Trung Quốc và "những đứa con toàn thời gian"

22 Trần Quốc Toản, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Tp.HCM
Tiêu điểm
CN & MT: Planetary Eclipse Tin tức: Quy mô nhân viên của Agribank tăng lên gần 41.000 người, bằng 12 ngân hàng cộng lại và vượt xa BIDV, VietinBank, Vietcombank CN & MT: Công nghệ vũ trụ và trí tuệ nhân tạo của con người vẫn còn quá chậm so với dự đoán của Kubrick từ gần 60 năm trước! CN & MT: Nhật Bản phát triển công nghệ nâng nhà lên không trung khi xảy ra động đất Tin tức: Ngành hàng nào sẽ giúp thị trường cho thuê mặt bằng bán lẻ TP.HCM tăng tốc? Tin tức: Giải mã ba tháng cầm quyền của Tổng thống Donald Trump 2.0 Tin tức: Tài liệu giải mật: Tính toán của CIA về việc sử dụng vũ khí hạt nhân trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam CN & MT: Xe điện Trung Quốc đang ở đâu? Tin tức: THOMAS FRIEDMAN : "TÔI KHÔNG TIN MỘT LỜI NÀO TRUMP VÀ PUTIN NÓI VỀ UKRAINE". SK & Đời Sống: Trưởng thành - chiếc áo quá rộng với thế hệ Y? Tin tức: TP.HCM không còn là miền “đất hứa” cho lao động ngoại tỉnh? SK & Đời Sống: 10 LƯU Ý KHI MUA LẠI HÀNG QUÁN MÀ CHỦ QUÁN NÊN BIẾT  Tin tức: Long An ký kết 3 thỏa thuận hợp tác đầu tư với các đối tác Nhật Bản CN & MT: Bill Gates tiên đoán tuần làm việc 2 ngày không còn xa vì con người sắp bị thay thế trong nhiều ngành nghề, muốn tự làm cũng không bắt kịp công nghệ CN & MT: Dự báo La Nina và thời tiết mùa hè nóng kỷ lục Tin tức: Trung tâm thương mại chật vật để tồn tại VH & TG: Hàng triệu nhà hàng Trung Quốc đóng cửa: Vì đâu nên nỗi? VH & TG: CÂU CHUYỆN KHÔN NGOAN CN & MT: TƯƠNG LAI CON CHÁU CHÚNG TA SẼ LÀM GÌ.??? SK & Đời Sống: -Food For Thought- VH & TG: Toward a North American Economic Union VH & TG: Hàng triệu nhà hàng Trung Quốc 'chết yểu', sống không quá 500 ngày Tiền Tệ : Lịch Sử và Chu Kỳ của giá Vàng BĐS: “Hoang mang” những con phố thời trang của Sài Gòn VH & TG: Chứng minh của khoa học về thế giới bên kia – P2: Thí nghiệm với nhà ngoại cảm SK & Đời Sống: Thế hệ bất hạnh nhất Tin tức: Thị trường bán lẻ TP.HCM: Trung tâm thương mại 'lên ngôi', nhà phố lao dốc? Tin tức: TPHCM: Tiểu thương chợ đầu mối "khóc ròng" vì ế CN & MT: Nền kinh tế hydro - Hiện thực hay giấc mơ? BĐS: Thị trường bất động sản sắp thay đổi lớn vào 2026 VH & TG: ĐẠI SUY THOÁI 2025 2035 CN & MT: Phân tích bản đồ động đất Đông Nam Á, nguy cơ của Việt Nam đến đâu? VH & TG: Goldman Sachs bi quan về kinh tế Mỹ Tin tức: Đối với Trung Quốc và Hoa Kỳ, cuộc chiến thương mại của Trump lần này có vẻ tồi tệ hơn nhiều VH & TG: TẠI SAO NƯỚC MỸ DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG TRUMP 2.0 TẬP TRUNG VÀO NGÀNH SẢN XUẤT (MANUFACTURING)? VH & TG: Hệ thống quyền lực xuyên Đại Tây Dương đã đến điểm không thể vãn hồi CN & MT: Bản đồ nhiệt: Đường nào cháy da, phố nào đổ lửa Tin tức: Cách Chợ Bến Thành 20km, cảng biển này sẽ được tiếp nhận tàu khách quốc tế Tin tức: VIỆT NAM NHÌN VÁN CỜ CỦA TT TRUMP  CN & MT: Khí nhà Kính CO2 Cao Nhất trong 800.000 năm VH & TG: Vấn Đề Lớn Ở Nhật Bản  CN & MT: Earth in 2025 CN & MT: AI VÀ CON NGƯỜI: AI HUẤN LUYỆN AI? CÂU CHUYỆN TỪ CON CHÓ CỦA PAVLOV ĐẾN KỶ NGUYÊN TRÍ TUỆ NHÂN TẠO SK & Đời Sống: Tin tức sáng 30-3: Tốc độ già hóa dân số Việt Nam nhanh nhất châu Á, TP.HCM già nhanh nhất nước Thư Giản: Millennials - thế hệ kẹt giữa gen X và gen Z: Vì sao chúng ta khác biệt? BĐS: NÊN ĐẦU TƯ HAY ĐỨNG NGOÀI QUAN SÁT? BĐS: NHỮNG CÚ SỐC ĐẦU TƯ: KHI BẤT ĐỘNG SẢN KHÔNG DỄ ĂN NHƯ BẠN NGHĨ! BĐS: Khốn khổ vì giá thuê căn hộ tăng cao BĐS: Đấu giá 3.790 căn hộ tái định cư bỏ trống tại Thủ Thiêm Chứng khoán: Chứng khoán Việt Nam sau tròn 3 năm sau lập đỉnh lịch sử: Có thêm gần 5 triệu tài khoản, VN-Index “bốc hơi” 300 điểm BĐS: TP.HCM: Nhiều dự án tái khởi động dự kiến có giá bán tăng gấp 2-3 lần giá cũ BĐS: Nhìn lại lịch sử các chu kì tăng trưởng, chuyên gia dự báo bất ngờ về bức tranh bất động sản năm 2025 BĐS: Novaland – khi gã khổng lồ bị quật ngã : Nếu không sửa luật, dự án bất động sản sẽ tắc trong 10 năm tới VH & TG: China’s Pet Parents Choose ‘Fur Kids’ Over Human Children Tiền Tệ : Kinh tế - Chính trịKinh tế Việt Nam từ 2010 đến 2023 và con đường phía trước (phần C) Tiền Tệ : Kinh tế - Chính trị Kinh tế Việt Nam từ 2010 đến 2023 và con đường phía trước (phần B) Tiền Tệ : Kinh tế Việt Nam từ 2010 đến 2023 và con đường phía trước (phần A) CN & MT: Chống biến đổi khí hậu: Càng già càng hay CN & MT: Nước Mỹ vận hành chương trình tài trợ khoa học cho doanh nghiệp nhỏ ra sao? Tin tức: ‘Ông lớn’ năng lượng Hàn Quốc sắp khởi công nhà máy điện LNG 3 tỷ USD tại Long An BĐS: Bất Động Sản Thương Mại đối mặt năm Định Mệnh SK & Đời Sống:  BƯỚC ĐỂ MỞ MỘT QUÁN CAFE CÓC "ÍT VỐN, NHIỀU LỜI" SK & Đời Sống: Con người, nếu không có tiền! VH & TG: Chúng ta đang sống trong một Thế Giới đang đảo chiều VH & TG: KHI NÀO THÌ TRUNG QUỐC ĐÁNH ĐÀI LOAN? [Phần 2] VH & TG: KHI NÀO THÌ TRUNG QUỐC ĐÁNH ĐÀI LOAN? [Phần 1] VH & TG: Nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Thuỵ Kha  SK & Đời Sống: Vì sao nhiều người trúng giải độc đắc giàu nhanh nhưng lại dễ “tan cửa nát nhà”, rơi vào bi kịch nghèo vẫn hoàn nghèo? VH & TG: Giáo sư Vũ Minh Khương: Học hỏi từ 7 chữ S của Singapore BĐS: Giá căn hộ TP.HCM tăng tới 40%: Cạn nguồn cung, giá bán lập kỷ lục mới VH & TG: MỘT THỜI ĐẠI ĐANG CÁO CHUNG VH & TG: Các nhà tài phiệt Mỹ là gót chân Achilles của Trump Tin tức: Xã hội TP.HCM đầu tư mạnh 8 công trình chiến lược kết nối với Long An Tin tức: TẢN MẠN CUỐI TUẦN: ĐIỀU KHÁC BIỆT  Tin tức: TPHCM xây thêm 7 tuyến metro sau khi Metro số 1 khánh thành VH & TG: Ukraine: Khi đồng minh tháo chạy? BĐS: Bất động sản 2025: Tồn kho cao thì lo, tồn kho thấp chưa chắc đã mừng CN & MT: (I) GEOFFREY HINTON: CHA ĐỠ ĐẦU CỦA TRÍ TUỆ NHÂN TẠO, VÀ CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN GIẢI NOBEL CN & MT: Trung Quốc chế tạo pin hạt nhân hoạt động hơn 100 năm không cần sạc? BĐS: Sẽ chuyển gần 4.000 căn hộ tái định cư tại Thủ Thiêm sang nhà ở thương mại CN & MT: Kỹ sư máy tính từng ở hang ổ lừa đảo thốt lên: "Công nghệ của chúng tiên tiến hơn những gì tôi từng biết” SK & Đời Sống: Hỏi DeepSeek, ChatGPT "Đang thất nghiệp làm gì để kiếm ra tiền": AI phân tích kỹ càng, đưa ra câu trả lời cực bất ngờ khiến nhiều người tỉnh ngộ VH & TG: Tác động từ sự trở lại của chính trị bộ lạc dưới thời Tổng thống Trump BĐS: Bất động sản tỉnh nhưng giá ngang với TP.HCM VH & TG: Sự kết thúc của toàn cầu hóa như chúng ta biết BĐS: Dòng tiền đầu tư bất động sản dịch chuyển ra vùng ven VH & TG: Quản trị nhà nước kiểu Trung Quốc: Vừa tập quyền, vừa tản quyền Tin tức: Cựu Thống đốc Ngân hàng TW Anh quốc vừa lên làm Thủ tướng Canada thay ông Trudeau! Tin tức: Tình hình kinh tế Mỹ ngày càng khó lường Tin tức: Học giả Thái Lan: Vai trò dẫn dắt ASEAN và vị thế toàn cầu lớn hơn của Việt Nam CN & MT: Năng lượng tái tạo toàn cầu vào năm 2027 trong Báo cáo Điện lực 2025 của IEA CN & MT: Mỹ để mắt tới chương trình chiến đấu cơ thế hệ mới của châu Âu - Nhật Bản Tin tức: Mỹ đã ‘giúp’ Trung Quốc trở thành cường quốc sản xuất như thế nào? Tin tức: Thương chiến toàn cầu leo thang SK & Đời Sống: Thử luận cách chữa huyết áp CAO và THẤP: Tin tức: Ông Trump bổ sung thuế với TQ, chứng khoán Thượng Hải, Thâm Quyến và Hồng Kông lao dốc VH & TG: Liệu Trump có gây ra “sự sụp đổ” thứ tám? Thư Giản: NĂM CHỮ CỦA NGƯỜI XƯA SK & Đời Sống: 60 TUỔI TRỞ LÊN, BẠN DỰA VÀO AI?  SK & Đời Sống: 10 BÀI HỌC "NHỚ ĐỜI" KHI MỞ QUÁN CỦA MẸ TÔI VÀ ANH HÀNG XÓM BĐS: Thị trường cho thuê nhà phố tại TP.HCM đang trải qua đợt giảm giá mạnh BĐS: LONG AN – MIỀN ĐẤT HỨA HAY MIỀN ĐẤT GỒNG? BĐS: “MẮC NGHẸN” VỚI CĂN SHOP HOUSE MUA 18 TỶ, CHO THUÊ 20 TRIỆU BĐS: Năm 2025: Chưa thể mua nhà ở BĐS: ĐẦU TƯ BĐS VEN TPHCM - ĐỊA PHƯƠNG NÀO NGON NHẤT ??? BĐS: Hết thời ôm đất nông nghiệp chờ hạ tầng? Thư Giản: Bức thư của nhà khoa học Newton năm 1704 tiên đoán về ngày tận thế BĐS: KẾ HOẠCH KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN CỦA CÁC CHỦ ĐẦU TƯ TRONG NĂM 2025 VH & TG: Buồn của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới: Dân số 1,4 tỷ người nhưng thiếu lao động trầm trọng ở cơ sở y tế nông thôn, bác sĩ lương tháng 3,4 triệu đồng, tự bỏ tiền túi mua thiết bị Tin tức: Ngẫm bài học tăng trưởng từ Trung Quốc và Ấn Độ BĐS: Năm 2025, giá chung cư chưa thể hạ nhiệt? Thư Giản: Ước vọng thay đổi Thư Giản: 34 LỜI DẠY CỦA LÃO TỬ Thư Giản: Elon Musk bật mí 6 PHƯƠNG PHÁP HỌC độc đáo, làm việc 1 năm bằng người khác làm 8 năm: Thú vị nhất là QUY TẮC 2 PHÚT Tin tức: Kinh tế Trung Quốc giai đoạn mới và hàm ý cho Việt Nam Tiền Tệ : TP. Hồ Chí Minh: Tiền gửi vào hệ thống ngân hàng đạt hơn 4 triệu tỷ đồng Tiền Tệ : Mô hình kinh tế hiện đại đã thất bại như thế nào? Thư Giản: Nhìn lại thế giới 2024 và dự đoán tương lai Thư Giản: Ở Sài Gòn rất dễ sống phải không? Tin tức: Ukraine 'khóa van', kỷ nguyên khí đốt của Nga tại châu Âu kết thúc Thư Giản: Ngắm nhìn "hẻm xanh" giữa lòng đô thị Tiền Tệ : Chính sách tiền tệ năm 2025 sẽ đối mặt với không ít thách thức BĐS: Thị trường bất động sản năm 2024: Hai thái cực ở hai đầu đất nước BĐS: Người trong cuộc bất ngờ “chỉ điểm” diễn biến mới của thị trường địa ốc đầu năm 2025 Chứng khoán: VinaCapital: 2025 có thể là năm biến động đối với thị trường chứng khoán và nền kinh tế Tiền Tệ : Quyết định hạ lãi suất của Fed có thể 'giáng đòn' lên hàng loạt NHTW trên toàn cầu như thế nào? VH & TG: NGỘ 12 LUẬT NHÂN QUẢ BẤT BIẾN TRONG CUỘC ĐỜI Chứng khoán: "Chỉ báo Warren Buffett" cao chưa từng có trong lịch sử, gióng hồi chuông cảnh báo nhà đầu tư về mối nguy của TTCK Mỹ Chứng khoán: Chủ tịch FiinGroup: Hầu hết đầu tư cá nhân đang chịu lỗ VH & TG: Tỷ phú Elon Musk nói thẳng 1 ĐIỀU càng cố tỏ ra hoàn hảo thì con người càng kém giá trị: Tránh được sớm sẽ giàu sớm Chứng khoán: Nỗi buồn chưa từng có của thị trường chứng khoán Việt Nam: Con số kỷ lục trong hơn 24 năm hoạt động Tin tức: Thế chiến thứ III đã bắt đầu? Chứng khoán: La Nina hoạt động mạnh từ tháng 8, mưa nhiều chưa từng có, cổ phiếu ngành điện ra sao? Chứng khoán: Thời hoàng kim của chứng khoán Việt Nam 2007 VH & TG: Đại lão Hòa thượng Hộ Tông Vansarakkhita (1893-1981) Tin tức: CÁI GIÁ CỦA CHIẾN TRANH 2024 2025 Tin tức: Thế giới đối mặt cùng lúc 5 căn nguyên của thảm họa và nguy cơ Thế chiến III CN & MT: "Báo động đỏ" về khí hậu VH & TG: Nghiên cứu 75 năm của ĐH Harvard: Đây là KIỂU NGƯỜI hạnh phúc nhất, không liên quan gì đến giàu sang, danh vọng! Tin tức: Phố nhậu xập xình nhất TPHCM ế vêu, chủ quán ngồi chờ… dẹp tiệm Tin tức:  2050 Nhân loại đang ở ngã ba đường Tin tức: 20 rủi ro toàn cầu lớn nhất năm 2024, suy thoái kinh tế và thời tiết cực đoan nằm top đầu VH & TG: Câu chuyện Chúa Giê Su ‘sang Phương Đông tu tập’ được kể lại ra sao? SK & Đời Sống: Giáo sư từng đoạt giải Nobel suốt đời tuân theo 6 điều, bảo sao sống thọ 101 tuổi: Tập thể dục hay uống nước cũng gác lại sau VH & TG: Henry Kissinger: Làm thế nào để tránh xảy ra Thế chiến 3? (P1) CN & MT: Dự báo của Yuval Noal Harari về những biến đổi chính trị - xã hội trong thời đại số và những giải pháp cho xã hội tương lai Tin tức: Dấu ấn ODA Nhật Bản tại Đồng bằng sông Cửu Long CN & MT: Làm cây thông đứng giữa trời mà… lo Tin tức: 9 vấn đề định hình nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2024: Từ lạm phát, tăng trưởng GDP đến TikTok, ChatGPT CN & MT: Năng lượng và biến đổi khí hậu CN & MT: Trí tuệ nhân tạo đang thay đổi ngành bán lẻ Tin tức: Trung Quốc chấm dứt 30 năm phát triển mạnh, hết thời làm mưa làm gió trên thế giới? CN & MT: Châu Âu: Thế thượng phong của ô tô điện - bao lâu nữa? CN & MT: Ai là tác nhân chính gây biến đổi khí hậu? Tin tức: Hệ lụy gì từ cuộc chiến mới ở Trung Đông? CN & MT: Kỷ nguyên bùng nổ AI: Linh hồn của thời kỳ Siliconomy Tin tức: Khủng hoảng tại WTO và cảnh báo về sự phân mảnh của kinh tế toàn cầu Tin tức: Dự báo rủi ro lạm phát dai dẳng ở Mỹ Tin tức: Trump làm tổng thống Mỹ Thế giới bắt đầu thời kỳ cấu trúc lại trật tư thế giới The World Begins to Reorder Itself Tin tức: IMF: Triển vọng kinh tế thế giới mấy năm tới chỉ ở “hạng xoàng” CN & MT: Nếu Trái đất nóng hơn 2,5 độ so với thời tiền công nghiệp, ĐBSCL sẽ gặp nguy cơ CN & MT: Diễn biến đáng lo ở Nam Cực
Bài viết
Trung Quốc và "những đứa con toàn thời gian"

    Trong năm 2023 vừa qua, cụm từ "toàn chức nhi nữ" bắt đầu phổ biến rộng rãi trên các mạng xã hội Trung Quốc. Về mặt ngữ nghĩa học, "toàn chức" có nghĩa là toàn thời gian, còn "nhi nữ" là con trai, con gái.

    Ảnh: scmp.com

    Trên Xiaohongshu (tiểu hồng thư), nền tảng chia sẻ lối sống phổ biến trong giới trẻ Trung Quốc, có hơn 40.000 bài đăng với hashtag "làm con toàn thời gian" tính đến tháng 7-2023. Về mặt xã hội học, cụm từ này chỉ những thanh niên trong độ tuổi lao động, nhưng không kiếm việc làm mà trở về sống với cha mẹ.

    Đằng sau "những đứa con toàn thời gian" này là tỉ lệ thất nghiệp cao ở Trung Quốc. Số liệu chính thức từ Trung Quốc cho thấy vào tháng 5-2023, tỉ lệ thất nghiệp ở thanh niên từ 16 đến 24 tuổi đã tăng lên 20,8%, mức kỷ lục kể từ khi số liệu thống kê được thu thập vào năm 2018. Một tháng sau đó, Trung Quốc quyết định dừng công bố rộng rãi số liệu này.

    Gen Z bi quan nhất

    Tăng trưởng kinh tế chậm chạp ở Trung Quốc thời gian gần đây và tỉ lệ thanh niên thất nghiệp cao đã khiến thanh niên nước này có cảm giác bất lực. Theo thống kê, hiện có khoảng 280 triệu thanh niên Trung Quốc sinh trong khoảng thời gian 1995-2010. 

    Các cuộc khảo sát cho thấy thế hệ gen Z này là nhóm bi quan nhất trong tất cả các nhóm tuổi trong cả nước. Những từ thông dụng trên Internet Trung Quốc trong những năm qua như "toàn chức nhi nữ" [đứa trẻ toàn thời gian], "thảng bình" [nằm phẳng], "bãi lạn" [cứ để trôi] thể hiện cảm xúc tiêu cực của họ trước áp lực xã hội.

    Nhiều thanh niên Trung Quốc có học thức không sẵn lòng chấp nhận mức lương thấp, giờ làm việc khắc nghiệt và công việc không được đền đáp. Mà ngay cả những công việc như vậy bây giờ cũng khó tìm được là nguyên nhân chính góp phần thúc đẩy phong trào "làm con toàn thời gian".

    Jack Trịnh, vừa rời hãng công nghệ Trung Quốc khổng lồ Tencent, cho Hãng tin BBC biết anh phải trả lời gần 7.000 tin nhắn liên quan đến công việc ngoài thời gian làm việc mỗi ngày mà chàng thanh niên 32 tuổi này gọi là "công việc làm thêm vô hình", bởi vì nó sẽ không được trả công. 

    Cuối cùng anh đã nghỉ việc sau khi căng thẳng vì công việc khiến anh mắc một chứng rối loạn da. Hầu hết hàng chục ngàn thanh niên tương tự anh trên mạng xã hội nói họ nghỉ việc về nhà đơn giản vì không thể kiếm được việc làm xứng đáng.

    Rốt cuộc, ngày càng nhiều thanh niên rời bỏ cuộc cạnh tranh và áp lực công việc ở công ty để quay về nhà với phụ huynh. Họ quyết định không đi làm nữa, từ bỏ công việc truyền thống, từ chối thăng tiến sự nghiệp và "làm con toàn thời gian", theo đúng nghĩa đen: được cha mẹ trả tiền để làm việc nhà. 

    Công việc có thể bao gồm từ chạy việc vặt, làm việc nhà, đến chăm sóc cha mẹ, ông bà. Họ coi đây là giải pháp tạm thời cho một thị trường việc làm khó khăn, ít đền đáp.

    Tình trạng của những sinh viên tốt nghiệp đại học đặc biệt bi đát. Đại học từng là mục tiêu theo đuổi của giới tinh hoa ở Trung Quốc. Tuy nhiên, từ năm 2012 đến năm 2022, tỉ lệ nhập học đại học đã tăng từ 30% lên 59,6% khi ngày càng nhiều người trẻ coi bằng đại học là tấm vé để có cơ hội tốt hơn trên thị trường việc làm cạnh tranh. 

    Nhưng khát vọng đã nhường chỗ cho thất vọng khi nền kinh tế trục trặc. Theo Trác Hiền, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu phát triển của Hội đồng Nhà nước Trung Quốc, tỉ lệ thất nghiệp của sinh viên đại học cao gấp 1,4 lần tỉ lệ thất nghiệp chung của thanh niên.

    Diêm Vân Tường, giáo sư ngành nhân học tại Đại học UCLA (Mỹ), cho biết: "Ngày càng có nhiều người trẻ Trung Quốc nhìn xung quanh và thấy hầu như không có ai mà họ có thể dựa vào ngoài cha mẹ mình. Nó phức tạp hơn suy thoái kinh tế, nhưng suy thoái kinh tế chắc chắn là nguyên nhân".

    Ảnh: The Economist

    "Bọn ăn thịt người già"

    Tiến sĩ Chu Vân, hiện đang giảng dạy xã hội học tại Đại học Michigan, cho biết: "Thách thức sâu sắc đối với những người trẻ tuổi là vượt qua những bất bình đẳng xã hội cứng nhắc, thắt chặt kiểm soát chính trị và triển vọng kinh tế mờ mịt".

    Theo quan niệm văn hóa truyền thống của Trung Quốc, một đứa trẻ ngoan, hiếu thảo là biết kiếm việc làm, kiếm tiền và hỗ trợ cha mẹ khi trưởng thành. Trên các mạng xã hội Trung Quốc, các "toàn chức nhi nữ" chia sẻ là nhận được những bình luận không mấy thân thiện từ người quen và cả người lạ trên mạng. 

    Những người này cáo buộc họ thuộc "khẳng lão tộc", nghĩa đen là "bọn ăn thịt người già", tiếng lóng của Trung Quốc chỉ những người trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào cha mẹ. 

    "Khẳng lão tộc" cũng là một từ mới ở Trung Quốc dùng để chỉ những người trẻ ở nhà cha mẹ miễn phí, ăn đồ ăn của cha mẹ và thường sống thoải mái trong khi cha mẹ già đang phải sinh sống dựa trên một khoản lương hưu hoặc tiền tiết kiệm nhỏ.

    Khi ngày càng có nhiều thanh niên Trung Quốc tuyên bố mình là "toàn chức nhi nữ", một cuộc tranh luận trên mạng xã hội nước này đã nổ ra về việc liệu đó có thực sự là một nghề hay không. 

    Li, một cô gái 21 tuổi, hiện dành thời gian hằng ngày để đi mua hàng tạp hóa cho gia đình ở trung tâm thành phố Lạc Dương, tỉnh Hà Nam và chăm sóc bà ngoại, người mắc chứng mất trí nhớ. Cha mẹ trả cho cô mức lương 6.000 nhân dân tệ (835 USD) một tháng, được coi là mức lương trung bình ở khu vực của cô.

    Và Li không đơn độc. Hàng chục ngàn người trên mạng xã hội Douban (Đậu biện) chia sẻ hằng ngày về công việc "toàn chức nhi nữ" của họ. Xu hướng này vừa đáng mừng vừa đáng lo ngại đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. 

    Khi tỉ lệ thất nghiệp ở người trẻ tuổi tăng lên mức cao kỷ lục, một số phương tiện truyền thông Trung Quốc đã nhấn mạnh khía cạnh tích cực của "công việc" này, với kỳ vọng rằng những người trẻ tuổi sẽ dành thời gian và sức lực để chăm sóc cha mẹ thay vì chỉ ở nhà nhàn rỗi.

    Thậm chí truyền thông nhà nước đã nghĩ ra một từ để giảm nhẹ tình trạng không chịu đi làm của thanh niên Trung Quốc. Họ gọi đó là "mạn tựu nghiệp" (việc làm chậm), mà tiếng Anh dịch là "slow employment". 

    Số liệu thống kê từ Trung Quốc cho biết 18,9% sinh viên Trung Quốc tốt nghiệp đại học năm 2023 chấp nhận "việc làm chậm" so với 15,9% năm ngoái. Truyền thông trong nước cho rằng hiện tượng này không có gì mới, giống như thanh niên phương Tây hay có "gap year" (năm tạm dừng). 

    Bằng cách thay đổi nội hàm của từ ngữ, cuộc khủng hoảng việc làm trong thanh niên Trung Quốc trở nên nhẹ nhàng hơn.

    Trung Quốc sẽ già trước khi kịp giàu? Ảnh: China Marketing
    Trung Quốc sẽ già trước khi kịp giàu? Ảnh: China Marketing

    Tuy nhiên, George Magnus, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Trung Quốc tại Đại học Oxford và Trường SOAS ở London, cho biết đây không phải là giải pháp khả thi cho vấn đề việc làm ở Trung Quốc. 

    Giáo sư Magnus nói: "Đó có thể là một giải pháp ngắn hạn để họ có nơi ở, công việc để làm và thu nhập gia đình như một sự trao đổi. Nhưng nếu những người trẻ tuổi không tham gia thị trường lao động để tiếp thu các kỹ năng và tìm kiếm cơ hội tốt hơn, họ có thể trở thành người thất nghiệp, vì đã mất việc quá lâu hoặc không thể duy trì được kỹ năng và đào tạo ở mức cao nhất".

    Song song với đó, một thể loại "văn học oa nang phế" (văn học của "kẻ loser") cũng đã trở nên phổ biến gần đây trên Internet Trung Quốc. "Oa nang phế" là cụm từ dùng để chỉ những người thất bại trong cuộc sống, như cục bông gòn, mặc cho người ta quăng quật, không còn thiết tha gì nữa. 

    Văn học oa nang phế được hiểu là sự thỏa hiệp mang tính phản ứng của giới trẻ trong việc "tự điều chỉnh chính mình và cười nhạo cuộc sống", mang màu sắc tự ti hài hước. Khi đối mặt trực tiếp với áp lực cuộc đời, giới trẻ biến sự xấu hổ hay thất bại thành một chút hài hước, giảm bớt sự khó chịu trong nội tâm và duy trì lòng tự trọng.

    Cũng giống như các hành động "thảng bình", "bãi lạn" hay tự ti hài hước của "oa nang phế" để trút bỏ những cảm xúc tiêu cực và căng thẳng của thanh niên Trung Quốc, thì việc trở thành "toàn chức nhi nữ" tạm thời cũng được coi là cách có lợi để giải quyết những căng thẳng trước mắt của xã hội Trung Quốc. ■

    Chính sách một con của Trung Quốc, được thực hiện từ năm 1979 đến năm 2015, đã tạo ra một thế hệ cha mẹ coi con cái của họ như những khoản đầu tư quý giá. Một số thậm chí còn sẵn sàng thuê con cái khi còn nhỏ, trả tiền cho chúng để chúng làm việc nhà.

    Khi nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại, ngày càng nhiều phụ huynh Trung Quốc dang tay chào đón con cái đã trưởng thành trở về. Ya-wen Lei, giáo sư xã hội học tại Đại học Harvard, cho biết bà hy vọng hiện tượng thanh niên ở nhà sẽ không kéo dài.

    Lei nói với Hãng tin CNN: "Sự hỗ trợ mà họ nhận được từ cha mẹ trong bối cảnh này không có gì đáng ngạc nhiên, vì nhiều bậc cha mẹ Trung Quốc hỗ trợ con cái họ nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống, chẳng hạn như nhà ở, chi phí kết hôn và chăm sóc cháu".

    NGUYỄN THÀNH TRUNG - Theo Tuổi Trẻ

    THỐNG KÊ TRUY CẬP
    • Đang online 10
    • Truy cập tuần 4910
    • Truy cập tháng 3925
    • Tổng truy cập 237952