Theo dữ liệu Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA), ước tính sẽ có khoảng 140.000 tỉ đồng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn trong những tháng cuối năm.
Tính đến ngày 30.6, có 30 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ trị giá hơn 40.000 tỉ đồng, cùng 3 đợt phát hành ra công chúng trị giá 2.000 tỉ đồng. Lãi suất phát hành trái phiếu từ 5,1 - 9,5%/năm tùy theo kỳ hạn từ 2 - 7 năm. Các đơn vị phát hành chủ yếu là ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty tài chính, bất động sản…
Lũy kế từ đầu năm, có 102 đợt phát hành riêng lẻ trị giá hơn 104.000 tỉ đồng và 10 đợt phát hành ra công chúng trị giá gần 11.400 tỉ đồng. Trong số các đợt phát hành riêng lẻ, trái phiếu được xếp hạng tín nhiệm chiếm 4,2% giá trị.
'
Gần 59.000 tỉ đồng, tương đương tỷ trọng 42%. Về tình hình công bố thông tin bất thường, có 2 mã trái phiếu công bố chậm trả gốc, lãi mới trong tháng với giá trị 980 tỉ đồng, và 13 mã trái phiếu được gia hạn thời gian trả lãi, gốc.
Tại thị trường thứ cấp, tổng giá trị giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trong tháng 6 đạt hơn 99.400 tỉ đồng, bình quân đạt 4.973 tỉ đồng/phiên, tăng 12,1% so với bình quân tháng trước.
Trong thời gian tới, có 2 doanh nghiệp sẽ phát hành trái phiếu. Đầu tiên là Công ty CP GKM Holdings (GKM), khi HĐQT thông qua phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ trong năm 2024 với tổng giá trị tối đa là 44,9 tỉ đồng. Đây là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, và không tài sản đảm bảo, nhưng có bảo đảm thanh toán. Mệnh giá 100 triệu đồng, lãi suất cố định 11%/năm. Đợt phát hành trái phiếu thứ 2 của BIDV với giá trị 3.000 tỉ đồng, dự kiến phát hành tối đa 5 đợt (mỗi đợt tối thiểu 50 tỉ đồng). Đây là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản đảm bảo, mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu, kỳ hạn 5-10 năm.
Thanh Xuân - Theo Thanh Niên