nGẪM 1/ 2/ 2024 nỢ XẤU 2024 HAY LÀ DOANH NGHIỆP CHẾT TRÊN ĐỐNG TÀI SẢN KÉO THEO CẢ NỀN KINH TẾ ...
Bất động sản luôn được đánh giá là một kênh trú ẩn giúp giảm thiểu rủi ro khi tỷ lệ lạm phát tăng cao, giá nhà đất vì thế tăng lên sau khung hoảng. Nhưng chuyên gia cảnh báo nhà đầu tư cẩn trọng, tránh rơi vào tình trạng “chết trên đống tài sản” đã từng xảy ra trong quá khứ.
Hiện nay ,thực trạng 3 năm 2021 -2024 Biến động giá bất động sản trong lạm phát, chỉ ra những diễn biến bất ngờ của tình hình kinh tế chính trị thế giới đang đẩy rủi ro lạm phát tăng cao, là biến số trực tiếp tác động đến thị trường địa ốc.
Về vĩ mô, nhiều chuyên gia nhận định bối cảnh bất ổn chính trị trên thế giới trong đó chiến tranh Nga – Ukraine đang tác động đến hoạt động sản xuất và kinh doanh tại Việt Nam. Bên cạnh đó, những ảnh hưởng của Covid-19 vẫn còn khiến mục tiêu giữ lạm phát ở mức dưới 4% là rất thử thách cho nền kinh tế cũng như chính sách tài khóa.
Lạm phát đang đẩy giá nhà lên cao hơn.
Về thị trường bất động sản, nếu lạm phát xảy ra do tăng trưởng kinh tế (lạm phát cầu kéo), nhu cầu bất động sản sẽ được đẩy lên và giúp làm tăng giá trị của loại tài sản này.Tuy nhiên, nếu lạm phát được hình thành bởi các chi phí như nguyên vật liệu, chi phí lao động tăng (lạm phát chi phí đẩy) sẽ dẫn đến hạn chế nguồn cung bất động sản. Lạm phát do chi phí đẩy cũng khó dự đoán, thường do các biến cố không lường trước được như về môi trường, địa chính trị…
trước những biến động như chiến tranh, dịch bệnh, khủng hoảng tài chính, có 3 kênh trú ẩn tài sản lớn là dầu mỏ, kim loại quý và bất động sản. Khi tỷ lệ lạm phát có xu hướng tăng do những bất ổn về chiến tranh, kinh tế chính trị thế giới, nguồn tài chính đầu tư vào bất động sản được xem là một phương án giúp bảo toàn dòng vốn trước rủi ro, tránh sự bất ổn định ở những kênh đầu tư khác.
Tại Việt Nam, nhiều năm qua nguồn cung bất động sản nhà ở rất hạn chế. Người dân chủ yếu đầu tư đất nền, còn đất và các tài sản trên đất chiếm tỷ lệ thấp hơn. Nếu lạm phát tăng nhanh và nguồn cung bất động sản tiếp tục khan hiếm, lượng đầu tư vào tài sản nhà ở và thương mại đã tăng đáng kể từ 2018.
Tuy nhiên, cũng nhấn mạnh khi lạm phát diễn ra, mặc dù giá bất động sản tăng lên nhưng thị trường không có khả năng mua, tính thanh khoản không có. Đồng thời, nhiều nhà đầu tư cũng dùng các đòn bẩy tài chính để đầu tư bất động sản, khiến tài sản có thanh khoản thấp trở thành một gánh nặng lớn cho họ cũng như gây áp lực lên hệ thống ngân hàng. khi chính sách của nhà nước chú trọng siết chặt tiền tệ và trong bối cảnh phức tạp như hiện nay, giới đầu tư nên cân nhắc kỹ lưỡng khi sử dụng các đòn bẩy tài chính, tránh lặp lại tình trạng “chết trên đống tài sản”.
Trong 12 đến 24 tháng tới, việc một số nhà đầu tư buộc phải bán tháo tài sản do không thể gánh được sức ép từ các công cụ hỗ trợ tài chính là hoàn toàn có thể xảy ra. Tuy nhiên, tính đầu cơ của nhóm này không lớn, khó có thể thao túng thị trường, làm ảnh hưởng đến mặt bằng giá. Bên cạnh đó, nguồn cung nhà ở tại Việt Nam trong thời gian tới còn rất hạn chế,Trên thế giới có một đợt khủng hoảng khiến giá bất động sản giảm là vào năm 2007-2008 với mức giảm 30-40%. Từ 2024 giá bất động sản giảm ra sao còn là một câu hỏi lớn . Nhưng chắc chắn có một số ít nhà đầu tư bán tháo để thoát ngộp để cứu mình .
Riêng Việt Nam, từ năm 1975 đến nay, nền kinh tế cũng trải qua một số biến cố như cuộc khủng hoảng. Nhưng chỉ giai đoạn 2011-2012 là giá bất động sản trên toàn thị trường giảm đến 30% bởi khi đó các nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính quá lớn. Còn lại, thực tế cho thấy sau mỗi cuộc khủng hoảng kinh tế, bất động sản lại tăng giá. Viễn ảnh trờ lại giá năm 2020 và tăng giá vẫn còn là hy vọng mà thôi .
Vì vậy, năm 2024 ông Đ một chuyên gia dày dạn ở TPHCM khuyến nghị các nhà đầu tư trước khi quyết định xuống tiền ( nếu còn có tiền hoặc còn có thể vay lãi suất thấp dưới 8% ), cần chú ý về giá và pháp lý của bất động sản. Đối với những nhà đầu tư có ý định bán bất động sản vào lúc này thì Cash is King miễn bàn gì cả . Sẽ là hợp lý nếu khoản tiền này được đầu tư vào những kênh hiệu quả hơn trong bối cảnh bất ổn chính trị quốc tế.
Theo Sách Trắng Doanh nghiệp 2023 do Tổng cục Thống kê vừa xuất bản, tỷ lệ dư nợ doanh nghiệp phi tài chính/GDP luôn tăng trong thời gian qua, lên tới 255% trong năm 2021, chủ yếu là nợ trong nước. Trong đó, nợ nước ngoài bằng ngoại tệ chiếm khoảng 10% (hay 103 tỉ đô la Mỹ) tổng dư nợ. Tỷ lệ này cao nhất thế giới (có tỷ lệ nợ trung bình là 95%).
Tương tự như Trung Quốc (với tỷ lệ nợ doanh nghiệp phi tài chính/GDP 167%), nợ doanh nghiệp quá cao làm cho thị trường tài chính và nền kinh tế mất ổn định, dễ lâm vào khủng hoảng. Tình trạng nợ doanh nghiệp quá cao rất phức tạp vì cách giải quyết nào cũng có cái giá phải trả. Khuynh hướng hiện nay của Việt Nam là giảm lãi suất, khuyến khích ngân hàng mở rộng việc cho vay, tăng tín dụng cho doanh nghiệp. Làm như thế thì có thể yểm trợ sự hồi phục của ngành bất động sản và kinh tế nói chung trong giai đoạn trước mắt. Tuy nhiên, cái giá phải trả là tăng thêm mức dư nợ của doanh nghiệp (hiện đã quá cao) và làm tăng nguy cơ khủng hoảng nợ trong tương lai nếu tình hình kinh tế trở nên bất lợi (như lãi suất tăng hay sức cầu và giá bán hàng mặt giảm).
Ngược lại, việc mạnh dạn thanh lý toàn bộ các món nợ xấu và các doanh nghiệp đã phá sản (giá trị tài sản thấp hơn mức nợ phải trả + vốn chủ sở hữu) sẽ gây cú sốc làm kinh tế chậm lại hoặc suy thoái. Nhưng trong tương lai, điều này có thể lành mạnh hóa bảng cân đối tài chính của doanh nghiệp và ngân hàng, làm cơ sở để có thể tăng trưởng ổn định và bền vững hơn.
Cách giải quyết trung dung của Trung Quốc đáng tham khảo khi nước này đẩy mạnh thanh lý/tái cấu trúc nợ xấu và doanh nghiệp bất động sản phá sản tới mức vừa phải mà nền kinh tế, xã hội có thể chịu được. Đồng thời, nước này kích cầu và yểm trợ có chọn lọc để đảm bảo tăng trưởng tối thiểu và đối phó với cái giá phải trả là tình trạng này có thể kéo dài thêm vài năm nữa. Kinh nghiệm của Trung Quốc trong năm năm qua cho thấy việc giảm tỷ lệ nợ doanh nghiệp phi tài chính/GDP đòi hỏi phải kiên trì áp dụng các biện pháp giảm tỷ lệ nợ trong thời gian dài. Trung Quốc đã giảm tỷ lệ nợ từ 163% trong quí 3-2020 xuống 158% trong quí 2-2022; nhưng sau đó đã tăng lên 167% trong quí 3-2023 - phần lớn vì Covid-19.
Nói tóm lại, cần phải giải quyết tình trạng nợ doanh nghiệp phi tài chính quá cao, nếu không, nền kinh tế luôn luôn bị đe doạ bởi khủng hoảng nợ và tăng trưởng chậm.
Chú Mười rẫy chuyên nghề lượm rác trên face
Khó khăn từ nợ xấu và tăng trưởng tín dụng chậm phần nào được bù đắp bởi mặt bằng lãi suất không ngừng đi xuống trong năm 2023. Năm 2024, ngành ngân hàng có thể đối mặt với những thách thức quan trọng nào?
Lợi nhuận của các ngân hàng trong năm 2024 sẽ tiếp tục đối mặt với thách thức tăng trưởng chậm lại. Ảnh: LÊ VŨ
Khó khăn 2023
Có thể nói hoạt động các ngân hàng trong năm 2023 đối mặt với hai khó khăn quan trọng là nợ xấu tăng nhanh trở lại, trong khi tăng trưởng tín dụng trì trệ và có sự phân hóa khá lớn giữa các ngân hàng. Ngược lại, yếu tố lãi suất được dự báo là thách thức lớn nhưng lại bất ngờ hạ nhiệt nhanh chóng, dù vậy các ngân hàng vẫn chứng kiến chi phí vốn tăng cao so với những năm trước.
Theo số liệu cập nhật gần nhất từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tỷ lệ nợ xấu nội bảng toàn hệ thống tính tới cuối tháng 7-2023 là 3,56%, gấp 2 lần so với con số 1,69% vào cuối năm 2020; tỷ lệ nợ xấu nội bảng cộng với nợ bán cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) chưa xử lý và nợ tiềm ẩn thành nợ xấu của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng là 6,16%. Với dư nợ tín dụng toàn ngành tại thời điểm cuối tháng 7-2023 là 12.466.239 tỉ đồng, số nợ xấu tuyệt đối theo tỷ lệ 6,16% tương ứng gần 768.000 tỉ đồng.
Ở hoạt động cho vay, số liệu từ Tổng cục Thống kê cho biết tăng trưởng tín dụng đến ngày 21-12-2023 là 11,09% so với đầu năm. Nếu so với mức tăng 9,15% vào cuối tháng 11 và 9,87% tính đến ngày 13-12, số liệu công bố cho thấy các ngân hàng đang tăng tốc tín dụng như thế nào, khi chỉ trong vòng tám ngày dư nợ đã kịp tăng thêm 1,2%, tương ứng hơn 145.000 tỉ đồng. Dù vậy, nếu so với mục tiêu 14,5%, tăng trưởng tín dụng trong năm 2023 vẫn đạt thấp, điều quan trọng hơn là mức tăng chỉ dồn vào tháng cuối năm, do đó tác động lên kết quả kinh doanh năm 2023 là không đáng kể.
Tốc độ tăng trưởng tín dụng chậm của toàn hệ thống trong những tháng đầu năm nay là kết quả của sự phân hóa tăng trưởng tín dụng quá lớn giữa các tổ chức, trong đó một số ngân hàng lớn có tốc độ tăng trưởng khá chậm, như bài báo “Phân hóa tăng trưởng tín dụng, bức tranh không quá xám?” trên KTSG số ra ngày 9-11-2023 đã chỉ ra(*).
Dù vậy, khó khăn từ nợ xấu và tăng trưởng tín dụng chậm phần nào được bù đắp bởi mặt bằng lãi suất không ngừng đi xuống trong năm 2023 – kịch bản gần như không ai dám nghĩ tới tại thời điểm đầu năm, giúp các ngân hàng giảm bớt áp lực lên hoạt động kinh doanh. Nhiều ngân hàng đã đưa khung lãi suất huy động vốn về mức thấp hơn cả giai đoạn dịch Covid-19, nhằm kéo chi phí vốn giảm nhanh để hạn chế bớt thiệt hại từ nợ xấu tăng vọt trong khi quy mô tăng trưởng chậm lại.
Thách thức 2024?
Theo đánh giá của giới phân tích, lợi nhuận của các ngân hàng trong năm 2024 sẽ tiếp tục đối mặt với thách thức tăng trưởng chậm lại, trong đó các nguồn thu phi lãi từng đóng góp lớn vào lợi nhuận giai đoạn trước đây như bán chéo bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance) hay trái phiếu doanh nghiệp sẽ vẫn chịu áp lực thu hẹp. Vì vậy, sau thời gian miễn giảm, một số ngân hàng đã bắt đầu tăng cường các khoản thu phí tài khoản, dịch vụ thanh toán trở lại nhằm cải thiện dòng thu.
Với nguy cơ nợ xấu có thể tiếp tục gia tăng, các ngân hàng có thể phải chứng kiến áp lực trích lập dự phòng rủi ro tín dụng bào mòn lợi nhuận, nhất là khi đặt trong bối cảnh định giá tài sản bảo đảm suy giảm khi thị trường bất động sản vẫn trong xu hướng trầm lắng và đi xuống.
Hoạt động tín dụng được kỳ vọng sẽ tăng trưởng khả quan hơn so với năm 2023, trước những đốc thúc từ phía các cơ quan quản lý, nhưng trong môi trường kinh tế vẫn tiềm ẩn rủi ro và nợ xấu gia tăng ảnh hưởng đến chất lượng tài sản và các hệ số an toàn, các ngân hàng có thể vẫn lựa chọn chiến lược tăng trưởng thận trọng.
Một trong số hoạt động trọng tâm trong năm 2024 của các ngân hàng có lẽ là nỗ lực kiểm soát và tăng cường xử lý các khoản nợ xấu. Với nguy cơ nợ xấu có thể tiếp tục gia tăng, các ngân hàng có thể phải chứng kiến áp lực trích lập dự phòng rủi ro tín dụng bào mòn lợi nhuận, nhất là khi đặt trong bối cảnh định giá tài sản bảo đảm suy giảm khi thị trường bất động sản vẫn trong xu hướng trầm lắng và đi xuống.
Việc Thông tư 02/2023/TT-NHNN của NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn hết hiệu lực vào ngày 30-6-2024 sẽ càng khiến nợ xấu tiếp tục tăng, áp lực trích lập dự phòng cho các khoản nợ tái cơ cấu cũng gia tăng.
Theo số liệu cập nhật từ NHNN đến cuối tháng 9-2023, tổng dư nợ tái cơ cấu theo Thông tư 02 đạt khoảng 140.000 tỉ đồng, chiếm 1,09% tổng tín dụng toàn hệ thống. Con số này chắc chắn vẫn đang tăng. Hiện đã có một số kiến nghị xem xét kéo dài hiệu lực của Thông tư 02 thêm khoảng một năm để giúp doanh nghiệp có khả năng phục hồi, vượt qua khó khăn, đặc biệt cần tìm mọi giải pháp tháo gỡ, không chỉ giãn, hoãn nợ mà có thể cho vay mới, vì thời gian qua các doanh nghiệp dù được tái cơ cấu nợ nhưng không thể tiếp cận các khoản vay mới vì ngân hàng e ngại rủi ro.
Nếu như các khoản vay ngân hàng còn có cơ hội được tái cơ cấu, giảm miễn lãi để tránh chuyển thành nợ xấu, thì rủi ro nợ xấu từ trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) vẫn đè nặng lên các ngân hàng đã tăng cường đầu tư vào TPDN giai đoạn trước.
Theo thống kê, trong năm 2024, tổng lượng TPDN đáo hạn khoảng hơn 297.000 tỉ đồng, trong đó chủ yếu là nhóm bất động sản.
Dù Nghị định 08/2023/NĐ-CP cho phép đàm phán thanh toán gốc, lãi trái phiếu bằng tài sản và đàm phán kéo dài kỳ hạn tối đa không quá hai năm đối với các trái phiếu đã phát hành trong giai đoạn trước, nhưng có thể thấy khi thị trường bất động sản còn trầm lắng, hoạt động doanh nghiệp gặp khó khăn, quả bom nổ chậm TPDN vẫn là mối lo ngại lớn đối với nền kinh tế.
Trong khi phải đối mặt nguy cơ nợ xấu tăng, các tổ chức tín dụng còn phải lo lắng thêm về hành lang pháp lý đối với việc xử lý nợ xấu, mà sắp tới sẽ có nhiều khoảng trống, khi Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đã hết hiệu lực vào ngày 31-12-2023, trong khi Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi, bổ sung thêm các giải pháp xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42) chưa được Quốc hội thông qua.
Dù chi phí vốn đang giảm dần, nhưng hệ số biên lãi ròng của các ngân hàng khó mở rộng, vì ngoài chịu tác động bởi nợ xấu tăng lên, còn phải đối mặt với lãi suất cho vay sẽ tiếp tục chịu áp lực giảm khi các ngân hàng cạnh tranh thu hút khách hàng chất lượng. Đặc biệt với các quy định cho phép mua nợ lẫn nhau, nhiều ngân hàng đang sử dụng chính sách lãi suất cho vay ưu đãi như là một công cụ cạnh tranh quyết liệt để lôi kéo khách hàng lẫn nhau.
Triệu Minh - Theo TheSaigonTimes