Gặp lại tướng Hưởng

22 Trần Quốc Toản, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Tp.HCM
Tiêu điểm
SK & Đời Sống: "Phụ tùng thay thế" cho con người Tin tức: What just happened? It was the economy, stupid Tin tức: Trump thinks presidents have near-total power: there will be little to stop him in his second term VH & TG: Các dấu hiệu cho thấy chúng ta đang chứng kiến trận chiến cuối cùng trong 100 năm đồng tồn của hai hệ tư tưởng 9-2021 Tin tức: Ông Trump sẽ giải quyết xung đột Nga-Ukraine như thế nào? Tin tức: Tổng thống Biden cấp tốc chuyển nốt viện trợ cho Kiev trước khi ông Trump quay lại BĐS: Dự báo thị trường bất động sản 2024 chỉ có thể đi ngang phải đợi đến giai đoạn 2025-2027 mới hồi phục Thư Giản: Mùa hạ tháng 8 2020 có DỰ BÁO 30 NĂM BẢN LỀ THẾ KỶ 21 (2020-2050) Tin tức: MỘT TRONG NHỮNG TỘI ĐỒ CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM. CHỦ NGHĨA TƯ BẢN THÂN HỮU Thư Giản: Có tài sản bao nhiêu thì lọt top 1% và 10% giàu nhất Việt Nam? CN & MT: Siêu máy tính dự đoán ngày tàn của nhân loại BĐS: Cận cảnh khu đô thị ở Đồng Nai hoang tàn, cỏ mọc um tùm sau 28 năm quy hoạch Tiền Tệ : Bàn về các kịch bản tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 - 2030 CN & MT: Vòng tuần hoàn nước toàn cầu mất cân bằng “lần đầu tiên trong lịch sử loài người” Tiền Tệ : Kinh tế tuần hoàn đã trở thành lợi thế cạnh tranh mới Tin tức: Điểm nghẽn thể chế đầu tiên được gỡ bỏ Tin tức: TP. HCM sẽ xây dựng 2 cầu nối đôi bờ sông Sài Gòn trong cùng 1 năm: Mở ra kết nối tới khu đô thị 30 năm tuổi Thư Giản: ‘Ngôi nhà’ 2 tầng núp hẻm, giàu năng lượng tích cực giữa lòng Quận 1 Tin tức: Với một 'rừng' quy định như ở ta thì xây dựng Dubai phải mất… 1.500 năm CN & MT: Tương lai ngành AI trị giá 1.300 tỉ đô la phụ thuộc nhiều vào Đài Loan CN & MT: Phát triển năng lượng tái tạo: “Chìa khóa” giảm phát thải, ứng phó biến đổi khí hậu VH & TG: “Giấc mơ Mỹ” đáng giá bao nhiêu? Tin tức: Thế giới sẽ ra sao khi Donald Trump quay trở lại? CN & MT: VỀ CÁCH MẠNG KHOA HỌC và BÀI HỌC VƯỢT COVID 2021 CỦA ẤN ĐỘ Tin tức: Trump’s plan to radically remake government with RFK Jr. and Elon Musk is coming into view Tin tức: Thế chiến thứ III đã bắt đầu? BĐS: Giai đoạn 2025-2030, thị trường bất động sản Việt Nam sẽ diễn biến thế nào? Tin tức: Thực trạng phát triển đô thị tại Việt Nam và những vấn đề đặt ra BĐS: Thời của các “tay to” chuộng bất động sản khu vực trung tâm BĐS: Hai thái cực của thị trường bất động sản Tin tức: CHỦ NGHĨA PHÁT XÍT TRONG THỜI ĐẠI CỦA CHÚNG TA. BĐS: Giá nhà tăng từ 6,4 tỷ lên 8 tỷ đồng chỉ sau 1 năm: Nếu áp dụng bảng giá đất mới, giá thị trường sẽ còn tăng VH & TG: Bài học Ba Lan Tin tức: Donald Trump và 5 cuộc chiến định vị lại nước Mỹ và thế giới Tin tức: Bài 1: Donald Trump, Tập Cận Bình và Putin đang tháo ra để lắp lại nền chính trị thế giới Tin tức: Việt Nam: Căn cứ hậu cần của Đông Nam Á ? Phần IV – Đường sắt (*) Tin tức: MỘT NHIỆM KỲ THỨ 2 CỦA DONALD TRUMP (NẾU CÓ) SẼ LỢI HAY HẠI CHO THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM Tin tức: BẦU CỬ MỸ 2024 : AI SẼ THẮNG ? Tin tức: Tiền đâu để đầu tư? Tin tức: Thơ Ủng hộ chủ trương tinh giản bộ máy nhà nước của dc Tô Lâm. Tin tức: Tinh gọn bộ máy và “chuyển đổi số thì bọn em mất việc” CN & MT: Bể chứa carbon của Trái đất đang lâm nguy? Tin tức: Cần cơ chế quản lý taxi bay Tin tức: Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân tích việc gần 164.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường BĐS: Novaland: ‘Một bàn cờ thế phút sa tay’ Tin tức: Thời của chiến tranh vũ khí hàng loạt chính xác cao BĐS: Thành phố giàu nhất Việt Nam sắp có thêm tòa nhà 30 tầng cao cấp: Thiết kế tựa Changi thu nhỏ, tầng hầm quy mô 'khủng' Tin tức: The world is about to get some much-needed clarity on the US economy’s future SK & Đời Sống: Già hóa dân số, mỗi người có 10 năm sống với bệnh tật CN & MT: Tâm tư vì biến đổi khí hậu 10.2023 BĐS: Các doanh nghiệp bất động sản kinh doanh ra sao trong quý III/2024? Tin tức: DONALD TRUMP: 4 NĂM, 1 GÃ HỀ, 25 THÀNH TỰU VĨ ĐẠI CHO GÁNH XIẾC MỸ  Chứng khoán: La Nina hoạt động mạnh từ tháng 8, mưa nhiều chưa từng có, cổ phiếu ngành điện ra sao? BĐS: SO SÁNH TỒN KHO BẤT ĐỘNG SẢN 2015-2022. 10 ông lớn địa ốc tồn kho hơn 40 nghìn tỷ 62015 30.6.2015 BĐS: Loạt doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu trở lại BĐS: TS. Cấn Văn Lực: “Ai làm bất động sản ở phân khúc nhà phố thương mại thì cần phải quan sát để cơ cấu lại” BĐS: 1 tỷ USD vốn FDI vào nhà đất: Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia... dẫn đầu làn sóng M&A : Nếu không sửa luật, dự án bất động sản sẽ tắc trong 10 năm tới Thư Giản: Nhớ mưa Sài Gòn... Tiền Tệ : Lượng tiền ngân hàng cho vay vượt huy động VH & TG: 'Nexus’ - lược sử về những mạng lưới thông tin của loài người VH & TG: Ông Donald Trump, voi và nước xáo BĐS: Thị trường bất động sản sẽ phục hồi trong giai đoạn 2024 - 2027 VH & TG: The Precondition For Global Cooperation VH & TG: Trung Quốc: trẻ thất nghiệp, già lo âu BĐS: Nhiều doanh nghiệp bất động sản đã vượt qua giai đoạn ‘sinh - tử’ Thư Giản: Viết cho ngày doanh nhân 13/10 SK & Đời Sống: Nền kinh tế cho người già SK & Đời Sống: Sôi động cuộc đua tìm phương thuốc kéo dài tuổi thọ Thư Giản: Mùa nước tràn đồng Thư Giản: BÍ QUYẾT SỐNG NHẸ NHÀNG  Tiền Tệ : KINH TẾ HOA KỲ NHẬT BẢN VÀ ANH TUẦN NÀY ( 16- 25/9/2024) SẼ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THẾ GIỚI Thư Giản: 5 câu chuyện Đại chiến lược của Thế giới 2020-2035. Tiền Tệ : NHNN điều chỉnh room tín dụng: Nhà băng nào hưởng lợi? Chứng khoán: Thời hoàng kim của chứng khoán Việt Nam 2007 Chứng khoán: “Đỉnh và đáy” cũng như “đêm với ngày”: Nhà đầu tư lão làng Charlie Munger tiết lộ triết lý đầu tư chưa khi nào lỗi thời để gặt hái thành công Tiền Tệ : Cơ hội từ khủng hoảng 2008 Tiền Tệ : Tại sao Mỹ sẽ thắng trong cuộc Chiến tranh tiền tệ? Tiền Tệ : Giải bài toán nợ xấu ngân hàng tăng SK & Đời Sống: Sự thật về người đàn ông sống lâu nhất Trung Quốc, thọ xuyên 3 thế kỷ nhờ 1 thần chú ai cũng dễ dàng làm được SK & Đời Sống: 'Chẳng ai muốn chuyển ra Bình Chánh khi công việc còn trong quận 1' Chứng khoán: Thị trường chứng khoán Mỹ chìm trong sắc đỏ trong ngày Thứ hai đầu tuần Chứng khoán: Chứng khoán bay mất 50 điểm, rúng động thị trường 200 tỷ USD SK & Đời Sống: Người già nông thôn – đường dài lệ thuộc con cháu Tin tức: CÁI GIÁ CỦA CHIẾN TRANH 2024 BĐS: Thời điểm vàng cho bất động sản hậu khủng hoảng CN & MT: Dự báo của Yuval Noal Harari về những biến đổi chính trị - xã hội trong thời đại số và những giải pháp cho xã hội tương lai CN & MT: Neuromorphic supercomputer aims for human brain scale BĐS: Doanh nghiệp trả mặt bằng hàng loạt BĐS: Mặt bằng 'bình dân' ở TP.HCM: Giảm giá phân nửa, giảm tiền cọc vẫn bỏ trống BĐS: Sóng 'tháo chạy' khỏi mặt bằng tiền tỷ khu vực trung tâm giờ ra sao? CN & MT: Trí tuệ nhân tạo đang thay đổi ngành bán lẻ Tin tức: Hệ lụy gì từ cuộc chiến mới ở Trung Đông? BĐS: Dấu ấn bất động sản quý 3: Những "đốm sáng" trong khó khăn Tin tức: Thế giới bắt đầu thời kỳ cấu trúc lại trật tư thế giới The World Begins to Reorder Itself Tin tức: IMF: Triển vọng kinh tế thế giới mấy năm tới chỉ ở “hạng xoàng” BĐS: Chuyên gia nêu rõ khó khăn lớn nhất của thị trường bất động sản hiện nay Tin tức: Nền kinh tế toàn cầu ra sao khi phải đối mặt với cuộc khủng hoảng mới trong cuộc chiến Israel-Gaza? Tin tức: Xung đột Israel - Hamas: Người ra mặt và kẻ giấu mặt CN & MT: Nếu Trái đất nóng hơn 2,5 độ so với thời tiền công nghiệp, ĐBSCL sẽ gặp nguy cơ Tin tức: Tỉ phú israel có con gái bị Hamas giết! : Vòm sắt - hệ thống đánh chặn tên lửa thành công hơn 90% của Israel? Tin tức: Thế giới đối mặt cùng lúc 5 căn nguyên của thảm họa và nguy cơ Thế chiến III CN & MT: Toyota chứng minh cho cả thế giới thấy 'không vội làm xe điện' là đúng: 1 startup làm 9 năm vẫn lỗ, càng bán càng không có lãi
Bài viết
Gặp lại tướng Hưởng

    Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, nguyên Ủy viên TƯ Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổng Cục trưởng Tổng cục An ninh về hưu đã 6 năm nay. Hiện tướng Hưởng đang làm gì?

    Tướng Hưởng (thứ hai từ phải sang) giới thiệu với khách thăm Chi nhánh Ảnh: Xuân Ba

    Tướng Hưởng (thứ hai từ phải sang) giới thiệu với khách thăm Chi nhánh Ảnh: Xuân Ba

    Trước Tết ghé anh bạn. Thấy trên bàn một cuốn sách bìa cứng in khá bắt mắt có cái tên Đối thoại với các phái đoàn Hoa Kỳ tác giả là Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng.

    À thì ra hưu, viết sách, hồi ký… Các tướng nhà ta tự khi nào đã học cái cách nghỉ ngơi sang trọng ấy? Sức khỏe còn ở mức viết, ra được sách. Vậy là may là mừng rồi!

    Tôi mang cuốn sách về. Không chú tâm lắm bởi mệt. Nhưng bất ngờ cuốn sách đã choán non nửa phần đêm. Tướng Hưởng, người chuyên lo tầm quốc sự về an ninh nhiều năm, một thời gian dài luôn xuất hiện trên các diễn đàn các cuộc họp trọng của quốc tế và trong nước.

    Trong ánh đèn đêm là lần lượt những nội dung làm việc nhiều lần giữa tướng Hưởng và Đại sứ Hoa Kỳ Michael Marine, với Phó Đại sứ Jonathan Aloisi, với Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ, với các yếu nhân trong phái đoàn Hoa Kỳ về tự do tôn giáo… Nhiều  thông tin chưa thấy ló dạng trên các phương tiện truyền thông? Và hình như lần đầu xuất hiện trong một cuốn tày tặn của NXB Công an nhân dân này?

    Dẫu có bắt mắt. Nhưng đọc hơi vất! Bởi thuần là thứ văn bản dạng biên bản một cuộc họp. Vất bởi người coi sách phải đọc giữa hai hàng chữ. Người đọc phải bắt buộc làm việc. Nghĩa là phải nghĩ, phải tưởng tượng ra cái khôn cái khéo sự uẩn súc và tầm lẫn tâm của người trong cuộc. Người trong cuộc là tác giả cuốn sách và các đối tác. Tướng Hưởng không dọn sẵn cái tôi để người đọc sẻ chia, thưởng thức những cung cách của một thể loại hồi ký. Hình như ý đồ của tác giả là tướng Hưởng muốn vậy? Có lẽ một dịp khác sẽ trở lại cuốn sách của tướng Hưởng.

    Hóa ra tướng Hưởng không chỉ ra sách. Tấm giấy mời do Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, Giám đốc Chi nhánh kiêm Tổng Biên tập Tạp chí Khoa học của Viện Nghiên cứu phát triển Phương Đông ký đã dẫn tôi lên taxi. Một chặng dài dặc sang Khu đô thị bên kia sông Hồng có cái tên cũng dài thượt Vinhomes Riverside Long Biên Hà Nội… Tại đó đang sắp diễn ra sự kiện ra mắt Chi nhánh Phương Đông Hà Nội và tạp chí Phương Đông xuất bản số đầu. Thì ra lâu nay tướng Hưởng không chỉ ra sách và nghỉ theo nghĩa hưu? Nhiều ngạc nhiên khi cùng các ký giả tham quan cơ ngơi của Chi nhánh. Ở tuổi tướng Hưởng mà bày đặt ra một cuộc chơi có lẽ cuối đời hơi bị hoàng tráng thế này dễ không phải ai cũng làm được? Mà ông chuẩn bị, sắm sanh tự khi nào vậy?

    Khởi đầu là khu bảo tàng rộng thênh của Chi nhánh. Tất thảy món đồ trưng ở đây tướng Hưởng đã cất công rinh từ Hoa Kỳ về. Tất cả là hiện vật của chiến sĩ ta hy sinh ở các chiến trường nhất là chiến trường miền Nam lính Mỹ đã lấy đưa về Mỹ làm kỷ vật của họ. Đó là các loại quân trang, quân dụng, ảnh, sổ tay, nhật ký công tác, thư gửi gia đình…

    Tấm áo  lính màu xanh Tô Châu bạc phếch, đôi dép cao su, cái bát sắt ăn cơm B52, bi đông nước, những lá thư gửi từ hậu phương, sổ tay, bút máy Hồng Hà… Vẫn thường gặp đâu đó trong bảo tàng về kỷ vật chiến tranh. Nhưng bây giờ chiêm quan những đồ vật ấy, tôi rân rân cảm giác những thứ ấy đang mong manh như đang phập phồng một thứ hồn cốt? Bởi các vật phẩm kia, đang tĩnh tại ở đây vừa trở về từ tít mãi phía bên kia trái đất! Bởi gần nửa thế kỷ, những vật ấy nằm trong tay những người lính Mỹ trong tư gia trong bảo tàng từ Washington, New York từ những địa danh bờ Tây sang bờ Đông nước Mỹ. Những người lính Mỹ sau cuộc chiến đã đem theo những đồ vật ấy mà họ thu nhặt được ở chiến trường Việt Nam mang về Mỹ để làm kỷ niệm. Đơn giản chỉ có vậy. Những thẻ Quân nhân giấy tờ tư trang, những lá thư từ hậu phương gửi vào các B chiến trường… đương đậu khiêm tốn trong các góc, đương choán chỗ trong tủ kính trưng bày kia chẳng phải là vô tri! Mà chừng như sắp cất nên lời?

    Tướng Hưởng đang kể lại chuyện nhà báo nhà văn Nguyễn Như Phong - một cộng sự của ông (đang đảm trách nhiệm vụ Thư ký Tòa soạn Tạp chí Phương Đông) mới thử liên hệ một địa chỉ trong một lá thư thời chiến, Như Phong đã có ngay hồi âm tích cực. (Sau này tôi có gặp Phong, vị thư ký tòa soạn này chỉ vắn tắt rằng ráng đợi Phong tiến hành vài việc nữa khi hoàn tất sẽ chia sẻ thông tin sau). Chao ôi, những vật chứng lưu lạc từng câm lặng vô hồn nơi xứ người, những dằng dặc tin nhạn mù tăm của người lính chiến, nay sắp hiện hình bằng địa chỉ bằng con người cụ thể ở trên đất Việt mến yêu thì ơn ấy mừng ấy biết lấy chi cân?

    Tôi chưa kịp hỏi tướng Hưởng, manh mối hay lộ trình nào để ông tiếp cận rồi liên hệ những xin lẫn mua rồi phương thức chuyên chở như thế nào để đem về Việt Nam về chính cái nơi xuất phát xuất xứ những kỷ vật chiến tranh ấy. Nhưng chắc phải là nhiêu khê tốn sức lắm?  Như tướng Hưởng cho hay, hầu hết là hảo tâm là lòng trắc ẩn của các cựu binh của người quản lý bảo tàng tư nhân mong muốn các kỷ vật ấy mau chóng được tìm về với người thân ở Việt Nam. Nhưng cũng có thứ phải tốn sức lẫn tốn kém. Như Lá cờ chiến thắng của sư đoàn 320 đã bị bom đạn phá nát một phần mà một lính Mỹ thu được tại chiến trường đã thẳng thừng định cái giá chuộc là 20 ngàn USD!

    Gặp lại tướng Hưởng ảnh 1

    Một góc khu bảo tàng kỷ vật chiến tranh

    Chúng tôi dường như không ai bảo ai mà hết thảy như ghìm bước. Chầm chậm coi cho hết, ngó cho kỹ để cảm để thấm cái giá của chiến tranh và những mất mát hy sinh của cuộc chiến. Đã hơn nửa thế kỷ Mậu Thân 1968. Bây giờ chiêm ngắm lá cờ Mặt trận DTGPMNVN từng chĩnh chiện tung bay suốt mấy tháng ở Phu Văn Lâu Huế mùa xuân 1968 đang trang trọng để kia thấy cuộn lên bao nỗi niềm. Hành trình lá cờ nửa đỏ nửa xanh nửa đỏ của đất màu xanh của trời trở về với bảo tàng đây là cả một cuốn phim dài mà khuôn hình nào cũng là máu lửa! Như một quá vãng bi hùng bất chợt ập về. Kết thúc Mậu Thân, lính Mỹ thu được sau đó mang về Mỹ. Thoáng nhanh ý nghĩ từ câu chuyện của tướng Hưởng, duyên mối để ông và cộng sự lần ra được cái nơi giữ lá cờ này ở Hoa Kỳ. Rồi người giữ nó hàng bao năm nay. Rồi chuyển bao nhiêu chủ. Và ngày trở về… Vâng, có lẽ phải có sự can dự của loại hình điện ảnh thì mới bật dậy và chuyển tải được thứ ký ức chiến trường khủng khiếp ấy?

    Người xưa có câu châu về hợp phố hay của Xê da thì trả cho Xê da  để chỉ thông điệp về sự may mắn về lộ trình của sự tử tế. Thấy tự dưng thấy có lý khi vận vào việc làm công sức và nghĩa cử của tướng Hưởng và cộng sự.

    Tướng Hưởng cũng bộc bạch rằng, ông và các cộng sự còn phải gắng nhiều nữa, cả sức lực lẫn tài chính bởi nguồn các kỷ vật của các chiến sĩ ta hy sinh ở các chiến trường hiện ở Hoa Kỳ còn khá nhiều. Đưa được các kỷ vật ấy về Việt Nam cũng cần có sự xúm tay chung lo của nhiều cá nhân và cơ quan có trách nhiệm. Và để sống động, có ý nghĩa hơn sẽ cố gắng xác định xuất xứ kỷ vật danh tính liên quan. Có lẽ các nhà báo, các phương tiện truyền thông cũng cần góp sức.

    Theo lộ trình về Chi nhánh Phương Đông Hà Nội không chỉ có những kỷ vật thời chiến. Chưa rõ ông tướng Nguyễn Văn Hưởng và cộng sự đã chuẩn bị, đã sắm sanh tự bao giờ và nương theo nguồn ngả nào để mang nhiều thứ hồn cốt về Trung tâm tư liệu như thế?  

    Hiện đang đậu chi chít trên giá của Trung tâm tư liệu của Chi nhánh Viện Nghiên cứu Phương Đông hơn 10 ngàn cuốn sách và hàng triệu các loại tài liệu, phim ảnh đề cập, liên quan đến cuộc chiến tranh VN của các cơ quan trọng yếu Hoa Kỳ.  Riêng khoản hàng ngàn tấm bản đồ cổ về VN được sưu tầm ở Hoa Kỳ, Pháp, Châu Âu và một số nước châu Á… Rồi hàng thước tài liệu của CIA đã giải mật. Lật coi nhanh mới thấy những gì mà phương tiện truyền thông của ta trước nay đề cập về cuộc tập kích Sơn Tây là quá sơ sài. Thôi tạm ngưng vì nói thêm những tay viết phơi ơ tông (thứ phóng sự dài kỳ trên báo) sẽ băm bổ tới đây mất! Rồi tư liệu phong phú tày tặn về nữ phát thanh viên huyền thoại của Đài Tiếng nói VN Trịnh Thị Ngọ mà lính Mỹ gọi là Hana Hà Nội chắc chắn sẽ hấp dẫn những ai tiếp cận.

    Gặp lại tướng Hưởng ảnh 2

    Một góc khu bảo tàng kỷ vật chiến tranh

    Qua giới thiệu của tướng Hưởng, người thưởng lãm như đang mường tượng như đang đọc được một tầm vóc bề thế của một Thư viện  hữu dụng phong phú thiết thực cho các loại đối tượng sẽ hình thành trong một tương lai rất gần.

    Sẵn trong tay nguồn tư liệu phong phú, không chậm trễ đáp ứng nhu cầu chính đáng của bạn đọc, Viện nghiên cứu Phương Đông đã có những bước khởi đầu ngoạn mục. Một số đầu sách đã được xuất bản và chuẩn bị ấn hành. Mới nghe tên sách đã thấy toát yếu nên thứ Best Sellers (ăn khách) và hơi hướng thời sự lẫn thị trường như Xung đột Biển Đông nhìn từ góc độ lịch sử và  pháp lý. Những biên bản cuối cùng tại Nhà Trắng. Phút sụp đổ của Việt Nam cộng hòa… Những sách ấy ra được và ra kịp thời như tướng Hưởng bật mí là do sự hỗ trợ tích cực vô tư của nhiều người bạn Mỹ và các cộng sự uyên bác thân thiết của ông tại VN.

    Ngẫu nhiên chăng khi TBT Nguyễn Văn Hưởng chọn nhà báo Trần Mai Hạnh làm phó cho mình? Trần Mai Hạnh từng đoạt giải Hội Nhà văn về cuốn sách “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75” .

    … Nghe thêm mấy nhà báo, học giả cao niên lúc về đang suy tư lời mời chung lúc tiễn khách của chủ nhà là trân trọng mời các nhà báo nếu có nhu cầu ghé Trung tâm tư liệu (mai kia sẽ là một thư viện hoành tráng) Trung tâm sẽ sẵn lòng và sẵn sàng… Họ đang trù liệu quỹ thời gian cùng sức mọn của tuổi tác là muốn đóng đinh một chỗ lâu lâu ở nơi bộn bề kỳ thú về tư liệu này!

    Xuân Ba - Theo Tiền Phong

    THỐNG KÊ TRUY CẬP
    • Đang online 1
    • Truy cập tuần 1757
    • Truy cập tháng 7665
    • Tổng truy cập 153088