Nền kinh tế cho người già

22 Trần Quốc Toản, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Tp.HCM
Tiêu điểm
SK & Đời Sống: "Phụ tùng thay thế" cho con người Tin tức: What just happened? It was the economy, stupid Tin tức: Trump thinks presidents have near-total power: there will be little to stop him in his second term VH & TG: Các dấu hiệu cho thấy chúng ta đang chứng kiến trận chiến cuối cùng trong 100 năm đồng tồn của hai hệ tư tưởng 9-2021 Tin tức: Ông Trump sẽ giải quyết xung đột Nga-Ukraine như thế nào? Tin tức: Tổng thống Biden cấp tốc chuyển nốt viện trợ cho Kiev trước khi ông Trump quay lại BĐS: Dự báo thị trường bất động sản 2024 chỉ có thể đi ngang phải đợi đến giai đoạn 2025-2027 mới hồi phục Thư Giản: Mùa hạ tháng 8 2020 có DỰ BÁO 30 NĂM BẢN LỀ THẾ KỶ 21 (2020-2050) Tin tức: MỘT TRONG NHỮNG TỘI ĐỒ CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM. CHỦ NGHĨA TƯ BẢN THÂN HỮU Thư Giản: Có tài sản bao nhiêu thì lọt top 1% và 10% giàu nhất Việt Nam? CN & MT: Siêu máy tính dự đoán ngày tàn của nhân loại BĐS: Cận cảnh khu đô thị ở Đồng Nai hoang tàn, cỏ mọc um tùm sau 28 năm quy hoạch Tiền Tệ : Bàn về các kịch bản tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 - 2030 CN & MT: Vòng tuần hoàn nước toàn cầu mất cân bằng “lần đầu tiên trong lịch sử loài người” Tiền Tệ : Kinh tế tuần hoàn đã trở thành lợi thế cạnh tranh mới Tin tức: Điểm nghẽn thể chế đầu tiên được gỡ bỏ Tin tức: TP. HCM sẽ xây dựng 2 cầu nối đôi bờ sông Sài Gòn trong cùng 1 năm: Mở ra kết nối tới khu đô thị 30 năm tuổi Thư Giản: ‘Ngôi nhà’ 2 tầng núp hẻm, giàu năng lượng tích cực giữa lòng Quận 1 Tin tức: Với một 'rừng' quy định như ở ta thì xây dựng Dubai phải mất… 1.500 năm CN & MT: Tương lai ngành AI trị giá 1.300 tỉ đô la phụ thuộc nhiều vào Đài Loan CN & MT: Phát triển năng lượng tái tạo: “Chìa khóa” giảm phát thải, ứng phó biến đổi khí hậu VH & TG: “Giấc mơ Mỹ” đáng giá bao nhiêu? Tin tức: Thế giới sẽ ra sao khi Donald Trump quay trở lại? CN & MT: VỀ CÁCH MẠNG KHOA HỌC và BÀI HỌC VƯỢT COVID 2021 CỦA ẤN ĐỘ Tin tức: Trump’s plan to radically remake government with RFK Jr. and Elon Musk is coming into view Tin tức: Thế chiến thứ III đã bắt đầu? BĐS: Giai đoạn 2025-2030, thị trường bất động sản Việt Nam sẽ diễn biến thế nào? Tin tức: Thực trạng phát triển đô thị tại Việt Nam và những vấn đề đặt ra BĐS: Thời của các “tay to” chuộng bất động sản khu vực trung tâm BĐS: Hai thái cực của thị trường bất động sản Tin tức: CHỦ NGHĨA PHÁT XÍT TRONG THỜI ĐẠI CỦA CHÚNG TA. BĐS: Giá nhà tăng từ 6,4 tỷ lên 8 tỷ đồng chỉ sau 1 năm: Nếu áp dụng bảng giá đất mới, giá thị trường sẽ còn tăng VH & TG: Bài học Ba Lan Tin tức: Donald Trump và 5 cuộc chiến định vị lại nước Mỹ và thế giới Tin tức: Bài 1: Donald Trump, Tập Cận Bình và Putin đang tháo ra để lắp lại nền chính trị thế giới Tin tức: Việt Nam: Căn cứ hậu cần của Đông Nam Á ? Phần IV – Đường sắt (*) Tin tức: MỘT NHIỆM KỲ THỨ 2 CỦA DONALD TRUMP (NẾU CÓ) SẼ LỢI HAY HẠI CHO THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM Tin tức: BẦU CỬ MỸ 2024 : AI SẼ THẮNG ? Tin tức: Tiền đâu để đầu tư? Tin tức: Thơ Ủng hộ chủ trương tinh giản bộ máy nhà nước của dc Tô Lâm. Tin tức: Tinh gọn bộ máy và “chuyển đổi số thì bọn em mất việc” CN & MT: Bể chứa carbon của Trái đất đang lâm nguy? Tin tức: Cần cơ chế quản lý taxi bay Tin tức: Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân tích việc gần 164.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường BĐS: Novaland: ‘Một bàn cờ thế phút sa tay’ Tin tức: Thời của chiến tranh vũ khí hàng loạt chính xác cao BĐS: Thành phố giàu nhất Việt Nam sắp có thêm tòa nhà 30 tầng cao cấp: Thiết kế tựa Changi thu nhỏ, tầng hầm quy mô 'khủng' Tin tức: The world is about to get some much-needed clarity on the US economy’s future SK & Đời Sống: Già hóa dân số, mỗi người có 10 năm sống với bệnh tật CN & MT: Tâm tư vì biến đổi khí hậu 10.2023 BĐS: Các doanh nghiệp bất động sản kinh doanh ra sao trong quý III/2024? Tin tức: DONALD TRUMP: 4 NĂM, 1 GÃ HỀ, 25 THÀNH TỰU VĨ ĐẠI CHO GÁNH XIẾC MỸ  Chứng khoán: La Nina hoạt động mạnh từ tháng 8, mưa nhiều chưa từng có, cổ phiếu ngành điện ra sao? BĐS: SO SÁNH TỒN KHO BẤT ĐỘNG SẢN 2015-2022. 10 ông lớn địa ốc tồn kho hơn 40 nghìn tỷ 62015 30.6.2015 BĐS: Loạt doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu trở lại BĐS: TS. Cấn Văn Lực: “Ai làm bất động sản ở phân khúc nhà phố thương mại thì cần phải quan sát để cơ cấu lại” BĐS: 1 tỷ USD vốn FDI vào nhà đất: Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia... dẫn đầu làn sóng M&A : Nếu không sửa luật, dự án bất động sản sẽ tắc trong 10 năm tới Thư Giản: Nhớ mưa Sài Gòn... Tiền Tệ : Lượng tiền ngân hàng cho vay vượt huy động VH & TG: 'Nexus’ - lược sử về những mạng lưới thông tin của loài người VH & TG: Ông Donald Trump, voi và nước xáo BĐS: Thị trường bất động sản sẽ phục hồi trong giai đoạn 2024 - 2027 VH & TG: The Precondition For Global Cooperation VH & TG: Trung Quốc: trẻ thất nghiệp, già lo âu BĐS: Nhiều doanh nghiệp bất động sản đã vượt qua giai đoạn ‘sinh - tử’ Thư Giản: Viết cho ngày doanh nhân 13/10 SK & Đời Sống: Nền kinh tế cho người già SK & Đời Sống: Sôi động cuộc đua tìm phương thuốc kéo dài tuổi thọ Thư Giản: Mùa nước tràn đồng Thư Giản: BÍ QUYẾT SỐNG NHẸ NHÀNG  Tiền Tệ : KINH TẾ HOA KỲ NHẬT BẢN VÀ ANH TUẦN NÀY ( 16- 25/9/2024) SẼ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THẾ GIỚI Thư Giản: 5 câu chuyện Đại chiến lược của Thế giới 2020-2035. Tiền Tệ : NHNN điều chỉnh room tín dụng: Nhà băng nào hưởng lợi? Chứng khoán: Thời hoàng kim của chứng khoán Việt Nam 2007 Chứng khoán: “Đỉnh và đáy” cũng như “đêm với ngày”: Nhà đầu tư lão làng Charlie Munger tiết lộ triết lý đầu tư chưa khi nào lỗi thời để gặt hái thành công Tiền Tệ : Cơ hội từ khủng hoảng 2008 Tiền Tệ : Tại sao Mỹ sẽ thắng trong cuộc Chiến tranh tiền tệ? Tiền Tệ : Giải bài toán nợ xấu ngân hàng tăng SK & Đời Sống: Sự thật về người đàn ông sống lâu nhất Trung Quốc, thọ xuyên 3 thế kỷ nhờ 1 thần chú ai cũng dễ dàng làm được SK & Đời Sống: 'Chẳng ai muốn chuyển ra Bình Chánh khi công việc còn trong quận 1' Chứng khoán: Thị trường chứng khoán Mỹ chìm trong sắc đỏ trong ngày Thứ hai đầu tuần Chứng khoán: Chứng khoán bay mất 50 điểm, rúng động thị trường 200 tỷ USD SK & Đời Sống: Người già nông thôn – đường dài lệ thuộc con cháu Tin tức: CÁI GIÁ CỦA CHIẾN TRANH 2024 BĐS: Thời điểm vàng cho bất động sản hậu khủng hoảng CN & MT: Dự báo của Yuval Noal Harari về những biến đổi chính trị - xã hội trong thời đại số và những giải pháp cho xã hội tương lai CN & MT: Neuromorphic supercomputer aims for human brain scale BĐS: Doanh nghiệp trả mặt bằng hàng loạt BĐS: Mặt bằng 'bình dân' ở TP.HCM: Giảm giá phân nửa, giảm tiền cọc vẫn bỏ trống BĐS: Sóng 'tháo chạy' khỏi mặt bằng tiền tỷ khu vực trung tâm giờ ra sao? CN & MT: Trí tuệ nhân tạo đang thay đổi ngành bán lẻ Tin tức: Hệ lụy gì từ cuộc chiến mới ở Trung Đông? BĐS: Dấu ấn bất động sản quý 3: Những "đốm sáng" trong khó khăn Tin tức: Thế giới bắt đầu thời kỳ cấu trúc lại trật tư thế giới The World Begins to Reorder Itself Tin tức: IMF: Triển vọng kinh tế thế giới mấy năm tới chỉ ở “hạng xoàng” BĐS: Chuyên gia nêu rõ khó khăn lớn nhất của thị trường bất động sản hiện nay Tin tức: Nền kinh tế toàn cầu ra sao khi phải đối mặt với cuộc khủng hoảng mới trong cuộc chiến Israel-Gaza? Tin tức: Xung đột Israel - Hamas: Người ra mặt và kẻ giấu mặt CN & MT: Nếu Trái đất nóng hơn 2,5 độ so với thời tiền công nghiệp, ĐBSCL sẽ gặp nguy cơ Tin tức: Tỉ phú israel có con gái bị Hamas giết! : Vòm sắt - hệ thống đánh chặn tên lửa thành công hơn 90% của Israel? Tin tức: Thế giới đối mặt cùng lúc 5 căn nguyên của thảm họa và nguy cơ Thế chiến III CN & MT: Toyota chứng minh cho cả thế giới thấy 'không vội làm xe điện' là đúng: 1 startup làm 9 năm vẫn lỗ, càng bán càng không có lãi
Bài viết
Nền kinh tế cho người già

    Bố tôi từng công tác trong quân đội và về hưu sớm, hơn chục năm nay. Ông có thể chọn sống yên ổn với số tiền lương hưu và bảo hiểm sức khỏe quân đội, nhưng tôi chưa bao giờ thấy ông ngừng làm việc từ khi về hưu, dù là những công việc chân tay đơn giản như bảo vệ trường học cho đến công việc ở phường.

    Từ độ qua 60 tuổi, năm nào bố tôi cũng nói sẽ chỉ làm ở phường thêm 1 năm nữa, nhưng giờ đã bước qua tuổi 65, ông vẫn vui vẻ với công việc tại hội cựu chiến binh phường.

    Tôi biết rằng bố tôi không phải người duy nhất đã qua cái tuổi nghỉ hưu nhưng vẫn làm việc chăm chỉ. Trên đất nước chúng ta hiện nay có hàng triệu người như ông.

    Theo Tổng cục Thống kê, Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Tổng dân số Việt Nam tại thời điểm 1/4/2009 là 85,85 triệu người, trong khi tổng dân số tại thời điểm 1/4/2019 là 96,21 triệu người. Trong đó, số lượng người cao tuổi (NCT) năm 2009 và 2019 tương ứng là 7,45 triệu (chiếm 8,68% tổng dân số) và 11,41 triệu (chiếm 11,86% tổng dân số). Tính trung bình trong giai đoạn 2009-2019, tổng dân số tăng 1,14%/năm thì dân số cao tuổi tăng tới 4,35%/năm.

    Nền kinh tế cho người già - 1

    Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới (Ảnh minh họa: CV)

    Tốc độ già hóa dân số nhanh trong bối cảnh mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam còn thấp, đang tạo ra nguy cơ "chưa giàu đã già", hay nói cách khác là tình trạng chúng ta chưa đạt đến mức độ giàu có, thịnh vượng nhưng đã bắt đầu gặp phải những vấn đề của sự già hóa.

    Đối với quốc gia, điều này chủ yếu liên quan đến quá trình dân số bị già hóa trước khi nền kinh tế kịp phát triển đủ mạnh để hỗ trợ cho hệ thống an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe, và phúc lợi cho NCT.

    Với cá nhân tôi, ở tuổi ngoài 30, tôi biết khi mình bước sang độ tuổi 60 sẽ không "cô đơn" khi số lượng người tầm tuổi đó chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong tháp dân số Việt Nam. Ước tính vào năm 2050, Việt Nam sẽ có 29,2 triệu người từ 60 tuổi trở lên. 

    Vấn đề của NCT không chỉ là câu chuyện của riêng thế hệ nào mà trên thực tế là vấn đề của những lớp người ngoài 30, 40 khi thế hệ chúng tôi sẽ phải tìm câu trả lời cho vấn đề của tình trạng già hóa dân số ở Việt Nam. 

    Thứ nhất, thiếu sự ổn định về kinh tế là một vấn đề người cao tuổi phải đương đầu. Việt Nam có thể coi Hàn Quốc là một ví dụ khi câu chuyện về những người cao tuổi phải lao động dù đã qua tuổi nghỉ hưu ở Hàn Quốc ngày càng nhiều, một phần vì không có sự hỗ trợ từ gia đình và con cái.

    Theo một số nghiên cứu vào năm 2021, chưa đến 50% NCT ở Việt Nam có lương hưu. Các nguồn thu nhập của NCT gồm hỗ trợ từ con cháu (32%), thu nhập qua làm việc (29%), lương hưu (16%) và các khoản trợ cấp hàng tháng từ Nhà nước (9%); chỉ 10,4% NCT có tiền tiết kiệm tích lũy từ thời gian làm việc trước đó.

    Với thế hệ "ngại" sinh con như chúng tôi, rõ ràng tỷ lệ hỗ trợ từ con cháu sẽ phải giảm xuống và như vậy là các tỷ lệ khác cần tăng lên, bao gồm khoản tích lũy để tự trang trải cuộc sống khi không thể phụ thuộc vào người thân hay gia đình.

    Thứ hai, vấn đề sức khỏe của NCT ở Việt Nam cần được quan tâm hơn. Nhìn chung người Việt ngày càng sống thọ hơn, chất lượng sống trong những năm cuối đời được cải thiện. Tuy nhiên, kết quả phân tích từ số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở 2019 cho thấy tỷ lệ NCT gặp khó khăn ở ít nhất một chức năng chiếm 35,73%, trong khi tỷ lệ này ở trẻ em từ 6-15 tuổi và ở người lớn từ 16-59 tuổi chỉ chiếm tương ứng là 2,24% và 4,39%.

    Tỷ lệ gặp khó khăn về hoạt động chức năng cao hơn rất nhiều ở nhóm dân số cao tuổi so với các nhóm tuổi khác, thể hiện sự cần thiết phải quan tâm hơn nữa đến việc giải quyết các vấn đề liên quan đến khuyết tật chức năng ở NCT.

    Nhu cầu chăm sóc dài hạn của NCT sẽ ngày càng tăng cao trong những năm tới do dân số Việt Nam vẫn đang già hóa nhanh như nêu trên, và NCT là nhóm phải đối mặt với các khó khăn trong hoạt động hàng ngày cũng như các khuyết tật về nhìn, nghe, vận động, nhớ hoặc tập trung và giao tiếp.

    Việt Nam cần đẩy mạnh việc xây dựng hệ thống chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là đưa công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý khám, chữa bệnh và quản lý bệnh, ở khu vực nông thôn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho NCT tiếp cận được với dịch vụ y tế.

    Việc xây dựng các gói dịch vụ về chăm sóc dài hạn cho NCT, bao gồm các chăm sóc về y tế, chăm sóc xã hội và chăm sóc tinh thần cho NCT nhằm đảm bảo hòa nhập xã hội, cải thiện tình trạng sức khỏe và hỗ trợ NCT trong chăm sóc cá nhân hàng ngày (ăn uống, vệ sinh cá nhân, tắm rửa, thay quần áo, vận động) là rất cần thiết.

    Mẹ tôi vẫn thường nói, nếu không kết hôn sau này về già ai sẽ chăm sóc? Tôi hiểu đây là một vấn đề thực tế mà những người cao tuổi sẽ phải đối mặt, đặc biệt những người lựa chọn không kết hôn. 

    Xu hướng ngày càng tăng của hộ gia đình mà NCT sống một mình, NCT chỉ sống với vợ/chồng hoặc NCT chỉ sống với cháu (hay hộ gia đình "khuyết thế hệ") cho thấy NCT sẽ phải tự chăm sóc bản thân và cần phải phát triển các dịch vụ và hoạt động chăm sóc mà NCT có thể tiếp cận một cách dễ dàng.

    Thứ ba, không gian cho NCT là một vấn đề cần được quan tâm. Khi các mô hình gia đình Việt Nam ngày càng trở nên "hạt nhân" hơn, con trẻ không sống với cha mẹ, NCT cần có những không gian phù hợp để giải quyết các vấn đề như hỗ trợ sức khỏe, hỗ trợ y tế, hòa nhập cộng đồng và giảm thiểu sự cô đơn, cô lập.

    Xây dựng các không gian phù hợp với NCT cũng là điều quan trọng. Tôi nhớ khi ở Mỹ, các tòa nhà công cộng phải bắt buộc có đường lăn cho người khuyết tật. Những đường lăn như vậy cũng hỗ trợ NCT gặp khó khăn trong vấn đề đi lại.

    Một số ví dụ khác bao gồm nhà vệ sinh có tay vịn cho NCT, vỉa hè được lát cẩn thận, các tòa nhà cần có thang máy thay vì chỉ có thang bộ cho NCT…

    Chứng kiến những thay đổi diễn ra vẫn còn khá chậm trong cơ sở hạ tầng cho nhóm người khuyết tật - một vấn đề đã được phản ánh suốt nhiều năm, tôi lo ngại việc thay đổi không gian phù hợp cho NCT cũng không thể giải quyết trong một sớm một chiều. Tuy nhiên, khi nhìn vào số lượng NCT trong vài chục năm tới lên đến hàng chục triệu người, tôi tin rằng các thay đổi sẽ được đẩy nhanh hơn, bắt kịp với việc dân số ngày càng già đi. 

    Song song với những thách thức là cơ hội. Ở độ tuổi ngoài 30, tôi và những người bạn độc thân đã tính tới việc tìm kiếm các cơ sở dưỡng lão, các hình thức nhà ở cho NCT. Tuy nhiên những cơ sở như vậy ở Việt Nam còn rất ít ỏi.

    Tại Trung Quốc, người ta gọi nền kinh tế cho người cao tuổi là "nền kinh tế bạc" (silver economy). Các trung tâm dịch vụ cho NCT mọc lên, nhiều hãng sữa từ việc sản xuất sữa cho trẻ em giờ đã chuyển sang sản xuất sữa cho NCT. Các công ty công nghệ tập trung nghiên cứu các sản phẩm hỗ trợ cho người già.

    Trở ngại với NCT nói riêng và nền kinh tế nói chung sẽ ngày càng lớn. Tuy nhiên, khi việc thay đổi xu hướng già hóa dân số là bài toán khó, làm sao để "cộng sinh" và tận dụng xu hướng này là điều quan trọng. Bên cạnh những kịch bản để hỗ trợ NCT, giảm thiểu áp lực già hóa dân số lên nền kinh tế - xã hội, có lẽ chúng ta cũng nên nhìn ra những cơ hội có được để thay đổi cho phù hợp trong một nền kinh tế "người già". 

    Tác giả: Bùi Minh Đức học Thạc sĩ ngành Truyền thông tại Đại học Clark, Mỹ; anh là dịch giả với 7 cuốn sách đã xuất bản.

    Theo Dân Trí

    THỐNG KÊ TRUY CẬP
    • Đang online 2
    • Truy cập tuần 1776
    • Truy cập tháng 7684
    • Tổng truy cập 153107