Tạp chí Fortune của Mỹ ngày 5/7/2025 có bài viết đáng chú ý của Jason Ma, Phó TBT Weekend Editor của Fortune, về thế giới đang chuyển từ toàn cầu hóa sang một thế giới 3 cực về kinh tế. Nội dung chính như sau:
[SỰ HÌNH THÀNH 3 KHỐI KINH TẾ TOÀN CẦU SAU CHÍNH SÁCH THUẾ QUAN MỚI CỦA MỸ]
Trong bối cảnh thương mại toàn cầu đang trải qua làn sóng phi toàn cầu hóa (deglobalization), thế giới đang có xu hướng tái cấu trúc thành ba khối kinh tế lớn dưới sự dẫn dắt của Mỹ, Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU). Sự hình thành các khối này không chỉ phản ánh thay đổi trong cục diện địa chính trị toàn cầu mà còn là hệ quả trực tiếp từ chính sách thuế quan và đối đầu thương mại ngày càng quyết liệt – đặc biệt là từ chính quyền Tổng thống Trump.
1. KHỐI MỸ: DẪN ĐẦU BỞI MỸ VỚI MỤC TIÊU CỦNG CỐ ẢNH HƯỞNG TOÀN CẦU
Lý do hình thành: Khối Mỹ được xây dựng trên nền tảng liên minh truyền thống, chia sẻ giá trị tự do thương mại định hướng Mỹ, cùng cam kết chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc và các nền kinh tế phi thị trường. Khi Tổng thống Trump tái lập hàng rào thuế quan và điều chỉnh ưu tiên “Nước Mỹ trên hết”, khối này mang tính phản ứng – tập hợp các quốc gia sẵn sàng duy trì thương mại cởi mở nhưng trong hệ thống do Mỹ dẫn dắt.
Các nước thuộc khối Mỹ bao gồm:
- Bắc Mỹ: Mỹ, Canada, Mexico
- Nam Mỹ: Brazil, Argentina, Chile, Colombia, Ecuador, Peru, Uruguay, Paraguay
- Châu Á: Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Philippines, Bangladesh, Singapore
- Trung Đông: Saudi Arabia, Israel, UAE, Qatar, Bahrain, Kuwait, Jordan
- Châu Phi: Ai Cập, Maroc
- Châu Đại Dương – Úc, New Zealand
- Trung Mỹ & Caribbean: Costa Rica, El Salvador, Guatemala, Honduras, Panama, Jamaica, Cộng hòa Dominica
Lý do các nước này tham gia khôi Mỹ:
- Được ưởng lợi lớn từ thị trường Mỹ.
- Phụ thuộc vào đầu tư, chuỗi cung ứng và an ninh khu vực do Mỹ bảo trợ
- Có quan hệ quốc phòng chặt chẽ (Nhật, Hàn, Israel, Úc)
Nhiều quốc gia Nam Mỹ và Trung Mỹ lựa chọn khối Mỹ để đối trọng với ảnh hưởng kinh tế – chính trị từ Trung Quốc hoặc Nga
2. KHỐI TRUNG QUỐC: MỞ RỘNG ẢNH HƯỞNG NHỜ SÁNG KIẾN VÀNH ĐAI – CON ĐƯỜNG
Lý do hình thành: Khối Trung Quốc là sự kết hợp giữa các quốc gia có liên hệ kinh tế – chiến lược với Bắc Kinh, từng được hỗ trợ bởi các khoản đầu tư hạ tầng trong sáng kiến "Vành đai – Con đường". Việc Mỹ gia tăng thuế quan và hạn chế công nghệ buộc Trung Quốc phải tìm kiếm thị trường thay thế và củng cố các liên minh ngoài phương Tây. Khối này cũng thu hút các quốc gia có hệ thống chính trị phi tự do, hoặc đang bị cô lập bởi phương Tây.
Các nước thuộc khối Trung Quốc gồm:
- Đông Á & Đông Nam Á – Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Campuchia
- Trung Á: Kazakhstan, Uzbekistan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan
- Nam Á: Pakistan, Afghanistan, Sri Lanka
- Trung Đông: Iran, Syria, Oman
- Châu Phi: Algeria, Nigeria, Kenya, Tanzania, Uganda, Nam Phi, Tunisia, Zimbabwe
- SNG & Đông Âu: Nga, Belarus, Armenia, Azerbaijan
- Châu Mỹ Latin: Venezuela, Nicaragua, Bolivia
Lý do các nước này tham gia:
- Nhận hỗ trợ tài chính và hạ tầng từ Trung Quốc
- Bị hạn chế tiếp cận thị trường Mỹ – EU hoặc bị trừng phạt (Iran, Syria, Venezuela)
- Có liên minh chính trị hoặc quan hệ đối tác chiến lược với Bắc Kinh và/hoặc Moscow
- Đang tìm kiếm mô hình phát triển thay thế phương Tây, mang tính tập trung và ổn định hơn
3. KHỐI CHÂU ÂU (EU): TÁI KHẲNG ĐỊNH ĐỘC LẬP ĐỊA CHÍNH TRỊ
Lý do hình thành: Liên minh châu Âu đang chuyển từ vai trò "cầu nối" sang một cực độc lập, nhất là sau khi Mỹ tăng thuế với cả hàng hóa EU. Việc Tổng thống Trump đẩy mạnh chính sách đơn phương khiến EU cảm nhận rõ ràng hơn sự cần thiết phải độc lập về chiến lược kinh tế và công nghệ. Các nước này hướng tới xây dựng một khối ổn định, dựa trên quy chuẩn khắt khe về môi trường, công bằng xã hội và công nghệ bền vững.
Các nước thuộc khối EU gồm:
- Liên minh châu Âu (27 nước)
- Châu Âu: Vương quốc Anh
- Iceland, Na Uy, Thụy Sĩ
- Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine
Lý do các nước này tham gia:
- Chia sẻ lợi ích chung về chính sách môi trường, nhân quyền và kiểm soát công nghệ số
- Muốn tránh bị kẹt giữa cạnh tranh Mỹ – Trung
- Có năng lực định hình luật lệ kinh tế toàn cầu qua các chuẩn mực xuất khẩu (carbon, quyền riêng tư, AI)
- Ukraine và Thổ Nhĩ Kỳ chọn đứng về EU để thoát khỏi ảnh hưởng Nga – Trung
KẾT LUẬN
Jason Ma nhận định ba khối kinh tế được hình thành dưới áp lực thương mại và cạnh tranh địa chính trị mới, mỗi khối phản ánh mô hình phát triển, hệ giá trị và liên minh chiến lược khác nhau. Trong bối cảnh phi toàn cầu hóa, sự phân chia này sẽ tái định hình chuỗi cung ứng, đầu tư và chính sách công nghệ toàn cầu – không phải theo lợi ích thị trường đơn thuần, mà dựa trên liên minh và sức mạnh địa chính trị.
Mỹ đại diện cho sức mạnh thương mại kết hợp quân sự, Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng bằng tài chính và đầu tư hạ tầng, còn châu Âu đặt cược vào quy chuẩn đạo đức và phát triển bền vững./.