Tập không có câu trả lời cho vấn đề nhân khẩu học của Trung Quốc

22 Trần Quốc Toản, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Tp.HCM
Tiêu điểm
VH & TG: China’s Pet Parents Choose ‘Fur Kids’ Over Human Children Tiền Tệ : Kinh tế - Chính trịKinh tế Việt Nam từ 2010 đến 2023 và con đường phía trước (phần C) Tiền Tệ : Kinh tế - Chính trị Kinh tế Việt Nam từ 2010 đến 2023 và con đường phía trước (phần B) Tiền Tệ : Kinh tế Việt Nam từ 2010 đến 2023 và con đường phía trước (phần A) CN & MT: Chống biến đổi khí hậu: Càng già càng hay CN & MT: Nước Mỹ vận hành chương trình tài trợ khoa học cho doanh nghiệp nhỏ ra sao? Tin tức: ‘Ông lớn’ năng lượng Hàn Quốc sắp khởi công nhà máy điện LNG 3 tỷ USD tại Long An BĐS: NÊN ĐẦU TƯ HAY ĐỨNG NGOÀI QUAN SÁT? BĐS: Bất Động Sản Thương Mại đối mặt năm Định Mệnh SK & Đời Sống:  BƯỚC ĐỂ MỞ MỘT QUÁN CAFE CÓC "ÍT VỐN, NHIỀU LỜI" SK & Đời Sống: Con người, nếu không có tiền! VH & TG: Chúng ta đang sống trong một Thế Giới đang đảo chiều VH & TG: KHI NÀO THÌ TRUNG QUỐC ĐÁNH ĐÀI LOAN? [Phần 2] VH & TG: KHI NÀO THÌ TRUNG QUỐC ĐÁNH ĐÀI LOAN? [Phần 1] VH & TG: Nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Thuỵ Kha  SK & Đời Sống: Vì sao nhiều người trúng giải độc đắc giàu nhanh nhưng lại dễ “tan cửa nát nhà”, rơi vào bi kịch nghèo vẫn hoàn nghèo? VH & TG: Giáo sư Vũ Minh Khương: Học hỏi từ 7 chữ S của Singapore BĐS: Giá căn hộ TP.HCM tăng tới 40%: Cạn nguồn cung, giá bán lập kỷ lục mới VH & TG: MỘT THỜI ĐẠI ĐANG CÁO CHUNG VH & TG: Các nhà tài phiệt Mỹ là gót chân Achilles của Trump Tin tức: Xã hội TP.HCM đầu tư mạnh 8 công trình chiến lược kết nối với Long An Tin tức: TẢN MẠN CUỐI TUẦN: ĐIỀU KHÁC BIỆT  Tin tức: TPHCM xây thêm 7 tuyến metro sau khi Metro số 1 khánh thành VH & TG: Ukraine: Khi đồng minh tháo chạy? BĐS: Bất động sản 2025: Tồn kho cao thì lo, tồn kho thấp chưa chắc đã mừng Tin tức: Phố nhậu "bờ kè" TPHCM vắng khách, nhân viên thấp thỏm sợ bị đuổi việc CN & MT: (I) GEOFFREY HINTON: CHA ĐỠ ĐẦU CỦA TRÍ TUỆ NHÂN TẠO, VÀ CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN GIẢI NOBEL CN & MT: Trung Quốc chế tạo pin hạt nhân hoạt động hơn 100 năm không cần sạc? BĐS: Sẽ chuyển gần 4.000 căn hộ tái định cư tại Thủ Thiêm sang nhà ở thương mại CN & MT: Kỹ sư máy tính từng ở hang ổ lừa đảo thốt lên: "Công nghệ của chúng tiên tiến hơn những gì tôi từng biết” SK & Đời Sống: Hỏi DeepSeek, ChatGPT "Đang thất nghiệp làm gì để kiếm ra tiền": AI phân tích kỹ càng, đưa ra câu trả lời cực bất ngờ khiến nhiều người tỉnh ngộ VH & TG: Tác động từ sự trở lại của chính trị bộ lạc dưới thời Tổng thống Trump BĐS: NHỮNG CÚ SỐC ĐẦU TƯ: KHI BẤT ĐỘNG SẢN KHÔNG DỄ ĂN NHƯ BẠN NGHĨ! BĐS: Bất động sản tỉnh nhưng giá ngang với TP.HCM BĐS: Khốn khổ vì giá thuê căn hộ tăng cao VH & TG: Sự kết thúc của toàn cầu hóa như chúng ta biết BĐS: Dòng tiền đầu tư bất động sản dịch chuyển ra vùng ven VH & TG: Quản trị nhà nước kiểu Trung Quốc: Vừa tập quyền, vừa tản quyền Tin tức: Cựu Thống đốc Ngân hàng TW Anh quốc vừa lên làm Thủ tướng Canada thay ông Trudeau! Tin tức: Tình hình kinh tế Mỹ ngày càng khó lường Tin tức: Học giả Thái Lan: Vai trò dẫn dắt ASEAN và vị thế toàn cầu lớn hơn của Việt Nam CN & MT: Năng lượng tái tạo toàn cầu vào năm 2027 trong Báo cáo Điện lực 2025 của IEA CN & MT: Mỹ để mắt tới chương trình chiến đấu cơ thế hệ mới của châu Âu - Nhật Bản VH & TG: Thế kỷ 21: Quân đội Mỹ có đang mắc kẹt trong tư duy lỗi thời? Tin tức: Mỹ đã ‘giúp’ Trung Quốc trở thành cường quốc sản xuất như thế nào? BĐS: Đấu giá 3.790 căn hộ tái định cư bỏ trống tại Thủ Thiêm Tin tức: Thương chiến toàn cầu leo thang Thư Giản: NĂM CHỮ CỦA NGƯỜI XƯA Chứng khoán: Chứng khoán Việt Nam sau tròn 3 năm sau lập đỉnh lịch sử: Có thêm gần 5 triệu tài khoản, VN-Index “bốc hơi” 300 điểm BĐS: TP.HCM: Nhiều dự án tái khởi động dự kiến có giá bán tăng gấp 2-3 lần giá cũ BĐS: Nhìn lại lịch sử các chu kì tăng trưởng, chuyên gia dự báo bất ngờ về bức tranh bất động sản năm 2025 BĐS: Novaland – khi gã khổng lồ bị quật ngã : Nếu không sửa luật, dự án bất động sản sẽ tắc trong 10 năm tới CN & MT: Nhật Bản cam kết đầu tư 20 tỷ đô la vào năng lượng sạch tại Việt Nam VH & TG: Singapore - trung tâm R&D hàng đầu thế giới SK & Đời Sống: Thử luận cách chữa huyết áp CAO và THẤP: Tin tức: Ông Trump bổ sung thuế với TQ, chứng khoán Thượng Hải, Thâm Quyến và Hồng Kông lao dốc CN & MT: Đất hiếm là gì mà sao Mỹ lại cần nó? VH & TG: Sự suy giảm tương đối vị thế của Mỹ trong thập niên đầu thế kỷ XXI VH & TG: Liệu Trump có gây ra “sự sụp đổ” thứ tám? VH & TG: The Death And Rebirth Of Europe VH & TG: TRUNG QUỐC/HOA KỲ: CHU KÌ MỚI CỦA CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI SẼ ĐƯA CHÚNG TA VỀ ĐÂU? SK & Đời Sống: 60 TUỔI TRỞ LÊN, BẠN DỰA VÀO AI?  SK & Đời Sống: 10 BÀI HỌC "NHỚ ĐỜI" KHI MỞ QUÁN CỦA MẸ TÔI VÀ ANH HÀNG XÓM SK & Đời Sống: Gen Z là gì? Suy nghĩ, sở thích có khác gì so với Gen X, Y? VH & TG: Khi thế giới tuyên chiến với tệ quan liêu BĐS: Thị trường cho thuê nhà phố tại TP.HCM đang trải qua đợt giảm giá mạnh BĐS: LONG AN – MIỀN ĐẤT HỨA HAY MIỀN ĐẤT GỒNG? BĐS: “MẮC NGHẸN” VỚI CĂN SHOP HOUSE MUA 18 TỶ, CHO THUÊ 20 TRIỆU CN & MT: Những "nạn nhân đầu tiên" của AI tại nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á: Gần 30% lao động sẽ bị giảm lương, nguy cơ thất nghiệp cao, chỉ có 4 ngành "lên ngôi" SK & Đời Sống: Đắm chìm trong 10 quán cà phê Quận 3 yên tĩnh cho “chạy deadline” CN & MT: Quán cà phê robot cho phép làm việc từ xa SK & Đời Sống: NHỮNG TÍN HIỆU ĐÁNG LO TỪ THỊ TRƯỜNG TIÊU DÙNG 2025 SK & Đời Sống:  SAI LẦM CH.ẾT NGƯỜI KHI LỰA CHỌN MẶT BẰNG KHIẾN QUÁN PHÁ SẢN BĐS: Năm 2025: Chưa thể mua nhà ở BĐS: ĐẦU TƯ BĐS VEN TPHCM - ĐỊA PHƯƠNG NÀO NGON NHẤT ??? BĐS: Hết thời ôm đất nông nghiệp chờ hạ tầng? BĐS: "Làn sóng" tăng giá bất động sản 2025 sẽ "rời" nội đô lan ra vùng ven? Thư Giản: Bức thư của nhà khoa học Newton năm 1704 tiên đoán về ngày tận thế SK & Đời Sống: Người Việt đang nghèo đi với tốc độ quá nhanh  CN & MT: Công nghệ thời "hướng Trump" BĐS: KẾ HOẠCH KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN CỦA CÁC CHỦ ĐẦU TƯ TRONG NĂM 2025 VH & TG: Buồn của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới: Dân số 1,4 tỷ người nhưng thiếu lao động trầm trọng ở cơ sở y tế nông thôn, bác sĩ lương tháng 3,4 triệu đồng, tự bỏ tiền túi mua thiết bị Tin tức: Ngẫm bài học tăng trưởng từ Trung Quốc và Ấn Độ BĐS: Năm 2025, giá chung cư chưa thể hạ nhiệt? Thư Giản: Ước vọng thay đổi Thư Giản: 34 LỜI DẠY CỦA LÃO TỬ Thư Giản: Elon Musk bật mí 6 PHƯƠNG PHÁP HỌC độc đáo, làm việc 1 năm bằng người khác làm 8 năm: Thú vị nhất là QUY TẮC 2 PHÚT Tin tức: Kinh tế Trung Quốc giai đoạn mới và hàm ý cho Việt Nam Tiền Tệ : TP. Hồ Chí Minh: Tiền gửi vào hệ thống ngân hàng đạt hơn 4 triệu tỷ đồng Tiền Tệ : Mô hình kinh tế hiện đại đã thất bại như thế nào? Thư Giản: Nhìn lại thế giới 2024 và dự đoán tương lai Thư Giản: Ở Sài Gòn rất dễ sống phải không? Tin tức: Ukraine 'khóa van', kỷ nguyên khí đốt của Nga tại châu Âu kết thúc Thư Giản: Ngắm nhìn "hẻm xanh" giữa lòng đô thị Tiền Tệ : Chính sách tiền tệ năm 2025 sẽ đối mặt với không ít thách thức BĐS: Thị trường bất động sản năm 2024: Hai thái cực ở hai đầu đất nước BĐS: Người trong cuộc bất ngờ “chỉ điểm” diễn biến mới của thị trường địa ốc đầu năm 2025 Thư Giản: Đường Cao Thắng một thời tuổi trẻ Chứng khoán: VinaCapital: 2025 có thể là năm biến động đối với thị trường chứng khoán và nền kinh tế Tiền Tệ : Quyết định hạ lãi suất của Fed có thể 'giáng đòn' lên hàng loạt NHTW trên toàn cầu như thế nào? VH & TG: NGỘ 12 LUẬT NHÂN QUẢ BẤT BIẾN TRONG CUỘC ĐỜI Chứng khoán: "Chỉ báo Warren Buffett" cao chưa từng có trong lịch sử, gióng hồi chuông cảnh báo nhà đầu tư về mối nguy của TTCK Mỹ Chứng khoán: Chủ tịch FiinGroup: Hầu hết đầu tư cá nhân đang chịu lỗ VH & TG: Tỷ phú Elon Musk nói thẳng 1 ĐIỀU càng cố tỏ ra hoàn hảo thì con người càng kém giá trị: Tránh được sớm sẽ giàu sớm Chứng khoán: Nỗi buồn chưa từng có của thị trường chứng khoán Việt Nam: Con số kỷ lục trong hơn 24 năm hoạt động Tin tức: Thế chiến thứ III đã bắt đầu? Chứng khoán: La Nina hoạt động mạnh từ tháng 8, mưa nhiều chưa từng có, cổ phiếu ngành điện ra sao? Chứng khoán: Thời hoàng kim của chứng khoán Việt Nam 2007 VH & TG: Đại lão Hòa thượng Hộ Tông Vansarakkhita (1893-1981) Tin tức: CÁI GIÁ CỦA CHIẾN TRANH 2024 2025 Tin tức: Thế giới đối mặt cùng lúc 5 căn nguyên của thảm họa và nguy cơ Thế chiến III CN & MT: "Báo động đỏ" về khí hậu VH & TG: Nghiên cứu 75 năm của ĐH Harvard: Đây là KIỂU NGƯỜI hạnh phúc nhất, không liên quan gì đến giàu sang, danh vọng! Tin tức: Phố nhậu xập xình nhất TPHCM ế vêu, chủ quán ngồi chờ… dẹp tiệm Tin tức:  2050 Nhân loại đang ở ngã ba đường Tin tức: 20 rủi ro toàn cầu lớn nhất năm 2024, suy thoái kinh tế và thời tiết cực đoan nằm top đầu VH & TG: Câu chuyện Chúa Giê Su ‘sang Phương Đông tu tập’ được kể lại ra sao? SK & Đời Sống: Giáo sư từng đoạt giải Nobel suốt đời tuân theo 6 điều, bảo sao sống thọ 101 tuổi: Tập thể dục hay uống nước cũng gác lại sau VH & TG: Henry Kissinger: Làm thế nào để tránh xảy ra Thế chiến 3? (P1) CN & MT: Dự báo của Yuval Noal Harari về những biến đổi chính trị - xã hội trong thời đại số và những giải pháp cho xã hội tương lai Tin tức: Dấu ấn ODA Nhật Bản tại Đồng bằng sông Cửu Long CN & MT: Làm cây thông đứng giữa trời mà… lo Tin tức: 9 vấn đề định hình nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2024: Từ lạm phát, tăng trưởng GDP đến TikTok, ChatGPT CN & MT: Năng lượng và biến đổi khí hậu CN & MT: Trí tuệ nhân tạo đang thay đổi ngành bán lẻ Tin tức: Trung Quốc chấm dứt 30 năm phát triển mạnh, hết thời làm mưa làm gió trên thế giới? CN & MT: Châu Âu: Thế thượng phong của ô tô điện - bao lâu nữa? CN & MT: Ai là tác nhân chính gây biến đổi khí hậu? Tin tức: Hệ lụy gì từ cuộc chiến mới ở Trung Đông? CN & MT: Kỷ nguyên bùng nổ AI: Linh hồn của thời kỳ Siliconomy Tin tức: Khủng hoảng tại WTO và cảnh báo về sự phân mảnh của kinh tế toàn cầu Tin tức: Dự báo rủi ro lạm phát dai dẳng ở Mỹ Tin tức: Trump làm tổng thống Mỹ Thế giới bắt đầu thời kỳ cấu trúc lại trật tư thế giới The World Begins to Reorder Itself Tin tức: IMF: Triển vọng kinh tế thế giới mấy năm tới chỉ ở “hạng xoàng” CN & MT: Nếu Trái đất nóng hơn 2,5 độ so với thời tiền công nghiệp, ĐBSCL sẽ gặp nguy cơ CN & MT: Diễn biến đáng lo ở Nam Cực
Bài viết
Tập không có câu trả lời cho vấn đề nhân khẩu học của Trung Quốc

    Nguồn: Lizzi C. Lee, “Xi Jinping Doesn’t Have an Answer for China’s Demographic Crisis,” Foreign Policy, 28/11/2024 - Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

    Lời kêu gọi về “dân số chất lượng cao” đã bỏ qua những vấn đề thực sự của đất nước.

    Bài viết gần đây của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trên Cầu Thị, tạp chí hàng đầu của Đảng Cộng sản chuyên định hướng ý thức hệ và chính sách cốt lõi, đã xem những thách thức về nhân khẩu học của Trung Quốc là một cơ hội chiến lược. Bài viết đưa ra tầm nhìn chi tiết nhất cho đến nay của Tập để giải quyết tình trạng dân số già hóa của đất nước: chuyển từ nền kinh tế thâm dụng lao động, do dân số thúc đẩy, sang nền kinh tế được thúc đẩy bởi sự đổi mới, giáo dục, và năng suất. Tuy nhiên, ẩn sau những lời lẽ hoa mỹ là một khái niệm quen thuộc và gây tranh cãi: nhân khẩu tố chất, hay “chất lượng dân số.”

    Khái niệm tố chất từ lâu đã là nền tảng của chính sách Trung Quốc, định hình các cuộc tranh luận về mọi thứ từ giáo dục đến chăm sóc sức khỏe. Ngoài mặt, nó ủng hộ việc bồi dưỡng một dân số khỏe mạnh hơn, có trình độ học vấn cao hơn, và có kỹ năng hơn. Nhưng hàm ý còn sâu hơn thế – và gây chia rẽ hơn thế. Trong lịch sử, tố chất đã được sử dụng để phân định ranh giới giữa giới tinh hoa thành thị và những người dân nông thôn hoặc dân di cư, mang hàm ý về sự thiên vị giai cấp, và đôi khi còn bao hàm cả tư duy ưu sinh. Ngụ ý trong lời kêu gọi về một “dân số chất lượng cao” là sự phán xét khối dân “chất lượng thấp,” củng cố sự chia rẽ xã hội theo cách hiếm khi được thừa nhận thẳng thắn.

    Điều đáng chú ý là dấu ấn cá nhân mạnh mẽ mà Tập đã đặt vào bài diễn văn quen thuộc này. Ông mô tả “phát triển dân số chất lượng cao” là một “khái niệm mới” do đích thân ông đề xuất lần đầu tiên – một trục chính sách nhằm giải quyết các thay đổi nhân khẩu học bằng cách thúc đẩy “lực lượng lao động chất lượng cao.” Đề xuất của Tập nhấn mạnh vào trọng tâm kinh tế: vượt ra ngoài việc kiểm soát quy mô dân số để ưu tiên chất lượng, tối ưu hóa cơ cấu, và tăng cường tính di động.

    Tầm nhìn của Tập rất rõ ràng: một dân số được giáo dục, sáng tạo, và có khả năng thích nghi, được trang bị để thúc đẩy tham vọng của Trung Quốc – vượt qua Mỹ trong sản xuất và công nghệ tiên tiến thế hệ tiếp theo – đồng thời vẫn đứng vững trước những cơn gió ngược địa chính trị. Tuy nhiên, thực tế hệ thống của các cấu trúc chính trị và kinh tế của Trung Quốc khiến việc hiện thực hóa tầm nhìn trên trở nên không hề đơn giản. Khoảng cách giữa khát vọng và hiện thực vẫn còn rất lớn, và Tập đã không đưa ra bất kỳ giải pháp dễ dàng nào.

    Đúng là những thách thức của dân số già không chỉ xảy ra ở Trung Quốc; hiện nay, phần lớn các nước phát triển, đặc biệt là ở Đông Á, đang phải vật lộn với những vấn đề tương tự. Ví dụ, Nhật Bản và Hàn Quốc đang phải đối mặt với gánh nặng của một xã hội già hóa nhanh chóng.

    Nhưng sự khác biệt của Trung Quốc nằm ở mức độ phức tạp của tình hình. Già hóa dân số không chỉ là một rào cản về mặt nhân khẩu học, mà còn làm trầm trọng thêm những điểm yếu đã có từ lâu về mặt cấu trúc. Những trở ngại cản trở việc hiện thực hóa tầm nhìn của Tập nằm ở những khiếm khuyết cố hữu của hệ thống kinh tế và chính trị Trung Quốc, những vấn đề mà Tập đã tránh giải quyết hoặc trì hoãn cải cách. Sự chênh lệch dai dẳng giữa các khu vực trong nước đã tiếp tục khiến các vùng nông thôn thiếu nguồn lực và dịch vụ, trong khi hệ thống hộ khẩu cứng nhắc – ràng buộc quyền tiếp cận các dịch vụ công thiết yếu như chăm sóc sức khỏe và giáo dục với hộ khẩu cư trú – thực sự khiến hàng triệu người mắc kẹt ở những vùng đất ít cơ hội, cắt đứt họ khỏi các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục, và việc làm tốt hơn. Tỷ lệ sinh giảm và các chuẩn mực gia đình thay đổi cũng cho thấy rằng thế hệ trẻ đang ngày càng không muốn, hoặc không thể, chấp nhận những kỳ vọng truyền thống, bị kìm kẹp bởi giá cả tăng vọt và các giá trị xã hội đang thay đổi. Vấn đề càng phức tạp hơn khi sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước đối với doanh nghiệp tư nhân đã kìm hãm tinh thần đổi mới và chấp nhận rủi ro, vốn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tiến bộ thực sự.

    Với tất cả tham vọng của nó, con đường để đạt được tầm nhìn của Tập chứa đầy những mâu thuẫn, và tính di động của lao động là một ví dụ rõ ràng. Trong khi các công việc nhà máy và dịch vụ tại các trung tâm đô thị hiếm khi đòi hỏi người ta phải có hộ khẩu địa phương, thì việc tiếp cận các trường học và bệnh viện hàng đầu lại đòi hỏi hộ khẩu, theo đó duy trì một hệ thống phân cấp, nơi các thành phố giàu có như Thượng Hải và Hàng Châu tự hào có các cơ sở chăm sóc người già tiên tiến và dịch vụ y tế đẳng cấp thế giới dành cho người giàu, trong khi các vùng nông thôn ở các tỉnh lạc hậu như Liêu Ninh và Hắc Long Giang lại phải đối diện với một thực tế hoàn toàn khác. Ở đó, những người nông dân lớn tuổi không có lương hưu thường làm việc đến tận những năm 70 tuổi, bị mắc kẹt bởi cơ sở hạ tầng thiếu thốn và nguồn lực địa phương ít ỏi.

    Khi dân số già đi, bất bình đẳng này càng trở nên rõ rệt hơn. Những cư dân nông thôn lớn tuổi vẫn không thể tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế tiên tiến, trong khi các khu vực thành thị phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt lao động trong các lĩnh vực quan trọng như chăm sóc sức khỏe và dịch vụ dành cho người già. Cải cách hệ thống hộ khẩu có thể làm giảm bớt những áp lực này bằng cách cho phép mọi người di chuyển nhiều hơn và tiếp cận các dịch vụ đô thị, nhưng một động thái như vậy sẽ phá vỡ các cấu trúc hành chính đã bám rễ, vốn ưu tiên khả năng kiểm soát hơn là tính di động công bằng. Sự phản kháng đối với những cải cách như vậy, kết hợp với tốc độ triển khai chậm chạp, đã khiến những nút thắt này không được giải quyết.

    Nếu không xuất hiện một sự tái phân bổ có ý nghĩa, thì những người già ở nông thôn sẽ tiếp tục bị loại khỏi hệ thống chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ xã hội vốn chỉ tập trung ở các trung tâm đô thị. Tuy nhiên, sự quản lý tập trung của Bắc Kinh – và sự chần chừ trong việc cấp quyền cho các chính quyền địa phương – khiến việc tái phân bổ như vậy trở nên cực kỳ khó. Thay vào đó, khoảng cách đang dần nới rộng hơn, như một lời nhắc nhở rõ ràng về sự phân bổ không đồng đều của quá trình hiện đại hóa ở Trung Quốc.

    Các chính sách quản lý đô thị đã khiến vấn đề phức tạp hơn nữa. Các trung tâm lớn như Bắc Kinh và Thượng Hải đang chủ động hạn chế tăng trưởng dân số bằng cách hạn chế chuyển hộ khẩu, từ đó chuyển hướng lao động đến các thành phố hạng hai và hạng ba. Cách tiếp cận này tạo ra một loại động lực trong đó người di cư đóng góp kinh tế cho các trung tâm đô thị, nhưng vẫn bị loại khỏi toàn bộ lợi ích của cuộc sống đô thị, và vì thế càng củng cố sự chênh lệch vùng miền, cũng như làm suy yếu các nỗ lực xây dựng lực lượng lao động thực sự có khả năng thích ứng và di động.

    Các chuẩn mực xã hội thay đổi của Trung Quốc cũng làm tình hình thêm phức tạp. Tỷ lệ kết hôn và sinh con đã giảm mạnh, với tỷ lệ kết hôn của cả nước giảm xuống còn 4,8 trên 1.000 người vào năm 2022, giảm từ con số gấp đôi của một thập kỷ trước. Trong khi đó, tỷ lệ sinh đã giảm xuống còn 6,77 trên 1.000 người vào năm 2022, đánh dấu mức sinh thấp nhất kể từ khi hồ sơ bắt đầu được ghi chép vào năm 1949. Những sự suy giảm này là do chi phí nhà ở tăng vọt, cạnh tranh việc làm cực kỳ gay gắt, và thái độ thay đổi của các thế hệ trẻ, những người mà đối với họ cấu trúc gia đình truyền thống đã trở nên quá đắt đỏ hoặc không hấp dẫn. Các ưu đãi tài chính – trợ cấp cho việc chăm sóc trẻ em, nhà ở, hoặc giáo dục – có thể hữu ích, nhưng chúng sẽ không hiệu quả nếu không có các cải cách sâu rộng hơn giúp giảm tải gánh nặng của cuộc sống gia đình. Việc cắt giảm chi phí sống, tăng cường bình đẳng giới, và cải thiện sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống sẽ đòi hỏi phải có sự thay đổi mang tính hệ thống, nhưng nếu chúng ta xem lịch sử là một chỉ dẫn, thì với sự thận trọng của giới lãnh đạo Trung Quốc dành cho “chủ nghĩa phúc lợi” – niềm tin rằng việc giảm bớt gánh nặng cuộc sống có nguy cơ nuôi dưỡng sự tự mãn – sẽ không còn chỗ cho sự linh hoạt và sự đồng cảm mà các giải pháp như vậy đòi hỏi. Trong khi đó, tư tưởng trọng nam khinh nữ đã ăn sâu vào văn hóa và vẫn tiếp tục thống trị nơi làm việc sẽ cần thời gian – và nỗ lực tập thể – để thay đổi.

    Cùng lúc đó, hệ thống lương hưu nhà nước đang chao đảo và có nguy cơ mất khả năng thanh toán. Bấy lâu nay, nó đã bị ảnh hưởng bởi các khoản đầu tư lợi nhuận thấp và bị cạn kiệt hơn nữa do các khoản chi liên quan đến đại dịch; các quỹ lương hưu của Trung Quốc được dự đoán sẽ cạn kiệt vào năm 2035. Việc tăng tuổi nghỉ hưu – vốn đã là một vấn đề nhạy cảm về mặt chính trị – vẫn không đủ để giải quyết vấn đề. Các cải cách bền vững hơn, chẳng hạn như đa dạng hóa các khoản đầu tư và áp dụng các chiến lược do thị trường thúc đẩy, sẽ đòi hỏi phải mở cửa thị trường vốn và nhượng lại một số quyền kiểm soát đối với các hệ thống tài chính – một bước đi mà Bắc Kinh tỏ ra không mấy hứng thú.

    Ngay cả khi Tập ủng hộ quá trình chuyển đổi sang một nền kinh tế thúc đẩy đổi mới, cách tiếp cận trước đây của chính quyền ông đối với các doanh nghiệp tư nhân đã làm xói mòn đáng kể lòng tin trong cộng đồng doanh nhân và nhà đầu tư. Các cuộc đàn áp theo quy định được khởi xướng vào năm 2021 đã xóa sổ hơn 1 nghìn tỷ đô la khỏi giá trị thị trường của các công ty lớn, theo đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của nhà đầu tư. Những đột phá trong y sinh học, đổi mới y tế, và các mô hình cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi mới đòi hỏi nhiều hơn là chỉ đầu tư của nhà nước; chúng phụ thuộc vào quyền tự do của các cá nhân và doanh nghiệp về việc chấp nhận rủi ro, thử nghiệm, và đôi khi thất bại. Tuy nhiên, sự kiểm soát ngày càng tăng của nhà nước đối với doanh nghiệp tư nhân, cùng với các quy định thiếu nhất quán và đôi khi thất thường, đã thúc đẩy một môi trường nơi sự thận trọng kìm hãm sự sáng tạo, làm xói mòn nền tảng của sự đổi mới vốn cần thiết để đạt được tiến bộ có ý nghĩa.

    Việc so sánh Trung Quốc với các xã hội già hóa khác cung cấp những hiểu biết có giá trị, dù hạn chế. Nhật Bản là một minh chứng cho những nguy cơ của sự trì trệ, nơi các cải cách bị trì hoãn đã dẫn đến tình trạng trì trệ và cản trở khả năng thích ứng, ngay cả khi nước này đã phát triển các hệ thống chăm sóc người già đẳng cấp thế giới. Trong khi đó, các chính sách ủng hộ sinh đẻ hào phóng của Hàn Quốc hầu như không đạt được mục tiêu, vì không thể vượt qua các rào cản cấu trúc sâu sắc như chi phí nhà ở cao và các chuẩn mực giới tính cứng nhắc. Thành công tương đối của Đức trong việc tận dụng làn sóng nhập cư để giảm bớt áp lực già hóa dân số là một ví dụ thuyết phục về tính di động của lao động trong thực tế, dù cách tiếp cận như vậy vẫn là điều không thể tưởng tượng được về mặt chính trị ở Trung Quốc. Ba ví dụ này nhấn mạnh một điểm quan trọng: Giải quyết các thách thức về nhân khẩu học đòi hỏi sự linh hoạt thực sự, ý chí đổi mới, và quyết tâm phá vỡ các rào cản hệ thống đã ăn sâu bén rễ. Liệu Bắc Kinh có thể áp dụng những bài học này vào bối cảnh độc đáo của riêng mình hay không vẫn là một câu hỏi chưa có lời đáp.

    Lập luận hoa mỹ của Tập về “dân số chất lượng cao” thừa nhận nhu cầu thay đổi, nhưng không đề cập đến việc chấp nhận các cải cách hệ thống cần thiết để đạt được mục tiêu. Việc trao quyền cho các hộ gia đình, tái phân bổ nguồn lực để thu hẹp khoảng cách giữa các vùng, và thúc đẩy các điều kiện đổi mới sẽ đòi hỏi phải hiệu chỉnh sâu sắc triết lý quản trị của Tập. Sự chần chừ cá nhân của ông trong việc nới lỏng quyền kiểm soát sẽ tiếp tục hạn chế khả năng của nhà nước trong việc ứng phó hiệu quả với áp lực của một xã hội già hóa.

    Lizzi C. Lee là nghiên cứu viên về kinh tế Trung Quốc tại Trung tâm Phân tích Trung Quốc thuộc Viện Chính sách Xã hội Châu Á.

    Theo Nghiên Cứu Quốc Tế

    THỐNG KÊ TRUY CẬP
    • Đang online 37
    • Truy cập tuần 2407
    • Truy cập tháng 1422
    • Tổng truy cập 235449