Lời bình 22/12/2023 chỉ còn 4 ngày nữa là Noel , Hôm nay là Đông chí . là ngày ngắn nhất và đêm dài nhất . Năm 2023 tiếp nối 3 năm thế giới đi vào mùa đông của quý đầu thế kỷ ( 25 năm đầu thế kỷ 21 ) , còn theo Âm lịch dịch học thì 3 năm cuối của 2 thập can đầu thượng ngươn ( 2004 -2024 giáp thân - Giáp thìn ) . Theo lịch sử thì những năm như vậy thường là bản lề ,bước ngoặc .. cho những thời kỳ biến đổi lịch sử . ví như 3 năm trước năm 1994 ( giáp tuất ) là bao biến động đổi thay Liên xô tan rã .thế giới chuyễn sang đơn cực / Ví như 3 năm trước năm 1974 ( giáp dần ,ất mão ) Khủng khoảng dầu mỏ ,xung đột trung đông , Mỹ Trung hòa hoãn chi kế ,/
Năm 2024 ,2025 chắc chắn theo dự đoán từ kinh nghiệm lịch sử hiện thực và lịch sử chu kỳ ắt sẽ xảy ra sự kiện rất lớn có tính toàn cầu ,có sức ảnh hưởng cấu trúc sâu sắc căn cơ . Giáp thìn ,Ất tỵ . Về dịch lý đông phương thì năm Rồng năm tỵ thường là năm sự biến . 1940 ,1941 , 1952 ,1953, 1964 ,1965 ( Mỹ vào Vn ) 1976 ( Vn thống nhất ) ,1977 ( nạn thuyền nhân lớn nhất ) , 1989 -1990 Đông Âu từ bỏ Xô Viết . v.
( nên chú ý sác xuất cọng trừ 2 cho thời điểm )
Chúng tôi lo ngại vì tình hình đang biến đổi liên tục. Trật tự thế giới đang biến đổi. Thời kỳ đơn cực của Mỹ đã chấm dứt. Tuy nhiên, nước này vẫn là cường quốc mạnh nhất trong một thế giới đang chuyển dịch sang đa cực. Và quá trình chuyển đổi này sẽ diễn ra lộn xộn, vì những chỉ dẫn quen thuộc đang mờ dần, và những chuẩn mực đã được thiết lập đang bị xói mòn. Các quốc gia đang tìm kiếm định hướng mới, nhưng trật tự mới vẫn chưa được thiết lập. Tôi nghĩ tình hình sẽ còn hỗn loạn thêm vài năm nữa, hoặc vài chục năm, thậm chí lâu hơn. Và tất cả các nước trên thế giới sẽ phải tự tìm ra con đường của mình, vượt qua môi trường cực kỳ khó lường này, và hy vọng lèo lái quá trình phát triển toàn cầu theo hướng ổn định và hòa bình thay vì xung đột và chiến tranh.
Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva nhận định, cuộc xung đột giữa Israel và Hamas có nguy cơ làm u ám triển vọng kinh tế thế giới - vốn đã ảm đạm.
IMF lo ngại xung đột giữa Israel và Hamas sẽ khiến kinh tế thế giới tiếp tục thụt lùi. Ảnh: Xinhua
Bên cạnh đó, bà Georgieva cũng cho biết: “Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến sẽ ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế thế giới, đặc biệt là thị trường dầu mỏ”.
Vị lãnh đạo cho biết giá dầu đã biến động, nhưng còn quá sớm để dự đoán tác động đến nền kinh tế.
“Rõ ràng, đây là "đám mây mới" đang che phủ chân trời này” - người đứng đầu IMF mô tả.
Bà Georgieva là một trong số nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới bày tỏ lo ngại về sự bùng phát bạo lực bất ngờ trong cuộc xung đột kéo dài giữa Israel và Palestine vốn đã cướp đi sinh mạng của hơn 2.500 người.
Bà Georgieva xúc động: “Thật đau lòng khi chứng kiến những thường dân vô tội thiệt mạng. Ai trả giá? Người vô tội phải trả giá".
Những cú sốc nghiêm trọng đang trở thành “điều bình thường mới” trong nền kinh tế toàn cầu. Kinh tế vốn ảm đạm do tăng trưởng yếu, sự phân mảnh kinh tế và phân hóa ngày càng sâu sắc. Ngoài ra, lãi suất dự kiến sẽ ở mức cao trong thời gian dài hơn để kiềm chế lạm phát dai dẳng.
Lãnh đạo IMF kêu gọi các nước tránh leo thang tình hình và tập trung vào các lĩnh vực hợp tác. Bà nói: “Chúng ta cần xây dựng sự linh hoạt trong việc dự đoán các cú sốc và phản ứng nhanh chóng".
Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cho hay, xung đột lan rộng sẽ dẫn đến "những hậu quả kinh tế khó khăn" đối với giá năng lượng và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.