Chợ cuối năm đìu hiu, tiểu thương ngồi lo 'Tết khó sống'

22 Trần Quốc Toản, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Tp.HCM
Tiêu điểm
Tin tức: BÀI PHÁT BIỂU CỦA THỦ TƯỚNG ISRAEL - Benjamin Netanyahu Thư Giản: Nhớ mưa Sài Gòn... Tiền Tệ : Lượng tiền ngân hàng cho vay vượt huy động Tin tức: Cải cách thể chế nhìn từ cuốn sách “Vì sao các quốc gia thất bại” BĐS: TP.HCM dự kiến không cho phân lô bán nền tại các huyện ngoại thành Tin tức: Bên trong đơn vị UAV mật của Ukraine chuyên tấn công vào lãnh thổ Nga CN & MT: It’s Time To Give Up Hope For A Better Climate & Get Heroic VH & TG: 'Nexus’ - lược sử về những mạng lưới thông tin của loài người Tin tức: Thủ tướng chỉ rõ 2 điểm nghẽn lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long Tin tức: China’s Real Economic Crisis Tin tức: KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH ,KINH TẾ HAY KHỦNG KHOẢNG CƠ CẤU TOÀN DIỆN VH & TG: Ông Donald Trump, voi và nước xáo CN & MT: ChatGPT: ẢO VỌNG TOÀN NĂNG VÀ TƯƠNG LAI TOÀN TRỊ CN & MT: The planet endures its hottest summer on record — for the second straight year BĐS: Thị trường bất động sản sẽ phục hồi trong giai đoạn 2024 - 2027 CN & MT: AI – nỗi sợ của ‘dân văn phòng’ VH & TG: The Precondition For Global Cooperation VH & TG: Trung Quốc: trẻ thất nghiệp, già lo âu BĐS: Nhiều doanh nghiệp bất động sản đã vượt qua giai đoạn ‘sinh - tử’ CN & MT: Chăm lo nền móng VH & TG: Việt Nam có thể trở thành một trong cửu bá trong thế giới đa cực vào năm 2025 BĐS: Loạt mặt bằng vị trí 'vàng' TP HCM ế khách thuê nhiều năm BĐS: Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa: Tôi mua nhà năm 1990 hết 56 triệu đồng, bây giờ người ta gạ 20 tỷ đồng mà bà xã không chịu bán Thư Giản: Viết cho ngày doanh nhân 13/10 CN & MT: AI Is The Way Out Of Low Growth And Inflation CN & MT: Viễn cảnh 'hàng tỉ người giả' đáng sợ tạo ra nhờ AI VH & TG: Loài người trở nên thông minh như thế nào? Tin tức: Sử gia Harari: Hướng đi của nhân loại đang được quyết định tại Ukraina CN & MT: The Human Cost Of Our AI-Driven Future CN & MT: Việt Nam và Đông Nam Á sẽ hứng chịu mưa lớn bất thường vào cuối năm 2024 do La Nina BĐS: Bức tranh tín dụng bất động sản giai đoạn 2011-2022 Tin tức: Nobel kinh tế 2024 và bài học về thể chế cho Việt Nam CN & MT: Jensen Huang khen Elon Musk siêu phàm CN & MT: Bước tiếp theo cho tên lửa Starship của Elon Musk là gì? CN & MT: Dữ liệu vệ tinh vẽ nên bức tranh tổng thể về biến đổi khí hậu CN & MT: El Nino: Hồi chuông báo tử đe dọa nhân loại đã điểm Tin tức: Việt Nam có quyền lực như thế nào tại châu Á-Thái Bình Dương? CN & MT: Thủy lợi mang lại no ấm cho nông dân Tây Ninh Tin tức: Giải Nobel Kinh tế 2024 CN & MT: Châu thổ đang chìm: vấn nạn nan giải Tin tức: 7-Eleven đóng cửa 444 chi nhánh: Chuyện gì đang xảy ra với chuỗi siêu thị tiện lợi lớn nhất thế giới? Tin tức: Người nhập cư vào TP.HCM giảm mạnh, 'thủ phủ nhà trọ' thưa vắng người thuê Tin tức: Xe điện: Thêm một thảm bại của mô hình ‘chủ nghĩa tư bản nhà nước’ tại Trung Quốc SK & Đời Sống: Nền kinh tế cho người già SK & Đời Sống: Sôi động cuộc đua tìm phương thuốc kéo dài tuổi thọ BĐS: Sau hơn 1 tháng triển khai luật mới: Vẫn nhiều vướng mắc về đất đai BĐS: Shophouse ế ẩm, đóng cửa hàng loạt BĐS: Tiêu điều mặt bằng cho thuê tại TP. HCM BĐS: Giá thuê mặt bằng trung tâm quá cao, người kinh doanh rút về vùng ven TP.HCM Chứng khoán: La Nina hoạt động mạnh từ tháng 8, mưa nhiều chưa từng có, cổ phiếu ngành điện ra sao? BĐS: SO SÁNH TỒN KHO BẤT ĐỘNG SẢN 2015-2022. 10 ông lớn địa ốc tồn kho hơn 40 nghìn tỷ 62015 30.6.2015 BĐS: Những vùng tối của khủng hoảng nhà ở BĐS: Loạt doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu trở lại BĐS: TS. Cấn Văn Lực: “Ai làm bất động sản ở phân khúc nhà phố thương mại thì cần phải quan sát để cơ cấu lại” BĐS: 1 tỷ USD vốn FDI vào nhà đất: Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia... dẫn đầu làn sóng M&A : Nếu không sửa luật, dự án bất động sản sẽ tắc trong 10 năm tới Tin tức: Thời khắc đen tối nhất của Ukraine Tin tức: 3 quyết sách chiến lược để biến Việt Nam thành ‘con hổ kinh tế’ châu Á Tin tức: Đánh thuế bất động sản phải nghiên cứu kỹ, đừng xa rời thực tế Tin tức: Chân dung Blackstone – ‘Gã khổng lồ’ quản lý hơn 1.000 tỷ USD muốn đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam VH & TG: SMARTPHONE VÀ TÔI VH & TG: TÂM LINH VÀ MÊ TÍN VH & TG: Cận cảnh không gian sống của Elon Musk: Người giàu nhất thế giới ở “phòng đóng hộp” 37m2, nội thất tiện nghi kém xa nhà của nhiều người Thư Giản: Mùa nước tràn đồng VH & TG: Vùng Scandinavia, bao gồm các quốc gia như Thụy Điển, Na Uy và Đan Mạch (có thể bao gồm Phần Lan, Iceland) VH & TG: South Korea wakes up to the next K-wave: The 'silver economy' VH & TG: Lý Quang Diệu viết về những ngày cuối đời VH & TG: Bài của Tướng Trì Hạo Điền về mộng bá chủ thế giới của người Hán Tạp chí Các vấn đề chiến lược, Ấn Độ, 15/4/2009 VH & TG: Reagan đã không thắng trong Chiến tranh Lạnh như nhiều người nghĩ Thư Giản: BÍ QUYẾT SỐNG NHẸ NHÀNG  Tiền Tệ : KINH TẾ HOA KỲ NHẬT BẢN VÀ ANH TUẦN NÀY ( 16- 25/9/2024) SẼ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THẾ GIỚI VH & TG: Thân phận phụ nữ ở Ấn Độ: Những gánh nặng kinh hoàng BĐS: Thử suy nghĩ BÀI HỌC TỪ TRUNG QUỐC CHO THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM....2024 Thư Giản: 5 câu chuyện Đại chiến lược của Thế giới 2020-2035. VH & TG: Hoàng đế diệt Phật bị quả báo bi thảm: Bài học lịch sử cho nhân loại ngày nay Tiền Tệ : NHNN điều chỉnh room tín dụng: Nhà băng nào hưởng lợi? Thư Giản: Thời kỳ thoái đã bắt đầu từ lâu - Dự báo 60 năm phần 2 Thư Giản: Dự báo 60 năm đầu thế kỷ 21 và hướng đến thế kỷ 22 Chứng khoán: Thời hoàng kim của chứng khoán Việt Nam 2007 Chứng khoán: “Đỉnh và đáy” cũng như “đêm với ngày”: Nhà đầu tư lão làng Charlie Munger tiết lộ triết lý đầu tư chưa khi nào lỗi thời để gặt hái thành công VH & TG: Đại tác giả KIM DUNG NÓI GÌ VỀ KINH PHẬT CHỮ HÁN ? VH & TG: Chuyến thăm lịch sử của Đặng Tiểu Bình và nước đi giúp Trung Quốc “lột xác”, vượt qua láng giềng đáng gờm Thư Giản: Hạn hán lớn nhất thời cổ đại, hoàng đế xin mưa và phép màu khiến muôn dân kinh ngạc VH & TG: Nhân loại trước ngã ba đường? Tiền Tệ : Cơ hội từ khủng hoảng 2008 Tiền Tệ : Tại sao Mỹ sẽ thắng trong cuộc Chiến tranh tiền tệ? Tiền Tệ : Giải bài toán nợ xấu ngân hàng tăng SK & Đời Sống: Sự thật về người đàn ông sống lâu nhất Trung Quốc, thọ xuyên 3 thế kỷ nhờ 1 thần chú ai cũng dễ dàng làm được SK & Đời Sống: 'Chẳng ai muốn chuyển ra Bình Chánh khi công việc còn trong quận 1' Chứng khoán: Thị trường chứng khoán Mỹ chìm trong sắc đỏ trong ngày Thứ hai đầu tuần SK & Đời Sống: Giới nhà giàu Việt chọn môi trường sống “giàu có trong thầm lặng” Chứng khoán: Chứng khoán bay mất 50 điểm, rúng động thị trường 200 tỷ USD SK & Đời Sống: Người già nông thôn – đường dài lệ thuộc con cháu Thư Giản: MỘT VÀI SỰ THẬT VỀ NHỮNG THỜI KỲ KHÓ KHĂN! SK & Đời Sống: Thành phố lớn nhất Việt Nam có hơn 1 triệu người cao tuổi, già hoá dân số nhanh, tuổi thọ trung bình 76,5 tuổi SK & Đời Sống: Đưa cây vào nhà, chăm chúng như con SK & Đời Sống: Phục hưng hành lang thiên nhiên - kinh tế - nhân văn dọc sông Sài Gòn SK & Đời Sống: Nghiên cứu khoa học: Sống gần gũi với thiên nhiên giúp chống lại bệnh tật, tốt cho tâm lý, kéo dài tuổi thọ! Thư Giản: NGHỊCH LÝ KHÔNG THỂ "NGƯỢC ĐỜI" HƠN CỦA NGƯỜI HIỆN ĐẠI Tin tức: CÁI GIÁ CỦA CHIẾN TRANH 2024 BĐS: Thời điểm vàng cho bất động sản hậu khủng hoảng CN & MT: Dự báo của Yuval Noal Harari về những biến đổi chính trị - xã hội trong thời đại số và những giải pháp cho xã hội tương lai CN & MT: Neuromorphic supercomputer aims for human brain scale BĐS: Doanh nghiệp trả mặt bằng hàng loạt BĐS: Mặt bằng 'bình dân' ở TP.HCM: Giảm giá phân nửa, giảm tiền cọc vẫn bỏ trống BĐS: Sóng 'tháo chạy' khỏi mặt bằng tiền tỷ khu vực trung tâm giờ ra sao? CN & MT: Trí tuệ nhân tạo đang thay đổi ngành bán lẻ Tin tức: Hệ lụy gì từ cuộc chiến mới ở Trung Đông? BĐS: Dấu ấn bất động sản quý 3: Những "đốm sáng" trong khó khăn Tin tức: Thế giới bắt đầu thời kỳ cấu trúc lại trật tư thế giới The World Begins to Reorder Itself Tin tức: IMF: Triển vọng kinh tế thế giới mấy năm tới chỉ ở “hạng xoàng” BĐS: Chuyên gia nêu rõ khó khăn lớn nhất của thị trường bất động sản hiện nay Tin tức: Nền kinh tế toàn cầu ra sao khi phải đối mặt với cuộc khủng hoảng mới trong cuộc chiến Israel-Gaza? Tin tức: Xung đột Israel - Hamas: Người ra mặt và kẻ giấu mặt CN & MT: Nếu Trái đất nóng hơn 2,5 độ so với thời tiền công nghiệp, ĐBSCL sẽ gặp nguy cơ Tin tức: Tỉ phú israel có con gái bị Hamas giết! : Vòm sắt - hệ thống đánh chặn tên lửa thành công hơn 90% của Israel? Tin tức: Thế giới đối mặt cùng lúc 5 căn nguyên của thảm họa và nguy cơ Thế chiến III CN & MT: Toyota chứng minh cho cả thế giới thấy 'không vội làm xe điện' là đúng: 1 startup làm 9 năm vẫn lỗ, càng bán càng không có lãi
Bài viết
Chợ cuối năm đìu hiu, tiểu thương ngồi lo 'Tết khó sống'

    Thời điểm này hồi trước dịch là mùa làm ăn của các chợ tại TP.HCM, đơn hàng sỉ lẻ khắp nơi đổ về, tiểu thương làm cả ngày không hết việc. Vậy mà nay nhiều chợ rơi vào cảnh đìu hiu, khách hàng vắng bóng, người bán nhiều hơn người mua.

    Sạp hàng chợ Bình Tây (quận 6-TP.HCM) đóng cửa nhiều tháng vẫn chưa có khách thuê - Ảnh: NHẬT XUÂNSạp hàng chợ Bình Tây (quận 6-TP.HCM) đóng cửa nhiều tháng vẫn chưa có khách thuê

    Nhiều chợ cho rằng việc ế ẩm phần nào được dự báo trước do kinh tế khó khăn và xu hướng tiêu dùng thay đổi, nhiều người dân thích mua sắm online.

    Chợ sỉ... đến chợ lẻ "ngắc ngoải" mùa cuối năm

    Dạo một vòng quanh chợ sỉ quần áo lớn nhất TP.HCM - chợ An Đông (quận 5) ngày 11-11, không khí u ám vẫn bao trùm, tình cảnh ế ẩm vẫn kéo dài từ trước dịch cho tới nay, tỉ lệ sang sạp vẫn chiếm tỉ trọng cao, nhiều sạp quần áo vẫn kiên trì đóng cửa phủ bụi cả năm trời vẫn chưa tìm được chủ mới.

    Trong chợ, người bán nhiều hơn khách mua, tiểu thương ngồi lướt điện thoại còn nhiều hơn số người bán. Không chỉ lướt điện thoại, các tiểu thương còn tìm cách "giết thời gian" khác như nhổ tóc sâu cho nhau, hát loa kẹo kéo, chơi bài, thêu thùa, làm móng...

    Cách chợ An Đông khoảng 3km, chợ sỉ Bình Tây (quận 6) cũng chẳng khá hơn. Ngồi từ sáng tới chiều nhưng bà Thu (65 tuổi), tiểu thương bán mũ tại chợ, vẫn chưa bán được cái nào. Bà Thu cho hay đây là tình trạng diễn ra thường xuyên kể từ ngày bùng dịch.

    "Bằng giờ những năm trước dịch là vào vụ buôn bán nhộn nhịp, shop quần áo, chợ lẻ ở tỉnh lấy hàng sôi động nhưng nay dù đã vào mùa nhưng lâu lâu mới có khách hỏi. Tuy nhiên khách chỉ đặt đơn sỉ nhỏ chứ không nhiều như trước", bà Thu nói.

    Bà Thu cho hay giờ bà chuyển sang bán lẻ để duy trì sạp. Thường chỉ có sạp của nhà thì còn mở chứ những sạp thuê lại không trụ nổi, đóng sạp nhiều lắm.

    Các chủ trong chợ thì có tuổi chủ yếu bán cho mối quen nhưng giờ kinh tế khó, các mối mất dần, không bán được nữa nhưng khó chuyển qua bán online như giới trẻ được vì không rành công nghệ. "Thậm chí như cô còn chẳng biết dùng điện thoại "giết thời gian", chỉ biết mở sạp rồi... ngủ gật", bà Thu nói.

    Trong khi đó, bà Nga, tiểu thương bán hàng thời trang tại chợ, cho biết một ngày bà sạc điện thoại tới 2 - 3 lần vì ngoài chơi điện thoại cũng không có phương thức "giết thời gian" nào vui hơn trong cảnh đói khách.

    Tương tự, tại nhiều chợ lẻ như Bà Chiểu (quận Bình Thạnh), Tân Định (quận 1)..., lượng khách vào mua sắm cũng không được như xưa, đặc biệt các ngành hàng thời trang chịu cảnh ế ẩm kéo dài. Dù là sạp mặt tiền tại chợ, nhưng theo bà Nguyễn Ngọc Thủy - hơn 10 năm kinh doanh tại chợ, chưa lúc nào cảm nhận được sự khó khăn như lúc này.

    "Nhiều ngày, tôi ngồi 3 - 4 tiếng đồng hồ nhưng không có một khách hỏi mua hàng, trừ giai đoạn dịch COVID-19, điều chưa từng có trong những năm trước đó. Giờ thuê lại sạp nên phải bán, bởi có cho thuê lại cũng khó tìm người thuê", bà Thủy than.

    Ở tầng trệt chợ Bà Chiểu là nơi buôn bán đủ loại thực phẩm nên khách còn ra vào, lầu 1 của chợ thường xuyên trong tình trạng "người bán nhiều hơn người mua". Nhiều tiểu thương cho biết ra bán chủ yếu giữ mối sỉ bán kiếm sống qua ngày, còn lại khách lẻ gần như không có.

    Người bán nhiều hơn khách mua, hàng loạt tiểu thương tại chợ An Đông ngồi chơi điện thoại “giết thời gian” - Ảnh: NHẬT XUÂN

    Người bán nhiều hơn khách mua, hàng loạt tiểu thương tại chợ An Đông ngồi chơi điện thoại “giết thời gian” 

    Tết sợ cũng "khó sống"

    Khi được hỏi kỳ vọng thế nào vào những tháng Tết, bà P.T.H., chủ sạp quần áo, chỉ lắc đầu cười không nói nên lời. Bà H. cho biết bằng giờ mọi năm đã bắt đầu vào mùa mua sắm nhưng năm nay tới giờ vẫn chưa thấy khách.

    Chỉ vào mấy sạp đóng cửa bên cạnh, bà H. nói: "Đã đóng từ lâu mà không có người mướn, giờ ế ẩm đâu buôn bán được, ai mà mướn nổi".

    Tương tự, là sạp kinh doanh lớn tại chợ Bình Tây nhưng khi được hỏi về kỳ vọng sức mua cuối năm nay, bà Nga chỉ than "chắc năm nay chẳng có Tết", bởi không chỉ khách Việt mua ít, những đoàn khách Tây giờ đây cũng "keo" hơn trước, chỉ hỏi chứ chẳng mua.

    "Mọi năm giờ khách đã đặt hàng Tết rồi, hai tháng cuối năm bán gấp đôi, gấp ba tháng thường, đặc biệt là khách sỉ ở các tỉnh mua nhiều, nhưng giờ này chả thấy thông tin gì, chắc khó khăn", bà Nga than và cho biết nhiều trường hợp khách sỉ ở tỉnh mua rồi "quỵt tiền" nên giờ cũng dè dặt bán buôn hơn mọi năm.

    Khu chợ buôn bán ế ẩm ảnh hưởng tới cả hàng quán ăn uống xung quanh chợ Bình Tây. Bà Đào, bán nước bên cạnh chợ đã 20 năm, cho biết trước kia vào khoảng thời gian này bà và con gái làm không hết việc, không kịp ăn trưa, khách tỉnh lên đánh hàng nhộn nhịp tạt vào quán nước của bà nghỉ ngơi đông không có chỗ nhưng giờ quán bà chủ yếu tiếp các shipper, bốc vác, vận chuyển.

    Tìm phương án "cứu" tiểu thương

    Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 11-11, bà Nguyễn Thị Ngọc Hà, phó ban quản lý chợ An Đông, cho biết chợ có 2.300 sạp với nhiều ngành hàng, trong đó đa phần hàng quần áo, thời trang. Tuy nhiên sau dịch COVID-19 đến nay, lượng khách đến chợ ở mức thấp, nhất là nguồn khách lẻ.

    Tình trạng này dẫn đến có những trường hợp tiểu thương hạn chế mở cửa bán hàng, hoặc chọn tạm nghỉ, sang sạp, đặc biệt ngành hàng như quần áo, vải, thời trang...

    Theo bà Hà, để hỗ trợ tiểu thương, chợ phối hợp với chính quyền tìm nhiều giải pháp, trong đó có mời báo cáo viên (cá nhân có kinh nghiệm bán hàng online) về để hướng dẫn tiểu thương kinh doanh online như livestream bán hàng trên Facebook, TikTok, Zalo... và hiện nhiều tiểu thương đã áp dụng cách bán này, livestream ngay tại chợ và hút thêm được nhiều khách hàng.

    "Chợ bán sỉ nên thực tế khách lẻ không nhiều, và gần đây khách lẻ chủ yếu mua đồ trên mạng nên càng không đến chợ, đây là thực tế diễn ra ở hầu hết các chợ, đặc biệt là chợ kinh doanh thời trang. Do đó, người bán bắt buộc thay đổi để phù hợp thị hiếu, xu hướng của người mua", bà Hà nhận định.

    Trong khi đó, đại diện ban quản lý chợ Bến Thành xác nhận dù chợ có phần sôi động trở lại so với các tháng trước, nhưng là chợ du lịch, lượng khách quốc tế chưa nhiều, nên những ngành hàng như đồ lưu niệm, thời trang còn tương đối ế ẩm, sức mua nhìn chung chỉ bằng phân nửa các năm ổn định, nhiều sạp còn đóng cửa. Theo đó, để hỗ trợ kinh doanh, chợ đã tập huấn cho tiểu thương kinh doanh online, và liên kết với ngành du lịch TP để kéo thêm khách đến chợ.

    Mỗi sạp đóng 400.000 - 800.000 đồng tiền phí

    Theo ban quản lý chợ An Đông, với năm loại phí (trừ điện dùng riêng), hiện mỗi sạp tại chợ đóng hơn 400.000 đồng/tháng tiền phí, và trên 800.000 đồng/tháng (nếu dùng máy lạnh), mức phí này ổn định như trước đó. Riêng khoản thuế do cơ quan thuế thu, chợ không can thiệp.

    Khuyến khích tiểu thương bán hàng qua app

    Theo Sở Công Thương, TP đã phối hợp với một doanh nghiệp triển khai đề án "bán hàng qua ứng dụng online" tại 33 chợ, với khoảng 1.400 tiểu thương tham gia. Theo đó, với ứng dụng này, thông qua điện thoại thông minh, khách hàng tại nhà sẽ mua được các hàng hóa tại chợ lẻ, có shipper giao tận nơi. Sở sẽ xem xét tiếp tục nhân rộng đề án này ra các chợ trong thời gian tới.

    Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 11-11, đại diện Sở Công Thương TP.HCM cho biết TP có 233 chợ (tính luôn 3 chợ đầu mối) nhưng hiện chỉ có 225 chợ hoạt động. Theo đó, các chợ nghỉ chủ yếu do cơ sở vật chất xuống cấp, chính quyền rà soát để chuyển đổi công năng cho phù hợp, hút khách hơn.

    Đơn vị này xác nhận nhiều chợ truyền thống gặp phải tình trạng kinh doanh khó khăn, đặc biệt sức mua nhiều ngành hàng không thiết yếu như quần áo, thời trang... giảm sút.

    "Ngoài khó khăn chung là do sức mua giảm, có tình trạng chợ tự phát mọc lên nhiều, "giành" khách với tiểu thương trong chợ. Sở đã nhận được phản ánh của các chợ và đang phối hợp chính quyền xử lý trình trạng này, nhưng chưa triệt để", vị này nói.

    Cũng theo vị này, hiện TP đang rà soát lại các phương án triển khai tại chợ, và nghiên cứu thêm các đề án để định hướng chuyển đổi mô hình, công năng kinh doanh tại chợ cho phù hợp, trong đó ưu tiên áp dụng mạnh chuyển đổi số vào hoạt động kinh doanh để phù hợp thị hiếu, xu hướng mua sắm.

    Theo đại diện ban quản lý một số chợ, cuối năm với nhiều chương trình lễ hội, Tết, nên tình hình kinh doanh thường tốt hơn, do đó kỳ vọng sức mua sẽ được cải thiện. Tuy vậy, so với các năm, sức mua không thể bằng, thậm chí sẽ còn giảm sâu.

    NGUYỄN TRÍ - Theo Tuổi Trẻ

    THỐNG KÊ TRUY CẬP
    • Đang online 4
    • Truy cập tuần 1962
    • Truy cập tháng 2841
    • Tổng truy cập 148264