Phục hưng hành lang thiên nhiên - kinh tế - nhân văn dọc sông Sài Gòn

22 Trần Quốc Toản, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Tp.HCM
Tiêu điểm
Tin tức: Úc cam kết hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực được coi là “xương sống” của ngành kinh tế, đóng góp 12% GDP Tin tức: THỦY ĐIỆN Vn Tin tức: Cơn bão năm Giáp Thìn ở Nam kỳ Tin tức: Việt Nam cần thích ứng với hoàn cảnh mới CN & MT: 2080-2085 Tin tức: 98% nhà băng Trung Quốc từ chối giao dịch bằng nội tệ với Nga: Moscow hết cách né đòn cấm vận từ Mỹ? BĐS: Sau hơn 1 tháng triển khai luật mới: Vẫn nhiều vướng mắc về đất đai CN & MT: Vài suy nghĩ về cái gọi là 'trí tuệ nhân tạo' Tin tức: Chuyên gia tài chính Trung Quốc bàn về VinFast, Vingroup và kinh tế Việt Nam CN & MT: Why turning cities into ‘sponges’ could help fight flooding BĐS: Shophouse ế ẩm, đóng cửa hàng loạt VH & TG: Lý Quang Diệu viết về những ngày cuối đời BĐS: Nhà phố ở TP.HCM giảm giá, có căn giảm gần 40 tỷ vẫn không có người mua Tin tức: Hút FDI tại Long An 'thắng lớn' nhờ Pepsi, Coca-Cola, Aeon... đua nhau khởi công nhà máy CN & MT: Thái Lan chuẩn bị kịch bản xấu nhất cho nguy cơ "trận lũ lụt thế kỷ" sắp xảy ra CN & MT: Biến đổi khí hậu khiến bão dữ dội hơn CN & MT: A timeline of global warming, 10,000 BC-2100 AD Tin tức: Chính quyền Trung Quốc đang che giấu thực trạng nền kinh tế VH & TG: Bài của Tướng Trì Hạo Điền về mộng bá chủ thế giới của người Hán Tạp chí Các vấn đề chiến lược, Ấn Độ, 15/4/2009 BĐS: Việt Nam nên rút bài học từ ông Lý Quang Diệu khi giá bất động sản tăng nóng? CN & MT: Nexus: A Brief History of Information Networks from the Stone Age to AI by Yuval Noah Harari review – rage against the machine VH & TG: Reagan đã không thắng trong Chiến tranh Lạnh như nhiều người nghĩ Tin tức: Phác thảo bức tranh kinh tế năm 2025 Tin tức: McDonald’s đóng cửa hàng đắc địa nhất TPHCM sau 10 năm hoạt động Tin tức: Từng bước đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học Tin tức: Vịt muối Nam Kinh và cuộc chiến gián điệp CN & MT: Đêm mưa bão nghe những thành phố thở than Tiền Tệ : KINH TẾ HOA KỲ NHẬT BẢN VÀ ANH TUẦN NÀY ( 16- 25/9/2024) SẼ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THẾ GIỚI CN & MT: Từ sự kiện Tổng biên tập báo TIME Greta Thunberg là Nhân vật của năm 2019 đến báo cáo Biến đổi khí hậu Phúc trình của IPCC báo động đỏ cho nhân loại 82021 BĐS: Tiêu điều mặt bằng cho thuê tại TP. HCM CN & MT: Untangling Religion From Our AI Debates Tin tức: Các tiệm tạp hóa Việt Nam sẽ đổi thay theo chất Thái? BĐS: 9 người mua chung cư, chủ yếu đợi giá tăng để bán BĐS: Giá thuê mặt bằng trung tâm quá cao, người kinh doanh rút về vùng ven TP.HCM Tin tức: Kinh doanh F&B ‘co mình’ khi chi phí mặt bằng leo thang VH & TG: Thân phận phụ nữ ở Ấn Độ: Những gánh nặng kinh hoàng Tin tức: Thanh niên Trung Quốc và tình trạng thất nghiệp báo động BĐS: Thử suy nghĩ BÀI HỌC TỪ TRUNG QUỐC CHO THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM....2024 CN & MT: Từ "Mùa hè đen" ở Canada đến siêu bão Yagi: Chúng ta mới chỉ đang "dùng thử" một Trái Đất +1.5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp Chứng khoán: La Nina hoạt động mạnh từ tháng 8, mưa nhiều chưa từng có, cổ phiếu ngành điện ra sao? CN & MT: Lúng túng với điện mặt trời, điện gió, 10 năm nữa vẫn khó dựa vào điện tái tạo BĐS: SO SÁNH TỒN KHO BẤT ĐỘNG SẢN 2015-2022. 10 ông lớn địa ốc tồn kho hơn 40 nghìn tỷ 62015 30.6.2015 CN & MT: Bão Bebinca mạnh nhất trong hơn 70 năm đổ bộ Thượng Hải Tin tức: “Trung Quốc mộng” thành “Trung Quốc nghèo”: 10 hiện tượng đáng lo ngại Thư Giản: 5 câu chuyện Đại chiến lược của Thế giới 2020-2035. Tin tức: 30.000 quán đóng cửa trong nửa đầu năm 2024 – Cuộc “thanh lọc” của thị trường F&B Tin tức: Kinh tế Trung Quốc đau yếu, Việt Nam ‘sốt’ nặng CN & MT: HIỆN TƯỢNG LA-NINA ĐÃ QUAY TRỞ LẠI Tin tức: Cùng vẽ bản đồ kinh tế – xã hội lưu vực sông Mêkông trong tương lai BĐS: Những vùng tối của khủng hoảng nhà ở Tin tức: Trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực quân sự: Tác động tới an ninh quốc tế và hàm ý cho Việt Nam Tin tức: Đại chiến lược của Việt Nam: Nhìn lại sau 5 năm VH & TG: Chuyến thăm lịch sử của Đặng Tiểu Bình và nước đi giúp Trung Quốc “lột xác”, vượt qua láng giềng đáng gờm BĐS: Nam Long (NLG) bàn giao loạt dự án, dự kiến tăng trưởng mạnh cuối năm BĐS: Dân Long An mang bao tải đựng tiền đền bù từ dự án "khủng" SK & Đời Sống: Sự thật về người đàn ông sống lâu nhất Trung Quốc, thọ xuyên 3 thế kỷ nhờ 1 thần chú ai cũng dễ dàng làm được BĐS: Loạt doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu trở lại BĐS: TS. Cấn Văn Lực: “Ai làm bất động sản ở phân khúc nhà phố thương mại thì cần phải quan sát để cơ cấu lại” BĐS: 1 tỷ USD vốn FDI vào nhà đất: Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia... dẫn đầu làn sóng M&A : Nếu không sửa luật, dự án bất động sản sẽ tắc trong 10 năm tới VH & TG: Hoàng đế diệt Phật bị quả báo bi thảm: Bài học lịch sử cho nhân loại ngày nay Tiền Tệ : NHNN điều chỉnh room tín dụng: Nhà băng nào hưởng lợi? Thư Giản: Thời kỳ thoái đã bắt đầu từ lâu - Dự báo 60 năm phần 2 Thư Giản: Dự báo 60 năm đầu thế kỷ 21 và hướng đến thế kỷ 22 Chứng khoán: Thời hoàng kim của chứng khoán Việt Nam 2007 Chứng khoán: “Đỉnh và đáy” cũng như “đêm với ngày”: Nhà đầu tư lão làng Charlie Munger tiết lộ triết lý đầu tư chưa khi nào lỗi thời để gặt hái thành công VH & TG: Đại tác giả KIM DUNG NÓI GÌ VỀ KINH PHẬT CHỮ HÁN ? Thư Giản: Hạn hán lớn nhất thời cổ đại, hoàng đế xin mưa và phép màu khiến muôn dân kinh ngạc VH & TG: Nhân loại trước ngã ba đường? Tiền Tệ : Cơ hội từ khủng hoảng 2008 Tiền Tệ : Tại sao Mỹ sẽ thắng trong cuộc Chiến tranh tiền tệ? Tiền Tệ : Giải bài toán nợ xấu ngân hàng tăng SK & Đời Sống: 'Chẳng ai muốn chuyển ra Bình Chánh khi công việc còn trong quận 1' Chứng khoán: Thị trường chứng khoán Mỹ chìm trong sắc đỏ trong ngày Thứ hai đầu tuần SK & Đời Sống: Giới nhà giàu Việt chọn môi trường sống “giàu có trong thầm lặng” Chứng khoán: Chứng khoán bay mất 50 điểm, rúng động thị trường 200 tỷ USD SK & Đời Sống: Người già nông thôn – đường dài lệ thuộc con cháu Thư Giản: MỘT VÀI SỰ THẬT VỀ NHỮNG THỜI KỲ KHÓ KHĂN! SK & Đời Sống: Thành phố lớn nhất Việt Nam có hơn 1 triệu người cao tuổi, già hoá dân số nhanh, tuổi thọ trung bình 76,5 tuổi SK & Đời Sống: Đưa cây vào nhà, chăm chúng như con SK & Đời Sống: Phục hưng hành lang thiên nhiên - kinh tế - nhân văn dọc sông Sài Gòn SK & Đời Sống: Nghiên cứu khoa học: Sống gần gũi với thiên nhiên giúp chống lại bệnh tật, tốt cho tâm lý, kéo dài tuổi thọ! Thư Giản: NGHỊCH LÝ KHÔNG THỂ "NGƯỢC ĐỜI" HƠN CỦA NGƯỜI HIỆN ĐẠI Tin tức: CÁI GIÁ CỦA CHIẾN TRANH 2024 BĐS: Thời điểm vàng cho bất động sản hậu khủng hoảng CN & MT: Dự báo của Yuval Noal Harari về những biến đổi chính trị - xã hội trong thời đại số và những giải pháp cho xã hội tương lai CN & MT: Neuromorphic supercomputer aims for human brain scale BĐS: Doanh nghiệp trả mặt bằng hàng loạt BĐS: Mặt bằng 'bình dân' ở TP.HCM: Giảm giá phân nửa, giảm tiền cọc vẫn bỏ trống BĐS: Sóng 'tháo chạy' khỏi mặt bằng tiền tỷ khu vực trung tâm giờ ra sao? CN & MT: Trí tuệ nhân tạo đang thay đổi ngành bán lẻ Tin tức: Hệ lụy gì từ cuộc chiến mới ở Trung Đông? BĐS: Dấu ấn bất động sản quý 3: Những "đốm sáng" trong khó khăn Tin tức: Thế giới bắt đầu thời kỳ cấu trúc lại trật tư thế giới The World Begins to Reorder Itself Tin tức: IMF: Triển vọng kinh tế thế giới mấy năm tới chỉ ở “hạng xoàng” BĐS: Chuyên gia nêu rõ khó khăn lớn nhất của thị trường bất động sản hiện nay Tin tức: Nền kinh tế toàn cầu ra sao khi phải đối mặt với cuộc khủng hoảng mới trong cuộc chiến Israel-Gaza? Tin tức: Xung đột Israel - Hamas: Người ra mặt và kẻ giấu mặt CN & MT: Nếu Trái đất nóng hơn 2,5 độ so với thời tiền công nghiệp, ĐBSCL sẽ gặp nguy cơ Tin tức: Tỉ phú israel có con gái bị Hamas giết! : Vòm sắt - hệ thống đánh chặn tên lửa thành công hơn 90% của Israel? Tin tức: Thế giới đối mặt cùng lúc 5 căn nguyên của thảm họa và nguy cơ Thế chiến III CN & MT: Toyota chứng minh cho cả thế giới thấy 'không vội làm xe điện' là đúng: 1 startup làm 9 năm vẫn lỗ, càng bán càng không có lãi
Bài viết
Phục hưng hành lang thiên nhiên - kinh tế - nhân văn dọc sông Sài Gòn

    Cả hai yếu tố thiên nhiên và nhân văn bao gồm đất đai, cây cỏ, sông nước, sự kiện lịch sử, văn hóa và giáo dục, vốn dĩ đã hòa quyện, trở thành di sản tiêu biểu của Sài Gòn và miền đất phương Nam qua nhiều thời kỳ.

    Máy bay hạ dần độ cao đáp xuống TP.HCM, qua ô kính nhỏ nhiều người mê mải ngắm dòng sông Sài Gòn uốn khúc ngoạn mục giữa hai bờ xanh xanh. Thế nhưng, nhanh thôi, khi máy bay xuống gần hơn nữa, ta bỗng thấy dòng sông chính và các con kinh rạch lượn mình luồn lách giữa một “rừng” cao ốc. Và rồi thoáng chốc, tất cả hình ảnh sông nước và màu xanh thiên nhiên biến mất giữa trùng trùng điệp điệp nhà cửa chen chúc.

    Ấn tượng cuối cùng về toàn cảnh thành phố cũng là ấn tượng đầu tiên khi tiếp đất là đường băng Tân Sơn Nhất chạy giữa một không gian chật hẹp, vây quanh là một “núi” nhà lô xô cũ mới. Ra khỏi sân bay, khách sẽ còn được chào đón bởi cảnh dòng xe di chuyển chậm chạp trên những đường phố bộn bề công trình xây dựng, thưa vắng hàng cây, dư thừa bụi bặm và nóng bức…

    Sông Sài Gòn đoạn chảy qua trung tâm TP.HCM nhìn từ trên cao. Ảnh: Trung Dũng


    Vài năm nữa, cái cảm giác thăng hoa ngắn ngủi và rồi hụt hẫng tê tái như trên sẽ càng gia tăng khi “sóng thần” đô thị hóa gắn liền với bê tông hóa ô trọc ngày càng xâm thực lan rộng hai bờ sông Sài Gòn và toàn thành phố. Ôi, cái dáng vẻ độc đáo của một thành phố yêu kiều có sông, có biển, có những “đường hầm xanh mát lạnh” từ hai thế kỷ trước sẽ xa vắng mãi chăng?

    Trong khi ấy, Paris đồ sộ vẫn giữ được sông Seine xinh đẹp và giàu có văn hóa, Budapest vang danh với dòng sông Danube luôn trong xanh, Amsterdam nổi tiếng với những con kinh đào diễm lệ. Ngay cả Seoul phát triển rầm rộ nhưng không để mất sông Hán khỏe khoắn và còn tái tạo được dòng suối Cheong Gye Cheon giữa trung tâm thành một công viên kỳ thú. Và không nói đâu xa, Huế - di sản thế giới đã tôn tạo được hai bờ sông Hương tiếp tục nên thơ. Còn TP.HCM chẳng lẽ không thể kiến tạo trở lại là một đô thị xanh và đậm đặc văn hóa hay đẹp, trước nhất là dọc bờ sông Sài Gòn?

    Tìm về cảnh quan và quy hoạch xưa của hai bờ sông “cổ tích”

    Con sông Sài Gòn - không sóng to gió lớn là một chi lưu hàng đầu của hệ thống sông Đồng Nai. Bản thân sông và đất Đồng Nai (Lộc Dã) đã ẩn chứa nhiều cổ tích từ thuở hai vương quốc cổ - Phù Nam và Chân Lạp, cho đến lúc di dân Việt đến đây cộng sinh cùng người tại chỗ. Sách Gia Định thành thông chí (1820) chép rằng sông Đồng Nai thời chúa Nguyễn, gọi tên là Phước Long Giang, xuất phát từ núi Thần Quy (núi Rùa Thần), nơi có nhiều “khí lực hùng vĩ”.

    Hạ lưu Phước Long Giang là Tân Bình Giang - tên chính thức của sông Sài Gòn thời ấy - vốn dĩ sâu rộng, nước trong veo, “dùng gội đầu hay pha trà còn tốt hơn nước suối Trung Linh hay Bạch Hạc ở Trung Quốc”. Tác giả ghi rằng đến tháng 8 âm lịch “nước lụt đổ xuống, rửa sạch dơ bẩn, chạy khắp ruộng nương, tuy lụt có lớn có nhỏ nhưng không sợ nạn tràn ngập mênh mông, người chết nhà trôi, bởi vì sông này có nhiều nhánh rút chảy ra biển rất nhanh”.

    Một phần bản đồ của Dayot (1791) vẽ quy hoạch thành Gia Định và đoạn sông Sài Gòn khu vực quận 1 đối diện bán đảo Thủ Thiêm. Các con số ghi trên dòng sông là độ sâu lòng sông vào thời ấy (nguồn Thư viện quốc gia Pháp).


    Sách Hoàng Việt nhất thống Dư địa chí được viết sớm hơn (1806) miêu tả đầy đủ thiên nhiên và sinh hoạt dân cư suốt các chặng đường giao liên của nhà Nguyễn trên bộ và trên sông từ các tỉnh Nam kỳ ra đến Huế và Hà Nội. Theo đó, dọc hai bờ Phước Long Giang và Tân Bình Giang, xuôi về cửa biển Cần Giờ có nhiều cảnh quan và sinh hoạt yên ả. Hai đô thị có dân cư đông đúc cặp theo sông là Cù Lao Phố (Biên Hòa) và Gia Định (Sài Gòn). Dọc bán đảo Thủ Thiêm, lạ thay, “nước chảy rất mạnh”, “mùa đông xuân nước trong mà mặn, mùa thu hè nước đục mà ngọt”, “trên sông thuyền to đi lại dễ dàng”.

    Tác giả viết “rất nhiều thuyền buôn các nước đến dừng đậu liên tục bốn mùa” ở đoạn sông rộng lớn giữa Thủ Thiêm và vàm Bến Nghé (bến Bạch Đằng và cảng Khánh Hội ngày nay). Thật là một cảnh quan phồn thịnh cho dù thời ấy, theo Đại Nam nhất thống chí tại đây còn nhiều cá sấu tụ họp - từng đàn đuổi nhau rống lên như trâu rống nên đoạn sông này còn có tên Hán Việt là Ngưu Chữ Giang. Sông Ngưu Chữ quan trọng đến mức vua Minh Mạng cho khắc hình nó cùng hình Cần Giờ hải khẩu và cá sấu Gia Định lên Cửu đỉnh ở Huế, vào năm 1837.

    Nhịp sống trên sông Sài Gòn năm 1866. Ảnh: Wikipedia.org


    Sách xưa và bản đồ xưa cho biết dọc hai dòng sông ngoài các làng chài, làng lúa còn nhiều làng nghề thủ công như nhuộm vải, làm đèn dầu hình quả trám, làm dầu rái, nấu rượu… Hai bờ sông có nhiều quán xá, đình chùa của cả người Việt, người Hoa. Đáng chú ý có chi tiết Bến Ngự (nay là bờ sông đối diện đường Đồng Khởi và Nguyễn Huệ) là bến dành riêng cho vua lên xuống. Càng ngạc nhiên, tác giả sách Hoàng Việt, không phải ngẫu nhiên đã ghi lại tỉ mỉ sự tích địa danh Ngã ba Nhà Bè. Đó là câu chuyện về ông Thủ Hoằng kết tre thành bè, lập nhà trên đó và đặt sẵn cơm nước và vật dụng để tiếp tế cho các ghe thuyền tạm dừng nơi đây - phần lớn là người nghèo, để chờ con nước đi tiếp. Địa điểm này xứng đáng được vinh danh và đặt bảng lưu niệm là “siêu thị 0 đồng” đầu tiên trong lịch sử thành phố!

    Cảnh sinh hoạt trên bến dưới thuyền đông vui, dọc hai bờ sông Sài Gòn, trước lúc Pháp xâm chiếm (1859) còn thể hiện sống động qua áng thơ khuyết danh Cổ Gia Định phong cảnh do Petrus Trương Vĩnh Ký sưu tầm. Trong đó có hàng chục tên chợ, tên xóm, tên cầu, tên đình chùa dọc sông Sài Gòn cùng rạch Thị Nghè và rạch Bến Nghé. Ngoài ghe thuyền, tác giả kể đến ngựa và voi là phương tiện di chuyển phổ biến của đất Gia Định.

    Người Pháp tái thiết Sài Gòn là một đô thị hiện đại và từng bước hoàn chỉnh cho đến giữa thế kỷ XX. Các khu vực còn lại ở hai bờ sông Sài Gòn ra đến cửa biển vẫn còn là làng quê mộc mạc. Người Việt tiếp quản việc điều hành thành phố từ đó  đến năm 1975 đã đẩy mạnh tốc độ đô thị hóa, gia tăng phát triển đường bộ và đường không. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt, việc quy hoạch, xây dựng lại hai bờ sông Sài Gòn và vùng biển Cần Giờ đều còn dang dở. Sau chiến tranh, công việc này chưa tiếp diễn tốt và trở thành món nợ lớn trong quy hoạch thành phố.

    Tranh bút sắt dựa trên bản khắc ảnh Thương cảng Sài Gòn 1863 trong dịp đón vua Campuchia và du khách (khi đó ảnh chụp trên kính chưa có giấy ảnh để in ra). Ảnh: Tư liệu


     Hướng tới một hành lang tân tiến và phát triển bao trùm

    Tháng rồi, một đoàn chuyên gia Viện Quy hoạch vùng Paris đã đến TP.HCM để cùng khảo sát và thảo luận với các chuyên gia nhiều ngành tại chỗ về ý tưởng cho một dự án lớn. Đó là dự án quy hoạch cảnh quan và kiến trúc khu vực dọc sông Sài Gòn trong hai mươi năm tới. Điều đáng mừng, cả hai nhóm chuyên gia không chỉ quan tâm về địa hình, địa chất, thủy văn, môi trường, công nghệ… mà còn tìm hiểu các vấn đề văn hóa - lịch sử và xã hội từ xưa đến nay.

    Triển lãm ảnh lộ thiên trên đường đi bộ và cảnh quan các cây cầu cổ dọc bờ sông Seine - Paris, khu vực gần Tòa Thị chính và nhà thờ Đức Bà - một gợi ý cho việc kiến tạo và sử dụng cảnh quan thiên nhiên - văn hóa - lịch sử dọc bến Bạch Đằng và bờ Thủ Thiêm đối diện (ảnh chụp tháng 9.2023).


    Thêm nữa, các chuyên gia còn đặt vấn đề chỉnh trang hành lang ven sông Sài Gòn không chỉ gắn với TP.HCM mà còn tính đến mối liên kết vùng với “hàng xóm” Đông và Tây Nam bộ. Đây chính là bộ khung cần thiết cho một dự án nghiên cứu tổng thể, không thuần túy để làm kinh tế, không để bỏ sót quyền lợi của các khu vực khác nhau và cộng đồng khác nhau. Định hướng như trên thể hiện quan niệm phát triển bao trùm - inclusive development, vốn là một mục tiêu và tiêu chuẩn cao, mới mẻ cho các kế hoạch kinh tế - xã hội ở nhiều nước.

    Hiện tại cuộc nghiên cứu của hai nhóm chuyên gia Pháp - Việt vẫn đang tiếp diễn mà đích đến trước nhất là góp vào việc sửa đổi quy hoạch chung của thành phố và sau đó là triển khai sớm các dự án khả thi. Cần khẳng định ngay mục tiêu xuyên suốt của dự án không thể là dành đất ven sông phục vụ lợi ích nhóm nhỏ hẹp như thường thấy là lấy “đất thịt nạc” để làm villa, khu căn hộ cao cấp hay khu giải trí thượng lưu.

    Các nhà nghiên cứu đều đồng thuận khu vực hành lang dọc bờ sông phải là nơi sinh lợi trước nhất cho cộng đồng dân cư tại chỗ và dân cư toàn thành phố cũng như các tỉnh thành chung quanh. Trong đó, ngoài lợi ích vật chất (việc làm, kinh doanh, du lịch…) chắc chắn phải có lợi ích tinh thần là tái tạo không gian thư thái, bảo vệ môi trường thiên nhiên và nhân văn - hình thành từ lợi thế của dòng sông. Cả hai yếu tố thiên nhiên và nhân văn bao gồm đất đai, cây cỏ, sông nước, sự kiện lịch sử, văn hóa và giáo dục, vốn dĩ đã hòa quyện, trở thành di sản tiêu biểu của Sài Gòn và miền đất phương Nam qua nhiều thời kỳ.

    Trao đổi về các dự án tương lai trên chuyến tàu dọc sông sài Gòn ngày 15.5.2022. Từ trái: Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi, KTS. Ngô Viết Nam Sơn, TS. Trần Du Lịch và Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên.


    Hình thành một “sân chơi” rộng lớn và minh bạch

    Chính vì thế, chúng ta kỳ vọng sản phẩm phong phú của dự án sẽ là đề xuất các quy định pháp lý về quy hoạch không gian công cộng và tư nhân, công trình và kiến trúc cũ - mới, các loại di sản thiên nhiên và nhân tạo cần bảo vệ, phát huy dọc hai bờ sông. Mặt khác, chúng còn bao gồm các đề xuất định hướng hoạt động nhiều mặt trên nhiều lĩnh vực như kinh doanh, du lịch, văn hóa, môi trường, công nghệ và đào tạo... Mong rằng dự án còn đề xuất quyền lợi và nghĩa vụ tham gia giữ gìn, phát triển khu vực cho cộng đồng dân cư có nhà cửa, nghề nghiệp sinh sống dọc hành lang sông Sài Gòn và cửa biển Cần Giờ.

    Thêm nữa, không thể không tính đến đối tượng dân cư các vùng tiếp cận quanh bờ sông - nơi đang có làng mạc, phố phường “ăn theo” lợi thế của sông nước. Các nhà đầu tư địa ốc, công nghiệp, giáo dục, kể cả du khách xa gần và giới trẻ - học sinh, sinh viên đều là đối tượng cần được xác định quyền lợi và nghĩa vụ trong việc tham gia xây đắp, bảo vệ hành lang hai bên sông. 

    Để hình thành từng bước một hành lang tân tiến dọc hai bờ sông Sài Gòn cho 20 năm tới và hơn nữa, thành phố sẽ cần đến một loạt dự án chỉnh trang và xây dựng mới. Trong đó, theo chúng tôi, nên chọn khu vực trung tâm hành lang chính là hai bờ sông từ cầu Sài Gòn đến cảng Khánh Hội - Tân Thuận và phía đối diện bên bán đảo Thủ Thiêm. Đây là khu vực vốn là dải đất cổ xưa nơi người Việt đặt chân bồi đắp thành thị từ thế kỷ XVII, đồng thời là nơi phát triển hiện đại nhất hai trung tâm phố phường trong thế kỷ XIX-XX và đầu thế kỷ XXI.

    Khu trung tâm hành lang dọc hai bờ sông Sài Gòn nên là khu vực từ cầu Sài Gòn đến cảng Khánh Hội và Tân Thuận cùng phía đối diện trên bán đảo Thủ Thiêm. Ảnh chụp không gian hai bờ sông từ bến Bạch Đằng đến cảng Khánh Hội nhìn từ khách sạn Majestic (7.2023)


    Việc nối hai bờ sông bằng những cây cầu có vị trí phù hợp, kiểu dáng đẹp, thuận lợi cho giao thông thủy, xe hơi và ngay cả đi bộ, sẽ đem đến sự hấp dẫn về cả cảnh quan và kinh tế. Dọc hai bờ sông nên là dãy công viên tân tạo, vườn tược trải dài thoáng rộng. Nó vừa đáp ứng mục tiêu không gian thư giãn, vừa khơi gợi và tái hiện khung cảnh văn hóa - lịch sử tiêu biểu của thành phố bằng những phương tiện mỹ thuật và công nghệ số.

    Mặt khác, cần có cách thức gìn giữ và vinh danh các di tích xưởng Ba Son, xưởng CARIC, Bến Ngự, bến đò, chợ và nhà thờ Thủ Thiêm hay cột cờ Thủ Ngữ, Nhà Rồng và làng Khánh Hội… Đặc biệt, khu vực cảng Khánh Hội, ngoài việc giữ làm cảng du lịch, rất cần giữ lại tòa nhà hải quan và một loạt nhà kho lớn làm các bảo tàng, art-gallery, các cửa hàng thủ công, mỹ nghệ và ẩm thực, chợ đồ xưa. Nhất thiết không dùng mặt bằng cảng Khánh Hội làm khu dân cư cao cấp như đã từng làm ở khu vực Ba Son. Việc phát triển mới khu vực cảng Khánh Hội sẽ tạo thêm công ăn việc làm và cơ hội thay da đổi thịt cho các xóm lao động quanh đó.

    Những chiếc du thuyền hai thân giá hàng triệu USD lướt trên sông Sài Gòn.


    Để “chính danh” và tạo nên thương hiệu hấp dẫn lâu dài, thiết nghĩ có thể gọi đây là dự án Phục hưng hành lang thiên nhiên - kinh tế - nhân văn dọc sông Sài Gòn. Một dự án lớn lôi cuốn nhiều mặt như thế hẳn không chỉ đem lại cảm hứng và lợi ích cho cư dân, chính quyền và các nhà nghiên cứu. Đó còn là dư địa khởi nghiệp đầy sáng tạo cho các kiến trúc sư, các nhà thiết kế, các kỹ sư, doanh nhân Việt Nam trong và ngoài thành phố cùng đồng nghiệp quốc tế.

    Những người yêu Sài Gòn, có tài năng và tâm huyết sẽ thi thố và tạo nên nhiều tác phẩm đột phá về tổ chức không gian, phát triển cây xanh, cảnh quan và kiến trúc, mở mang du lịch và du khảo, kinh doanh liên ngành văn hóa - xã hội, nâng niu môi trường tự nhiên và nhân văn. Qua đó còn hình thành nhiều cơ sở nghiên cứu và đào tạo đa ngành sinh học, y tế, kinh tế, hàng hải… chuyên sâu về sông biển, kinh rạch. 

    Nếu chính quyền có nhiều cách mời gọi đầu tư một cách đa dạng, minh bạch thì hành lang dọc theo sông Sài Gòn càng là một “sân chơi” lớn đầy hào hứng, đủ lợi ích nhiều bên, góp phần lan tỏa hiệu ứng đổi mới - sáng tạo kinh tế và công nghệ, xã hội và nhân văn cho toàn khu vực. Từ đó, chúng ta có thể phục hưng và phát triển bền vững một đô thị xanh, giàu mạnh về thiên nhiên, kinh tế cũng như văn hóa, không thua kém các đại đô thị sông biển xa gần cho nhiều thế hệ và toàn xã hội. 

    Bài và ảnh: Phúc Tiến - Theo Người Đô Thị

    THỐNG KÊ TRUY CẬP
    • Đang online 43
    • Truy cập tuần 2012
    • Truy cập tháng 1723
    • Tổng truy cập 136501