Tạm bỏ qua yếu tố chiến lược, chính trị, có thể xem căng thẳng thương mại hiện nay là màn đối đầu giữa hai ông trùm: Một bên đang chiếm ưu thế trong lĩnh vực sản xuất và thương mại; bên kia nắm giữ hệ thống tài chính toàn cầu.
Bên thứ nhất sở hữu chuỗi cung ứng rộng khắp, nền tảng sản xuất hùng mạnh, lực lượng lao động khổng lồ. Bên còn lại làm chủ hệ thống tiền tệ, tiêu chuẩn giao dịch, dịch vụ tài chính, và có ảnh hưởng chi phối đến việc định hình luật chơi toàn cầu.
Ở một góc độ khác, xét theo tiến trình lịch sử kinh tế, có thể thấy sự phát triển diễn ra qua bốn mô thức (bỏ qua giai đoạn nguyên thủy):
1. Nông nghiệp – Tiểu thương;
2. Tư bản công nghiệp;
3. tư bản thương mại; và
4 Tư bản tài chính – dịch vụ - công nghệ
Mỗi bước thể hiện cấp độ kiểm soát cao hơn trong chuỗi giá trị. Ngày nay, tầng lớp tư bản tài chính không sản xuất vật chất nhưng lại định giá mọi thứ thông qua dữ liệu, niềm tin và công nghệ.
Cuộc đấu không đơn thuần là tranh giành thị phần, mà là sự va chạm giữa vật chất hữu hình và quyền lực vô hình và sự thay đổi luật chơi: Bên đang nắm giữ ưu thế về tài chính, dịch vụ và công nghệ, muốn lấn sân vị trí bá chủ lĩnh vực sản xuất và dịch vụ để làm cho "đế chế" của mình trở nên vững chãi. Bên nắm giữ ưu thế thương mại dịch vụ không nhường bước, mà đang từng bước tiến vững chắc sang mảng tài chính, dịch vụ và công nghệ.
Bên nào lai ghép thành công hai chiều – sản xuất và tài chính – sẽ xác lập trật tự kinh tế mới cho thế kỷ XXI.
Chỉ đơn giản vậy thôi và nói gọn vậy cho dễ hình dung. Còn tại sao lại ở thời điểm này mà không ở thời điểm khác? Mọi thứ đã đến Tipping point - Điểm tới hạn.