Miền Tây 'khát' nước

22 Trần Quốc Toản, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Tp.HCM
Tiêu điểm
Tin tức: Tỷ phú USD bất động sản xoay xở với nợ khủng gần 200 ngàn tỷ Tin tức: Sốc: Warren Buffett thừa nhận tích tiền mặt kỷ lục vì thị trường đang quá rủi ro, sẽ tiếp tục "đứng ngoài" cho đến hết quý II/2024 Tin tức: Iran - Israel: 2.500 năm ân oán Tin tức: ‘Giải cứu’ BOT thua lỗ: Gánh nặng hàng chục nghìn tỷ nợ ngân hàng Tin tức: Vì sao người miền Tây ồ ạt 'đi Bình Dương'? BĐS: 'Bắt mạch' thị trường bất động sản BĐS: Giao dịch bất động sản TP.HCM tăng, phòng công chứng nhộn nhịp trở lại Tin tức: Hạ tầng xanh và chiếu sáng xanh – hướng đi của đô thị tăng trưởng xanh, bền vững CN & MT: Ván cược tỉ đô của Mỹ vào ngành bán dẫn Tin tức: Không thể ra khơi xa bằng 'hạm đội thuyền thúng’ Tiền Tệ : Lãi suất tiền gửi tiết kiệm sẽ tăng đến mức nào trong năm 2024? CN & MT: Nước tái định hình tương lai ĐBSCL? Tin tức: Qua 3 đợt El Nino, hồ nước ngọt vùng Đồng Tháp Mười vẫn còn trên giấy CN & MT: THẢM HỌA  THIẾU NƯỚC ....2025-2040  Tin tức: Kênh đào Funan Techo - tình thế tuyệt vọng của nguồn nước Cửu Long Tin tức: CÁI GIÁ CỦA CHIẾN TRANH 2024 BĐS: Loạt DN bất động sản khó trả nợ trái phiếu, nợ cao gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu Tin tức: Nỗi niềm của nước Tin tức: Thế giới đối mặt cùng lúc 5 căn nguyên của thảm họa và nguy cơ Thế chiến III CN & MT: Nắng nóng ở Đông Nam Á: Giới khoa học cũng chưa biết điểm dừng BĐS: TS Vũ Đình Ánh: Chung cư cũ Hà Nội không còn là ''đất vàng, đất kim cương'' nữa... mà là ''siêu vàng, siêu kim cương'' vì vốn dĩ đã có vị trí rất đẹp ngay từ ban đầu Tin tức: Viễn cảnh của Trái đất vào năm 2050, chuyên gia: Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia dễ bị tổn thương nhất Tin tức: Từ kinh tế tri thức tới Kinh tế số: Những ước mơ và ngộ nhận BĐS: Điểm mặt loạt công trình trọng điểm thay đổi diện mạo khu Đông TP.HCM 2 năm tới Chứng khoán: Thêm một quỹ ngoại bị đánh bay thành quả từ đầu năm đến nay sau nhịp VN-Index chỉnh hơn 100 điểm CN & MT: Sài Gòn nóng như chảo lửa, người dân khốn khổ CN & MT: Chuyên gia thời tiết cảnh báo tần suất La Nina, El Nino gia tăng VH & TG: Giới trẻ Trung Quốc dần rời xa thành phố lớn VH & TG: Cuộc chiến mới: Khoảng cách giàu nghèo giữa thế hệ Millennials là "chưa từng có" CN & MT: Năm nay nắng nóng đặc biệt bất thường, vì sao? Tin tức: Putin and the Insanity Gambit CN & MT: Tác động của El Nino hiện nay mạnh nhất trong hơn 70 năm Tin tức: Mơ về một Thành Phố Xanh Tin tức: Điều chỉnh quy hoạch chung TPHCM: Hướng đến đô thị toàn cầu Tin tức: Kênh đào 1,7 tỷ USD của Campuchia tác động đến sông Mê Kông: Nguy cơ khó lường với ĐBSCL, gây thiệt hại lớn cho Việt Nam? CN & MT: Cảnh báo nguy cơ khủng hoảng nước sạch VH & TG: Tương lai nước Nhật nhìn từ cửa hàng tiện lợi CN & MT: Việt Nam: Cá chết hàng loạt do nắng nóng khủng khiếp CN & MT: Giải nhiệt cho đô thị CN & MT: Thiên tai bất thường trên thế giới Tin tức: A new cold war? World war three? How do we navigate this age of confusion? Tin tức: Nắng nóng khắc nghiệt, TP.HCM lên kế hoạch phát triển tối thiểu 68 ha công viên giai đoạn 2024 – 2025 SK & Đời Sống: Sau 70 tuổi, vợ chồng tôi thỏa thuận: Nếu 1 người ra đi trước, người còn lại phải hứa làm 5 điều bất kể con cái phản đối ra sao Thư Giản: Tại sao những người xuất sắc thường có lối SUY NGHĨ RANH GIỚI? – Giúp làm gì cũng thành công, tinh thần chẳng áp lực Thư Giản: 9 quán cà phê thú vị nhất TPHCM có gì đặc biệt? Thư Giản: BUỔI THIỀN TRÀ ĐẶC BIỆT TRÊN ĐỈNH NÚI BÀN CỜ VỚI TỶ PHÚ BILL GATES VÀ BÀ PAULA HURD Thư Giản: Sài Gòn những ngày oi bức, chợt nhớ một thời rợp bóng cây! SK & Đời Sống: 80 tuổi, sống một mình 17 năm, tôi vẫn khỏe mạnh, hạnh phúc mỗi ngày vì làm đúng 4 điều này SK & Đời Sống: There's a surprising limit to how much the human stomach can hold SK & Đời Sống: Giáo sư từng đoạt giải Nobel suốt đời tuân theo 6 điều, bảo sao sống thọ 101 tuổi: Tập thể dục hay uống nước cũng gác lại sau Thư Giản: 'Đại gia' Nhật Bản và chủ nghĩa khắc kỷ: Không phô trương, vẫn đi làm dù thừa tiền và dạy con làm giàu từ bé SK & Đời Sống: Chùa Lá bốc thuốc miễn phí : Nếu không sửa luật, dự án bất động sản sẽ tắc trong 10 năm tới Thư Giản: Quán cà phê như khu rừng mát xanh giữa lòng TPHCM Thư Giản: Cuối tuần, đi cà phê ở những quán phong cách cổ điển ở TPHCM SK & Đời Sống: How Seawater’s Teeming Life May Change Our Own Thư Giản: Năm 2050 có gì trong cửa hàng của nhân loại? Thư Giản: Tuyệt diệu và kích động Thư Giản: Tương lai cần một sự nâng cấp Thư Giản: Đêm Sài Gòn PHẬN ĐỜI TRÔI | Chợ Rạch Ông, Cầu Chữ Y & Đồng Khánh | Cuộc Sống Sài Gòn Ngày Nay BĐS: Phải bước sang năm 2025, phân khúc đất nền mới hồi phục BĐS: TS Trần Đình Thiên: Bất động sản đã có tín hiệu về sức cầu nhưng không phải tốt hoàn toàn BĐS: Dư nợ tín dụng bất động sản đạt hơn 1,1 triệu tỷ đồng Tin tức: Kinh tế TPHCM: 'Nạc đã dùng, chỉ còn xương'... Tin tức: Vài nét Dự báo thời đại phục hưng và khai sáng của loài người sau đại dịch Corona-2019.7-2021(khởi đầu từ tháng 9 năm giáp thìn 2024) Tin tức: GS. TS Vũ Trọng Hồng tiết lộ ‘điều cần làm’ từ dự án kênh đào Funan Techo BĐS: Cổ phiếu bất động sản lại "chìm trong biển lửa", vì sao? Chứng khoán: Nhà đầu tư tháo chạy khỏi chứng khoán Mỹ VH & TG: The Third Great Decentering Tiền Tệ : Vốn đã bắt đầu 'chảy' vào nền kinh tế Tiền Tệ : Áp lực tỷ giá USD và 'bàn tay' hữu hình Chứng khoán: Xu thế dòng tiền: Gánh nặng margin Chứng khoán: VN-Index giảm mạnh nhất 2 năm, nhà đầu tư cá nhân tháo chạy sau gần 11 tuần mua ròng Chứng khoán: Chứng khoán Việt Nam “bốc hơi” gần nửa triệu tỷ vốn hóa trong một tuần Tiền Tệ : Major Trends in Global Trade CN & MT: Dùng robot cho đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp CN & MT: Từ tháng năm, nhiều địa phương trên cả nước chịu khô hạn, thiếu nước VH & TG: Degrowth In Japan VH & TG: The Philosophy Of Co-Becoming Tiền Tệ : Fed dự báo hạ cánh mềm, giữ triển vọng giảm lãi suất 3 lần trong năm 2024 CN & MT: nang-nong-lu-lut-can-quet-chau-a-2024-2030 At The Climate Threshold BĐS: Bất động sản lo ‘chết chìm’ vì quy định mới của ngân hàng BĐS: BĐS ảm đạm, Novaland của tỷ phú Bùi Thành Nhơn báo lãi cao nhất 3 năm nhờ mảng nào? BĐS: Tìm hiểu kinh tế Trung Quốc – Chương 3: khủng hoảng địa ốc Thư Giản: Hành trình đi tìm thuốc trường sinh của vua chúa thời xưa : Vòm sắt - hệ thống đánh chặn tên lửa thành công hơn 90% của Israel?
Bài viết
Miền Tây 'khát' nước

     

    Một nhà máy khử muối ở Dubai

    Lockheed Martin đã được trao bằng sáng chế cho "Perforene" - một hệ thống lọc phân tử mới được thiết kế để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trên toàn cầu về nước uống. Vật liệu này hoạt động bằng cách loại bỏ natri, clo và các ion khác khỏi nước biển và các nguồn khác.

    Tiến sĩ Ray Johnson, phó chủ tịch cấp cao và giám đốc công nghệ: "Tiếp cận với nước uống sạch sẽ trở nên quan trọng hơn khi dân số toàn cầu tiếp tục tăng và chúng tôi tin rằng giải pháp đơn giản và giá cả phải chăng này sẽ là một yếu tố thay đổi cuộc chơi cho ngành. Perforene ... chỉ là một ví dụ về nỗ lực của Lockheed Martin trong việc áp dụng một số vật liệu tiên tiến mà chúng tôi đã phát triển cho các thị trường cốt lõi của mình, bao gồm máy bay và tàu vũ trụ, cho các thách thức kinh tế và môi trường toàn cầu.

    Theo một báo cáo của Liên Hợp Quốc năm ngoái, hơn 780 triệu người trên thế giới không được tiếp cận với nước uống sạch. Tom Notaro, giám đốc kinh doanh vật liệu tiên tiến của Lockheed: "Một trong những lĩnh vực mà chúng tôi rất quan tâm về an ninh toàn cầu là khả năng tiếp cận với nước uống sạch và giá cả phải chăng. Khi ngày càng có nhiều quốc gia trở nên phát triển hơn ... Việc tiếp cận với nguồn nước đó cho cuộc sống hàng ngày của họ ngày càng trở nên quan trọng hơn".

     

    hạn hán nước

     

    Perforene được phát triển bằng cách đặt các lỗ có kích thước từ một nanomet trở xuống trong màng graphene. Chúng đủ nhỏ để bẫy các ion trong khi cải thiện đáng kể dòng chảy qua các phân tử nước, giảm tắc nghẽn và áp suất. Chỉ dày một nguyên tử, graphene vừa mạnh vừa bền, làm cho nó hiệu quả hơn nhiều trong việc khử mặn nước biển với chi phí chỉ bằng một phần nhỏ so với các hệ thống thẩm thấu ngược truyền thống.

    John Stetson, kỹ sư cao cấp: "Nó mỏng hơn 500 lần so với bộ lọc tốt nhất trên thị trường hiện nay và mạnh hơn 1.000 lần. Năng lượng cần thiết và áp suất cần thiết để lọc muối ít hơn khoảng 100 lần".Ezoi
    Ngoài việc khử muối, màng Perforene có thể được điều chỉnh cho các ứng dụng khác - bao gồm thu giữ khoáng chất, thông qua việc lựa chọn kích thước lỗ được đặt trong vật liệu để lọc hoặc thu giữ một hạt có kích thước cụ thể quan tâm. Lockheed Martin cũng đã phát triển các quy trình cho phép vật liệu được sản xuất ở quy mô lớn. Công ty hiện đang tìm kiếm các đối tác thương mại hóa.

    Đồng bằng sông Cửu Long mùa này kênh rạch trơ đáy, đường sá sụt lún, lúa chết vì ruộng đồng khô khốc, nứt nẻ, người dân phải mang can nhựa xếp hàng ngày đêm xin nước.

    Miền Tây 'khát' nước - 1

    Kênh Rạch Ráng rộng 50 m đi qua thị trấn Trần Văn Thời (Cà Mau) cạn khô sau đợt nắng nóng kéo dài, lòng kênh chỉ còn lại lạch nước nhỏ rộng khoảng một mét vào đầu tháng 4.

    Người dân địa phương cho biết, ngày thường kênh sâu khoảng 3 m, ngoại trừ đợt hạn mặn lịch sử năm 2019, đây là lần thứ hai kênh cạn khô. Lo ngại kênh khô nước quá lâu gây sụt lún, nhiều nhà dân tranh thủ gia cố lại nền móng trước khi mùa mưa đến.

    Hiện, huyện Trần Văn Thời có hơn 130 tuyến kênh bị sụt lún, sạt lở với 550 điểm, tổng chiều dài hơn 14.500 m, ước thiệt hại hơn 19 tỷ đồng.

    Miền Tây 'khát' nước - 2

    Miền Tây 'khát' nước - 3

    Cách thị trấn hơn 20 km, nhiều hộ dân sống ven Kinh Giữa, xã Khánh Hải lo lắng khi nhiều đoạn liên tiếp sạt lở sát nhà. Ông Võ Văn Triệu, 77 tuổi, đứng bên hàng rào tạm bợ bằng cây tre trước nhà, cạnh đoạn sạt lở dài hơn 30 m, sâu gần 2 m.

    Hơn nửa tháng qua, gia đình ông Triệu thắp đèn, căng dây, hàng rào cảnh báo người đi đường. "Tôi dự định chờ chính quyền cho tháo dỡ các đoạn đường bêtông sạt lở xong sẽ chở đất từ ruộng vào san lấp càng sớm càng tốt, vì vị trí lở sát cửa nhà, đe dọa tài sản bên trong", ông Triệu nói.

    Để hạn chế đi lại trên con đường sụt lún, chính quyền địa phương cắm các biển cảnh báo cấm xe tải, trong khi kênh rạch cạn trơ đáy việc vận chuyển nông sản, vật liệu xây dựng của người dân càng khó khăn hơn.

    Miền Tây 'khát' nước - 4

    Miền Tây 'khát' nước - 5

    Nhiều tuyến kênh nội đồng tại xã Khánh Hải trong tình trạng trơ đáy. Trong đó, kênh Trùm Thuật rộng hơn 30 m cạn khô, nứt nẻ, xuồng ghe bị mắc cạn, tại các đoạn trũng mực nước cũng chỉ cao chưa đầy một mét.

    Theo UBND huyện, việc sản xuất nông nghiệp ở địa phương phụ thuộc hoàn toàn vào nước mưa. Năm nay, mưa kết thúc sớm, hạn hán gay gắt làm lượng nước rút nhanh. Người dân tranh thủ bơm nước vào đồng để đảm bảo sản xuất, khiến hệ thống sông, kênh rạch khô cạn.

    Miền Tây 'khát' nước - 6

    Em Nguyễn Gia Kiệt (học sinh lớp 4) dễ dàng qua lại hai bờ bằng cách đi dưới lòng kênh mà không cần ghe xuồng, để đến trường tiểu học Khánh Hải 1.

    Miền Tây 'khát' nước - 7

    Ông Nguyễn Văn Bá, 70 tuổi, cho biết hiện mỗi tháng gia đình mất khoảng 10 triệu đồng vì không thể bán được chuối, dừa trong vườn.

    "Đường sụt lún, kênh cạn nước thương lái không vào mua nông sản được. Ba tháng nay thu nhập gia đình bị ảnh hưởng nghiêm trọng", lão nông nói, cho biết chuối chỉ để chim ăn, còn dừa lên mộng phải bỏ.

    Miền Tây 'khát' nước - 8

    Cách nhà ông Bá khoảng 6 km, gia đình bà Dương Thị Mai mỗi tháng tốn hơn một triệu đồng tiền điện để bơm nước dưới đìa gần nhà phục vụ sản xuất 2 ha rau muống, cải, hẹ.

    "Lượng nước dưới đìa chỉ còn đủ tưới khoảng một tháng nữa. Nếu dùng nước bơm từ trụ nước ngầm thì tiền điện sẽ tăng thêm rất nhiều", bà Mai nói, cho biết vài tháng tới dự định dừng trồng rau vì thiếu nước tưới.

    Miền Tây 'khát' nước - 9

    Cách vùng khô hạn Cà Mau hơn 200 km, cánh đồng lúa đông xuân muộn hơn 100 ha tại xã Long Đức, huyện Long Phú, Sóc Trăng, thiếu nước gần một tháng nay, nhiều thửa ruộng khô khốc. Đây là diện tích lúa gieo sạ ngoài lịch khuyến cáo của chính quyền địa phương. Hiện khoảng 30 ha người dân đã xới bỏ lúa, chờ mưa xuống làm lại vụ mới. Các diện tích còn lại đang giai đoạn làm đồng, nông dân đánh liều bơm nước nhiễm mặn, hy vọng cứu cây lúa.

    Miền Tây 'khát' nước - 10

    Đứng bên đám lúa đang trong giai đoạn làm đồng bị èo uột, lá cháy vàng, bà Trần Thị Hằng, 53 tuổi, ấp Tân Hưng, xã Long Đức, cho biết thửa ruộng một ha bị thiếu nước khoảng một tháng nay. "Tiền giống, phân thuốc hơn 10 triệu đồng đã đổ xuống, xới bỏ thì tiếc đứt ruột nên tôi bàn với chồng bơm nước mặn vào ruộng, hy vọng lúa hồi sinh để vớt vác chút đỉnh vốn", bà nói.

    Miền Tây 'khát' nước - 11

    Miền Tây 'khát' nước - 12

    Tình trạng thiếu nước cũng ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người dân huyện Gò Công Đông, Tiền Giang, cách vùng khô hạn Sóc Trăng hơn 200 km.

    Nhà có 3 bể xi măng và nhiều lu chứa nước mưa để dành uống, nhưng do kênh khô cạn, gia đình ông Phạm Văn Đôi, 74 tuổi, xã Tân Phước, phải dùng cho cả sinh hoạt hàng ngày. "Mấy tháng nay không mưa, nước trong bồn cũng cạn rồi phải ra chợ mua nước về uống", ông Đôi nói.

    Miền Tây 'khát' nước - 13

    Hạn mặn gay gắt làm kênh rạch trơ đáy, ảnh hưởng sinh hoạt của khoảng 3.000 hộ dân ven biển huyện Gò Công Đông.

    Anh Nguyễn Thanh Lộc ở xã Tân Phước chở nước miễn phí cho những người già trong ấp 3. Nhiều tháng qua, dân nơi đây không còn nước để sinh hoạt, nhiều người phải đi lấy nước từ các vòi nước công cộng ở xã khác và từ các xe chở nước miễn phí. "Mỗi ngày tôi đều chở một chuyến cho những người già ở xa không lấy được nước", anh Lộc nói.

    Miền Tây 'khát' nước - 14

    Cả ngày đêm, người dân dùng các loại can 20-30 lít để lấy nước. Họ cho biết khu vực này không có nước máy, nguồn nước sinh hoạt chủ yếu dựa vào nước kênh nhưng suốt nhiều tháng qua không có mưa khiến kênh rạch khô cạn. Mọi người trong nhà đều thay phiên nhau chở nước từ các trạm tiếp nước cách nhà vài trăm mét hoặc chờ các xe chở nước từ thiện.

    "Mệt mấy cũng phải đến chở vì xe đi rồi không có nước xài", anh Lê Hoàng, ấp 3, xã Tân Phước, nói trong cùng hàng chục người khác ngồi chờ xe tiếp nước đến.

    Miền Tây 'khát' nước - 15

    Xâm nhập mặn nồng độ 4 phần nghìn tính từ cửa biển ở các con sông lớn tại miền Tây thời điểm cuối tháng 3. Đồ hoạ: Khánh Hoàng

    Theo Trung tâm dự báo thuỷ văn quốc gia, thời gian tới khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục nắng nóng trên diện rộng, nhiệt độ cao nhất phố biến từ 35-36 độ C. Các đợt xâm nhập mặn tăng cao ở khu vực từ ngày 8 đến 13/4, 22 đến 28/4 và 7 đến 1/5. Các đợt này chưa gay gắt như mùa khô năm 2015-2016 và 2019-2020, song ảnh hưởng nhiều đến đời sống và sản xuất của người dân.

    Hoàng Nam - Thanh Tùng - Chúc Ly - Theo Vnexpress

    THỐNG KÊ TRUY CẬP
    • Đang online 3
    • Truy cập tuần 1836
    • Truy cập tháng 7186
    • Tổng truy cập 76669