Hơn một thập kỷ qua, Trung Quốc luôn là tâm điểm của mọi cuộc tranh luận về kinh tế, chính trị và công nghệ.
Theo thuyết “Big Cycle” của Ray Dalio, mọi đế chế đều vận động theo chu kỳ quyền lực rõ ràng. Vậy Trung Quốc đang ở đâu trong chu kỳ đó?
Trong bài này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu:
- Trung Quốc đang ở đâu trong chu kỳ quyền lực?
- Vì sao mô hình chính trị của họ vừa là lợi thế, vừa tiềm ẩn rủi ro?
- Những nước đi chiến lược của Trung Quốc
- Vai trò của Trung Quốc trong hệ thống tài chính đa cực
1) TRUNG QUỐC ĐANG Ở ĐÂU TRONG BIG CYCLE CỦA RAY DALIO?
Ray Dalio – nhà sáng lập Bridgewater Associates – cho rằng các đế chế kinh tế đều trải qua một "Big Cycle" gồm 3 pha:
- Giai đoạn trỗi dậy: sản xuất – tiết kiệm – đầu tư – cạnh tranh mạnh mẽ
- Giai đoạn đỉnh cao: thịnh vượng – mở rộng ảnh hưởng toàn cầu
- Giai đoạn suy yếu: nợ tăng – bất ổn nội bộ – mất lòng tin – xung đột bên ngoài
Theo logic đó, Trung Quốc hiện đang nằm ở giai đoạn cuối của pha 1 – chuyển tiếp sang pha 2: đã vượt qua giai đoạn tích lũy, giờ bắt đầu thể hiện sức mạnh với thế giới.
Trong hơn 40 năm, Trung Quốc đã:
- Đưa 800 triệu người thoát nghèo
- Xây dựng hạ tầng nhanh nhất lịch sử (với hơn 40.000 km đường sắt cao tốc)
- Trở thành công xưởng thế giới và đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Mỹ trong nhiều lĩnh vực như AI, năng lượng tái tạo, EV, thương mại số.
Nhưng cùng lúc đó, những tín hiệu cảnh báo cũng bắt đầu xuất hiện: nợ bất động sản, dân số giảm, căng thẳng thương mại và các nỗ lực decouple từ phương Tây.
- Trung Quốc đang bước vào giai đoạn bản lề – nơi mọi quyết sách đều để lại dấu ấn lớn trong trật tự toàn cầu.
2) TẬP CẬN BÌNH VÀ MÔ HÌNH QUYỀN LỰC TRUNG TÂM HÓA
Kể từ khi ôTập Cận Bình lên nắm quyền năm 2012, Trung Quốc đã bước vào một giai đoạn mới – nơi quyền lực được tập trung cao độ, giúp quá trình ra quyết định trở nên nhanh, gọn và dứt khoát hơn rất nhiều so với các mô hình dân chủ phương Tây.
Một ví dụ điển hình là bộ “ba lằn ranh đỏ” được áp dụng năm 2020 nhằm kiểm soát vay nợ trong ngành bất động sản.
- Các tập đoàn lớn như Evergrande, Country Garden nhanh chóng bị siết lại, buộc toàn ngành phải tái cấu trúc.
Tương tự, trong giai đoạn dịch bệnh, Trung Quốc cũng là nước thực hiện các biện pháp Zero Covid mạnh mẽ và nhất quán nhất, dù gây nhiều tranh cãi.
Tuy quyết đoán là lợi thế, nhưng cũng là rủi ro. Vì khi mọi quyết định phụ thuộc vào một trung tâm quyền lực, sai lầm (nếu có) sẽ có tác động hệ thống.
- Cấu trúc quyền lực tập trung tạo ra sự linh hoạt trong quản lý khủng hoảng, nhưng cũng buộc nhà quan sát phải hiểu sâu hơn về logic chính sách và các tín hiệu từ trung ương – thứ đôi khi không minh bạch hoặc khó đoán định.
3) TÁI KIẾN TRÚC KINH TẾ TRUNG QUỐC: TỪ BẤT ĐỘNG SẢN TỚI AI
Ba trụ cột trong quá trình tái cấu trúc đang được triển khai:
Siết tín dụng bất động sản:
- Áp giới hạn nợ/vốn (3 lằn ranh đỏ)
- Giảm phụ thuộc vào mô hình bán trước – vay sau
- Hướng dòng vốn sang hạ tầng thiết yếu và công nghệ
Chiến lược Tuần hoàn kép (Dual Circulation):
- Tăng tiêu dùng nội địa làm động lực chính
- Giảm phụ thuộc vào xuất khẩu trong bối cảnh địa chính trị căng thẳng
Đẩy mạnh công nghệ lõi và chuỗi cung ứng nội địa:
- EV: Trung Quốc chiếm 60% sản lượng pin lithium toàn cầu
- AI: Alibaba, Baidu, Tencent, Huawei… đầu tư mạnh vào mô hình AI nội địa
- Chip: Dù bị Mỹ cấm vận, Trung Quốc vẫn tăng đầu tư vào bán dẫn nội địa với các quỹ quốc gia hàng chục tỷ USD
- Những chiến lược này cho thấy Bắc Kinh đang chuẩn bị cho một kỷ nguyên mà thế giới không còn là một chuỗi cung ứng liền mạch như trước.
4) ĐỐI ĐẦU MỸ – TRUNG: VÁN CỜ KHÔNG THỂ TRÁNH
Từ thương mại, công nghệ đến ngoại giao – Mỹ và Trung Quốc đang đối đầu trên mọi mặt trận. Nhưng rõ ràng đây không phải là một cuộc chiến thông thường.
Nó là sự cạnh tranh chiến lược giữa một đế chế đương nhiệm và một thế lực đang lên – đúng như mô hình "bẫy Thucydides" trong lịch sử.
- Mỹ cấm xuất khẩu chip tiên tiến sang Trung Quốc, đồng thời ép đồng minh như Hà Lan, Nhật siết kiểm soát ASML, Tokyo Electron.
- Trung Quốc đáp trả bằng cách kiểm soát xuất khẩu đất hiếm, nguyên liệu chiến lược và tăng cường tự lực công nghệ.
Điểm đáng lưu ý là cả hai quốc gia đều đang trong trạng thái "dễ tổn thương nội tại":
- Mỹ: nợ công cao, chính trị phân cực, bầu cử căng thẳng
- Trung Quốc: dân số già hóa, tăng trưởng chậm lại, nợ bất động sản chưa xử lý triệt để
- Chính vì thế, ván cờ địa chính trị nhiều khả năng sẽ tiếp tục kéo dài, với các bên thứ ba (như Đông Nam Á, Ấn Độ, châu Phi) trở thành vùng ảnh hưởng mà cả hai bên đều muốn tranh giành.
5) TRUNG QUỐC TRONG KỶ NGUYÊN ĐỊNH HÌNH LẠI TRẬT TỰ TOÀN CẦU
Từ góc nhìn của Ray Dalio, thế giới đang bước vào một chu kỳ mới, nơi các cường quốc phải xác định lại vai trò và ảnh hưởng của mình.
Trung Quốc – với tư duy dài hạn, mô hình chính trị đặc thù và tham vọng công nghệ – đang chủ động định hình một trật tự thế giới mới:
- Về tài chính: Nhân dân tệ đang từng bước quốc tế hóa thông qua các thỏa thuận thương mại song phương và dự trữ ngoại hối ở nhiều nước.
- Về công nghệ: Trung Quốc muốn trở thành người dẫn đầu trong AI, sản xuất thông minh, EV và năng lượng mới.
- Về địa chính trị: Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) được làm mới, hướng tới những thị trường không thuộc phương Tây.
Trung Quốc thịnh vượng – dù ý kiến ủng hộ hay dè chừng – vẫn là mắt xich không thể thiếu trong chu kỳ toàn cầu.
Vì cơ bản đây là thời điểm mà thế giới trở nên đa cực,hơn phi tập trung hơn tuy vi trí Siêu cường Mỹ vẫn còn là số 1 – tuy nhiên thế giới không còn một siêu cường độc tôn mà là sự cạnh tranh phức tạp giữa các hệ thống chính trị, kinh tế và công nghệ.
Tổng hợp - Nguồn: Trên X