Đẩy nhanh mua bán trực tiếp điện để giảm độc quyền

22 Trần Quốc Toản, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Tp.HCM
Tiêu điểm
Tin tức: Thông lộ - Sức bật mới ở đồng bằng châu thổ CN & MT: Công ty sắp biến Singapore thành 'trùm nông nghiệp': Sản xuất 30 tấn rau/tháng phục vụ 134.000 bữa ăn, hệ thống AI giúp tiết kiệm 50% chất dinh dưỡng, 90% nước CN & MT: Lối sống xanh đang trở thành lựa chọn hàng đầu Tin tức: Kinh tế tuần hoàn: hướng đi tất yếu! Tin tức: Giá tăng cao, dòng tiền của nhà đầu tư sẽ rời Hà Nội vào TP.HCM năm 2025? BĐS: Hết thời ôm đất nông nghiệp chờ hạ tầng? VH & TG: Trên thế giới các kỷ nguyên ngày càng ngắn lại BĐS: "Làn sóng" tăng giá bất động sản 2025 sẽ "rời" nội đô lan ra vùng ven? Tin tức: 10 rủi ro lớn nhất với kinh tế thế giới trong 2-10 năm tới Tin tức: Người dân TP.HCM ngày càng ít đi chợ Tin tức: Bán hàng online thắng lớn Tin tức: Nhà bán hàng online ‘xoay chiến thuật’ với xu hướng tiêu dùng mới CN & MT: 3 nỗi lo lớn của xe Nhật, Hàn ở Việt Nam năm 2025: Hybrid hoá, xe điện và… CN & MT: Cuộc đua AI toàn cầu: Trung Quốc có đang bắt kịp Mỹ? CN & MT: Trí tuệ nhân tạo (AI) 2025 Tin tức: Lợi - hại cho Việt Nam trước "sóng gió" chiến tranh thương mại thế giới Tin tức: Mỹ đánh thuế 25% toàn bộ mặt hàng thép nhập khẩu, Việt Nam không ảnh hưởng, đây là lí do BĐS: Đi qua chu kỳ biến động, thị trường bất động sản đang có dấu hiệu của sự khởi động Tin tức: Đi tìm một định hướng phát triển mới Tin tức: Sau 5 năm, khủng hoảng bất động sản Trung Quốc đã đi xa thế nào? Tin tức: Loạt công ty bất động sản Danh Khôi, Vinahud, DRH Holdings… lỗ đậm, gây "thất vọng" nhất là Novaland: Đặt kế hoạch lãi ngàn tỷ, thực tế lỗ 4.351 tỷ Tin tức: Làn sóng doanh nghiệp tại TP.HCM giải thể chưa dừng lại, chuyện gì đang xảy ra? BĐS: Mảng tối trong bức tranh BĐS tại đô thị đặc biệt của Việt Nam năm 2025 Tin tức: Những nước chịu ảnh hưởng nặng khi Mỹ tăng thuế nhôm thép lên 25% BĐS: Sau tăng 'nóng' nhu cầu và giá thuê nhà ở gần metro Bến Thành - Suối Tiên giảm mạnh BĐS: Nhiều chủ mặt bằng nhà phố hạ giá thuê Tin tức: Mỹ đánh thuế 25% toàn bộ thép nhập khẩu: Việt Nam không ảnh hưởng, thậm chí còn được lợi? Tin tức: Dự kiến tăng trưởng công suất nguồn điện có thể lên tới 70 - 75% VH & TG: Thế kỷ Châu Á đã kết thúc? BĐS: Phó Vụ trưởng Vụ Đất đai: Người thu nhập thấp nên mua nhà cách trung tâm 15 - 20 km Tin tức: Khởi đầu 2025: đối mặt với bất ngờ! BĐS: Giá chung cư sau Tết ngừng nhảy múa, khách hỏi nhiều nhưng vẫn không mua Thư Giản: Bức thư của nhà khoa học Newton năm 1704 tiên đoán về ngày tận thế BĐS: “Quay lưng” với giá chung cư lên tới 90 triệu/m2 ở TP.HCM, người dân đổ về các tỉnh vùng ven mua nhà BĐS: Chuyên gia dự báo bất ngờ về giá bán bất động sản năm 2025 CN & MT: Trí tuệ nhân tạo: Từ giải thưởng Nobel tới khuynh hướng ‘chống công nghệ’ SK & Đời Sống: Người Việt đang nghèo đi với tốc độ quá nhanh  Chứng khoán: Chứng khoán Việt Nam sau tròn 3 năm sau lập đỉnh lịch sử: Có thêm gần 5 triệu tài khoản, VN-Index “bốc hơi” 300 điểm Tiền Tệ : TP. Hồ Chí Minh: Tiền gửi vào hệ thống ngân hàng đạt hơn 4 triệu tỷ đồng BĐS: TP.HCM: Nhiều dự án tái khởi động dự kiến có giá bán tăng gấp 2-3 lần giá cũ BĐS: Nhìn lại lịch sử các chu kì tăng trưởng, chuyên gia dự báo bất ngờ về bức tranh bất động sản năm 2025 BĐS: Novaland – khi gã khổng lồ bị quật ngã : Nếu không sửa luật, dự án bất động sản sẽ tắc trong 10 năm tới Tin tức: Kỷ niệm về anh Ba Nguyễn Tấn Dũng : 1 phong cách độc đáo vì Dân, vì nước. " dĩ công vi thượng "  BĐS: BAO GIỜ GIẢI QUYẾT ĐƯỢC 3 NGHỊCH LÝ NÀY THÌ BẤT ĐỘNG SẢN NGON NGAY BĐS: Tuyến Đường Trần Quang Khải, Phường Tân Định, Quận 1 – Sầm Uất Giữa Lòng Sài Gòn VH & TG: Visionary Leaders Of Small Nations CN & MT: Searching For Climate Salvation In Deep Hellfire CN & MT: Living In A Lucid Dream VH & TG: THỜI ĐẠI KHAI SÁNG – CÁCH MẠNG KHOA HỌC BẮT ĐẦU NHƯ THẾ NÀO? VH & TG: BÀI HỌC từ CÂU CHUYỆN CÁ CHÌNH từ Japan  BĐS: Sau một năm nhà đất, chung cư tăng nóng, thị trường BĐS sẽ thế nào trong năm 2025? CN & MT: Công nghệ thời "hướng Trump" VH & TG: Chuẩn bị đêm trước cho một kỷ nguyên mới BĐS: KẾ HOẠCH KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN CỦA CÁC CHỦ ĐẦU TƯ TRONG NĂM 2025 VH & TG: Buồn của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới: Dân số 1,4 tỷ người nhưng thiếu lao động trầm trọng ở cơ sở y tế nông thôn, bác sĩ lương tháng 3,4 triệu đồng, tự bỏ tiền túi mua thiết bị VH & TG: Thay cũ đổi mới ở Trung Quốc VH & TG: The Spirit of America – Its People BĐS: Giá chung cư ‘tăng sốc’ năm 2024, Hà Nội tăng đến 50%, TP.HCM tăng đến 30% Tin tức: Ngẫm bài học tăng trưởng từ Trung Quốc và Ấn Độ VH & TG: Con đường tới thế giới bền vững Tin tức: The Coffee House đang ở đâu? CN & MT: Ai sống với AI? Tin tức: TPHCM nâng cấp 5 huyện thành 5 đô thị vệ tinh hiện đại Tin tức: Con đường mới đã rộng mở Tin tức: The Good, the Bad, and the Uncertainty of the Trump Economy CN & MT: LNG – 'Quân át chủ bài' trong chiến lược năng lượng Việt Nam? BĐS: 3 NGHỊCH LÝ THỊ TRƯỜNG NHÀ Ở NĂM 2025 BĐS: Năm 2025, giá chung cư chưa thể hạ nhiệt? Thư Giản: Ước vọng thay đổi BĐS: Doanh nghiệp bất động sản đầu tiên có dòng tiền kinh doanh dương trở lại, vượt mốc 1.200 tỷ Tin tức: Xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2025: Tiềm năng lớn nhưng nhiều thách thức CN & MT: Hành tinh của chúng ta sẽ thấy nhiệt độ tăng lên 3°C nhanh hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây, dựa trên các phân tích mới. Tin tức: ZELENSKYI Bài phát biểu của tổng thống Ukraine Zelensky tại diễn đàn kinh tế TG quá thông minh và thẳng thắn, không khách sáo, úp mở nhằm vào châu Âu. Tin tức: Kinh tế tăng trưởng trên 7%, vì sao nhiều người kêu kinh doanh khó khăn, nhiều mặt bằng ở phố trung tâm bị trả lại, cho thuê ế ẩm? Tin tức: 19 tỷ USD bốc hơi, dòng vốn nước ngoài tháo chạy: Chuyện gì đã xảy ra? Tin tức: Nhà bán lẻ ngoại đang nắm 2/3 chuỗi phân phối hiện đại ở Việt Nam Thư Giản: 34 LỜI DẠY CỦA LÃO TỬ SK & Đời Sống:  TRƯỚC LÀN SÓNG ĐÓNG CỬA Ồ ẠT, CHỦ QUÁN TRUYỀN TAI NHAU CÁCH TRỤ LẠI GIỮA ĐẤT SÀI GÒN NHƯ THẾ NÀO?  BĐS: Thêm nhiều mặt bằng ở TPHCM ế khách dịp cuối năm BĐS: NHÀ MẶT TIỀN CHO THUÊ 50 TRIỆU/ THÁNG BẤT ĐẮC DĨ CHUYỂN THÀNH NƠI THUÊ TRỌ VÌ Ế ẨM SK & Đời Sống: Việt Nam có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới, chỉ còn khoảng 14 năm để tranh thủ cơ hội ‘dân số vàng’ Thư Giản: Elon Musk bật mí 6 PHƯƠNG PHÁP HỌC độc đáo, làm việc 1 năm bằng người khác làm 8 năm: Thú vị nhất là QUY TẮC 2 PHÚT Tin tức: Kinh tế Trung Quốc giai đoạn mới và hàm ý cho Việt Nam SK & Đời Sống: Một ngày vào viện dưỡng lão, tôi ngộ ra: Cách bạn đối diện với bệnh tật và tuổi già thể hiện trí tuệ của bạn! BĐS: Đìu hiu mặt bằng nhà phố Tiền Tệ : Mô hình kinh tế hiện đại đã thất bại như thế nào? Thư Giản: Nhìn lại thế giới 2024 và dự đoán tương lai SK & Đời Sống: Trào lưu mới của dân văn phòng TP.HCM: Rủ nhau đi ăn trưa bằng tàu Metro, khám phá tụ điểm vui chơi dọc tuyến Bến Thành - Suối Tiên Thư Giản: Ở Sài Gòn rất dễ sống phải không? Tin tức: Ukraine 'khóa van', kỷ nguyên khí đốt của Nga tại châu Âu kết thúc Thư Giản: Ngắm nhìn "hẻm xanh" giữa lòng đô thị SK & Đời Sống: New method turns cancer cells into healthy cells Tiền Tệ : Chính sách tiền tệ năm 2025 sẽ đối mặt với không ít thách thức BĐS: Thị trường bất động sản năm 2024: Hai thái cực ở hai đầu đất nước BĐS: Người trong cuộc bất ngờ “chỉ điểm” diễn biến mới của thị trường địa ốc đầu năm 2025 SK & Đời Sống: Bước vào tuổi 70 tuổi, dù giàu có đến đâu cũng đừng mời họ hàng đến nhà mình làm 1 việc: Sẽ hối hận đấy! Thư Giản: Đường Cao Thắng một thời tuổi trẻ Chứng khoán: VinaCapital: 2025 có thể là năm biến động đối với thị trường chứng khoán và nền kinh tế Tiền Tệ : Quyết định hạ lãi suất của Fed có thể 'giáng đòn' lên hàng loạt NHTW trên toàn cầu như thế nào? Tiền Tệ : Nhiều ngân hàng chịu áp lực nợ xấu tăng nhanh VH & TG: NGỘ 12 LUẬT NHÂN QUẢ BẤT BIẾN TRONG CUỘC ĐỜI Chứng khoán: "Chỉ báo Warren Buffett" cao chưa từng có trong lịch sử, gióng hồi chuông cảnh báo nhà đầu tư về mối nguy của TTCK Mỹ Chứng khoán: Chủ tịch FiinGroup: Hầu hết đầu tư cá nhân đang chịu lỗ VH & TG: Tỷ phú Elon Musk nói thẳng 1 ĐIỀU càng cố tỏ ra hoàn hảo thì con người càng kém giá trị: Tránh được sớm sẽ giàu sớm Tiền Tệ : IMF có tồn tại đến 100 năm không? Tiền Tệ : Tiếp tục tăng – lãi suất đang chịu áp lực từ đâu? Chứng khoán: Nỗi buồn chưa từng có của thị trường chứng khoán Việt Nam: Con số kỷ lục trong hơn 24 năm hoạt động Tin tức: Thế chiến thứ III đã bắt đầu? Chứng khoán: La Nina hoạt động mạnh từ tháng 8, mưa nhiều chưa từng có, cổ phiếu ngành điện ra sao? Chứng khoán: Thời hoàng kim của chứng khoán Việt Nam 2007 VH & TG: Đại lão Hòa thượng Hộ Tông Vansarakkhita (1893-1981) Tin tức: CÁI GIÁ CỦA CHIẾN TRANH 2024 2025 Tin tức: Thế giới đối mặt cùng lúc 5 căn nguyên của thảm họa và nguy cơ Thế chiến III CN & MT: "Báo động đỏ" về khí hậu VH & TG: Nghiên cứu 75 năm của ĐH Harvard: Đây là KIỂU NGƯỜI hạnh phúc nhất, không liên quan gì đến giàu sang, danh vọng! Tin tức: Phố nhậu xập xình nhất TPHCM ế vêu, chủ quán ngồi chờ… dẹp tiệm Tin tức:  2050 Nhân loại đang ở ngã ba đường Tin tức: 20 rủi ro toàn cầu lớn nhất năm 2024, suy thoái kinh tế và thời tiết cực đoan nằm top đầu VH & TG: Câu chuyện Chúa Giê Su ‘sang Phương Đông tu tập’ được kể lại ra sao? SK & Đời Sống: Giáo sư từng đoạt giải Nobel suốt đời tuân theo 6 điều, bảo sao sống thọ 101 tuổi: Tập thể dục hay uống nước cũng gác lại sau VH & TG: Henry Kissinger: Làm thế nào để tránh xảy ra Thế chiến 3? (P1) CN & MT: Dự báo của Yuval Noal Harari về những biến đổi chính trị - xã hội trong thời đại số và những giải pháp cho xã hội tương lai Tin tức: Dấu ấn ODA Nhật Bản tại Đồng bằng sông Cửu Long CN & MT: Làm cây thông đứng giữa trời mà… lo Tin tức: 9 vấn đề định hình nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2024: Từ lạm phát, tăng trưởng GDP đến TikTok, ChatGPT CN & MT: Năng lượng và biến đổi khí hậu CN & MT: Trí tuệ nhân tạo đang thay đổi ngành bán lẻ Tin tức: Trung Quốc chấm dứt 30 năm phát triển mạnh, hết thời làm mưa làm gió trên thế giới? CN & MT: Châu Âu: Thế thượng phong của ô tô điện - bao lâu nữa? CN & MT: Ai là tác nhân chính gây biến đổi khí hậu? Tin tức: Hệ lụy gì từ cuộc chiến mới ở Trung Đông? CN & MT: Kỷ nguyên bùng nổ AI: Linh hồn của thời kỳ Siliconomy Tin tức: Khủng hoảng tại WTO và cảnh báo về sự phân mảnh của kinh tế toàn cầu Tin tức: Dự báo rủi ro lạm phát dai dẳng ở Mỹ Tin tức: Trump làm tổng thống Mỹ Thế giới bắt đầu thời kỳ cấu trúc lại trật tư thế giới The World Begins to Reorder Itself Tin tức: IMF: Triển vọng kinh tế thế giới mấy năm tới chỉ ở “hạng xoàng” CN & MT: Nếu Trái đất nóng hơn 2,5 độ so với thời tiền công nghiệp, ĐBSCL sẽ gặp nguy cơ Tiền Tệ : Dự báo lạm phát đầu năm 2024 có thể lên tới 4,6% - 4,7%? CN & MT: Diễn biến đáng lo ở Nam Cực
Bài viết
Đẩy nhanh mua bán trực tiếp điện để giảm độc quyền

    EVN không độc quyền về nguồn phát điện nhưng vẫn độc quyền kinh doanh và phân phối điện khiến thị trường khó cạnh tranh đúng nghĩa, và đặc biệt, đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến thiếu điện hiện nay.

    Cần giảm độc quyền phân phối

    Trong một báo cáo mới đây, Cục Điều tiết điện lực cho biết, Tập đoàn Điện lực VN (EVN), doanh nghiệp Nhà nước, chỉ nắm 37% nguồn điện, trong đó gần 11% là quản lý trực tiếp, 26% là gián tiếp qua các tổng công ty phát điện. Trong thực tế, EVN từ lâu đã không độc quyền về sản xuất điện, bởi luật cho phép nhiều thành phần kinh tế tham gia, đặc biệt tư nhân tham gia đầu tiên vào phát triển nguồn từ sau năm 2006. Trong vòng 5 năm trở lại đây, khi chính sách khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo, nguồn điện cho tư nhân phát triển tăng mạnh. Đến nay, 42% nguồn điện là đến từ lĩnh vực tư nhân.

    Đẩy nhanh mua bán trực tiếp điện để giảm độc quyền - Ảnh 1.Cần xã hội hóa từng khâu trong chuỗi sản xuất, phân phối điện

    Không độc quyền nguồn điện nhưng ở khâu truyền tải điện, đến nay theo luật Điện lực VN quy định Nhà nước vẫn chi phối, quản lý, vận hành lưới điện. Theo đó, EVN vẫn nắm hầu hết hệ thống truyền tải, từ siêu cao áp 500 kV, 200 kV đến trạm biến áp.

    TS Trần Đình Bá (Hội Khoa học kinh tế VN), tác giả công trình nghiên cứu mô hình ngân hàng điện năng từ năm 2010, cho rằng chính quy định Nhà nước độc quyền truyền tải điện gây khó khăn không ít cho nỗ lực phát triển một thị trường mua bán điện cạnh tranh và phát triển nguồn. Nguồn điện dồi dào, nhưng bị "ông nhà nước" thích thì mua, không thích thì không mua, hoặc lấy lý do truyền tải bị quá tải nên không mua, gây lãng phí. Ông Bá dẫn chứng, với chính sách khuyến khích tư nhân phát triển điện mặt trời (ĐMT) mái nhà, chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn, nguồn điện dồi dào ngay. "Chiếu" sang thực trạng mùa hè miền Bắc đối diện nguy cơ thiếu điện, chỉ cần đẩy mạnh cho tư nhân làm ĐMT mái nhà, cho mua bán trực tiếp thì "làm gì có chuyện điện thừa không phát được?", TS Bá nói.

    "Tôi rất ngạc nhiên khi vài ngày lại nghe nói về việc VN đối diện nguy cơ thiếu điện trong vài năm tới, thậm chí tình trạng này kéo dài đến 2030. Tại sao một quốc gia có nguồn năng lượng tái tạo dồi dào lại phải lo lắng thiếu điện đến thế? Miền Nam thừa ĐMT vì ngày nắng nóng nhiều, miền Bắc không thiếu ĐMT nếu cơ chế thông thoáng. Nguồn bức xạ mặt trời ở miền Bắc rất lớn, gấp mấy lần châu Âu, tương đương miền Nam nhưng không được khuyến khích khai thác, dẫn đến thiếu điện. Phải "xé rào" cho toàn dân làm điện, cho mua bán điện trực tiếp nhằm huy động mọi nguồn lực, kịp thời tháo gỡ khó khăn, khơi thông những khu vực bị nghẽn công suất, điện có nhưng không phát lên lưới được, nhất là các dự án ĐMT. Bên cạnh đó, muốn giảm yếu tố độc quyền phân phối của ngành điện, cần đẩy mạnh cơ chế mua bán điện trực tiếp, bán cho hàng xóm… Phải làm quyết liệt và đó là nền tảng quan trọng để chúng ta xây dựng một thị trường mua bán điện cạnh tranh, xóa dần độc quyền. Làm truyền tải mà không có điện để truyền thì vô cùng lãng phí", TS Trần Đình Bá nhấn mạnh.

    Đẩy nhanh mua bán trực tiếp điện để giảm độc quyền - Ảnh 2.Đồng quan điểm, chuyên gia thương mại Vũ Vinh Phú nhận xét, không phải vì doanh nghiệp Nhà nước nắm bao nhiêu phần trăm nguồn thì gọi là hết độc quyền mà cơ chế vận hành của chúng ta áp với ngành điện vẫn có yếu tố độc quyền. Mua theo giá Nhà nước quy định, bán cũng theo giá Nhà nước quy định, giá truyền tải cũng theo Nhà nước...

    "Anh nắm bao nhiêu phần trăm không quan trọng, nhưng tôi làm điện ra, không bán được cho ai, chỉ bán cho mỗi anh để anh đi phân phối lại. Đó là yếu tố độc quyền. Tôi rất muốn mua điện từ nhà ông hàng xóm đang có ĐMT thừa đó, nhưng mua không được. Ông hàng xóm bán cho tôi cũng không được. Tôi phải làm hợp đồng mua bán điện với doanh nghiệp Nhà nước. Đó là yếu tố độc quyền. Theo tôi, ngành điện cũng như ngành xăng dầu, nên cởi trói dần, cho mua bán trực tiếp, thuận mua vừa bán. Cơ chế mua bán điện nên mạnh dạn triển khai sớm để các địa phương có cơ hội thu hút đầu tư, tạo công ăn việc làm cho người lao động địa phương, đồng thời mở cơ hội cho địa phương, nhà máy, khu dân cư có cơ hội tiếp cận nguồn điện tái tạo nhanh hơn, thực hiện cam kết của VN tại COP26 về việc tiến đến phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050", chuyên gia Vũ Vinh Phú nói.

    Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của VN đến năm 2030, tầm nhìn 2045 đã cho tư nhân tham gia đầu tư vào ngành điện. Đó là cơ sở quan trọng để đẩy mạnh xã hội hóa khâu sản xuất, phân phối điện sớm.

    TS Trần Đình Bá (Hội Khoa học kinh tế VN)

    24 doanh nghiệp ĐMT muốn bán trực tiếp, không qua EVN

    Bộ Công thương vừa có báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ và Phó thủ tướng về nghiên cứu xây dựng cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện từ năng lượng tái tạo và khách hàng sử dụng điện lớn (DPPA). Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động mua bán điện trực tiếp giữa 2 bên. Hiện các quy định về giá phân phối điện, giá điều độ vận hành hệ thống điện và giá điều hành giao dịch thị trường điện lực đã được Bộ Công thương phối hợp Bộ Tài chính kiến nghị bổ sung vào luật Giá, dự kiến có hiệu lực từ ngày 1.7.2024.

    Đáng lưu ý, trong dự thảo này, Bộ Công thương quy định áp dụng việc mua bán điện trực tiếp chỉ đối với đơn vị phát điện sở hữu điện gió, hoặc ĐMT đấu nối vào hệ thống điện quốc gia có công suất đạt từ 10 MW trở lên. Khách hàng sử dụng điện lớn là các tổ chức, cá nhân mua điện phục vụ cho mục đích sản xuất từ cấp điện áp 22 kV trở lên. Như vậy, cơ chế "bán điện cho hàng xóm" quy mô rất nhỏ, đơn giản hơn vẫn chưa được đề cập. Đơn vị phát điện và mua điện qua đường dây kết nối trực tiếp và 2 bên có trách nhiệm thực hiện theo quy định, trong đó đơn vị phát điện có trách nhiệm đầu tư xây dựng dự án điện phù hợp quy hoạch. Ngoài ra, dự thảo cũng có đề cập việc mua bán điện qua thị trường giao ngay.

    Trong thực tế, nhu cầu muốn bán điện trực tiếp của các dự án rất lớn. Theo một khảo sát của Bộ Công thương vào giữa năm 2022, có đến 24/95 dự án điện tái tạo muốn bán điện trực tiếp, không qua EVN; 17 dự án được nhà đầu tư đang cân nhắc về khả năng tìm, ký hợp đồng trực tiếp với khách hàng. Ngoài ra, qua sàng lọc, tư vấn, Bộ cũng đã gửi phiếu khảo sát đến 41 khách hàng, trong đó có 24 khách hàng muốn tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp DPPA với tổng nhu cầu ước tính 1.125 MW.

    Đẩy nhanh mua bán trực tiếp điện để giảm độc quyền - Ảnh 4.Cần có cơ chế khuyến khích tư nhân tham gia thị trường mua bán và phân phối điện

    Bộ Công thương trong tờ trình gửi Chính phủ vào cuối tháng 8 vừa qua đề nghị xây dựng luật Điện lực (sửa đổi) cũng đề xuất sửa đổi quy định về việc Nhà nước độc quyền trong hoạt động truyền tải điện; đồng thời thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia.

    TS Trần Đình Bá dẫn chứng: "Trong quá khứ, việc xã hội hóa khâu phân phối điện từng được triển khai nhưng không thành công vì tư nhân không chịu đầu tư. Tại sao như vậy? Khi thí điểm không thành công, chúng ta xem lại ngay chính sách đã đúng nghĩa xã hội hóa chưa, quyền lợi cho nhà đầu tư thỏa đáng chưa, hay vẫn muốn níu kéo độc quyền Nhà nước? Tôi cho rằng trước mắt cần khoán cho địa phương, đặc biệt khu vực miền Bắc đáp ứng 25 - 30% nguồn điện tại chỗ và cho mua bán điện trực tiếp trên lưới bằng ĐMT mái nhà. Theo tôi, Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của VN đến năm 2030, tầm nhìn 2045 đã cho tư nhân tham gia đầu tư vào ngành điện. Đó là cơ sở quan trọng để đẩy mạnh xã hội hóa khâu sản xuất, phân phối điện sớm".

    Đẩy mạnh loạt cơ chế, chính sách để hiện thực hóa Quy hoạch điện 8

    Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng VN Trần Viết Ngãi cho rằng: Ngành điện còn rất nhiều việc phải làm. Tuy nhiên, mọi cơ chế, kế hoạch triển khai vẫn vô cùng chậm. Tổng sơ đồ điện 8 có cả nửa năm, đến nay chưa có dự án nguồn, lưới điện nào được triển khai. Quy hoạch chỉ là bộ khung mà Chính phủ theo đó duyệt cho dự án nào cần đấu thầu tìm nhà đầu tư, dự án nào giao cho EVN, từ điện khí, than, tích năng, gió…; ai làm, làm thế nào, vốn ở đâu. Ngay cả đầu tư lưới điện cũng phân vai việc rõ ràng, không thể đưa ra danh mục rồi bảo ai muốn làm gì thì làm mà không có chính sách khuyến khích thì 20 hay 30 năm sau chưa chắc thực hiện xong. Hiện tư nhân có thể làm các đường truyền tải 500 kV, 220 kV, 110 kV, 22 kV…, tại sao không có chính sách khuyến khích này? Trong thực tế, EVN vẫn là đơn vị "làm thuê" cho Nhà nước và ngành điện độc quyền phân phối điện quá lâu.

    Đẩy nhanh mua bán trực tiếp điện để giảm độc quyền - Ảnh 5.

    Ông Ngãi nói: "Lý do khu vực miền Bắc thiếu điện không phải do thiếu truyền tải từ miền Nam ra mà do thiếu nguồn. Thế nên, xã hội hóa đầu tư cho khâu truyền tải cũng là cách để tăng nguồn lực đầu tư cho ngành điện nói chung. Trước đây, từng có phát điện cạnh tranh giữa các nhà máy, nhưng sau không rõ lý do gì, lại bị bỏ đi. Muốn phát triển nguồn, nên xóa bỏ dần độc quyền, xã hội hóa cho khâu bán điện trực tiếp đến tiêu dùng, bỏ qua truyền tải. Thị trường hóa ngành điện chỉ có cách duy nhất là cho tư nhân tham gia thị trường mua bán và phân phối điện mà thôi".

    PGS-TS Ngô Trí Long phân tích: Từ năm 2013, Quyết định 63 của Thủ tướng Chính phủ đã phát triển thị trường điện theo 3 cấp độ là thị trường phát điện cạnh tranh, đến thí điểm mua bán điện cạnh tranh, bán lẻ điện cạnh tranh. Thế nhưng 10 năm qua, chúng ta mới chủ yếu phát triển thị trường sản xuất điện cạnh tranh, bán buôn còn nhiều bất cập, bán lẻ cạnh tranh chưa thấy đâu. Đến nay, dù EVN không còn là đơn vị sản xuất điện duy nhất nhưng với vai trò doanh nghiệp Nhà nước, họ vẫn giữ tỷ trọng độc quyền cao vì vẫn là đơn vị mua duy nhất từ các nguồn phát và là đơn vị bán duy nhất.

    "Tình trạng độc quyền chưa thể chấm dứt nếu vẫn kéo dài tình trạng này", TS Long nhấn mạnh và cho rằng, tư tưởng chủ đạo của Nghị quyết 55 là chống độc quyền trong ngành điện. Muốn vậy phải cho phép nhiều thành phần kinh tế tham gia và tiến tới xã hội hóa đầu tư vào năng lượng sạch, tái tạo. Theo đó, phải triển khai trên cả 3 lĩnh vực, bao gồm: phát điện, vận hành truyền tải và phân phối. Nhà nước chỉ nên tập trung vào những lĩnh vực tư nhân không làm hoặc những vấn đề có tính an ninh quốc phòng. Ngoài ra, để có thị trường điện cạnh tranh, giá bán điện hợp lý cho người tiêu dùng, phải xóa bỏ cả độc quyền mua bán điện, liên quan tới khâu truyền tải và phân phối.

    81/85 dự án điện tái tạo chuyển tiếp đã gửi hồ sơ đàm phán giá

    Theo Tập đoàn Điện lực VN (EVN), cập nhật đến ngày 27.10, đã có 81/85 dự án điện gió, ĐMT với tổng công suất 4.597,86 MW. Trong đó, 69 dự án với tổng công suất 3.927,41MW đề nghị giá tạm bằng 50% giá trần của khung giá theo Quyết định số 21 của Bộ Công thương. EVN và chủ đầu tư đã hoàn thành đàm phán giá và ký tắt hợp đồng PPA với 63/69 dự án. Bộ cũng đã phê duyệt giá tạm cho 62 dự án, tổng công suất 3.399,41MW. Cũng theo EVN, 24 dự án đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nghiệm thu công trình/một phần công trình, 30 dự án đã được cấp giấy phép hoạt động điện lực toàn nhà máy/một phần nhà máy; 40 dự án đã có quyết định gia hạn chủ trương đầu tư. Tuy vậy, hiện còn 4 dự án với tổng công suất 136,70MW chưa gửi hồ sơ đàm phán.

    Theo Quy hoạch điện 8 đã được phê duyệt, nhu cầu điện được dự báo sẽ tăng với tốc độ hằng năm là 7,9 - 8,9% và tổng công suất phát điện sẽ tăng từ 77 GW lên 122 GW đến 146 GW vào năm 2030. Trong đó, 36 - 47% điện năng sẽ được tạo ra từ năng lượng tái tạo (bao gồm năng lượng gió, mặt trời và thủy điện). Điều này dẫn đến nhu cầu rất lớn về xây dựng đường dây truyền tải điện mới và cải tạo, với tổng chi phí đầu tư ước tính từ 15,2 - 15,6 tỉ USD. Trong khi đó, khả năng vay vốn để tiếp tục đầu tư vào ngành điện (nguồn, lưới điện) cũng bị hạn chế, do tổng nợ của EVN và cả của Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) đều ở mức cao, không có bảo lãnh của Chính phủ. Tình hình tài chính của EVN và EVNNPT khó có khả năng cải thiện nhanh chóng do chính sách giá điện và giá truyền tải hiện tại (79,08 đồng/kWh) đều chịu điều phối quyết định của Chính phủ. Đầu tư tư nhân đã được khuyến khích từ năm 2004, nhưng bị hạn chế do khuôn khổ pháp lý.

    Theo luật số 03/2022/QH15, các nhà đầu tư tư nhân được phép phát triển và vận hành các tài sản lưới điện. Tuy nhiên, khung đầu tư thực hiện như các nghị định, quy định hướng dẫn thực hiện chưa được ban hành. Đến nay vẫn chưa có mô hình đầu tư tư nhân vào lưới điện được triển khai, mới chỉ có các dự án truyền tải gắn với phát điện được cho phép. Cơ sở để các nhà đầu tư có thể phát triển các dự án hạ tầng lưới điện theo luật Đầu tư cần có hướng dẫn, quy định bổ sung cụ thể thì mới triển khai được.

    Chuyên gia năng lượng Nguyễn Anh Tuấn

    THỐNG KÊ TRUY CẬP
    • Đang online 5
    • Truy cập tuần 5497
    • Truy cập tháng 13767
    • Tổng truy cập 205354