Mặc lại 'chiếc áo thiên nhiên' cho đô thị

22 Trần Quốc Toản, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Tp.HCM
Tiêu điểm
VH & TG: Đằng sau việc quân đội Mỹ thử nghiệm trung tâm hậu cần bí mật tại vùng hẻo lánh của Australia-Kỳ 1 VH & TG: 'Bóng ma Nhật Bản' thập niên 1990 bất ngờ bao trùm kinh tế Trung Quốc, chuyện gì đã xảy ra? VH & TG: 4 trụ cột trong “Chiến tranh Lạnh mới” của Tập Cận Bình và cách Mỹ nên ứng phó Tin tức: Trung Quốc có bị tác động bởi thuế ‘trung chuyển’ trong thỏa thuận Mỹ-Việt? Tin tức: TT TRUMP GỬI THƯ, ÁP THUẾ 25% VỚI HÀNG NHẬP KHẨU TỪ NHẬT BẢN, HÀN QUỐC VÀ 12 QUỐC GIA KHÁC Tin tức: Tương lai kinh tế Việt Nam: Nắm bắt cơ hội vàng trong kỷ nguyên mới.. Tin tức: Thế giới sắp có tỷ phú nghìn tỷ USD đầu tiên VH & TG: Mao Trạch Đông miệng nói tin vô thần luận nhưng lại biến mình thành “thần” Tin tức: Tuyên bố của Tổng thống Trump về việc cắt bỏ trợ cấp xe điện và ủng hộ xe hybrid CN & MT: Trái Đất đang quay nhanh bất thường Tin tức: Đòn bẩy đất hiếm của Trung Quốc đang phát huy hiệu quả CN & MT: CÁC “QUỶ MÁY” TẠO CÔNG TY KHỞI NGHIỆP LÀM BIẾN ĐỔI THẾ GIỚI Tin tức: Tăng trưởng kinh tế hai chữ số VH & TG: Ván cờ ông Ôn Gia Bảo đi từ 20 năm trước: Khi Trung Quốc đã dẫn đầu, Mỹ còn chưa kịp nhập cuộc? Tin tức: 3 KHỐI KINH TẾ TOÀN CẦU SAU THUẾ QUAN MỸ TRUMP 2.0 - 7.2025 Thư Giản: 14 định luật ngầm VH & TG: VỊ TRÍ THẬT SỰ CỦA TRUNG QUỐC TRONG TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI CN & MT: Một tổng hợp rất thú vị về các nhận định từ khoa học cổ đại và những phát hiện gần đây về Trái Đất Tin tức: Việc Mỹ chính thức ngừng trợ cấp xe điện, theo các thông tin tìm kiếm gần đây (tháng 7/2025) VH & TG: QUỐC KHÁNH LẦN THỨ 249 HỢP CHÚNG QUỐC HOA KỲ 4/7/1776 - 4/7/2025 SK & Đời Sống: HIGHLANDS COFFEE: KHÔNG GIAN NGỒI LẠI KHÔNG CHỈ ĐỂ NGHỈ CHÂN, MÀ LÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH DÀI HẠN Tin tức: BÀI 1: THỎA THUẬN MỸ – VIỆT: MỘT BƯỚC NGOẶT HƯỚNG TÂY TRONG ÂM THẦM CN & MT: Nhà di động thuần điện đầu tiên có thể chạy suốt 4 mùa, 460km/sạc, giá ngang xe sang BĐS: Bất động sản dễ “vỡ bong bóng” BĐS: TS. Lê Xuân Nghĩa: Nguy cơ thị trường bất động sản vỡ bong bóng BĐS: 5 lưu ý khi đầu tư LƯỚT SÓNG bất động sản CN & MT: Lầu Năm Góc tuyên bố đã thử nghiệm thành công radar nhận dạng tầm xa (LRDR) tại Alaska CN & MT: Việt Nam vừa xuất khẩu sản phẩm cơ khí nặng 3.400 tấn, chính thức làm chủ công nghệ phức tạp nhất Tiền Tệ : Sắp tới, người đi vay không 'có cửa' trốn nợ, hàng trăm nghìn tỷ đồng sẽ được đưa vào nền kinh tế Tiền Tệ : 'Kinh tế ngầm' chiếm hơn 100 tỷ USD, có thể chưa được tính vào GDP của Việt Nam CN & MT: Điện mặt trời đang làm thay đổi thị trường năng lượng toàn cầu thế nào? CN & MT: LOÀI NGƯỜI CHÍNH THỨC BƯỚC VÀO “KỶ NGUYÊN HẬU LÁI XE”: KHỞI ĐẦU CỦA MỘT NỀN VĂN MINH MỚI CN & MT: Tesla chính thức đưa robotaxi vào hoạt động vào ngày 22/4/2025 CN & MT: London to host trials of AI-driven robotaxis CN & MT: Một startup Mỹ vừa khai phá thủy điện trên đất khô – không cần sông hay đập CN & MT: [KẾ HOẠCH MARSHALL CHO KỶ NGUYÊN TRÍ TUỆ NHÂN TẠO] BĐS: Đất ở ổn định 20 năm, không có khiếu kiện, tranh chấp có được cấp sổ đỏ hay không BĐS: Sắp gỡ vướng cho 2.200 dự án quy mô 235 tỷ USD: Novaland, Đất Xanh, Nam Long kỳ vọng bứt tốc BĐS: Cung đường gần 10.000 tỷ tại khu Nam TP. HCM mở rộng lên 10 làn xe, bất động sản Phú Mỹ Hưng, Nhà Bè có nhiều chuyển biến mới Chứng khoán: Tài sản Mỹ bị bán tháo, dòng vốn toàn cầu sẽ chuyển sang thị trường mới nổi? Chứng khoán: Nhóm quỹ Dragon Capital đã bán ra gần 6 triệu cổ phiếu của Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS) BĐS: Hơn 32.000 căn nhà ở xã hội gần TP.HCM trong kế hoạch xây dựng năm 2025 của Long An : Nếu không sửa luật, dự án bất động sản sẽ tắc trong 10 năm tới VH & TG: PHƯƠNG TÂY PHƯƠNG ĐÔNG CÂU CHUYỆN THẾ KỶ ... Tin tức: Graphic Essay: Global Chokepoints in Maritime Trade Tin tức: Dự báo xung đột Iran Israel 7.2025 Tin tức: Lý do các nước NATO phải nâng mức chi tiêu quốc phòng VH & TG: MỘT CÁCH NHÌN BÀN CỜ LỚN TRONG PHÂN TÍCH QUAN HỆ QUỐC TẾ 6.2025 BĐS: Chuyên gia cảnh báo nóng về nguy cơ thị trường bất động sản Việt Nam Tin tức: Chính thức chốt dự án đường sắt 67 tỷ USD: Pha 'kiến tạo' cơ chế cho doanh nghiệp tư nhân nội địa Tin tức: Ông Nguyễn Văn Được: 'Trung tâm tài chính - trái tim mới của TP.HCM sẽ ở quận 1 và một phần Thủ Đức' VH & TG: Trí tuệ nhân loại  VH & TG: THỜI ĐIỂM XUẤT HIỆN VỊ PHẬT CUỐI CÙNG... Tin tức: Thời kỳ chiến tranh 2.5 + đã bắt đầu BĐS: TS Nguyễn Trí Hiếu: Bất động sản sẽ không giảm giá trong 2 năm tới VH & TG: CHI TIẾT THỎA THUẬN THƯƠNG MẠI MỚI GIỮA MỸ VÀ TRUNG QUỐC: BƯỚC CHUYỂN ĐỘT PHÁ HAY BƯỚC DỪNG CHIẾN THUẬT? VH & TG: Tại sao Putin vẫn không muốn ngừng chiến ở Ukraine? VH & TG: Nền hòa bình mong manh của Trump ở Trung Đông BĐS: Người mua dồn về khu vực Long Hậu (Long An) để đón ''sóng” hạ tầng VH & TG: Thách thức địa chính trị của Mỹ năm 1970 VH & TG: NHỮNG CÂU HỎI VỀ SỰ ỔN ĐỊNH CỦA CHẾ ĐỘ TRUNG QUỐC VH & TG: Chaim Weizmann là một nhà khoa học và lãnh đạo Zionist nổi bật BĐS: Giá Căn Hộ TP.HCM Không Ngừng Tăng, Đặc Biệt Là Phân Khúc Cao Cấp VH & TG: HN THƯỢNG ĐỈNH NATO CHÍNH THỨC KHAI MẠC TẠI THE HAGUE, HÀ LAN] VH & TG: THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ĐỨC THÁI TỔ GIA DỤ HOÀNG ĐẾ húy NGUYỄN HOÀNG. BĐS: Một loại hình BĐS mới được dự báo sẽ mở ra thị trường đầy tiềm năng nhưng hiện mới chỉ có số ít chủ đầu tư bước đầu tiếp cận CN & MT: 'Petrostates' xưa rồi - một quốc gia sắp cho Mỹ, EU 'hít khói' để trở thành 'electrostates' đầu tiên trên toàn cầu BĐS: Thị trường bất động sản thay đổi theo khu vực và phân khúc CN & MT: Trái Đất sẽ tiếp tục nóng lên trong 5 năm tới SK & Đời Sống: Đông Nam Á: Thiên đường hưu trí mới CN & MT: Startup khí hậu chới với khi Mỹ quay lưng với năng lượng sạch CN & MT: Kỳ hạn 8 năm đã đến, 20 triệu pin xe điện sắp hết hạn: Trung Quốc trả nổi "món nợ khổng lồ" này không? CN & MT: Lần đầu trong lịch sử Không quân Mỹ giao đồng minh kiểm soát bom trên không CN & MT: Robot Trung Quốc – 'Gót chân Achilles' trong giấc mơ công nghiệp của Mỹ CN & MT: Bằng chứng không thể chối cãi rằng thị trường xe điện đang "xì hơi" Tiền Tệ : Giật mình số 'vốn chết' khổng lồ trong nền kinh tế CN & MT: Sự trở lại của Chiến tranh giữa các vì sao BĐS: THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN THÁNG 4/2025: GIẢM NHIỆT RỘ RỘT SAU “SÓNG NGẮN” Tiền Tệ : Đô la tiếp tục bị bán mạnh BĐS: 10 chỉ đạo “nóng” của Thủ tướng cho thị trường bất động sản CN & MT: Homo numericus: Con người trong kỷ nguyên số CN & MT: Câu chuyện công nghệ : kết nối vật lý - người ( ngũ quan : nhãn ,nhĩ ,tỉ,thiệt ,thân )  Tiền Tệ : Làn sóng tháo chạy khỏi trái phiếu dài hạn tại các nước phát triển đang tăng tốc CN & MT: NHỮNG NGƯỜI KHỔNG LỒ VỀ CÔNG NGHỆ ĐÃ NẮM LẤY SỰ KIỂM SOÁT? Tiền Tệ : Nợ xấu ngân hàng trên 4% CN & MT: Một nguồn năng lượng đang nằm im dưới chân chúng ta - và nó có thể nuôi sống nhân loại trong 170.000 năm BĐS: Đất bỏ hoang chục năm không xây nhà để chờ giá tăng, luật này ra đời sẽ chặn đứng nạn đầu cơ CN & MT: Câu chuyện công nghệ BLOCKCHAIN CN & MT: Nhật Bản đã lắp đặt tuabin năng lượng thủy triều ở cấp độ megawatt đầu tiên CN & MT: 60% người Trung Quốc đi xe điện CN & MT: Tuyên bố mới nhất của Musk về Trung Quốc Tin tức: Ngân hàng KEXIM làm việc với tỉnh Long An SK & Đời Sống: Quá nhiều Gen Z đang làm “người chuột”: Chỉ nằm im và chìm trong nỗi buồn vô tận BĐS: Về “chung nhà” với TP.HCM, thị trường bất động sản hai địa phương này tăng gần 50% CN & MT: Câu chuyện công nghệ thế kỷ 21 CN & MT: ChatGPT dự đoán văn minh nhân loại sụp đổ vào năm 2150, nhưng không phải do AI Tin tức: “Thế giới không còn phẳng” BĐS: Dòng tiền đổ về vùng ven Tin tức: TOD giúp định hình lại không gian đô thị TP.HCM Thư Giản: Người đàn ông chi hơn 273 triệu đồng mua hòn đảo 99.000m2 để nghỉ hưu, 42 năm sau giá tăng lên 1.200 tỷ vẫn từ chối bán: "Thứ tôi muốn không phải là tiền" SK & Đời Sống: Nghiên cứu: Thiền định có thể làm giảm mạnh tỷ lệ tội phạm quốc gia Bạn đang sao chép nội dung của Trí Thức VN. Nếu là cá nhân sử dụng, vui lòng ghi rõ nguồn trithucvn2.net. Nếu là website, kênh truyền thông, vui lòng chỉ sử dụng nội dung khi có sự cho Tiền Tệ : Tỷ lệ nợ xấu nhiều ngân hàng gần về mức đỉnh nhưng không tích cực trích lập dự phòng? BĐS: Cuộc “ly tâm” mạnh mẽ của nhà phố - biệt thự, lý do ít ai ngờ Tin tức: TỰ LỰC, TỰ CƯỜNG: CON ĐƯỜNG DUY NHẤT ĐỂ VIỆT NAM BƯỚC VÀO KỶ NGUYÊN MỚI DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA TỔNG BÍ THƯ TÔ LÂM SK & Đời Sống: 1 trung tâm thương mại từng "ngủ yên" giữa Quận 1 bỗng đông nghịt khách chỉ vì 4 thương hiệu đến từ Nhật Bản BĐS: Sóng giảm giá lan rộng, giới đầu cơ chung cư sắp phải lao vào cuộc đua ‘cắt lãi’ để thoát hàng? Chứng khoán: Cần nhìn xa hơn một cuộc chiến thương mại 4 - 5 năm BĐS: Bất kể một tòa nhà có bao nhiêu tầng, các kiến ​​trúc sư đều nói rằng 5 tầng này là 'tầng vàng'. Hãy kiểm tra chúng trước khi mua Chứng khoán: Hàng tồn kho cao ngất ngưởng, bất động sản chật vật trả nợ trái phiếu Tin tức: Vinhomes, Novaland, Khang Điền, Nam Long, Phát Đạt… đang làm ăn ra sao? Tin tức: Tình trạng đình lạm(*) của thời đại hiện nay  Thư Giản: BỨC ẢNH CUỐI CÙNG GỬI VỀ TỪ SAO KIM 1982  VH & TG: Chuyện gì đang xảy ra ở Mỹ: Nghiên cứu mới cho thấy 25% người Mỹ giàu nhất chỉ sống thọ bằng 25% người nghèo nhất Tây Âu? Chứng khoán: JPMorgan Chase: Nguy cơ suy thoái kinh tế Mỹ gần 80% Chứng khoán: Chuyên gia cảnh báo về khả năng sụp đổ của thị trường giống như năm 1987 Thư Giản: NGƯỜI HÀNG XÓM KHÔNG BÌNH THƯỜNG SK & Đời Sống: Trưởng thành - chiếc áo quá rộng với thế hệ Y? SK & Đời Sống: 10 LƯU Ý KHI MUA LẠI HÀNG QUÁN MÀ CHỦ QUÁN NÊN BIẾT  SK & Đời Sống: -Food For Thought- Tiền Tệ : Lịch Sử và Chu Kỳ của giá Vàng BĐS: “Hoang mang” những con phố thời trang của Sài Gòn Thư Giản: Millennials - thế hệ kẹt giữa gen X và gen Z: Vì sao chúng ta khác biệt? Tiền Tệ : Kinh tế - Chính trị Kinh tế Việt Nam từ 2010 đến 2023 và con đường phía trước (phần B) Tiền Tệ : Kinh tế Việt Nam từ 2010 đến 2023 và con đường phía trước (phần A) BĐS: NÊN ĐẦU TƯ HAY ĐỨNG NGOÀI QUAN SÁT? Tin tức: Ông Trump bổ sung thuế với TQ, chứng khoán Thượng Hải, Thâm Quyến và Hồng Kông lao dốc VH & TG: Liệu Trump có gây ra “sự sụp đổ” thứ tám? Thư Giản: NĂM CHỮ CỦA NGƯỜI XƯA Thư Giản: Bức thư của nhà khoa học Newton năm 1704 tiên đoán về ngày tận thế VH & TG: Buồn của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới: Dân số 1,4 tỷ người nhưng thiếu lao động trầm trọng ở cơ sở y tế nông thôn, bác sĩ lương tháng 3,4 triệu đồng, tự bỏ tiền túi mua thiết bị Tin tức: Ngẫm bài học tăng trưởng từ Trung Quốc và Ấn Độ Thư Giản: Ước vọng thay đổi Chứng khoán: Chứng khoán Việt Nam sau tròn 3 năm sau lập đỉnh lịch sử: Có thêm gần 5 triệu tài khoản, VN-Index “bốc hơi” 300 điểm Tin tức: Kinh tế Trung Quốc giai đoạn mới và hàm ý cho Việt Nam Tiền Tệ : TP. Hồ Chí Minh: Tiền gửi vào hệ thống ngân hàng đạt hơn 4 triệu tỷ đồng Tiền Tệ : Mô hình kinh tế hiện đại đã thất bại như thế nào? Tin tức: Ukraine 'khóa van', kỷ nguyên khí đốt của Nga tại châu Âu kết thúc Tiền Tệ : Chính sách tiền tệ năm 2025 sẽ đối mặt với không ít thách thức Chứng khoán: VinaCapital: 2025 có thể là năm biến động đối với thị trường chứng khoán và nền kinh tế Tiền Tệ : Quyết định hạ lãi suất của Fed có thể 'giáng đòn' lên hàng loạt NHTW trên toàn cầu như thế nào? VH & TG: NGỘ 12 LUẬT NHÂN QUẢ BẤT BIẾN TRONG CUỘC ĐỜI Chứng khoán: "Chỉ báo Warren Buffett" cao chưa từng có trong lịch sử, gióng hồi chuông cảnh báo nhà đầu tư về mối nguy của TTCK Mỹ Chứng khoán: Chủ tịch FiinGroup: Hầu hết đầu tư cá nhân đang chịu lỗ VH & TG: Tỷ phú Elon Musk nói thẳng 1 ĐIỀU càng cố tỏ ra hoàn hảo thì con người càng kém giá trị: Tránh được sớm sẽ giàu sớm Chứng khoán: Nỗi buồn chưa từng có của thị trường chứng khoán Việt Nam: Con số kỷ lục trong hơn 24 năm hoạt động Tin tức: Thế chiến thứ III đã bắt đầu? VH & TG: Đại lão Hòa thượng Hộ Tông Vansarakkhita (1893-1981) Tin tức: CÁI GIÁ CỦA CHIẾN TRANH 2024 2025 Tin tức: Thế giới đối mặt cùng lúc 5 căn nguyên của thảm họa và nguy cơ Thế chiến III CN & MT: "Báo động đỏ" về khí hậu VH & TG: Nghiên cứu 75 năm của ĐH Harvard: Đây là KIỂU NGƯỜI hạnh phúc nhất, không liên quan gì đến giàu sang, danh vọng! Tin tức: Phố nhậu xập xình nhất TPHCM ế vêu, chủ quán ngồi chờ… dẹp tiệm Tin tức:  2050 Nhân loại đang ở ngã ba đường Tin tức: 20 rủi ro toàn cầu lớn nhất năm 2024, suy thoái kinh tế và thời tiết cực đoan nằm top đầu VH & TG: Câu chuyện Chúa Giê Su ‘sang Phương Đông tu tập’ được kể lại ra sao? VH & TG: Henry Kissinger: Làm thế nào để tránh xảy ra Thế chiến 3? (P1) Tin tức: Dấu ấn ODA Nhật Bản tại Đồng bằng sông Cửu Long Tin tức: 9 vấn đề định hình nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2024: Từ lạm phát, tăng trưởng GDP đến TikTok, ChatGPT CN & MT: Năng lượng và biến đổi khí hậu Tin tức: Trật tự thế giới mới sẽ như thế nào 2025 2050 ? Tin tức: Trung Quốc chấm dứt 30 năm phát triển mạnh, hết thời làm mưa làm gió trên thế giới? CN & MT: Châu Âu: Thế thượng phong của ô tô điện - bao lâu nữa? Tin tức: Hệ lụy gì từ cuộc chiến mới ở Trung Đông? Tin tức: Khủng hoảng tại WTO và cảnh báo về sự phân mảnh của kinh tế toàn cầu Tin tức: Dự báo rủi ro lạm phát dai dẳng ở Mỹ Tin tức: Trump làm tổng thống Mỹ Thế giới bắt đầu thời kỳ cấu trúc lại trật tư thế giới The World Begins to Reorder Itself Tin tức: IMF: Triển vọng kinh tế thế giới mấy năm tới chỉ ở “hạng xoàng”
Bài viết
Mặc lại 'chiếc áo thiên nhiên' cho đô thị

    Tưởng là mới nhưng đô thị Việt Nam ngày xửa ngày xưa đã từng có rừng, có vườn, có thiên nhiên đi cùng đô thị. Không đâu xa, người Sài Gòn thế hệ từ 6X trở lui không thể quên những “cánh rừng tuổi thơ”, “những vườn nhà công cộng”.

    Mới đây, tại buổi ra mắt sách về đô thị của KTS. Ngô Viết Nam Sơn, một bạn đọc nữ nêu câu hỏi tưởng chừng lạ lùng: “Trong thành phố cần có rừng, đúng không?”. Và rồi, một đề nghị càng bất ngờ: “Nếu đô thị mở rộng ra ngoại thành thì đất nông nghiệp nên chuyển thành rừng, thành vườn!”.

    Giữa lúc thế giới đang tràn dâng trào lưu mới về kinh tế xanh, về chống đỡ biến đổi khí hậu, thật may mắn khi chúng ta nghe những lời khẩn cầu đồng cảm như thế. Quả thật, rừng và vườn, hay nói chung những mảng xanh thiên nhiên là “chiếc áo” mà nhiều đô thị trên đường công nghiệp hóa và biến động lịch sử đã lãng quên, thậm chí vứt bỏ.

    Thuở rừng trong phố, vườn và cây song hành

    Tôi nghe câu hỏi trên mà thèm muốn nay mai rừng Vincennes bao la, vườn Luxembourg thơ mộng của Paris sẽ có mặt ở Sài Gòn thế kỷ XXI. Và rồi, những Hyde Park ở London, Central Park của New York, hay Botanical Gardens của Singapore sẽ có những hình mẫu tương tự và độc đáo ở các đô thị Việt Nam cũ và mới.

    Song thực ra, tưởng là mới nhưng đô thị Việt Nam ngày xửa ngày xưa đã từng có rừng, có vườn, có thiên nhiên đi cùng đô thị. Không đâu xa, người Sài Gòn thế hệ từ 6X trở lui không thể quên những “cánh rừng tuổi thơ”, “những vườn nhà công cộng”. 

    Nhìn vào bức không ảnh dễ nhận ra nhà thờ Đức Bà - công trình biểu tượng hàng đầu của Sài Gòn xưa và TP.HCM ngày nay, cùng với đó là cây cối phủ khắp khu vực trung tâm thành phố. Bức không ảnh này nằm trong bộ ảnh Sài Gòn thập niên 1920 do Léon Ropion, quan chức công trình công cộng người Pháp chụp và được phục chế màu bởi nhóm Saigon Viewers. Ảnh: Léon Ropion/Saigon Viewers/TTO


    Trong đó, nổi bật là mảng xanh lớn lao ngay trung tâm có cái tên đầy thơ mộng là “công viên Tao Đàn”. Tại đây, lâu lắm rồi chỉ có cây xanh và cây xanh, bãi cỏ và bồn hoa, rất hiếm nhà cửa và các kiến trúc kiên cố. Trong không gian tươi đẹp bốn mùa ấy, trẻ em tha hồ đá banh, chạy nhảy, cắm trại, tìm kiếm côn trùng và bắt bướm cho bài vạn vật. Những vòm lá cao vút và xanh mát, những lối đi nho nhỏ của công viên đã tạo nên một “ốc đảo” thanh bình và lãng mạn giữa một đô thành luôn phập phồng trước nỗi lo binh lửa.

    Công viên còn có cái tên dân dã là “vườn ông Thượng” bởi thời Gia Định thành, nơi đây là “vườn thượng uyển” của tổng trấn Lê Văn Duyệt, tức “ông Thượng”. Thật lý thú, ông Thượng không giữ vườn riêng cho mình mà còn dựng nhà hát bội và trường chọi gà cho công chúng cùng thưởng ngoạn. 

    Người Pháp chiếm Gia Định, cắt một phần vườn ông Thượng làm khuôn viên dinh Norodom (dinh Độc Lập) nhưng vẫn thiết kế phần rộng lớn còn lại làm Jardin de Ville - công viên thành phố, đúng kiểu cách quy hoạch đô thị ở châu Âu thế kỷ XIX. Dần dần, những xóm làng xưa, những con đường chung quanh vườn biến đổi ra các con phố biệt thự kiều diễm “ăn theo” mảng xanh ấy: Nguyễn Du, Sương Nguyệt Anh, Bà Huyện Thanh Quan, Trương Định, Hồng Thập Tự…

    Sau này, một phần đất của vòng ngoài công viên được sử dụng làm Câu lạc bộ thể thao Cercle (Cung Văn hóa Lao động), Viện Dục Anh (Sở Y tế), Hội Hiếu nhạc (Nhạc viện), Hội Kỵ mã (Câu lạc bộ thể thao Nguyễn Du và sân khấu Trống Đồng), Nhà kiếng Công nhân (trụ sở Công đoàn). Nhưng Jardin de Ville đến nay vẫn còn là một Green Zone - vùng xanh ngay giữa phố phường đông đúc, cách chợ Bến Thành đi bộ chỉ mươi phút. 

    Không ảnh Sài Gòn 1955 - thành phố vườn trải rộng bên bờ sông. Ảnh của nhiếp ảnh gia Pháp Raymond Cauchetier


    Trước cửa dinh Norodom, người Pháp còn có sáng kiến làm một “vườn Luxembourg thu nhỏ”, vừa làm tiền cảnh cho dinh, vừa là hậu cảnh khoáng đãng cho nhà thờ Đức Bà. Năm 1919, nhà báo Phạm Quỳnh, khi mới 26 tuổi, lần đầu tiên từ Hà Nội vào Nam kỳ, đã khen ngợi cách thiết kế các đường phố Sài Gòn. Ông ghi nhận chúng khang trang, có nhiều cây ven đường và các đoạn giữa trồng hoa. Ấn tượng nhất với nhà báo là khu vườn trước cửa dinh mà ông gọi là hai “đám rừng nhỏ”, khi về đêm lung linh ánh đèn huyền ảo.

    Trước tháng 4.1975, “đám rừng nhỏ” duy nhất chỉ đặt tượng Petrus Ký - ông cụ Sài Gòn uyên bác, mặc áo dài khăn đóng, đôi mắt trầm tư. Cho đến thập niên 1980, “đám rừng nhỏ” vẫn còn những lối đi chưa bị tráng xi măng và những lề đường chưa bị đặt vật cản xe đạp và xe máy như hiện tại. Người dân, nhất là sinh viên, thích đến đây dạo chơi, hẹn hò, chụp ảnh và vẽ tranh hay ký họa.

    Hình ảnh Dinh Độc Lập được bao quanh bởi "rừng" cây xanh. Ảnh: Zing


    Từ “đám rừng nhỏ” không tên, đại lộ Norodom (nay là Lê Duẩn), chạy thẳng đến một “đám rừng lớn” bao la hơn. Đó là Thảo Cầm viên, ở sát rạch Thị Nghè, người dân quen gọi là Sở Thú nhưng nơi đây còn có Sở Bông. Đây là chốn rừng cũ được “tân trang” làm công viên, đồng thời là trang trại ươm nhiều loại cây giống và hoa cho cả Sài Gòn và Nam kỳ.

    Thú vị thêm nữa, Sài Gòn thời Pháp còn có một “vườn treo” là công viên Pages (Chi Lăng) trên con dốc Catinat (Đồng Khởi). Nó nguyên là đất gò, nằm áp cổng thành Gia Định, được người Pháp giữ lại trồng cây và làm thảm cỏ xanh tốt, với hơn 3.000 mét vuông. Công viên tạo nên một góc xanh quý hiếm ngay trên con phố hoa lệ - vốn chỉ có nhà hàng, khách sạn, cửa tiệm, nhà hát. Rất đau buồn, sang đến năm 2010, công viên gốc bị phá bỏ để xây lại mà một phần nền trở thành tầng hầm và sân vườn trở thành sảnh của cao ốc Vincom bóng lộn, ngạo nghễ.

    Từng có những “Garden City”

    Trong khi ấy, rải rác trước 1945 đã có nhiều quảng trường, công viên, tượng đài và các con kinh trong xanh tô điểm cho một Sài Gòn hiện đại hóa. Từ rất sớm, vào thập niên 1860, hầu hết các con đường đều được trồng cây chọn lọc hai bên đường. Sau bao năm chăm sóc công phu, chúng hóa thành những cool tunnel - đường hầm mát mẻ như nhà văn Anh Horace Blackley ngợi ca, những hàng cây thắp nến như Trịnh Công Sơn cảm hứng để chúng ta thừa hưởng.

    Mặt khác, viền quanh Sài Gòn là đồng ruộng, vườn tược xanh tươi, sông nước, cảnh vật hữu tình. Những cái tên Phú Nhuận, Bình Thạnh, Gò Vấp, Bảy Hiền, Đồng Ông Cộ, Thủ Đức, Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè… khi xưa đều là làng mạc, cây cối và đất nông nghiệp mênh mông. Bán đảo Thủ Thiêm và Thanh Đa - Bình Quới, thêm nữa xa xa là Cần Giờ, còn đầy hoang sơ và yên ả. Thật sự, Sài Gòn vào nửa đầu thế kỷ XX trở đi đã có Green belt - vành đai xanh, mặc dù thuật ngữ này chưa phổ biến vào những năm tháng đó.

    Công viên Luxembourg - Paris  đã đi vào thi ca và tâm thức của nhiều thế hệ Việt (chụp tháng 9.2023).


    Năm 1955, người Pháp chia tay Sài Gòn, để lại những bức không ảnh cho thấy khắp nội thành chan hòa cây xanh, thảm xanh bao bọc những dãy phố, khu phố nhà thấp tầng. Nếu so chân dung thực tế này với các bản vẽ minh họa quy hoạch Sài Gòn 1880, 1889 và 1900, ta có thể nhận ra tầm nhìn và cách thức quy hoạch thành phố ngay từ cuối thế kỷ XIX đã hướng đến mục tiêu tạo lập Garden City - Thành phố Vườn, một quan niệm thiết kế đô thị chỉ mới  nhen nhóm từ Anh quốc vào năm 1898. Và quy hoạch Garden City đã trở nên hiện thực trước nhất ở Sài Gòn, sau đó là Hà Nội và Huế, đặc biệt là Đà Lạt - một thành phố tân lập xinh xắn trên cao nguyên. 

    Đừng để “rừng người”, “rừng nhà” xóa đi rừng cây

    Nhìn lại quá trình kiến tạo của các đô thị trên, chúng ta không khỏi tiếc nuối khi giờ đây “rừng” nhà bê tông, cao ốc lô xô tràn ngập các thành phố cũ và mới. Trong 20 năm trở lại đây, vùn vụt hàng loạt đồng ruộng, sông rạch, rừng núi bị san lấp hay xâm lấn để hóa phố, hóa phường vô tội vạ. Ranh giới tự nhiên giữa đô thị và nông thôn dần dần tan biến. Chỉ riêng về rừng, theo tổ chức Giám sát rừng toàn cầu (GFW), từ năm 2001-2018, Việt Nam đã mất đi 2,6 triệu ha. 

    Tại TP.HCM, công bố của UBND Thành phố cho biết rừng chỉ còn tập trung ở các huyện Cần Giờ (32.480 ha, chủ yếu là rừng sác, rừng trên vùng đất ướt), Củ Chi (795 ha) và Bình Chánh (93 ha). Các huyện này đều đang có dự kiến “lên đời” chuyển thành quận, thành phố và do vậy, nếu không quy hoạch đúng, rừng sẽ còn ra đi.

    Mặt khác, theo thống kê vào năm 2022, diện tích các công viên công cộng và công viên nhỏ trong khu dân cư của TP.HCM chỉ khoảng 500 ha. Nếu chia cho “dân số thường trực” là 9 triệu người (thực tế dân số hiện hữu phải hơn con số đó rất nhiều) thì tỷ lệ hưởng thụ công viên chỉ đạt 0,55m2/người, so với quy chuẩn 7m2/người. Mật độ cây xanh của thành phố hiện chỉ đạt mức 2,2m2/người trong khi quy chuẩn Việt Nam là 10m2/người, còn đô thị của các nước tiên tiến là 20-25m2 cây xanh/người.

    Thiếu cây, thiếu các mảng xanh, thiếu mặt nước đang là vấn nạn trầm trọng không riêng của TP.HCM hay các đô thị Việt Nam. Nhiệt độ gia tăng, khói bụi ngự trị, cảnh quan bức bối đã và đang là cái giá phải trả quá đắt cho việc chậm trễ chỉnh trang đô thị cũ và bùng nổ phát triển đô thị mới trên nhiều châu lục. 

    Hàng cây cổ thụ trên đường Tôn Đức Thắng nay chỉ còn trong ký ức sau đợt "chỉnh trang" xây cầu Thủ Thiêm 2 (nay là cầu Ba Son). Ảnh tư liệu. Ảnh: Trung Dũng


    Giải pháp hạn chế mặt tiêu cực của “rừng người”, “rừng nhà” ở các đô thị hiện hữu dĩ nhiên là phải gia tăng cây xanh, công viên và các cảnh quan tự nhiên. Với TP.HCM, đã có kế hoạch từ nay đến 2025 sẽ tăng thêm tối thiểu 150 ha công viên và vào 2030 con số này sẽ lên mức 450 ha để đạt mục tiêu 7m2/người. Dự kiến, chính quyền sẽ trồng hơn 30.000 cây xanh mới với 20 chủng loại khác nhau. Ngoài ra, sẽ phải tiếp tục giữ rừng và trồng rừng nhiều thêm nữa. 

    Mong rằng với cơ chế tự chủ theo Nghị quyết 98 của Quốc hội, Thành phố sẽ có đủ thẩm quyền và tài chính để thực hiện “xanh hóa” đầy đủ và kịp thời theo những kế hoạch đã định. Tuy vậy, các chính quyền đô thị sẽ còn phải làm nhiều hơn, trong tổng thể thực thi một loại hình mới là kinh tế xanh chứ không phải chỉ có một số hành động riêng gia tăng mảng xanh trong các phố phường.

    Theo chúng tôi, trước nhất cần đồng thuận quan niệm “y phục” hay “dung nhan” của đô thị không phải là “nhà cao cửa rộng”, là kiến trúc hoành tráng hay phương tiện xa hoa! Khởi điểm kiến tạo của đô thị là thương mại, công nghiệp và các dịch vụ cao cấp của kinh tế thị trường. Những bồi đắp tân tạo về cảnh quan và kiến trúc đã làm đô thị khác hẳn nông thôn. Song ở đâu đi nữa, các sản phẩm nhân tạo đều cần cải tiến để tạo thêm thuận lợi và hạnh phúc cho người sử dụng. Chính vì vậy, đã xa rồi thời kỳ đô thị mới hình thành còn xô bồ và kém văn minh, giờ đây chất lượng sống của thị dân (và ngay cả “thôn dân”) không chỉ là tiện nghi máy móc hay công nghệ. Đó còn là khí trời trong lành, cảnh sắc tươi vui, không gian thư giãn và môi trường nhân văn.

    Bờ biển Cần Thạnh, trung tâm Cần Giờ  - mặt tiền của TP.HCM, cùng rừng sác là chiếc áo thiên nhiên cần giữ gìn tốt cho muôn đời sau (chụp tháng 10.2023).


    Để đáp ứng yêu cầu đó, đô thị luôn phải có và giữ được chiếc áo thiên nhiên của mình, bao gồm rừng và vườn, cây xanh và hoa, sông rạch và hồ nước, đồi núi và bãi biển… Muốn các đô thị “mặc lại” hay “khoác thêm” chiếc áo xanh tươi, yếu tố sinh thái và quan niệm kinh tế xanh cần được chú trọng hàng đầu trong việc tái quy hoạch từng thành phố và từng quận, huyện. Các yếu tố này không thể không lan tỏa đến từng khu phố, từng chung cư, từng doanh nghiệp và từng hộ dân. Nhà nước sẽ còn phải bổ sung thêm nhiều nội dung mới về giữ gìn và phát triển sinh thái cũng như kinh tế xanh trong luật và các quy định về đầu tư, xây dựng, quản trị hành chính nhiều mặt. 

    Hiện tại, ở nhiều nước tiên tiến, bắt đầu xuất hiện các khu dân cư và các cao ốc mới được thiết kế theo lối green architecture - kiến trúc xanh. Qua đó, người ta tìm cách đưa cây xanh, đưa không gian hoa lá và hồ nước vào ngay kiến trúc như một lối chơi mới, đầy sáng tạo. Hoặc các nhà đầu tư và thiết kế sẽ dựa theo thiên nhiên chung quanh mà sắp đặt kiến trúc hài hòa và làm gia tăng giá trị kinh tế. Các công trình xây dựng cũ đều được khuyến khích xanh hóa. Với các khu vực ven sông, ven kinh rạch, ven biển và đồi núi, chính quyền cần kiên quyết giữ được không gian công cộng, không cho xây cất các công trình lấn át thiên nhiên hay chỉ phục vụ cho lợi ích nhóm kim tiền. Việc trồng cây xanh mới hay phá bỏ cũng như xây dựng công viên hoặc các khu bảo tồn thiên nhiên đều cần tiến hành minh bạch và khoa học, thông qua đấu thầu, được người dân giám sát chặt chẽ. 

    Sáng kiến chuyển đất nông nghiệp thành nơi trồng rừng, thành công viên ở các huyện sắp chuyển đổi thành đô thị như người dân đã nêu rất đáng hoan nghênh và khảo sát. Chất lượng sống và các kế hoạch chỉnh trang, mở mang của các đô thị Việt Nam đang rất cần những ý tưởng, những cuộc thảo luận phong phú như thế. Suy cho cùng, chiếc áo thiên nhiên của các đô thị lại chính là sản phẩm tái tạo, sản phẩm sáng tạo hay đẹp của người dân và các nhà quản trị thành phố chứ không phải từ “trên trời rơi xuống” hay ngẫu nhiên mà có! Và đấy cũng là cách trở lại với những quan niệm chung sống với đất trời, “thuận thiên”, “về nguồn” với người xưa để khắc phục và phòng chống các tai ương của việc phát triển ồ ạt nhưng thiếu hiểu biết. 

    Bài và ảnh: Phúc Tiến - Theo Người Đô Thị

    THỐNG KÊ TRUY CẬP
    • Đang online 9
    • Truy cập tuần 4440
    • Truy cập tháng 8736
    • Tổng truy cập 310931