lỜI BÀN 22/6/2024 lượm lặt TRÊN FACE :
KHÔNG THỂ GIẢI CỨU MÀ LÀ ĐIỀU CHỈNH KHẨN CẤP
Nửa năm 2023 có 100.000 Doanh nghiệp giải thể. Nếu mỗi DN có bình quân 20 lao động thì đã có 2 triệu người rời công việc.
Ấy là mới tạm dẫn con số của các công ty, còn diện Dân doanh tự túc, thì phải gấp ba con số này.
Khoảng 5 triệu lao động đang “hạ mức lương” vốn là nguồn sống.
Đó là một thực trạng đáng âu lo.
Nhưng ai âu lo ?.
thử thống kê vài nút nhấn, hy vọng ai đó sẽ lấy…cảm hứng để điều chỉnh cho tốt hơn.
Một là Chính sách thuế má.
Hai là trò bắn tốc độ khi tư quy quản trị không mạch lạc, thiếu thực tế, không phù hợp với thực tiễn.
Ba là việc thổi nồng độ cồn dày dặc chỉ căn vào vài yếu tố thống kê không khoa học, thiếu cọ sát.
Ở một tập đoàn vận tải tại Quảng Ngãi , mặc dù Cty đã hỗ trợ một phần tiền phạt cho tài xế nhưng đã có hàng trăm tài xế không chịu nổi, bỏ việc về làm thuê việc khác vất vả hơn!
Bốn là việc thay đổi xoành xoạch những quy định dân sinh.Ví dụ việc “Định danh “ xe cộ.
Điều này gây suy giảm nghiêm trọng sức sống của dân kinh doanh xe, mua bán xe, phát triển sản xuất xe cộ. Những yếu tố này làm hại tài lực, công sức của cộng đồng rất đáng kể.
năm là việc quản lý nhập khẩu hàng tiêu dùng, đã có những trường hợp việc này triệt tiêu khả năng phát triển của những ngành sản xuất trong nước.
sáu là điều hành giá xăng, điện rất phiền, luôn gây áp lực cho cuộc sống, nhất là cho Doanh nghiệp.
bảy là quỹ thời gian công tác của khối hành chính , rất nhiều khu vực, đơn vị cán bộ, nhân viên chỉ dùng hết một phần ba thời gian quy định. Nhưng lương thì họ hưởng đủ ba phần ba. Gây hao tổn nguồn chi thường xuyên. Hao mòn ngân sách.
tám là một ví dụ: Một người từ một cơ sở xử lý hành chính, đi đến kho bạc nộp tiền để làm giàu cho đất nước nhưng phiền nhiễu vô vùng và mất nhiều thời gian. Điều này “đại diện” cho những trì trệ thâm căn cố đế. Ở trạng thái “cho” mà còn khổ sở vậy, thì việc “xin” còn tệ hơn nhiều.
Đó, tạm dẫn từng đấy, còn bao nhiêu để bạn đọc bổ sung.
Nửa năm là một trăm ngàn doanh nghiệp giải thể.
Cả năm là bao nhiêu ?
Sang năm 2024 2025 là bao nhiêu ?Đừng nói hai chữ "Giải cứu" mà hãy nói đến một loạt chính sách phải điều chỉnh cấp ứu ưâ. Sớm giờ nào hay giờ ấy.
"Có lẽ trong quý I phần thịt nạc đã dùng rồi, nay còn phần xương, nên rất cần tập trung giải quyết”, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nói như vậy tại cuộc họp về tình hình kinh tế xã hội 4 tháng đầu năm và nhiệm vụ những tháng tiếp theo của TPHCM, chiều 3/5.
Ông Phan Văn Mãi cho biết, trong tháng 4, thành phố tiếp tục đà tăng trưởng của quý 1, tuy nhiên có những dấu hiệu chậm lại và có biểu hiện khó khăn. Kết quả giải ngân đầu tư công sau nước rút về đích cuối năm, tháng 4 giải ngân đầu tư công rất thấp. Việc giải quyết các vướng mắc cho doanh nghiệp cũng chậm lại, đạt kết quả thấp hơn. “Có lẽ trong quý I phần thịt nạc đã dùng rồi, nay còn phần xương, nên rất cần tập trung giải quyết”, ông Mãi nói.
TPHCM sẽ tổ chức các đợt khuyến mãi để kích cầu tiêu dùng thúc đẩy phát triển kinh tế. Ảnh: Vân Sơn
Theo báo cáo của Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư Lê Thị Huỳnh Mai, chỉ số quản trị mua hàng trong tháng 4 tăng hơn 52 điểm, kinh tế có phát triển nhưng chưa có cú hích đủ mạnh. Hoạt động sản xuất công nghiệp đơn hàng đang quay lại, tuy nhiên phần lớn là đơn hàng ngắn trong khi giá nguyên vật liệu đầu vào tăng nên biên độ lợi nhuận của doanh nghiệp sụt giảm. Sản xuất công nghiệp tháng 4 của thành phố tăng 5,1% thấp hơn cả nước (cả nước tăng 6%).
Theo Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi, sự phục hồi của thị trường và doanh nghiệp đang còn nhiều khó khăn. Trong các tháng còn lại của năm 2024, thành phố không thể chủ quan. “Các sở ngành, doanh nghiệp cần nghiêm túc đánh giá, tháo gỡ khó khăn, phối hợp tốt hơn, không để chững lại các hoạt động chuyên môn. Mỗi đồng chí đứng đầu các sở ngành cần phân tích những điểm hợp lý để phát huy, những điểm lo sợ thái quá cần khắc phục để tạo động lực phát triển kinh tế thành phố”, ông Phan Văn Mãi yêu cầu.
Trong tháng 4, thành phố đón khoảng 1,8 triệu lượt khách du lịch quốc tế, khách lưu trú tăng 57,3%, nhưng doanh thu ăn uống tăng thấp. Theo báo cáo của Sở Du lịch, tuy lượng khách quốc tế tăng nhưng khách nội địa đến thành phố lại ở mức thấp do giá vé máy bay trong nước tăng cao khiến nhu cầu đi lại và du lịch giảm.
Bên cạnh khó khăn về hoạt động sản xuất, Sở Kế hoạch Đầu tư cho biết, tình hình lạm phát đang có xu hướng gia tăng qua các tháng. Thu ngân sách tăng nhưng nguồn thu từ hoạt động xuất nhập khẩu giảm hơn 17%. Chi ngân sách thường xuyên trong tháng 4 giảm 13,3%, nguy cơ ảnh hưởng đến tăng trưởng của quý 2.
Vấn đề dịch chuyển của dòng tiền trong các hoạt động tín dụng đã tăng trở lại đạt mức 9,6%. Nhu cầu vay vốn tăng trở lại, dự báo lãi suất sẽ tăng trong thời gian tới. Hiện thị trường bất động sản có xu hướng phục hồi nhưng giá vàng liên tục tăng cao nên khó đưa dòng tiền vào hoạt động sản xuất.
Cần những cú hích
Để kinh tế TPHCM phát triển tích cực trong thời gian tới, ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM cho rằng, thành phố cần có những cú hích bằng các giải pháp chú trọng tiêu dùng nội địa, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, sớm đưa các công trình mới vào hoạt động để tạo động lực cho sự tăng trưởng. Thành phố cần đồng hành cùng doanh nghiệp tháo gỡ các gói hỗ trợ thuế phí, tăng cường công tác tuyên truyền vận động để định hướng cho người dân, doanh nghiệp trong phát triển kinh tế. Cần có giải pháp liên kết vùng để kiểm soát tốt các vấn đề liên quan đến hợp tác phát triển kinh tế giữa các địa phương.
Ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công Thương cho rằng, dù bán buôn, bán lẻ đang tăng ở mức 2 con số nhưng thị trường nội địa cần tiếp tục kích cầu. Các mô hình bình ổn thị trường, khuyến mãi tập trung cần huy động những doanh nghiệp lớn, hạn chế tăng giá, giảm chi phí, giữ giá ổn định phục vụ thị trường, ngăn chặn lạm phát. Dự kiến từ ngày 15/6 đến 15/7, thành phố sẽ triển khai đợt khuyến mãi tập trung để kích cầu tiêu dùng.
Vân Sơn - Nhàn Lê - Theo Tiền Phong