Một năm cô đơn, cả thế giới chung màu lạc lõng

22 Trần Quốc Toản, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Tp.HCM
Tiêu điểm
VH & TG: China’s Pet Parents Choose ‘Fur Kids’ Over Human Children Tiền Tệ : Kinh tế - Chính trịKinh tế Việt Nam từ 2010 đến 2023 và con đường phía trước (phần C) Tiền Tệ : Kinh tế - Chính trị Kinh tế Việt Nam từ 2010 đến 2023 và con đường phía trước (phần B) Tiền Tệ : Kinh tế Việt Nam từ 2010 đến 2023 và con đường phía trước (phần A) CN & MT: Chống biến đổi khí hậu: Càng già càng hay CN & MT: Nước Mỹ vận hành chương trình tài trợ khoa học cho doanh nghiệp nhỏ ra sao? Tin tức: ‘Ông lớn’ năng lượng Hàn Quốc sắp khởi công nhà máy điện LNG 3 tỷ USD tại Long An BĐS: NÊN ĐẦU TƯ HAY ĐỨNG NGOÀI QUAN SÁT? BĐS: Bất Động Sản Thương Mại đối mặt năm Định Mệnh SK & Đời Sống:  BƯỚC ĐỂ MỞ MỘT QUÁN CAFE CÓC "ÍT VỐN, NHIỀU LỜI" SK & Đời Sống: Con người, nếu không có tiền! VH & TG: Chúng ta đang sống trong một Thế Giới đang đảo chiều VH & TG: KHI NÀO THÌ TRUNG QUỐC ĐÁNH ĐÀI LOAN? [Phần 2] VH & TG: KHI NÀO THÌ TRUNG QUỐC ĐÁNH ĐÀI LOAN? [Phần 1] VH & TG: Nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Thuỵ Kha  SK & Đời Sống: Vì sao nhiều người trúng giải độc đắc giàu nhanh nhưng lại dễ “tan cửa nát nhà”, rơi vào bi kịch nghèo vẫn hoàn nghèo? VH & TG: Giáo sư Vũ Minh Khương: Học hỏi từ 7 chữ S của Singapore BĐS: Giá căn hộ TP.HCM tăng tới 40%: Cạn nguồn cung, giá bán lập kỷ lục mới VH & TG: MỘT THỜI ĐẠI ĐANG CÁO CHUNG VH & TG: Các nhà tài phiệt Mỹ là gót chân Achilles của Trump Tin tức: Xã hội TP.HCM đầu tư mạnh 8 công trình chiến lược kết nối với Long An Tin tức: TẢN MẠN CUỐI TUẦN: ĐIỀU KHÁC BIỆT  Tin tức: TPHCM xây thêm 7 tuyến metro sau khi Metro số 1 khánh thành VH & TG: Ukraine: Khi đồng minh tháo chạy? BĐS: Bất động sản 2025: Tồn kho cao thì lo, tồn kho thấp chưa chắc đã mừng Tin tức: Phố nhậu "bờ kè" TPHCM vắng khách, nhân viên thấp thỏm sợ bị đuổi việc CN & MT: (I) GEOFFREY HINTON: CHA ĐỠ ĐẦU CỦA TRÍ TUỆ NHÂN TẠO, VÀ CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN GIẢI NOBEL CN & MT: Trung Quốc chế tạo pin hạt nhân hoạt động hơn 100 năm không cần sạc? BĐS: Sẽ chuyển gần 4.000 căn hộ tái định cư tại Thủ Thiêm sang nhà ở thương mại CN & MT: Kỹ sư máy tính từng ở hang ổ lừa đảo thốt lên: "Công nghệ của chúng tiên tiến hơn những gì tôi từng biết” SK & Đời Sống: Hỏi DeepSeek, ChatGPT "Đang thất nghiệp làm gì để kiếm ra tiền": AI phân tích kỹ càng, đưa ra câu trả lời cực bất ngờ khiến nhiều người tỉnh ngộ VH & TG: Tác động từ sự trở lại của chính trị bộ lạc dưới thời Tổng thống Trump BĐS: NHỮNG CÚ SỐC ĐẦU TƯ: KHI BẤT ĐỘNG SẢN KHÔNG DỄ ĂN NHƯ BẠN NGHĨ! BĐS: Bất động sản tỉnh nhưng giá ngang với TP.HCM BĐS: Khốn khổ vì giá thuê căn hộ tăng cao VH & TG: Sự kết thúc của toàn cầu hóa như chúng ta biết BĐS: Dòng tiền đầu tư bất động sản dịch chuyển ra vùng ven VH & TG: Quản trị nhà nước kiểu Trung Quốc: Vừa tập quyền, vừa tản quyền Tin tức: Cựu Thống đốc Ngân hàng TW Anh quốc vừa lên làm Thủ tướng Canada thay ông Trudeau! Tin tức: Tình hình kinh tế Mỹ ngày càng khó lường Tin tức: Học giả Thái Lan: Vai trò dẫn dắt ASEAN và vị thế toàn cầu lớn hơn của Việt Nam CN & MT: Năng lượng tái tạo toàn cầu vào năm 2027 trong Báo cáo Điện lực 2025 của IEA CN & MT: Mỹ để mắt tới chương trình chiến đấu cơ thế hệ mới của châu Âu - Nhật Bản VH & TG: Thế kỷ 21: Quân đội Mỹ có đang mắc kẹt trong tư duy lỗi thời? Tin tức: Mỹ đã ‘giúp’ Trung Quốc trở thành cường quốc sản xuất như thế nào? BĐS: Đấu giá 3.790 căn hộ tái định cư bỏ trống tại Thủ Thiêm Tin tức: Thương chiến toàn cầu leo thang Thư Giản: NĂM CHỮ CỦA NGƯỜI XƯA Chứng khoán: Chứng khoán Việt Nam sau tròn 3 năm sau lập đỉnh lịch sử: Có thêm gần 5 triệu tài khoản, VN-Index “bốc hơi” 300 điểm BĐS: TP.HCM: Nhiều dự án tái khởi động dự kiến có giá bán tăng gấp 2-3 lần giá cũ BĐS: Nhìn lại lịch sử các chu kì tăng trưởng, chuyên gia dự báo bất ngờ về bức tranh bất động sản năm 2025 BĐS: Novaland – khi gã khổng lồ bị quật ngã : Nếu không sửa luật, dự án bất động sản sẽ tắc trong 10 năm tới CN & MT: Nhật Bản cam kết đầu tư 20 tỷ đô la vào năng lượng sạch tại Việt Nam VH & TG: Singapore - trung tâm R&D hàng đầu thế giới SK & Đời Sống: Thử luận cách chữa huyết áp CAO và THẤP: Tin tức: Ông Trump bổ sung thuế với TQ, chứng khoán Thượng Hải, Thâm Quyến và Hồng Kông lao dốc CN & MT: Đất hiếm là gì mà sao Mỹ lại cần nó? VH & TG: Sự suy giảm tương đối vị thế của Mỹ trong thập niên đầu thế kỷ XXI VH & TG: Liệu Trump có gây ra “sự sụp đổ” thứ tám? VH & TG: The Death And Rebirth Of Europe VH & TG: TRUNG QUỐC/HOA KỲ: CHU KÌ MỚI CỦA CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI SẼ ĐƯA CHÚNG TA VỀ ĐÂU? SK & Đời Sống: 60 TUỔI TRỞ LÊN, BẠN DỰA VÀO AI?  SK & Đời Sống: 10 BÀI HỌC "NHỚ ĐỜI" KHI MỞ QUÁN CỦA MẸ TÔI VÀ ANH HÀNG XÓM SK & Đời Sống: Gen Z là gì? Suy nghĩ, sở thích có khác gì so với Gen X, Y? VH & TG: Khi thế giới tuyên chiến với tệ quan liêu BĐS: Thị trường cho thuê nhà phố tại TP.HCM đang trải qua đợt giảm giá mạnh BĐS: LONG AN – MIỀN ĐẤT HỨA HAY MIỀN ĐẤT GỒNG? BĐS: “MẮC NGHẸN” VỚI CĂN SHOP HOUSE MUA 18 TỶ, CHO THUÊ 20 TRIỆU CN & MT: Những "nạn nhân đầu tiên" của AI tại nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á: Gần 30% lao động sẽ bị giảm lương, nguy cơ thất nghiệp cao, chỉ có 4 ngành "lên ngôi" SK & Đời Sống: Đắm chìm trong 10 quán cà phê Quận 3 yên tĩnh cho “chạy deadline” CN & MT: Quán cà phê robot cho phép làm việc từ xa SK & Đời Sống: NHỮNG TÍN HIỆU ĐÁNG LO TỪ THỊ TRƯỜNG TIÊU DÙNG 2025 SK & Đời Sống:  SAI LẦM CH.ẾT NGƯỜI KHI LỰA CHỌN MẶT BẰNG KHIẾN QUÁN PHÁ SẢN BĐS: Năm 2025: Chưa thể mua nhà ở BĐS: ĐẦU TƯ BĐS VEN TPHCM - ĐỊA PHƯƠNG NÀO NGON NHẤT ??? BĐS: Hết thời ôm đất nông nghiệp chờ hạ tầng? BĐS: "Làn sóng" tăng giá bất động sản 2025 sẽ "rời" nội đô lan ra vùng ven? Thư Giản: Bức thư của nhà khoa học Newton năm 1704 tiên đoán về ngày tận thế SK & Đời Sống: Người Việt đang nghèo đi với tốc độ quá nhanh  CN & MT: Công nghệ thời "hướng Trump" BĐS: KẾ HOẠCH KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN CỦA CÁC CHỦ ĐẦU TƯ TRONG NĂM 2025 VH & TG: Buồn của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới: Dân số 1,4 tỷ người nhưng thiếu lao động trầm trọng ở cơ sở y tế nông thôn, bác sĩ lương tháng 3,4 triệu đồng, tự bỏ tiền túi mua thiết bị Tin tức: Ngẫm bài học tăng trưởng từ Trung Quốc và Ấn Độ BĐS: Năm 2025, giá chung cư chưa thể hạ nhiệt? Thư Giản: Ước vọng thay đổi Thư Giản: 34 LỜI DẠY CỦA LÃO TỬ Thư Giản: Elon Musk bật mí 6 PHƯƠNG PHÁP HỌC độc đáo, làm việc 1 năm bằng người khác làm 8 năm: Thú vị nhất là QUY TẮC 2 PHÚT Tin tức: Kinh tế Trung Quốc giai đoạn mới và hàm ý cho Việt Nam Tiền Tệ : TP. Hồ Chí Minh: Tiền gửi vào hệ thống ngân hàng đạt hơn 4 triệu tỷ đồng Tiền Tệ : Mô hình kinh tế hiện đại đã thất bại như thế nào? Thư Giản: Nhìn lại thế giới 2024 và dự đoán tương lai Thư Giản: Ở Sài Gòn rất dễ sống phải không? Tin tức: Ukraine 'khóa van', kỷ nguyên khí đốt của Nga tại châu Âu kết thúc Thư Giản: Ngắm nhìn "hẻm xanh" giữa lòng đô thị Tiền Tệ : Chính sách tiền tệ năm 2025 sẽ đối mặt với không ít thách thức BĐS: Thị trường bất động sản năm 2024: Hai thái cực ở hai đầu đất nước BĐS: Người trong cuộc bất ngờ “chỉ điểm” diễn biến mới của thị trường địa ốc đầu năm 2025 Thư Giản: Đường Cao Thắng một thời tuổi trẻ Chứng khoán: VinaCapital: 2025 có thể là năm biến động đối với thị trường chứng khoán và nền kinh tế Tiền Tệ : Quyết định hạ lãi suất của Fed có thể 'giáng đòn' lên hàng loạt NHTW trên toàn cầu như thế nào? VH & TG: NGỘ 12 LUẬT NHÂN QUẢ BẤT BIẾN TRONG CUỘC ĐỜI Chứng khoán: "Chỉ báo Warren Buffett" cao chưa từng có trong lịch sử, gióng hồi chuông cảnh báo nhà đầu tư về mối nguy của TTCK Mỹ Chứng khoán: Chủ tịch FiinGroup: Hầu hết đầu tư cá nhân đang chịu lỗ VH & TG: Tỷ phú Elon Musk nói thẳng 1 ĐIỀU càng cố tỏ ra hoàn hảo thì con người càng kém giá trị: Tránh được sớm sẽ giàu sớm Chứng khoán: Nỗi buồn chưa từng có của thị trường chứng khoán Việt Nam: Con số kỷ lục trong hơn 24 năm hoạt động Tin tức: Thế chiến thứ III đã bắt đầu? Chứng khoán: La Nina hoạt động mạnh từ tháng 8, mưa nhiều chưa từng có, cổ phiếu ngành điện ra sao? Chứng khoán: Thời hoàng kim của chứng khoán Việt Nam 2007 VH & TG: Đại lão Hòa thượng Hộ Tông Vansarakkhita (1893-1981) Tin tức: CÁI GIÁ CỦA CHIẾN TRANH 2024 2025 Tin tức: Thế giới đối mặt cùng lúc 5 căn nguyên của thảm họa và nguy cơ Thế chiến III CN & MT: "Báo động đỏ" về khí hậu VH & TG: Nghiên cứu 75 năm của ĐH Harvard: Đây là KIỂU NGƯỜI hạnh phúc nhất, không liên quan gì đến giàu sang, danh vọng! Tin tức: Phố nhậu xập xình nhất TPHCM ế vêu, chủ quán ngồi chờ… dẹp tiệm Tin tức:  2050 Nhân loại đang ở ngã ba đường Tin tức: 20 rủi ro toàn cầu lớn nhất năm 2024, suy thoái kinh tế và thời tiết cực đoan nằm top đầu VH & TG: Câu chuyện Chúa Giê Su ‘sang Phương Đông tu tập’ được kể lại ra sao? SK & Đời Sống: Giáo sư từng đoạt giải Nobel suốt đời tuân theo 6 điều, bảo sao sống thọ 101 tuổi: Tập thể dục hay uống nước cũng gác lại sau VH & TG: Henry Kissinger: Làm thế nào để tránh xảy ra Thế chiến 3? (P1) CN & MT: Dự báo của Yuval Noal Harari về những biến đổi chính trị - xã hội trong thời đại số và những giải pháp cho xã hội tương lai Tin tức: Dấu ấn ODA Nhật Bản tại Đồng bằng sông Cửu Long CN & MT: Làm cây thông đứng giữa trời mà… lo Tin tức: 9 vấn đề định hình nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2024: Từ lạm phát, tăng trưởng GDP đến TikTok, ChatGPT CN & MT: Năng lượng và biến đổi khí hậu CN & MT: Trí tuệ nhân tạo đang thay đổi ngành bán lẻ Tin tức: Trung Quốc chấm dứt 30 năm phát triển mạnh, hết thời làm mưa làm gió trên thế giới? CN & MT: Châu Âu: Thế thượng phong của ô tô điện - bao lâu nữa? CN & MT: Ai là tác nhân chính gây biến đổi khí hậu? Tin tức: Hệ lụy gì từ cuộc chiến mới ở Trung Đông? CN & MT: Kỷ nguyên bùng nổ AI: Linh hồn của thời kỳ Siliconomy Tin tức: Khủng hoảng tại WTO và cảnh báo về sự phân mảnh của kinh tế toàn cầu Tin tức: Dự báo rủi ro lạm phát dai dẳng ở Mỹ Tin tức: Trump làm tổng thống Mỹ Thế giới bắt đầu thời kỳ cấu trúc lại trật tư thế giới The World Begins to Reorder Itself Tin tức: IMF: Triển vọng kinh tế thế giới mấy năm tới chỉ ở “hạng xoàng” CN & MT: Nếu Trái đất nóng hơn 2,5 độ so với thời tiền công nghiệp, ĐBSCL sẽ gặp nguy cơ CN & MT: Diễn biến đáng lo ở Nam Cực
Bài viết
Một năm cô đơn, cả thế giới chung màu lạc lõng

    Tiểu thuyết nổi tiếng Trăm năm cô đơn vừa được chuyển thể thành phim và công chiếu vào trung tuần tháng 12, cũng vừa lúc để nhìn lại một năm 2024 đi đâu cũng nghe man mác cô đơn lạc lõng.

    Một năm cô đơn, cả thế giới chung màu lạc lõng - Ảnh 1.
     

    Đi bộ giữa trận tuyết rơi dày đặc tại quảng trường Gwanghwamun ở trung tâm Seoul (Hàn Quốc), tháng 11-2024. Ảnh: AFP

    Nhà sử học Fay Bound Alberti từng lập luận trong quyển A Biography of Loneliness (Tiểu sử của cô đơn, 2019) rằng trước những năm 1800, hầu như thế giới phương Tây chẳng ai dành chút thời gian nói về cô đơn. 

    Giờ thì hàng ngàn nghiên cứu chuyên sâu đề cập đến nó mỗi năm, sách khoa học, văn học hay kỹ năng sống viết về cô đơn nhan nhản. Vì đời sống thiếu vắng các mối quan hệ có ý nghĩa, người ta nghĩ ra - và sẵn sàng tham gia - đủ thứ xu hướng, trào lưu, âu cũng là để tìm chút khuây khỏa.

    Bên đời hiu quạnh

    Năm 2023, bác sĩ phẫu thuật người Mỹ Vivek Murthy công bố một cảnh báo cố vấn dài 71 trang về "đại dịch cô đơn và cô lập" của Mỹ, với tất cả sự nguy hiểm mà từ 'đại dịch' có thể lột tả. Dĩ nhiên, đại dịch thì lây lan nhanh. Cô đơn đã trở thành mối quan tâm toàn cầu, ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi.

    Nghiên cứu mới nhất (7-2024) của Gallup vẽ ra bức tranh thế giới cùng "bên đời hiu quạnh": trung bình cứ 5 người trên thế giới có 1 người cảm thấy rất hoặc khá cô đơn. Tỉ lệ cao thấp khác nhau, từ 6% ở Việt Nam rồi đậm dần đến 45% ở quốc gia Đông Phi Comoros. Tỉ lệ người lớn cảm thấy cô đơn vượt quá 30% ở 22 quốc gia và vùng lãnh thổ mà Gallup khảo sát, hơn một nửa là ở châu Phi. Còn hai cường quốc Mỹ và Trung Quốc thì người trẻ 15-29 tuổi là cô đơn nhất.

    Tại Đức và Pháp, hai nước được mệnh danh là rất biết tận hưởng cuộc sống, cũng nhuộm chung màu. Khoảng 60% người Đức thường xuyên, đôi khi hoặc thỉnh thoảng cảm thấy cô đơn, riêng nhóm từ 18-39 tuổi thì đến 68%, theo khảo sát của công ty bảo hiểm y tế công cộng hàng đầu nước này công bố hồi giữa năm. Con số này ở Pháp là 62% ở người từ 18-24, theo khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường IFOP.

    Một năm cô đơn, cả thế giới chung màu lạc lõng - Ảnh 2.

    Ảnh: Reuters

    Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2023 từng gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự nguy hiểm của cô đơn bằng phép so sánh dễ hiểu: dành quá nhiều thời gian ở một mình cũng có hại như hút 15 điếu thuốc mỗi ngày.

    Với cách nói này, định nghĩa cô đơn có hơi truyền thống vì chỉ bó hẹp ở những cá nhân ít bạn bè, những người độc thân. Nhưng theo nhà tâm lý học lâm sàng cao cấp Lin Xiangbin chia sẻ trên báo The Strait Times, bộ mặt của cô đơn đã thay đổi nhiều trong thời đại mới. 

    Những người lớn thành đạt có mạng lưới xã hội và chuyên môn rộng, những người đã kết hôn hay đang yêu đương, ai cũng có thể cô đơn.

    Đời ai cô đơn

    Báo Le Monde của Pháp ví von sự cô đơn là "con voi khổng lồ trong phòng" - thứ hiển hiện nhưng người ta thường phớt lờ cho đến khi nó chiếm ngự cuộc sống của họ. Dù nhiều nghiên cứu được thực hiện, cũng chưa có cách nào để xác định "ai" có nhiều khả năng trải qua cô đơn hơn, xét về mặt nhân khẩu học là rất khó.

    Những người độc thân thường cảm thấy cô đơn hơn người đã kết hôn khoảng 28%. Để minh họa chuyện dịch bệnh cô đơn đang ảnh hưởng đến giới trẻ, Le Monde kể chuyện chàng thanh niên 21 tuổi Germain đúng như lời một bài hát ở Việt Nam: "tôi lạc quan giữa đám đông, nhưng khi một mình thì lại không". Germain không tâm sự với ai vì tránh nhận sự thương hại từ mọi người, hay phải từ chối những lời rủ rê đi chơi gượng gạo chỉ vì cậu nói cậu cô đơn.

    Nhưng cũng đừng tưởng người đã kết hôn thì không có tỉ lệ cô đơn cao. Họ cô đơn trong chính gia đình mình vì "nhiều nỗi niềm không thể chia sẻ được cùng chồng hay vợ". Nhà sáng tạo nội dung Jessica Loh, 32 tuổi, kể với The Strait Times sau khi chia sẻ với bạn trai mình về tổn thương tâm lý ngày thơ bé, cô càng cảm thấy cô đơn nhiều hơn trước, và buộc phải chấp nhận có những phần trong cuộc sống của mình mà đối phương sẽ không bao giờ hiểu được.

    Trên bình diện kinh tế, người gặp khó khăn tài chính, chật vật trang trải cuộc sống với thu nhập bấp bênh của thời kỳ suy thoái toàn cầu thì có khả năng cô đơn gấp đôi người khá giả. Có lẽ vì thế nhiều người đặt mục tiêu làm giàu, để chí ít là cảm thấy bớt cô đơn. 

    Như ở Hàn Quốc, "mọi người sẽ rất cô đơn khi thấy mình không đủ xứng đáng hoặc sống thiếu mục đích" - giáo sư tâm lý học An Soo-jung tại Đại học Myongji giải thích với CNN. Họ thường nhạy cảm với những lời chỉ trích trong khi quá tự phê bình và sợ thất bại, nhất là thế hệ Y và Z. Nếu không "tạo ra tác động đáng kể đến người khác hoặc xã hội", người Hàn Quốc sẽ chìm trong cô đơn sâu sắc, CNN trích dẫn một nghiên cứu công bố vào tháng 6.

    Gốc gác của cô đơn

    Vậy cái gì nuôi dưỡng cảm giác bất lực và nỗi sợ thất bại, thúc đẩy sự cô đơn? Các chuyên gia và nhiều nghiên cứu liên ngành cho rằng đó là sự thống trị của phương tiện truyền thông xã hội và các công cụ công nghệ kéo con người rời xa tương tác thật, chỉ chú mục vào tương tác ảo. Đếm lượt thích lượt xem cho người ta cảm giác quyền lực và giàu có, tưởng bớt cô đơn mà hóa ra cô đơn không tưởng, chỉ ta với cái màn hình.

    Trong bài viết ngày 10-11, tờ The New York Times lý giải các tương tác mang tính cá nhân như cuộc gọi điện thoại đã bị thay bằng tin nhắn, khi không thấy không nghe mà chỉ đọc, con người dễ suy diễn ngữ cảnh và mất kết nối chân thật. 

    Một năm cô đơn, cả thế giới chung màu lạc lõng - Ảnh 3.

    Ảnh: Reuters

    Tiến sĩ, bác sĩ phẫu thuật người Mỹ Vivek Murthy than thở rằng truyền thống chúc mừng sinh nhật ai đó đã đổi từ một cuộc điện thoại thành một bài đăng trên tường Facebook, giờ thì chỉ còn là mấy chữ viết tắt "HBD" (ở ta là SNVV - sinh nhật vui vẻ) gọn lỏn qua bình luận.

    Chưa kể các ứng dụng mạng xã hội khiến người dùng rơi vào bẫy so sánh bản thân với người khác, cho rằng mình tụt hậu hơn, tệ hơn bạn bè cùng trang lứa. Cảm giác cô lập càng lớn, và họ sẽ chỉ ở trong nhà xem livestream. 

    Các học giả thế giới đều đồng thuận rằng người sử dụng công nghệ chưa chắc đã cô đơn, nhưng người cảm thấy cô đơn thì chắc chắn đang sử dụng công nghệ theo cách không lành mạnh.

    Ai cũng sẽ có lý do và hoàn cảnh để một hôm nào đó thấy cô đơn dâng như sóng thần. Rủi thay, cô đơn chưa được xếp thành phổ bệnh để có thuốc đặc trị.

    Mọi giải pháp chỉ là tạm thời

    Con người vì thế, xoay xở tìm cách xoa dịu cơn sóng này.

    Tờ South China Morning Post ngày 17-11 cho hay người dùng mạng xã hội Xiaohongshu gần đây bắt đầu sử dụng hashtag "trò chuyện đồng hành" trả tiền để "tâm sự cùng người lạ". Người cung cấp dịch vụ nói chuyện, tư vấn, giải đáp thắc mắc thông qua chat thường tính phí từ 8-50 nhân dân tệ cho 30 phút. 

    Mong muốn được bầu bạn tâm sự cùng ai đó trở thành ngành dịch vụ mới nổi đầy tiềm năng ở đất nước tỉ dân, dự đoán đạt đến 6,9 tỉ USD vào năm 2025, theo Sinolink Securities.

    Số lượng người Trung Quốc cô đơn, chưa kết hôn trong độ tuổi 20-49 là 134 triệu (điều tra dân số 2020), nhiều hơn toàn bộ dân số Nhật Bản. Họ sẵn sàng chi tiền để tìm niềm vui và xua tan cảm giác lạc lõng. Vì thế, suốt một năm qua, thế giới chứng kiến sự ra đời liên tục của những dịch vụ, sản phẩm phục vụ riêng cho giới trẻ Trung Quốc cô đơn.

    Đi leo núi một mình có ngay dịch vụ cho thuê người xách hành lý, lau mồ hôi, đút thức ăn, thậm chí cõng lên núi nếu leo không nổi nữa, với chỉ 350 nhân dân tệ vào ban ngày, 450 nhân dân tệ vào ban đêm. Hoặc như xu hướng nuôi thú cưng và xem chúng như con, hay nuôi… đủ thứ, miễn có gì đó để ta chăm bẵm mỗi ngày.

    Một mình cô đơn tự thân nó có khi đã là một trào lưu, khi người Nhật Bản sống một mình có cả thuật ngữ riêng như bocchi, một mình đi karaoke, một mình đi cắm trại, một mình đón Giáng sinh, tận hưởng sự cô đơn của bản thân. 

    Từ Đông sang Tây, cộng đồng "một mình" gia tăng hội viên nhanh chóng mặt. Xưa ra ngoài dùng bữa một mình còn sợ thiên hạ đánh giá, nay đi nhà hàng quán ăn một mình còn có khu vực ngồi riêng, bữa ăn thiết kế hợp khẩu phần. 

    Nền tảng đặt chỗ OpenTable báo cáo lượng đặt chỗ cho một người tăng 29% tại các nhà hàng Mỹ trong 2 năm qua, ở Anh riêng năm nay tăng 14%, ở Đức là 18%.

    Một năm cô đơn, cả thế giới chung màu lạc lõng - Ảnh 4.

    Dân số độc thân của Trung Quốc ngày càng chuyển sang nhiều hình thức bạn đồng hành được trả tiền khác nhau – từ trò chuyện với người lạ trực tuyến đến trò chơi nhập vai ảo. Ảnh: AFP

    Không có quốc gia nào miễn nhiễm với cô đơn, "đại dịch" này không còn là thách thức cá nhân mà là thách thức chính sách công. Các quốc gia ráo riết tìm cách giảm cô đơn trong người dân, mà ví dụ vẫn được nhắc nhất là bộ trưởng cô đơn của Vương quốc Anh (từ năm 2018) và Nhật (2021). 

    Tháng 10 vừa rồi, tới lượt chính quyền Seoul công bố chi gần 327 triệu USD trong 5 năm tới để tổ chức các hoạt động nhằm "xây dựng một thành phố mà không ai phải cô đơn", theo CNN. Hàn Quốc cũng lập Đạo luật phòng ngừa và quản lý cái chết đơn độc, lên kế hoạch và báo cáo 5 năm một lần vì số lượng người chết cô đơn tăng từ 3.378 năm 2021 đến 3.661 năm 2023.

    Nhà báo Matthew Shaer bình luận trên The New York Times: trừ khử nỗi cô đơn và những xáo trộn của đời sống hiện tại chắc cũng như cầu mong nhét thần đèn vào lại trong chiếc đèn thần. 

    Hai nhà tâm lý học Louise Hawkley và John Cacioppo đã cùng nhau nghiên cứu về sự cô đơn gần 30 năm, cho rằng sự cô đơn toàn cầu đang hiển lộ những dấu hiệu về sự tiến hóa (theo một khía cạnh nào đó) mà con người phải thích nghi.

    Năm 2023, WHO gọi cô đơn là "mối đe dọa sức khỏe cấp bách" và lập hẳn một ủy ban để giải quyết vấn đề. Một năm qua vẫn chưa thấy cập nhật gì thêm. 

    Nếu sự cô đơn toàn cầu là một tiến trình của sự tiến hóa như hai nhà tâm lý học đã ví von, có lẽ 2025 sẽ chứng kiến nhiều trào lưu có liên quan đến lạc lõng giữa đời hơn nữa, vì các tác nhân thúc đẩy cô đơn vẫn hiện hữu.

    Nói về tâm sự, những người bạn AI có lẽ đang được nhiều lựa chọn nhất. Năm 2024, các bức ảnh về cuộc trò chuyện giữa con người và AI được chia sẻ trên mạng xã hội. Nhiều người nói họ được an ủi khi kết nối với AI.

    Người ta có thể cho AI cái tên, giọng nói, hình ảnh, thông tin chi tiết về bản thân họ rồi trò chuyện với "người ảo" mới được nhào nặn ra. "Bạn ảo AI" không phán xét, lại luôn lắng nghe, phản hồi nhanh không để bạn chờ đợi, đủ kiến thức để kể bạn nghe chuyện trên trời dưới biển nếu bạn yêu cầu. Bạn không phải mua quà, không lo bị mích lòng hay giận dỗi. Người ta còn cần gì nữa!

    Đi xa hơn, có những báo cáo cho thấy một số người đã "yêu" người bạn AI mà mình tạo ra. Họ thậm chí còn nhắn tin mùi mẫn với AI, hẹn gặp ngoài đời thật rồi vỡ mộng khi nhận câu trả lời "xin lỗi tôi chỉ là một robot ảo".

    Theo The Verge, những công ty như Replika hay vô số công ty đáng ngờ khác hiện đang có hàng triệu người dùng và không thiếu công cụ để thu hút, lợi dụng thanh niên nam trẻ tuổi nhằm thu lợi bất chính. Kevin Roose từ tờ The New York Times thậm chí đã cho Bing của Microsoft lên trang nhất sau khi nó khuyên anh bỏ vợ.

    NGỌC KHANH - Theo Tuổi Trẻ
    THỐNG KÊ TRUY CẬP
    • Đang online 40
    • Truy cập tuần 2365
    • Truy cập tháng 1380
    • Tổng truy cập 235407