiết bàn thờ thỉnh hình về an vị. _ Ong cụ và cả gia đình thì làm rạp trước tại nhà anh Toản tôi ; làm cả minh y, minh khí, đồ mã nhà cửa lâu đài thôi thì đủ chuyện, mời làng xã bà con thân bằng quyến thuộc đến dự lễ như một đám tang thứ hai. – Giết heo bò, đải đằng tế lễ linh đình hai ba ngày ;

                     Trong lúc đó, chư tăng vẫn ở nhà tôi đêm ngày tụng niệm trai đàn nghiêm chỉnh để siêu độ cho vong linh. Tuy nhiên, khi nhà bác Toản mời chư tăng xuống làm lễ thì quí thầy vẫn phải xuống tụng kinh. – Trước khi vô đám chư tăng tổ chức cho con cháu sắp hàng đội cầu ( tấm vải vàng và trắng ) dài 10 thước từ nhà lên mộ để thỉnh linh về nhà dự lể. – Trước hàng đội cầu có tượng phật Di Đà ngự trên hương án có che hai lọng vàng do 2 người gánh. – Có âm nhạc hộ tống, y như cái đám thứ hai vậy. – Điểm đặc biệt trong lúc đám đình đượm mùi thế tục, nhà tôi cả vợ con đều trai giới cùng với chư tăng nhứt tâm cầu nguyện. –

                     Ở thôn quê mà tổ chức như vậy là một sự lạ lùng ít có.

    Vì tôi có hiểu đạo, lại đang có cái đầu trọc, mà là một công chức thời ấy, nên chư tăng ở tỉnh về nhà quê thấy vậy cũng phải nể và nhất tâm trai giới trì niệm đàng hoàng, tôi kiểm xét có thầy nghiêm túc, nên tin tưởng thân mẩu tôi chắc được phần ích lợi dưới suối vàng.

    Nói về quê làm ruộng. – Nhưng tôi bình sinh đi học và làm việc văn phòng công chức ở thành phố, nên công việc nhà nông phải bắt đầu tập sự. – Tập cày, tập cấy lúa, gieo mạ, đem người đi làm cỏ lúa… cuộc đời vô thường, nghĩ vậy mới 36 tuổi đời đã bỏ nghĩ làm quan về vui thú điền viên. Tuy gia đình đã được cha mẹ giúp đỡ vợ con tôi đã làm một cái nhà gỗ chạm trỗ xinh đẹp, lợp ngói xây vách có thể vào hạng nhất trong làng vào thời đó. Một cái vườn rộng cả vài mẫu đất, có trồng đủ cây ăn trái: cam, quýt, chanh, mít, ổi, cau …và có đất trồng khoai, bắp, đậu mè, mùa nào thứ đó. –Có trâu, bò, nuôi heo, gà … Trông ra vẽ một nhà giàu ở thôn quê. Tuy vậy, tôi về sinh sống vẫn chật vật vất vã, đầu tắt mặt tối lo lắng đêm ngày mới có ăn. – Không sao bì kịp cái đời công chức hạng vừa thư kí như tôi. Thế rồi chiến tranh tràn lan đến miền quê

    1946 , Pháp tái chiến để chiếm lại Việt Nam . Thôi thì  moóc chê, bom đạn, súng bắn lung tung. Nhân dân cả vùng phải đi tản vào rừng sâu để tránh bom đạn. –Quân đội Pháp-ngụy đi lùng. Quân đội Việt minh do Bác Hồ Chí Minh hướng dẫn đánh lại quân Pháp-ngụy. Thế là chiến tranh khắp nơi. Gia đình tôi cùng đi tản với dân làng vào một khu. Tôi vừa bị sốt rét, vừa chạy tránh đạn moóc chê  vào trú một khu rừng cách làng độ 4 km trong sâu. – Rừng rậm rạp, cây cối sum sê, chằng chịt kín mít. Tôi còn nhớ một hôm, thân phụ tôi muốn sai một người về làng bảo cháu đích tôn của cụ là Nguyễn Trung Dung lên núi gấp, kẻo sợ Tây về bắt. Lúc bấy giờ đã 12g khuya. Bảo khắp cả chẳng ai đi, cụ thuê tiền cũng chẳng ai đi. Vì đường rừng âm u rậm rạp, đi lúc khuya sợ gặp thú dữ như cọp, beo, gấu, trăn, rắn…thì thân mạng chẳng còn. Rốt lại, cụ bảo tôi đi, suy nghĩ một lát, tôi nhận lời, nghĩ rằng sinh tử hữu mạng. Mình làm việc hiếu phi thường thì có trời đất phù hộ mình. Nếu không ai đi thì ông cụ lo lắng suốt đêm, nhỡ xảy ra Nguyễn Trung Dung, cháu cụ bị bắt chắc cụ đau khổ lắm. Thế rồi tôi cương quyết đi, tay cầm gậy mây ngắn cùng với người cháu giúp việc trong nhà. Vừa đi vừa niệm Phật Quan Am với tinh thần vô úy. Tự bảo rằng nếu gặp cọp thì ta cứ đưa gậy thị oai và niệm Phật lớn tiếng là cọp phải tránh. – Vì thật ra khu rừng này xưa nay có tiếng là có mấy con cọp hay về làng bắt người. Hiếu tâm động đến trời Phật. Tôi lặng lẽ đi, lặng lẽ về, chằng thấy có gì xảy ra. Tuy thỉnh thoảng cũng có tiếng thú chạy xuyệt xoạt trong rừng. Nhưng rồi cũng bình yên vô sự.

    1946          Tôi lại nhớ lúc mới về quê làm ruộng phải đi chân không, không giầy không dép lội bùn lội sỏi nên sinh bệnh mụt hờm (ghẻ hờm ở mắt cá ) nhức nhối khó chịu, làm thuốc nhiều lần không khỏi. Anh Nguyễn Văn Toàn tôi cũng vậy. Hai anh em cùng mới về quê chưa quen đất nước lội bùn. Một hôm tôi về thăm ông cụ như thường lệ (mỗi ngày một lần). Cụ đang chặt một cây tre lớn để đan rổ rá cho Bác Toản, cụ rút ỳ à ỳ ạch cây tre không ra, cụ mới gọi anh Toản “Bọ Lãng ra rút cho tao tý mầy”, anh Toản đáp : Con đau hờm nhức quá để khi khác. Thế là ông cụ cứ gắng rút mãi không được. Ong cụ không muốn sai tội, vì thấy tôi ra vẻ nhà văn ốm yếu, chắc rút chẳng được đâu. Tôi thấy vậy xăng quần xăng tay, ra sức rút hè một cái là cây tre tuột xuống. Ong cụ khen : nhà nghè thế mà mạnh (nghè là tên chức vị hàn lâm hồi khai sắc ở Đình làng, cả làng, cả vùng đều kêu là ông nghè). Sự thật tôi đâu có mạnh hơn ai, chỉ có dùng cái hiếu tâm (vị tha) mà rán rút thì tự nhiên nó nhẹ, không thấy nặng. Tôi nghĩ mình cũng đau hờm nhưng mình vì cha già, vì chữ hiếu mà hy sinh chắc mau lành. Đúng như vậy, chỉ vài ngày sau, mụt ghẻ hờm của tôi lành hẳn.Trong lúc đó, mụt của anh Toản còn đau mãi lâu lắm mới lành. Mới hay Trời Phật rất gần ta, việc làm của ta quấy, phải Trời Phật đều biết cả.

                       Tản cư ở rừng, muỗi, mòng, sên, vết, đủ thứ khó khăn, nguy hiểm. Được một thời gian ngắn tôi lâm bệnh nặng, bệnh sốt rét kinh niên, biến chứng qua thương hàn trầm trọng. Lúc bấy giờ, vì giặc giã, vừa đi tản ở rừng, vừa chạy sợ Pháp đi lùng bắt, nên không có thuốc gì để cứu chữa, làm tôi bị chết ngất 24 tiếng đồng hồ. – Trong thời gian bệnh, tôi chuyên tâm niệm Phật, chỉ biết có Phật, tin Phật mới sống được. – Bệnh đến giai đoạn gần chết, chỉ còn tấc gang và người thì mê mẩn, tim còn đập nhẹ, phổi còn thở nhẹ nhưng bất tỉnh nhân sự, không còn tri giác. Gia đình đã tính việc mua hòm vải liệm…tất cả ai cũng bảo là sẽ chết nội trong ngày. Lúc đó tôi như ngủ một giấc dài, thấy chiêm bao là mình cùng với các nàng tiên già tóc bạc phơ nắm tay nhau làm vòng quay nhảy múa ở hư không, cứ nhảy lên nhảy xuống chạy vòng quanh như vậy. – Thế rồi chỉ nhờ một nửa con sâm của ông cụ cho sắc uống dần dần tỉnh thức và sống lại. Khi sống lại tôi thèm ăn, cho ăn cháo loảng thấy ngon lành. Tôi cũng tưởng thế này rồi cũng chết thôi. Việc thiếu mọi phương tiện trong lúc nằm rừng, nằm rú như thế này, tôi chỉ biết một lòng niệm Phật để được vảng sanh. – Tuy sống lại nhưng mỗi ngày một cơn rét run người. Rét xong lại sốt, kéo dài hàng tháng như vậy, vì không có thuốc thang gì cả, nằm ôm bệnh mà chịu để chờ chết. Trong lúc đó vợ tôi hết sức chạy chữa, phần lo cho 6 con thơ, phần lo chạy ăn chạy uống, chạy thuốc thang cho tôi. Ông cụ tôi tuy đầu hàng cái bệnh quá trầm trọng của tôi, nhưng còn nước còn tát, nên cũng hốt cho tôi mỗi ngày một thang thuốc bắc. Khả dưỡng để bồi dưỡng sức sống, chứ không thể chữa bệnh vì chữa bệnh thì phải quinine, mà quinine thì không tìm ra. Nhờ tôi hiểu đạo thiền tâm vô trụ, sống chết không cần, chỉ nhất tâm niệm Phật, nhờ vậy mà dần dần bệnh thuyên giảm và lành hẳn. Người tôi lúc bấy giờ như bộ xương cách trí, da bọc lấy xương, râu ria xồm xoàm, đi không vững phải tập đi, theo bịn bàn ghế giường…Rồi khi hơi khá mới chống gậy mà đi, sự tái sanh của tôi nhờ mấy yếu tố quan trọng :

               1-là nhất tâm niệm Phật Quan Thế Am và Phật A-Di-Đà,

              2-nhờ nữa con sâm của cha già tận tụy thương con,

              3-nhờ vợ tôi tận tụy nhiệt tình hy sinh nuôi chồng.

                  Nên sống lại là một việc hy hữu trong đời tôi.

                       Tôi còn nhớ, lúc mới thôi việc về quê, vì đầu trọc nên ông cụ tôi đằng hắng tỏ ý không bằng lòng, vợ tôi cũng vậy. Nên từ đó tôi lại để tóc dài như thường vì phải tùy thuận chư duyên. Bà cụ mất, ông cụ ở với bác Lãng-anh ruột tôi. Chúng tôi gồm 3 anh em trai chia nhau mỗi người một tháng luân phiên nấu cơm bưng hầu cha già, ngày hai bữa trưa và chiều. Phần tôi, tôi tự mình đầu đội mâm cơm (không để người ở) đi từ nhà tôi đến nhà bác Lãng khoảng 150m. Anh cả tôi thấy vậy cũng bắt chước. Thời gian ở nhà làm nông (2 năm rưỡi 1945-1948) cứ mỗi ngày đều về thăm cha gìa một lượt, nói chuyện vui vẻ vô tư, không than phiền, không oán trách ai. – Nghĩ rằng : cha mẹ suốt đời cho con rồi, biết bao lao tâm khổ tử, bao phiền nảo khó khăn, nay già cả lại, làm con há lại đem chuyện buồn, chuyện lo cho hẻ già, hỏi có được ích gì mà họ lại khổ tâm giảm thọ là khác. – Tôi hay góp ý kiến với anh cả tôi tức là Nguyễn Văn Dung  như trên, vì mỗi khi có chuyện khó khăn ở nhà, anh lên trình lại ông cụ, làm ông cụ thêm rầu rỉ chẳng vui.

                       Hai năm rưỡi ở nhà với vợ con, tôi nghĩ đến việc Phật hoá phổ gia đình bằng cách : Trong nhà có thờ Phật trang nghiêm, công phu hai buổi thường làm, rằm mùng một tụng Phổ môn, 14 và 30 tụng kinh Sám hối ; mấy cháu còn nhỏ, đứa lớn nhất mới 11 tuổi, nên chỉ làm những việc gọi là thân giáo (làm gượng) mà thôi.

                       Năm 1947, mùa lúa gặt vào khá nhiều, cất đặt tử tế ; Kinh tế khá giã. – Bất thần giặc Pháp đi ráp, trước khi đi khu nào họ bắn đạn cối mortia, gần như bom nổ lung tung, dân chạy tán loạn, lo gánh gòng, mang, đội chạy vào rừng sâu, lập khu an toàn. Cả nhà chạy được một bồ lúa lo giữ kỹ để cứu sống gia đình. Khi Pháp đổ bộ ở làng, đóng đồn ngay trong làng Mỹ Đức. – Dân chúng không ai hướng dẫn, sợ giặc giết nên dần dần hồi cư. Tôi đang bệnh nặng một ngày mỗi cơn sốt, phải 2 người cỏng về nhà. Từ đó sức khỏe càng ngày càng tiến bộ, sốt rét cũng tự tiêu. Gia đình gặp cảnh loạn ly, giặc giã khắp nơi, nhân dân rất khốn khổ. Lúc ấy tôi 38 tuổi, khi sức khỏe có phần hồi phục gần được như cũ, tôi nghĩ kinh tế quá khó khăn thế này, về quê sống không nổi, để vợ con vất vả, chính mình cũng chẳng làm được việc gì lợi ích lắm. Con cái không có chổ học. Ăn tết xong tôi tính chuyện đi về Tỉnh xem tình hình ra sao ? Một hôm tôi về ngũ và tập trung tại nhà bác Lãng gần ông cụ tôi (theo lệnh đồn Pháp). Tôi thắp ba que hương, khấn Trời Phật quí nhơn xin phò hộ cho đi Đồng Hới  xin được việc làm nuôi gia đình. Chừng nữa đêm, tôi thấy điềm chiêm bao nhà tôi có 3 cái giếng, 2 cái lớn, 1 cái nhỏ , nước đầy phun lên cao.

                        Sáng ngày tôi thuật lại ông cụ tôi nghe và tôi cũng đoán là điềm tốt. Lúc bấy giờ trời mua phùn gió bấc, đường sá trơn trợt, chẳng có xe cộ gì . Đi bộ trong một cái áo tơi tả và với một mo cơm muối vàng. Lủi thủi một mình, chưa biết đường, dọc đường đến đâu hỏi đó, đi suốt một ngày lạnh lẻo ướt át, mệt nhọc mới đến nơi Đồng Hới  . Nhờ số phận cũng may, đi đến đâu như có quí nhơn theo phù hộ đến đó. Đến Đồng Hới   lúc đó vào tháng 2 ta, lìền tự nhiên gặp chú giáo về ( bà con họ với tôi) chú bảo có ông Tây Bưu điện hỏi công chức cũ để thiết trí lại Bưu điện Đồng Hới  . Anh có giấy tờ gì  làm đơn mà xin, lúc ấy vì chạy giặc nên chỉ cỏn tấm carte visite phiếu chúc tết. Tôi liền làm đơn kèm theo tấm phiếu ấy nạp cho ông Martini (Thanh tra Bưu điện). Ong hẹn tôi cuối tháng 3/1948 sẽ đến Đồng Hới  nhận việc. Lúc tôi 39 tuổi. Tôi mừng rỡ như cây khô gặp mùa xuân. Vì chính lúc này gia đình khó khăn kinh tế chẳng làm gi ra tiền, nuôi 6 con thơ. Đứa lớn 14 tổi, nhỏ 2 tuổi. Tôi về báo tin cho gia đình vợ con biết, nhất là thân phụ tôi. Ong cụ bảo : Điềm chiêm bao mầy thấy hôm nọ rất tốt, là đúng lắm.

                       Tháng 3/1948, tôi sữa soạn hành lý đi bộ lên đường về Đồng Hới   gặp cụ Bữu Nam làm Trưởng Ty Bưu điện Đồng Hới  . Cụ mừng rỡ, tay bắt mặt mừng vui vẻ tiếp tôi. Thế là hai ông cháu bắt đầu trò chuyện Bưu điện. Tìm một người Bưu tá. – Ty mới mở công việc rất rảnh rang. Tôi thừa dịp kêu gọi một số bạn công chức nghiên cứu Phật học – chẳng tìm được ai, chỉ có cụ Lê Minh Giám y tá, bạn cũ Hà Tĩnh. Không ngờ cụ Giám cũng đã từng đã học hiểu Phật giáo. Nhưng theo phái Tịnh độ (chỉ tụng kinh gỏ mỏ). – Tôi bắt đầu triển khai đạo thiền cho cụ, rồi nói qua về kinh Lăng nghiêm cụ rỏ. – Cái hay là cụ Giám thông thạo chữ nho. Vì thế tôi đề nghị cụ dịch  kinh Lăng nghiêm, rồi tôi với cụ hằng ngày, ăn sáng xong, trước giờ làm việc 1 giờ cùng nhau đọc và tìm hiểu kinh. Tôi thì ít nhớ, nhưng nhờ đã học qua một lần với Đạo Hữu Triệu nên thông hiểu nghĩa lý, giảng lại cho cụ Giám nghe. Việc làm như vậy được vài tháng, bác sĩ Du thấy vậy hỏi cụ Giám : Hai ông học cái gì mà thấy chuyên cần như vậy ? – Cụ Giám giải thích, ông bác sĩ cười và gật đầu. Thế rồi tiếng lành đồn xa…một số công chức trong Tỉnh địa phương đến gặp tôi và cụ Giám. Đưa ý kiến Phật hỏa phổ địa  phương, bằng cách lập ra một bạn học Phật. Ít lâu Ban Văn hóa Phật giáo thành hình. Anh em bầu tôi làm trưởng ban. Sự thật thì tôi học cũng chẳng được bao nhiêu, tu hành cũng chưa đến đâu. Nhưng trong cái làng mù, anh chột làm vua nên tôi cũng vì Đạo lớn mà nhận cái nhiệm vụ khá quan trọng ấy. Lúc đó tôi bắt đầu suy nghĩ : Đạo Phật rất cao siêu, huyền diệu, kinh sách nhiều chất bằng núi. Mình làm sao đây để trên khỏi tội với Phật, dưới khỏi phụ lòng tin của đa số Đ.H nên phải đặt vấn đề nghiên cứu, tìm tòi, vừa tu hành xả thân trai giới nghiêm túc để gọi là xứng người con Phật và lợi ích chúng sinh. Tuy nhiên, việc đời còn nặng, việc Sở khá bận, vừa đời vừa đạo, gánh vác hai vai. – Một đằng phải chú tâm Phật hóa phổ gia đình, vì lúc nầy con cái cũng lớn tuổi dần, lớn nhất 14 tuổi học trung học, đứa 13 tuổi, 11 và 9 tuổi. Một đằng tham gia Phật sự Tỉnh hội Phật giáo Tỉnh Quảng Bình, hầu góp phần hóa độ chúng sanh.

                       Phật hóa gia đình : Tôi tự nghĩa ra một chương trình là giáo dục lớp trẻ cần 3 tiêu chuẩn :

    1-   Đức dục

    2-   Trí dục

    3-   Thể dục

    1-Đức dục : (A) tôi lấy sách Minh Tâm Bảo Gíam  mà dạy chúng,mỗi ngày một câu trong 3 tháng hè.

     (B) lấy Phật giáo sơ cơ dạy chúng rèn luyện thói quen tốt, chủng trí lành vào Tiềm thức hàng ngày. Ví dụ : a) đi chùa, vào tổ chức gia đình Phật tử của Tỉnh hội. b) ở nhà, buổi tốicông phu đọc bài sám hối (Đệ tử kính lạy Đức Phật Thích Ca… ). c) đọc lời nguyện tu thánh thiện và giữ trọn 5 điều răn. – Ngày ngày đền như vậy, dưới sự kiểm soát chặt chẽ của tôi.

              2-Trí dục : (a) bài vở học trường ngày ngày đều kiểm soát. Môn nào khá thì khen thưởng, môn nào dở thì tôi phải dạy kèm thêm, hoặc cho đi học thêm với thầy dạy tư. (b) ngày ngày phải viết nhật ký dưới sự hướng dẫn và kiểm soát của tôi để luyện thêm văn chường và ý kiến. (c) ngày ngày ham đọc sách, tôi mua cái loại sách hợp với trẻ và trình độ các cháu cho các cháu đọc.

              3-Thể dục : (a) tháng ngày, sớm ngủ dậy, tôi cùng với các con tập thể dục : chạy, nhảy cao, nhảy xa, tập barre fixequa Barre Parable, tạ nhẹ – dụng cụ này trong nhà tôi có sắm đủ để khuyến khích trẻ ham vui chơi mà tập. (b) mùa hè cho đi tắm biển để tập bơi lội. – Trong tất cả trường hợp đều có tôi hướng dẫn và thực hành vì cha có con nên mới làm tâm lý như vậy.

              Qua cái chương trình giáo dục nầy, tôi thấy kết quả là mấy con đều tiến bộ về mọi mặt. Thân  thể tráng, kiện , ít bệnh tật, vai u, thịt bắp, học ở trường thì môn nào cũng giỏi, khá, cả như luận văn, hạnh kiểm, thể dục toán…xét chung có phần hơn bạn.

              Tổ chức gia đình  để tập cho trẻ quen sống có đoàn thể, sống ngoài trời rộng rãi  bao là sống có tinh thần phục vụ…trong những ngày cắm trại rèn luyện nhiều đức tính tốt, học để loại bỏ những tính xấu, tánh ác…

              Phật hoá phổ địa phương : Thời ấy có cụ Bác sĩ Lê Đình Thám, vị Bồ Tát ra đời chấn chỉnh Phật giáo khắp nơi, nên đã lập ra Tổng hội Phật giáo Trung Phần Việt Nam tại Huế. _Tỉnh Quảng Bình cũng thành lập tỉnh hội. – Bầu cụ Đốc Vui làm Hội Trưởng. – Tôi làm Trưởng ban văn hoá ; vừa có giáo lý văn hoá gia đình Phật tử ; - Việc làm đầu tiên, tôi tổ chức một tuần lễ bát quan trại, ở chùa Tỉnh hội gồm công chức giáo viên ( nhân dịp nghĩ hè ) độ chừng 10 Đạo hữu  _ ai rãnh ở luôn tại chùa, ai bận công tác thì đi làm ở Sở về thẳng tại chùa. Trong lúc đó chúng tôi tụng kinh niệm phật, và trao đổi về giáo lý nhà Phật. – Thúc đẩy nhân tu, học chân chính giáo lý: Tam Quy, Ngũ giới, Thập thiện, Bát chánh đạo, Tứ diệu đế, Thập nhị nhân duyên, duy thức luận ….ngoài ra tham khảo các báo chí Phật giáo như : Bồ đề tân thành, Viên Âm, Phương Tiện, Liên hoa….và báo Pháp Pensé Boudhique…. Kinh sách thì tuỳ hỹ, tụng rất nhiều kinh, Pháo Hoa, Kim Cang, Di Đà, Thế Môn, Địa Tạng, Lương Hoằng Sám, Thuỷ Sám….nhưng chưa dám trì kinh Lăng Nghiêm. – Tôi chỉ có vai trò hướng dẫn tu học. – chứ không dám giảng kinh, giải thích những gì các Đạo hữu không hiểu.Vì lúc đó Ai nấy còn ngơ ngác : không nắm giữ được mục tiêu chính nên cần phải hướng dẩn. Tuy nhiên, Đạo hữu  phần nhiều là công chức  tri thức nên cũng chẳng bao lâu, nhờ sự thúc nhắc của tôi, họ cũng mau hiểu và tu hành đàng hoàng.

    1949-54     Trong những ngày lễ lớn : lễ tết, lể Phật Đảng và rằm tháng 7 Vu Lan, tôi thường được                            Tỉnh hội cử đại diện với vài Đ. h . đi thăm và biếu quà cho những người tù chính trị trong nhà lao, những bệnh nhân trong Bệnh Viện và những người nghèo ở Trại Tế Bần. Biếu quà với lời lễ đạo vị, an ủi khuyến khích các đương nhân (nạn nhân).

                       Tôi đã cổ động trong hội lập trường Bồ Đề để dạy học sinh của Đạo Phật, và Phật học Đường để đào tạo tăng tài. – Khi hai trường này thành hình, tôi làm cố vấn giáo lý cho trường Bồ Đề, và cùng với một Đ.h Phan Văn Lạng phát tâm cung đường học bổng cho một chú Tiểu học giỏi nhất trong lớp. – Nhưng thầy giáo sư trường Phật học đường yêu cầu bắt thăm. Ai trúng sẽ hưởng. – Vị ấy nay là Thường Tọa Minh Tụê hiện ở chùa Gialam, nguyên làm đại diện chùa Đà Lạt luôn hàng chục năm.

                       Học bổng tôi cúng dường từ sơ học đến Đại học tốt nghiệp cử nhân Phật giáo và cử nhân văn khoa bên đời. – Việc làm ấy là cốt làm gương Pháp thí trong Đ.h và khuyến khích Đường sự học đến nơi đến chốn.

    1950  Hồi đó giặc Pháp đánh khắp nơi, dân nhân chạy tán loạn, rất nhiều đàn bà bồng bế trẻ thơ 1, 2 năm 5, 7 tháng chạy loạn, được hội tập trung vào một nhà lá mới làm, từ nhà tôi đến trại cũng hơi gần, nên mỗi ngày tôi đều đến thăm viếng hỏi han, để quyên góp trong hội viên giúp đỡ. Vì thấy cái khổ của đồng bào quá đau đớn xót xa, động lòng từ bi, nên tôi động viên gia đình tôi : bà vợ đi mua vải về tự cắt may 29 cái áo cho trẻ còn bồng bế trên tay. – Tuy việc làm như hột cát giữa biển lớn nhưng phát động do lòng từ bi của người con Phật. Vừa làm vừa kêu gọi chính quyền giúp đỡ. Chính quyền cũng do đó mà xuất ra một ngân sách khá lớn để đài thọ việc cứu trợ trại từ ăn, ơ  và mặc cho hàng mấy trăm hội viên.

    1951   

                       Quê hương tôi, làng Mỹ Đức thân yêu của tôi cũng ở trong vùng kiểm soát của Việt cộng.

                       Mặc dù gần gủi mà mấy năm trời không thể về thăm giếng cụ già đuợc. – Thân phụ tôi lúc đó 1950, 72 tuổi rồi. Vẫn làm thầy thuốc Đông y để tự túc. Tuy không về được, nhưng lâu lâu có người thân đi lên xuống thành phố, tôi cũng gửi thuốc Bắc về cho cụ chữa bệnh cho đồng bào sinh sống. Thì giờ thoảng qua, đến năm 1952 ngày 21 tháng 2 Am lịch, đùng một tiếng như tiếng sét vào tai

    1950/52  , tin cụ – thân phụ tôi tử trần ngày 20 – 2 Â.Lịch. Cụ thọ (1952) là 75 tuổi. Sự mất mát và lớn lao này làm cho tôi và gia đình tôi ủ rủ, u sầu luôn trong thời gian. – Riêng tôi, khi được tin, về nhà thắp hương tọa thiền trước bàn thờ Phật. Quan tưởng những gì phụ thân tôi đã trải bao công lao khó nhọc trên  cuộc đời với vợ con. Nhắc lại những lúc : sáng sớm phải dắt trâu ra đồng, mùa lạnh phải công tác đồng áng ruộng rẩy, không có áo lạnh chỉ mặc một áo tơi tả đơn sơ. Năm đói, cụ phải cùng chị tôi đi bộ băng rừng băng núi, qua khe, qua suối mấy ngày trời, chịu sự rúc rĩa của sên vắt vào xứ mọi để đổi muối  mang một cúi nặng về nhà để trợ cứu con cái. – Vì vụ đói kéo dài, ăn không đủ no cơm, mỗi ngày chỉ một chén cơm mỗi bữa ; - khổ hơn nữa là trong 10 năm trời gia đình bị bên Thiên chúa lấy thế của cha cố, của đạo kiện về tội ông bà chiếm ruộng công vì tư. – Mười năm ròng rã, ăn cơm lo đi hầu kiện,bỏ phế việc làm ăn, nên kinh tế ngày càng sa sút, khó khăn. – Quán tưởng như vậy, để lòng thương cha thêm mạnh, lòng thương mạnh, tâm trạng xót xa. Luôn luôn rơi lụy, tuy không khóc ra tiếng. Lấy tâm ấy khẩn khoảng cầu nguyện xin chư Phật thương xót cứu độ hương linh thân phụ vảng sanh cực lạc quốc. 

    Hình mộ Ông tại Mỹ đức

    Thế rồi, tôi tự động đạp xe đi 11 ngôi chùa trong Tỉnh, làm 11 phong bì, mỗi phong bì bỏ 1$ (một đồng thời đó có giá trị 3$ một tạ gạo) và một lá thư, ý giả “Nhân dịp thân phụ từ trần ngày 20 tháng 2 Am lịch, tại làng Mỹ Đức. Tôi xin dâng một nến hương cúng Phật gọi là hiếu tâm của con không về được lo việc ma chay. Cầu xin thầy chú nguyện cho hương hồn cụ được siêu sinh lạc quốc”. Một mặt ở nhà thiết bàn thờ và chân dung của cụ để làm lễ phát tang cho con cháu. Và ngày ngày, sớm chiều hai buổi các con tôi và tôi chuyên môn tụng kinh Di Đà, vãng sanh, cầu siêu….cho đến 49 ngày, ngày chung thất.

    1952          Ngày chung thất, hành lễ tại chùa Phổ Minh, chùa lớn nhất ở địa phương, cách thành phố 2 km. – Sắm lễ vật, ngũ quả, ngũ cóc làm một gánh 2 thùng đầy, cúng dường chư tăng, để cầu siêu độ cho chơn linh của cụ. – Tất cả con cháu bà con đều tập trung suốt ngày hôm đó trai giới tại chùa. Lấy tâm thành ấy chú nguyện. – Đến rằm tháng 7 tới cũng sắm lễ vật như vậy và cúng dường chu tăng sau ba tháng hạ. – Hành lễ trang nghiêm, Tâm tánh tập trung, chân thành cầu nguyện, đêm ngày không dứt, gọi là hiếu tâm của lòng người con Phật đối với cha mẹ lúc tử hậu.

                       Thế rồi mỗi năm đến gày rằm tháng 7 đều có tổ chức cúng ở chùa và ở nhà để cầu siêu độ cho cha mẹ ông bà, và người thân đã quá vảng. Tuy cúng rằm tháng 7 như ai, nhưng khác hẳn họ là không cúng đồ mã, vì theo đúng kinh sách nhà Phật, cúng dồ mã là dị đoan mê tín. Chỉ cúng dường chư tăng (chơn tăng) có kết hạ, nghĩa là 3 tháng hạ chuyên tu giới luật ở tại chùa không ra ngoài. Nhờ sức tâm lực tiền định chư tăng đã tập trung, không bị tánloạn, chú nguyện mới có hiệu quả.

     

      Hình mộ Ông tại Mỹ đức do  Bà Lê thị A về tu bồi sau khi đi chữa bệnh ở Pháp về

    Thế nào cúng vàng mã gọi là mê tín dị đoan. Theo đúng kinh sách nhà Phật : xưa ở Trung Quốc, các vị vua chúa khi sắp chết, vì quá thương tuếc vợ con, cung điện, châu báu, nên khi hấp hối truyền lệnh phải làm hầm lớn để tất cả thân quyến của vua và châu báu vào hầm ngoài có cửa lấp hầm lại. Tất cả người đều bị ngâm sâm cho đến khi chết. Lâu đời như vậy. – Đến đời vua sau này thấy như vậy là thiếu nhân đạo và vô ích trong sự việc. – Nên họ mới chế ra đồ mã, người nộm, nhà cửa lâu đài vật dụng bằng giấy. – Nhờ sự chú nguyện chư tăng, người sẽ được hưởng vật ấy để thay thế đồ thật ,người thật. – Sự việc như vậy mà người Tầu theo thời gian, nghìn đời muôn kiếp không bỏ được. – Nước ta gần nước Tầu, xưa có hàng nghìn năm lệ thuộc nước ấy, nên tập quán xấu xa như vậy cũng không thể bỏ được. – nay Đạo Phật giải thích rõ ràng câu chuyện như vậy. Thì rõ ràng cúng đồ mã là một việc vô lý, chẳng có ích gì cho người âm kẻ dương mà lại phí tổn về kinh tế quá lớn cho Quốc gia dân tộc và kinh tế gia đình.

     

    Nhà thờ tại nhà Bác Dung

    1946          Pháp đánh nước ta từ năm 1946 đến năm 1954, ta thắng trận Điện Biên Phủ, Pháp phải mở cuộc hội đàm ở Geneve với ta. – Kết quả là ta phải chia đôi đất nước, từ Huyện Gio Linh Bến Hải-Quảng Trị trở ra thuộc Việt cộng, từ Gio Linh trở vào Cà Mau thuộc Quốc gia (Pháp). Như vậy phong trào di cư ồ ạt xảy ra. Trên nữa triệu người bỏ quê hương xứ sở, tài sản, nhà cửa vào miền Nam theo chính phủ Quốc gia do Ngô Đình Diệm lãnh đạo (Pháp-Mỹ giúp đỡ).

    1954          Tôi là công chức Bưu điện theo Tổng nha Bưu điện Hà Nội, tôi được thuyên chuyển vào Đà Nẵng.  

    45 tuổi       Như vậy nhà cửa, vườn tược, của cải, vật chất trên Mỹ Đức và dưới Đồng Hới đều bị mất hết. – Thế là gia đình tôi vào Đà Năng với hai tay không phải lập lại cuộc đời để nuôi 8 người con ăn học – một biến cố vô cùng quan trọng trong đời tôi. Nhưng trước sự biến cố ấy, gia đình tôi được cái vui an ủi là có 3 con lớn đều  đậu  Thành chung một loạt. (Thành chung thời ấy còn quí lắm) – 46 tuổi đời mới gầy dựng lại sự nghiệp cơ đồ.  Tưởng e bất lực, gia đình sẽ sống khổ sở, khó khăn này đến khó khăn khác. Vì tay không mà nuôi 8 con ăn học, cở Trung Đại học, học ở Sài Gòn…càng học xa, càng tốn kém

    THỐNG KÊ TRUY CẬP
    • Đang online 50
    • Truy cập tuần 973
    • Truy cập tháng 1852
    • Tổng truy cập 147275