Dẹp loạn 'thổi giá' bất động sản

22 Trần Quốc Toản, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Tp.HCM
Tiêu điểm
Tin tức: Tỷ phú USD bất động sản xoay xở với nợ khủng gần 200 ngàn tỷ Tin tức: Sốc: Warren Buffett thừa nhận tích tiền mặt kỷ lục vì thị trường đang quá rủi ro, sẽ tiếp tục "đứng ngoài" cho đến hết quý II/2024 Tin tức: Iran - Israel: 2.500 năm ân oán Tin tức: ‘Giải cứu’ BOT thua lỗ: Gánh nặng hàng chục nghìn tỷ nợ ngân hàng Tin tức: Vì sao người miền Tây ồ ạt 'đi Bình Dương'? BĐS: 'Bắt mạch' thị trường bất động sản BĐS: Giao dịch bất động sản TP.HCM tăng, phòng công chứng nhộn nhịp trở lại Tin tức: Hạ tầng xanh và chiếu sáng xanh – hướng đi của đô thị tăng trưởng xanh, bền vững CN & MT: Ván cược tỉ đô của Mỹ vào ngành bán dẫn Tin tức: Không thể ra khơi xa bằng 'hạm đội thuyền thúng’ Tiền Tệ : Lãi suất tiền gửi tiết kiệm sẽ tăng đến mức nào trong năm 2024? CN & MT: Nước tái định hình tương lai ĐBSCL? Tin tức: Qua 3 đợt El Nino, hồ nước ngọt vùng Đồng Tháp Mười vẫn còn trên giấy CN & MT: THẢM HỌA  THIẾU NƯỚC ....2025-2040  Tin tức: Kênh đào Funan Techo - tình thế tuyệt vọng của nguồn nước Cửu Long Tin tức: CÁI GIÁ CỦA CHIẾN TRANH 2024 BĐS: Loạt DN bất động sản khó trả nợ trái phiếu, nợ cao gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu Tin tức: Nỗi niềm của nước Tin tức: Thế giới đối mặt cùng lúc 5 căn nguyên của thảm họa và nguy cơ Thế chiến III CN & MT: Nắng nóng ở Đông Nam Á: Giới khoa học cũng chưa biết điểm dừng BĐS: TS Vũ Đình Ánh: Chung cư cũ Hà Nội không còn là ''đất vàng, đất kim cương'' nữa... mà là ''siêu vàng, siêu kim cương'' vì vốn dĩ đã có vị trí rất đẹp ngay từ ban đầu Tin tức: Viễn cảnh của Trái đất vào năm 2050, chuyên gia: Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia dễ bị tổn thương nhất Tin tức: Từ kinh tế tri thức tới Kinh tế số: Những ước mơ và ngộ nhận BĐS: Điểm mặt loạt công trình trọng điểm thay đổi diện mạo khu Đông TP.HCM 2 năm tới Chứng khoán: Thêm một quỹ ngoại bị đánh bay thành quả từ đầu năm đến nay sau nhịp VN-Index chỉnh hơn 100 điểm CN & MT: Sài Gòn nóng như chảo lửa, người dân khốn khổ CN & MT: Chuyên gia thời tiết cảnh báo tần suất La Nina, El Nino gia tăng VH & TG: Giới trẻ Trung Quốc dần rời xa thành phố lớn VH & TG: Cuộc chiến mới: Khoảng cách giàu nghèo giữa thế hệ Millennials là "chưa từng có" CN & MT: Năm nay nắng nóng đặc biệt bất thường, vì sao? Tin tức: Putin and the Insanity Gambit CN & MT: Tác động của El Nino hiện nay mạnh nhất trong hơn 70 năm Tin tức: Mơ về một Thành Phố Xanh Tin tức: Điều chỉnh quy hoạch chung TPHCM: Hướng đến đô thị toàn cầu Tin tức: Kênh đào 1,7 tỷ USD của Campuchia tác động đến sông Mê Kông: Nguy cơ khó lường với ĐBSCL, gây thiệt hại lớn cho Việt Nam? CN & MT: Cảnh báo nguy cơ khủng hoảng nước sạch VH & TG: Tương lai nước Nhật nhìn từ cửa hàng tiện lợi CN & MT: Việt Nam: Cá chết hàng loạt do nắng nóng khủng khiếp CN & MT: Giải nhiệt cho đô thị CN & MT: Thiên tai bất thường trên thế giới Tin tức: A new cold war? World war three? How do we navigate this age of confusion? Tin tức: Nắng nóng khắc nghiệt, TP.HCM lên kế hoạch phát triển tối thiểu 68 ha công viên giai đoạn 2024 – 2025 SK & Đời Sống: Sau 70 tuổi, vợ chồng tôi thỏa thuận: Nếu 1 người ra đi trước, người còn lại phải hứa làm 5 điều bất kể con cái phản đối ra sao Thư Giản: Tại sao những người xuất sắc thường có lối SUY NGHĨ RANH GIỚI? – Giúp làm gì cũng thành công, tinh thần chẳng áp lực Thư Giản: 9 quán cà phê thú vị nhất TPHCM có gì đặc biệt? Thư Giản: BUỔI THIỀN TRÀ ĐẶC BIỆT TRÊN ĐỈNH NÚI BÀN CỜ VỚI TỶ PHÚ BILL GATES VÀ BÀ PAULA HURD Thư Giản: Sài Gòn những ngày oi bức, chợt nhớ một thời rợp bóng cây! SK & Đời Sống: 80 tuổi, sống một mình 17 năm, tôi vẫn khỏe mạnh, hạnh phúc mỗi ngày vì làm đúng 4 điều này SK & Đời Sống: There's a surprising limit to how much the human stomach can hold SK & Đời Sống: Giáo sư từng đoạt giải Nobel suốt đời tuân theo 6 điều, bảo sao sống thọ 101 tuổi: Tập thể dục hay uống nước cũng gác lại sau Thư Giản: 'Đại gia' Nhật Bản và chủ nghĩa khắc kỷ: Không phô trương, vẫn đi làm dù thừa tiền và dạy con làm giàu từ bé SK & Đời Sống: Chùa Lá bốc thuốc miễn phí : Nếu không sửa luật, dự án bất động sản sẽ tắc trong 10 năm tới Thư Giản: Quán cà phê như khu rừng mát xanh giữa lòng TPHCM Thư Giản: Cuối tuần, đi cà phê ở những quán phong cách cổ điển ở TPHCM SK & Đời Sống: How Seawater’s Teeming Life May Change Our Own Thư Giản: Năm 2050 có gì trong cửa hàng của nhân loại? Thư Giản: Tuyệt diệu và kích động Thư Giản: Tương lai cần một sự nâng cấp Thư Giản: Đêm Sài Gòn PHẬN ĐỜI TRÔI | Chợ Rạch Ông, Cầu Chữ Y & Đồng Khánh | Cuộc Sống Sài Gòn Ngày Nay BĐS: Phải bước sang năm 2025, phân khúc đất nền mới hồi phục BĐS: TS Trần Đình Thiên: Bất động sản đã có tín hiệu về sức cầu nhưng không phải tốt hoàn toàn BĐS: Dư nợ tín dụng bất động sản đạt hơn 1,1 triệu tỷ đồng Tin tức: Kinh tế TPHCM: 'Nạc đã dùng, chỉ còn xương'... Tin tức: Vài nét Dự báo thời đại phục hưng và khai sáng của loài người sau đại dịch Corona-2019.7-2021(khởi đầu từ tháng 9 năm giáp thìn 2024) Tin tức: GS. TS Vũ Trọng Hồng tiết lộ ‘điều cần làm’ từ dự án kênh đào Funan Techo BĐS: Cổ phiếu bất động sản lại "chìm trong biển lửa", vì sao? Chứng khoán: Nhà đầu tư tháo chạy khỏi chứng khoán Mỹ VH & TG: The Third Great Decentering Tiền Tệ : Vốn đã bắt đầu 'chảy' vào nền kinh tế Tiền Tệ : Áp lực tỷ giá USD và 'bàn tay' hữu hình Chứng khoán: Xu thế dòng tiền: Gánh nặng margin Chứng khoán: VN-Index giảm mạnh nhất 2 năm, nhà đầu tư cá nhân tháo chạy sau gần 11 tuần mua ròng Chứng khoán: Chứng khoán Việt Nam “bốc hơi” gần nửa triệu tỷ vốn hóa trong một tuần Tiền Tệ : Major Trends in Global Trade CN & MT: Dùng robot cho đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp CN & MT: Từ tháng năm, nhiều địa phương trên cả nước chịu khô hạn, thiếu nước VH & TG: Degrowth In Japan VH & TG: The Philosophy Of Co-Becoming Tiền Tệ : Fed dự báo hạ cánh mềm, giữ triển vọng giảm lãi suất 3 lần trong năm 2024 CN & MT: nang-nong-lu-lut-can-quet-chau-a-2024-2030 At The Climate Threshold BĐS: Bất động sản lo ‘chết chìm’ vì quy định mới của ngân hàng BĐS: BĐS ảm đạm, Novaland của tỷ phú Bùi Thành Nhơn báo lãi cao nhất 3 năm nhờ mảng nào? BĐS: Tìm hiểu kinh tế Trung Quốc – Chương 3: khủng hoảng địa ốc Thư Giản: Hành trình đi tìm thuốc trường sinh của vua chúa thời xưa : Vòm sắt - hệ thống đánh chặn tên lửa thành công hơn 90% của Israel?
Bài viết
Dẹp loạn 'thổi giá' bất động sản

    Khó khăn vẫn bủa vây ngành bất động sản nhưng các thông tin giá địa ốc tăng chóng mặt, tăng phi mã lại liên tục được đồn thổi khiến thị trường thêm rối rắm.

    Giá căn hộ Hà Nội vẫn tăng dù thị trường trầm lắng. Trong ảnh: một chung cư tại quận Bắc Từ Liêm - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

    Giá căn hộ Hà Nội vẫn tăng dù thị trường trầm lắng. Trong ảnh: một chung cư tại quận Bắc Từ Liêm

    Vì thế, cần phải sớm có sự vào cuộc của cơ quan quản lý nhà nước để chặn đứng tình trạng "thổi giá" bất động sản, gây nhiễu loạn thông tin, tránh để người mua nhà đi vào vết xe đổ của những đợt sốt đất ảo từng xảy ra.

    Rao bán nhộn nhịp

    Thời gian gần đây, không chỉ chung cư mà ngay cả nhà tập thể cũ ở Hà Nội cũng được mời chào sôi động trên mạng xã hội. Trong khi thực tế nhiều khu đất nền ven đô ở một số huyện như Hoài Đức, Quốc Oai, Thạch Thất, thị xã Sơn Tây vẫn đang "đóng băng", khung cảnh hoang vắng.

    "Em đang có hai căn view hồ và bể bơi diện tích mỗi căn hơn 70m², giá ưu đãi chỉ hơn 70 triệu đồng/m², tháng 6 năm nay sẽ bàn giao. Đây là một trong những dự án "hot" nhất của chủ đầu tư M.T.R. ở quận Nam Từ Liêm, nếu anh đã ưng thì nên làm thủ tục đặt cọc sớm. 

    Từ trước Tết đến nay, giá tất cả các phân khúc chung cư ở khu vực này đã tăng nóng khoảng 35%" - Lê Minh Tùng, một môi giới nhà đất ở Hà Nội, mời chào như thế với phóng viên Tuổi Trẻ

    Tùng còn "làm nóng" thêm rằng thị trường Hà Nội rất ít "hàng" nên giá chung cư đang "tăng nóng", các căn trả theo tiến độ giá khoảng 60 triệu đồng/m². Tuy nhiên, cũng với căn hộ hơn 70m² tại dự án này, hai môi giới khác lại "hét" giá 73 - 83 triệu đồng/m².

    Cũng trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, một dự án khác chưa được phép mở bán, chưa làm xong nhà mẫu cũng đã rầm rộ mời chào người mua đặt cọc. Trước cổng dự án, nhân viên môi giới tên Đồng vẫn giới thiệu "chủ đầu tư quy định chỉ những khách hàng đã đặt cọc sắp tới mới được xem nhà mẫu".

    Không chỉ chung cư ở các quận nội thành được "đẩy" giá mà ngay cả chung cư đã bàn giao cho khách 2-3 năm nay ở huyện vùng ven cũng bị "thổi" giá. Tại huyện Gia Lâm, một dự án chung cư mới đi vào hoạt động hơn 2 năm nay đang là "tâm điểm" sôi động với mức giá hơn 30 triệu đồng/m² đã được đẩy lên 40 triệu đồng/m².

    "Em có tất cả các diện tích từ 31 - 105m², giá thấp nhất hiện nay khoảng 40 triệu đồng/m²" - Hoa, một nhân viên môi giới, nói. 

    Theo Hoa, giá nhà chung cư tại khu vực này chỉ mới tăng mạnh kể từ đầu năm 2024 do "lãi suất ngân hàng cả gửi và cho vay đều giảm nên đã kích thích thị trường dần ấm lên".

    Trong vai người có nhu cầu sang nhượng chung cư ở quận nội thành Hà Nội, phóng viên Tuổi Trẻ nhận được lời mời chào "giữ chỗ" qua điện thoại của nhiều nhân viên môi giới bất động sản, tuy nhiên điều bất ngờ là sau gần nửa tháng vẫn chưa có khách hỏi mua.

    Lý giải về việc "ế khách" khi phóng viên ngỏ ý muốn nhờ bán một căn hộ thì Thu, nhân viên môi giới, rẽ sang lý do khác: "Dòng căn hộ có từ ba phòng ngủ rất kén khách vì nhu cầu không thể sử dụng hết và cũng không hợp túi tiền với nhiều người". 

    Nhiều nhân viên môi giới khác mời chào "giữ chỗ" với người tìm khách mua cũng không hồi âm.

    Thời điểm hiện tại giá nhà chung cư tại một số khu đô thị có quy mô lớn, kết nối hạ tầng tốt ở Hà Nội đã tăng so với cách đây một năm. Ảnh chụp một khu đô thị tại quận Nam Từ Liêm - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

    Thời điểm hiện tại giá nhà chung cư tại một số khu đô thị có quy mô lớn, kết nối hạ tầng tốt ở Hà Nội đã tăng so với cách đây một năm. Ảnh chụp một khu đô thị tại quận Nam Từ Liêm

    Hỏi sôi động, mua lặng lẽ

    Ông Nguyễn Quốc Khánh - phó chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam - cho rằng thời điểm hiện tại giá nhà chung cư tại một số khu đô thị có quy mô lớn, kết nối hạ tầng tốt ở Hà Nội đã tăng. 

    "Thời gian gần đây sản phẩm căn hộ chung cư chào bán ra thị trường bất động sản rất nhỏ giọt và tại một thời điểm không có nhiều lựa chọn. Bên cạnh đó, chung cư là giao dịch thứ cấp, nhu cầu mua đi bán lại rất lớn nên khi hàng đã ít thì người bán sẽ tăng giá. 

    Tuy nhiên, tôi cho rằng người hỏi mua bán thì rất sôi động nhưng thực tế giao dịch thành công chưa nhiều do đây chưa phải là một cơn sốt", ông Khánh nói.

    Ông Khánh cũng khuyến nghị khách hàng cần tỉnh táo trước "bẫy" giá chung cư tăng phi mã vì không phải khu vực nào ở Hà Nội cũng lên giá. 

    "Người dân cần đi thực tế khảo sát, tham khảo và chọn lọc từ nhiều kênh thông tin để mua được những căn hộ ưng ý, đúng giá trị", ông Khánh cho hay.

    Giáo sư Đặng Hùng Võ - nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường - cho hay có ngày ông nhận đến hơn 10 cuộc điện thoại hỏi về mua nhà chung cư. 

    "Căn hộ đó giá trị tăng hay không chúng ta phải căn cứ vào giao dịch có thật. Nhiều người cùng lúc "hỏi thăm" một sản phẩm thì chưa chắc giá giao dịch đã tăng. Để mua căn hộ không bị hớ thì người mua cần phải tìm hiểu kỹ hạ tầng đô thị cũng như tiềm năng về dự án mà mình nhắm tới", ông Võ cho biết.

    Theo ông Võ, trong những năm qua, Bộ Xây dựng và sở xây dựng nhiều địa phương đã công bố các thông tin biến động nhà đất. Tuy nhiên, theo ông, thông tin công bố vẫn chưa liên tục, kịp thời. 

    "Các cơ quan nhà nước cần phải thường xuyên công bố các thông tin chính thống để người dân kịp thời nắm bắt. Khi thông tin chính thống từ cơ quan nhà nước công bố kịp thời thì phần nào đó sẽ góp phần ngăn chặn hành vi thao túng, thông đồng làm giá để bán sản phẩm hoặc "dọn sân" cho các dự án chuẩn bị được chào hàng...", ông Võ khuyến nghị.

    Ở tình hình hiện tại, khi hay tin Thủ tướng vừa yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các bộ, ngành trình dự thảo nghị định, văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2024 để Chính phủ đề xuất với Quốc hội cho phép thi hành từ ngày 1-7 (trước nửa năm so với kế hoạch vào ngày 1-1-2025), ông Võ cho rằng sau khi Luật Đất đai 2024 và luật chuyên ngành có hiệu lực, nghị định hướng dẫn thi hành luật được ban hành sẽ phần nào khắc phục những tồn tại, gỡ vướng khung pháp lý chồng chéo giữa các luật và tạo điều kiện cho phát triển dự án nhà ở nói chung.

    "Gần đây tôi dự nhiều hội nghị, hội thảo về gỡ vướng cho bất động sản, lãnh đạo nhiều doanh nghiệp rất mong Luật Đất đai 2024 sớm có hiệu lực" - ông Võ nói.

    Đất nền ngoại thành Hà Nội đến nay vẫn đang ế ẩm, vắng bóng nhà đầu tư sau thời gian “sốt ảo” (ảnh chụp tại xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất) - Ảnh: QUANG THẾ

    Đất nền ngoại thành Hà Nội đến nay vẫn đang ế ẩm, vắng bóng nhà đầu tư sau thời gian “sốt ảo” (ảnh chụp tại xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất)

    Cần sớm có dữ liệu bất động sản

    Ông Huỳnh Phước Nghĩa - giám đốc Trung tâm kinh tế luật và quản lý (Đại học Kinh tế TP.HCM) - cho rằng không thể phủ nhận những tín hiệu tích cực của thị trường địa ốc khi lãi suất cho vay đã giảm. 

    Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận là trong 2-3 năm qua, các sản phẩm bất động sản "chôn" trong các nhà đầu tư thứ cấp rất nhiều, nhiều người mắc kẹt trong các sản phẩm nhà đất bị rớt giá nên rất cần "thoát hàng". 

    Do đó, những thông tin nhan nhản về giá bất động sản lên, nhà đất tăng là vấn đề truyền thông của môi giới, các sàn, các doanh nghiệp liên quan và cả chủ đầu tư. Còn thực chất chuyển biến giá bất động sản, thanh khoản tăng hay giảm phải có số liệu cụ thể từ các cơ quan chức năng mới thấy được thực tế của thị trường.

    Tuy nhiên, ông Nghĩa cho biết trong báo cáo thị trường bất động sản hằng quý của Bộ Xây dựng chỉ có thông tin về giá thị trường sơ cấp, còn các thông tin về thị trường thứ cấp, giá giao dịch mua đi bán lại... chưa rõ ràng. 

    Do đó, cần phải có một chỉ số bất động sản đa dạng hơn, minh bạch hơn để phân tích biến động giá, số lượng giao dịch, thanh khoản thị trường... thì mới xác định một thị trường bất động sản nóng hay nguội lạnh.

    Hiện nay các tổ chức công bố dữ liệu bất động sản theo mỗi cách khác nhau, sai số cao và sai số này đến từ việc các tổ chức nhìn theo góc của mình, thậm chí là có chủ đích.

    Hiện nay, các thị trường phát triển đều có cơ sở dữ liệu thị trường, như tại Mỹ giá bất động sản, số lần chuyển nhượng, giá mỗi lần chuyển nhượng, tên người môi giới, khoản vay... đều được lưu giữ đối với mỗi sản phẩm bất động sản. 

    Do đó, ông Nghĩa cho rằng thúc đẩy nhanh đề án về cơ sở dữ liệu đối với thị trường bất động sản để sớm có một chỉ số bất động sản minh bạch, người dân tiếp cận thông tin các sản phẩm địa ốc một cách rõ ràng. 

    Từ đó, các tổ chức có cơ sở dữ liệu để đưa ra các thông tin đúng, khách quan và sát với thị trường.

    Tổng hợp: QUANG THẾ - Đồ họa: TUẤN ANH

    Tổng hợp: QUANG THẾ - Đồ họa: TUẤN ANH

    Có thông tin minh bạch, thị trường sớm ổn định

    Ở góc nhìn pháp lý, luật sư Trương Anh Tú (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng thông tin sốt nhà chung cư đang thu hút sự quan tâm, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM và các thành phố lân cận.

    Theo luật sư Tú, sự gia tăng dân số, phát triển kinh tế và đô thị hóa đã tạo ra áp lực mạnh mẽ lên thị trường bất động sản, đặc biệt là sản phẩm căn hộ chung cư. Gần đây, các cuộc khảo sát về giá nhà thường được tiến hành bởi các tổ chức độc lập như trung tâm nghiên cứu kinh tế, tổ chức xã hội hoặc tổ chức quốc tế.

    Tuy nhiên, ông Tú cho rằng có nguy cơ về sự thiếu khách quan có thể do một số lý do như thiếu kinh nghiệm, nguồn lực hạn chế, ảnh hưởng từ lợi ích cá nhân, dữ liệu không đầy đủ...

    Vì thế, Bộ Xây dựng cần khuyến khích thảo luận công khai, tổ chức các cuộc tranh luận tạo sự minh bạch thông tin giá cả bất động sản. Thực hiện các cuộc điều tra chính thức để thu thập dữ liệu từ các chuyên gia độc lập.

    "Cung cấp thông tin khách quan, đầy đủ về tình hình giá nhà chung cư để giảm các thông tin nhầm lẫn và sai lệch. Tăng cường công tác giám sát để ngăn chặn các hành vi thao túng thị trường, đảm bảo sự công bằng.

    Ngoài ra, người mua cần tự bảo vệ quyền lợi của mình bằng cách nghiên cứu thị trường thật kỹ. Tìm hiểu về giá cả dự án chung cư, xu hướng thị trường trước khi quyết định mua để giảm thiểu rủi ro liên quan đến thông tin được công bố không chính xác", ông Tú nói.

    Coi chừng xuống tiền trả nợ cho người trước

    Theo các chuyên gia theo dõi thị trường bất động sản, năm 2024 là giai đoạn nhiều chủ đầu tư kết thúc thời gian ân hạn nợ gốc và lãi đối với người mua nhà. Như vậy, nhiều người đã đầu tư các căn hộ buộc phải bán gấp, tránh phải gánh lãi suất thả nổi và khoản tiền gốc.

    Những người không tìm hiểu kỹ thông tin "nhảy" vào thị trường giai đoạn này sẽ gánh lãi thay người mua nhà trước đó. Vì vậy, các chuyên gia cho rằng cần phải có sự vào cuộc của các cơ quan quản lý nhà nước, tránh tình trạng "thổi giá" bất động sản, gây nhiễu loạn thị trường.

    Dự án bất động sản đang xây dựng ở quận 7, TP.HCM (ảnh chụp trưa 2-4) - Ảnh: QUANG ĐỊNH

    Dự án bất động sản đang xây dựng ở quận 7, TP.HCM (ảnh chụp trưa 2-4)

    * Ông Nguyễn Chí Thanh (phó chủ tịch Hội Môi giới bất động sản VN):

    Chung cư đang bị làm giá

    Dẹp loạn

    Giá chung cư đắt vì người ta mang số ít ra làm hiện tượng, ví dụ như chung cư cũ có một người bán ra, đa số không có nhu cầu bán nên họ hét giá cao.

    Đối với các dự án mới, việc tăng giá chung cư cần nhìn vào giá bảng hàng có tăng không hay do trước đây chủ đầu tư chiết khấu cao giờ không chiết khấu.

    Nhiều khi dự án có giá bán cao hiện nay là "game" của chủ đầu tư, họ đưa giá cao nhưng không bán được. Còn sản phẩm cho số đông thì không có.

    Hiện số dự án được phê duyệt, xây dựng mới rất ít, thanh khoản của các dự án mới không cao. Việc điều chỉnh mặt bằng giá bán cả một tòa chung cư 300-400 căn hộ chỉ bằng giá bán của 1-2 căn được bán với giá cao, sau đó bảo dự án lên giá là không bình thường. Thậm chí đang có hiện tượng tự mua tự bán với nhau để làm giá, thiết lập mặt bằng giá mới cao hơn.

    Có một thực tế là do khan hiếm nguồn cung nên đang có tình trạng một tòa chung cư bán với giá cao thì tòa bên cạnh cũng đòi bán với giá ngang ngửa. Chứ thị trường thời gian qua không có hàng, giao dịch thành công rất ít.

    Việc tăng giá bán chung cư hiện nay mang tính chất đơn lẻ, nhiều khi ở hàng chục năm rồi khi bán nhà vẫn đòi tăng giá bán, rất khó hiểu.

    * TS Lê Xuân Nghĩa (thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia):

    Không có chính sách nhà ở phù hợp thì khó kéo giảm giá nhà

    Dẹp loạn

    Cấu trúc lại thị trường bất động sản lần này thành hay bại nằm ở chỗ có ra được nhà ở xã hội và nhà ở giá rẻ cho dân hay không.

    Nếu không ra được một hệ thống nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ đáp ứng nhu cầu số đông người dân như Thủ tướng yêu cầu thì không tái cấu trúc thành công thị trường được, thị trường quay lại cảnh xuất hiện phân khúc nhà ở cao cấp, rồi các nhà đầu cơ đẩy giá, đến một lúc nào đó thị trường sẽ lại nổ bong bóng, có nguy cơ sụp đổ.

    Với chung cư trên giấy tại Hà Nội đã có giá bán 60 - 70 - 80 triệu đồng/m2 thì phần lớn là đầu tư chứ không phải mua để ở.

    Họ đầu cơ vì nhìn thấy thị trường không có dự án nào mới về nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội. Họ cũng không nhìn thấy có nhiều dự án ở phân khúc bình dân được xây dựng rầm rộ để tạo lập nguồn cung nhà ở giá rẻ.

    Các nhà đầu cơ thấy rằng các địa phương chưa dành sự quan tâm đúng mức cho phân khúc nhà ở này, nên họ có thêm động lực để đầu cơ vào phân khúc chung cư cao cấp.

    Nếu mua chung cư với giá cao thì thông thường nhà đầu cơ chỉ chờ tăng giá để bán, còn kinh doanh cho thuê sẽ lỗ. Trong khi đại bộ phận dân chúng không có nhà ở.

    QUANG THẾ - NGỌC HIỂN - B.NGỌC - Theo Tuổi Trẻ

    THỐNG KÊ TRUY CẬP
    • Đang online 5
    • Truy cập tuần 1864
    • Truy cập tháng 7214
    • Tổng truy cập 76697