Làm cây thông đứng giữa trời mà… lo

22 Trần Quốc Toản, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Tp.HCM
Tiêu điểm
BĐS: Chủ tịch Contrexim: "Một kỹ sư làm việc 20 năm, vợ đi dạy học vẫn đi thuê nhà... giá đất 'nhảy múa' như bây giờ thì cả đời không mua được căn hộ, chưa nói đến đất" Thư Giản: 34 LỜI DẠY CỦA LÃO TỬ Tin tức: Năm 1990, GDP của Việt Nam là 8,22 tỷ USD chưa bằng 1/10 so với Thái Lan (88 tỷ USD). BĐS: Các thương vụ M&A đình đám gọi tên Vingroup, Novaland, CapitaLand, Keppel Land, Trần Thái... chu kì mới sôi nổi của bất động sản dần lộ diện? BĐS: Người mua nhà "chùn bước" vì giá cao Tin tức: Anh cam kết hỗ trợ Việt Nam xây trung tâm tài chính quốc tế ở TP Hồ Chí Minh CN & MT: Merry Christmas and a happy 2025! Tin tức: Hình ảnh tuyến đường 9 năm dang dở ở Thủ Đức sắp thông xe Tin tức: Thu nhập bình quân đầu người TPHCM sắp đạt 8.500 USD? SK & Đời Sống:  TRƯỚC LÀN SÓNG ĐÓNG CỬA Ồ ẠT, CHỦ QUÁN TRUYỀN TAI NHAU CÁCH TRỤ LẠI GIỮA ĐẤT SÀI GÒN NHƯ THẾ NÀO?  BĐS: Thêm nhiều mặt bằng ở TPHCM ế khách dịp cuối năm Tin tức: Thủ tướng: Quy hoạch TP.HCM có tầm nhìn xa trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn VH & TG: Năm dự đoán về Trung Quốc năm 2025 Tin tức: TP.HCM chuẩn bị nguồn điện cho trung tâm dữ liệu 'siêu lớn' VH & TG: Trump không thể bắt nạt toàn thế giới BĐS: Giá nhà đất, chung cư giảm mạnh tới 400 triệu đồng/căn Tin tức: Tóm tăt tuần cuối năm 2024 ở Mỹ CN & MT: AI xóa sổ loài người trong ba thập kỷ? CN & MT: Kỷ nguyên AI đại chúng? Ước mơ trong tầm tay BĐS: DẤU HIỆU KHỦNG HOẢNG BẤT ĐỘNG SẢN CHUẨN BỊ DIỄN RA ?! Tin tức: ‘Căn bệnh mãn tính’ của các ngân hàng tư nhân Việt Nam có bao giờ được chữa khỏi? Tin tức: TPHCM sắp xây thêm 2 tuyến đường huyết mạch nối Long An BĐS: NHÀ MẶT TIỀN CHO THUÊ 50 TRIỆU/ THÁNG BẤT ĐẮC DĨ CHUYỂN THÀNH NƠI THUÊ TRỌ VÌ Ế ẨM BĐS: THỊ TRƯỜNG BĐS 2025-2030: 10 DỰ BÁO QUAN TRỌNG NHÀ ĐẦU TƯ CẦN NẮM RÕ SK & Đời Sống: Việt Nam có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới, chỉ còn khoảng 14 năm để tranh thủ cơ hội ‘dân số vàng’ Tin tức: Thủ tướng: Quyết tâm hoàn thành 1.200km cao tốc cho Đồng bằng sông Cửu Long Thư Giản: Elon Musk bật mí 6 PHƯƠNG PHÁP HỌC độc đáo, làm việc 1 năm bằng người khác làm 8 năm: Thú vị nhất là QUY TẮC 2 PHÚT VH & TG: 'Giấc mộng Trung Hoa' của các doanh nghiệp phương Tây đang tan vỡ Tin tức: TP.HCM nâng gấp đôi độ dài tuyến Metro: Mục tiêu đồng loạt khởi công 7 tuyến trong năm 2027, hoàn thành 355km trong 10 năm tới CN & MT: Từ bộ não người đến trí tuệ nhân tạo Chứng khoán: Chứng khoán Việt Nam sau tròn 3 năm sau lập đỉnh lịch sử: Có thêm gần 5 triệu tài khoản, VN-Index “bốc hơi” 300 điểm Tin tức: Những câu hỏi lớn về nền kinh tế toàn cầu năm 2025 Tin tức: Một cuộc khủng hoảng đang xuất hiện ở nền kinh tế số 1 châu Âu, nghiêm trọng không kém "cơn bĩ cực" của ngành công nghiệp, gióng hồi chuông báo động đến toàn xã hội VH & TG: Những ảo tưởng và lừa dối trong nhiệm kỳ tổng thống của Biden CN & MT: Thế giới đang ‘bán’ giấc mơ siêu AI: Sẽ trị giá 990 tỷ USD vào năm 2027, chi phí cho 1 siêu trung tâm dữ liệu có thể lên đến 10-25 tỷ USD trong vòng 5 năm Tin tức: Cần Giờ, Củ Chi sẽ thay đổi thế nào khi có tuyến metro? BĐS: Bế tắc cấp sổ hồng nhà, đất - Bài 2: Tắc tiền sử dụng đất, nghẽn cấp sổ hồng Tin tức: Tại sao lệnh trừng phạt mới nhất của Mỹ với dầu mỏ Nga lại là một vấn đề lớn? Tin tức: Việt Nam có thể mở ra cơ hội đầu tư 'chưa từng có', trị giá 2.400 tỷ USD Tin tức: Những điều cần biết về việc mua bán và sáp nhập Nippon Steel và U.S Steel  Tin tức: Để tránh nguy cơ tụt hậu BĐS: Chuyên gia ‘mách nước’ đầu tư bất động sản 2025 BĐS: Bảng giá đất mới TP. Hồ Chí Minh tăng từ 4 đến 38 lần: Lo ngại bất động sản “leo thang” BĐS: Nhà 30m2 thành hàng hiếm, giá tăng bất ngờ Tin tức: Hơn 100.000 doanh nghiệp rời thị trường trong năm 2024: Chính sách nào khắc phục khó khăn còn hiện hữu? Tin tức: Kinh tế tuần hoàn của Việt Nam còn ở khoảng cách khá xa so với khu vực Tin tức: Kinh tế Trung Quốc giai đoạn mới và hàm ý cho Việt Nam SK & Đời Sống: Một ngày vào viện dưỡng lão, tôi ngộ ra: Cách bạn đối diện với bệnh tật và tuổi già thể hiện trí tuệ của bạn! Tin tức: Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế: Cơ hội vàng để Việt Nam đột phá Tin tức: CEO Ngân hàng MB nói gì về các món nợ của Novaland, Trung Nam? CN & MT: Nghiên cứu mới: AI sẽ thay thế hàng triệu việc làm vào năm 2030 Tin tức: Bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2024 và dự báo năm 2025 CN & MT: Chống biến đổi khí hậu từ ban công BĐS: Áp dụng bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024: Cả người dân và doanh nghiệp “lao đao” Tiền Tệ : TP. Hồ Chí Minh: Tiền gửi vào hệ thống ngân hàng đạt hơn 4 triệu tỷ đồng BĐS: Đìu hiu mặt bằng nhà phố BĐS: TP.HCM: Nhiều dự án tái khởi động dự kiến có giá bán tăng gấp 2-3 lần giá cũ BĐS: Nhìn lại lịch sử các chu kì tăng trưởng, chuyên gia dự báo bất ngờ về bức tranh bất động sản năm 2025 BĐS: Novaland – khi gã khổng lồ bị quật ngã : Nếu không sửa luật, dự án bất động sản sẽ tắc trong 10 năm tới CN & MT: Lợi ích và rủi ro thực sự đằng sau cuộc đua AI Tiền Tệ : Mô hình kinh tế hiện đại đã thất bại như thế nào? VH & TG: Đọc "God & the New Physics" của Paul Davies Thư Giản: Nhìn lại thế giới 2024 và dự đoán tương lai SK & Đời Sống: Trào lưu mới của dân văn phòng TP.HCM: Rủ nhau đi ăn trưa bằng tàu Metro, khám phá tụ điểm vui chơi dọc tuyến Bến Thành - Suối Tiên CN & MT: Bốn dự báo về AI cho năm 2025 CN & MT: Công nghệ 2024: Thuyền to trong sóng lớn Thư Giản: Ở Sài Gòn rất dễ sống phải không? Tin tức: Ukraine 'khóa van', kỷ nguyên khí đốt của Nga tại châu Âu kết thúc Thư Giản: Ngắm nhìn "hẻm xanh" giữa lòng đô thị SK & Đời Sống: New method turns cancer cells into healthy cells Tiền Tệ : Chính sách tiền tệ năm 2025 sẽ đối mặt với không ít thách thức CN & MT: Newly discovered protein stops DNA damage VH & TG: World's first trillionaire predicted within a decade CN & MT: 'Thời đại AI' - khi trí tuệ nhân tạo chi phối con người BĐS: Thị trường bất động sản năm 2024: Hai thái cực ở hai đầu đất nước VH & TG: Một năm cô đơn, cả thế giới chung màu lạc lõng BĐS: Người trong cuộc bất ngờ “chỉ điểm” diễn biến mới của thị trường địa ốc đầu năm 2025 SK & Đời Sống: Bước vào tuổi 70 tuổi, dù giàu có đến đâu cũng đừng mời họ hàng đến nhà mình làm 1 việc: Sẽ hối hận đấy! Thư Giản: Đường Cao Thắng một thời tuổi trẻ SK & Đời Sống: Mở quán ca phê : dễ mà khó Thư Giản: DONALD TRUMP  và NGƯỜI LÍNH  Chứng khoán: VinaCapital: 2025 có thể là năm biến động đối với thị trường chứng khoán và nền kinh tế Tiền Tệ : Quyết định hạ lãi suất của Fed có thể 'giáng đòn' lên hàng loạt NHTW trên toàn cầu như thế nào? VH & TG: 'Giấc mơ Mỹ' ngày càng xa xỉ VH & TG: VỀ TỲ KHEO HẠNH ĐÀU ĐÀ SỐ 1 THẾ GIỚI NGƯỜI BANGLADESH SHILANANDA  VH & TG: Một câu chuyện truyền cảm hứng về tầm nhìn, sự đổi mới và quyết tâm! SK & Đời Sống: 90% CHỦ CỬA HÀNG KINH DOANH THẤT BẠI VÌ CHỌN SAI MẶT BẰNG  Tiền Tệ : Nhiều ngân hàng chịu áp lực nợ xấu tăng nhanh Thư Giản: Con phố đặc biệt ở Sài Gòn nơi ấp ủ giấc mộng vàng, dệt góc trời nhung nhớ VH & TG: NGỘ 12 LUẬT NHÂN QUẢ BẤT BIẾN TRONG CUỘC ĐỜI Chứng khoán: "Chỉ báo Warren Buffett" cao chưa từng có trong lịch sử, gióng hồi chuông cảnh báo nhà đầu tư về mối nguy của TTCK Mỹ Chứng khoán: Chủ tịch FiinGroup: Hầu hết đầu tư cá nhân đang chịu lỗ VH & TG: Tỷ phú Elon Musk nói thẳng 1 ĐIỀU càng cố tỏ ra hoàn hảo thì con người càng kém giá trị: Tránh được sớm sẽ giàu sớm Tiền Tệ : IMF có tồn tại đến 100 năm không? Tiền Tệ : Tiếp tục tăng – lãi suất đang chịu áp lực từ đâu? Chứng khoán: Nỗi buồn chưa từng có của thị trường chứng khoán Việt Nam: Con số kỷ lục trong hơn 24 năm hoạt động Tin tức: Thế chiến thứ III đã bắt đầu? Chứng khoán: La Nina hoạt động mạnh từ tháng 8, mưa nhiều chưa từng có, cổ phiếu ngành điện ra sao? Chứng khoán: Thời hoàng kim của chứng khoán Việt Nam 2007 VH & TG: Đại lão Hòa thượng Hộ Tông Vansarakkhita (1893-1981) Tin tức: CÁI GIÁ CỦA CHIẾN TRANH 2024 2025 CN & MT: "Báo động đỏ" về khí hậu VH & TG: Nghiên cứu 75 năm của ĐH Harvard: Đây là KIỂU NGƯỜI hạnh phúc nhất, không liên quan gì đến giàu sang, danh vọng! Tin tức: Phố nhậu xập xình nhất TPHCM ế vêu, chủ quán ngồi chờ… dẹp tiệm Tin tức:  2050 Nhân loại đang ở ngã ba đường Tin tức: 20 rủi ro toàn cầu lớn nhất năm 2024, suy thoái kinh tế và thời tiết cực đoan nằm top đầu VH & TG: Câu chuyện Chúa Giê Su ‘sang Phương Đông tu tập’ được kể lại ra sao? SK & Đời Sống: Giáo sư từng đoạt giải Nobel suốt đời tuân theo 6 điều, bảo sao sống thọ 101 tuổi: Tập thể dục hay uống nước cũng gác lại sau VH & TG: Henry Kissinger: Làm thế nào để tránh xảy ra Thế chiến 3? (P1) CN & MT: Dự báo của Yuval Noal Harari về những biến đổi chính trị - xã hội trong thời đại số và những giải pháp cho xã hội tương lai Tin tức: Dấu ấn ODA Nhật Bản tại Đồng bằng sông Cửu Long CN & MT: Làm cây thông đứng giữa trời mà… lo Tin tức: 9 vấn đề định hình nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2024: Từ lạm phát, tăng trưởng GDP đến TikTok, ChatGPT CN & MT: Năng lượng và biến đổi khí hậu CN & MT: Trí tuệ nhân tạo đang thay đổi ngành bán lẻ Tin tức: Trung Quốc chấm dứt 30 năm phát triển mạnh, hết thời làm mưa làm gió trên thế giới? CN & MT: Châu Âu: Thế thượng phong của ô tô điện - bao lâu nữa? CN & MT: Ai là tác nhân chính gây biến đổi khí hậu? Tin tức: Hệ lụy gì từ cuộc chiến mới ở Trung Đông? CN & MT: Kỷ nguyên bùng nổ AI: Linh hồn của thời kỳ Siliconomy Tin tức: Khủng hoảng tại WTO và cảnh báo về sự phân mảnh của kinh tế toàn cầu Tin tức: Dự báo rủi ro lạm phát dai dẳng ở Mỹ Tin tức: Thế giới bắt đầu thời kỳ cấu trúc lại trật tư thế giới The World Begins to Reorder Itself Tin tức: IMF: Triển vọng kinh tế thế giới mấy năm tới chỉ ở “hạng xoàng” CN & MT: Nếu Trái đất nóng hơn 2,5 độ so với thời tiền công nghiệp, ĐBSCL sẽ gặp nguy cơ Tiền Tệ : Dự báo lạm phát đầu năm 2024 có thể lên tới 4,6% - 4,7%? CN & MT: Diễn biến đáng lo ở Nam Cực Tin tức: Thế giới đối mặt cùng lúc 5 căn nguyên của thảm họa và nguy cơ Thế chiến III
Bài viết
Làm cây thông đứng giữa trời mà… lo

    Biến đổi khí hậu đang đánh cắp Giáng sinh. Liệu các nhà khoa học và người trồng thông có gìn giữ được cây thông Noel cho thế hệ tương lai?

    Việc trồng cây thông Noel tốn rất nhiều công sức. Ảnh: Getty Images/EyeEm

     

    Việc trồng cây thông Noel tốn rất nhiều công sức. Ảnh: Getty Images/EyeEm

    Để có một cây thông cao 2m, người trồng phải bỏ ra 8 - 12 năm chăm dưỡng. Vì vậy, chúng ta đang bàn về một ngành đầu tư rất dài hạn. Trong suốt thời gian đó, người ta phải tạo hình và cắt tỉa không ngừng - cây thông Noel không phải tự nhiên mà có hình dạng chóp nón hoàn hảo. Và tất nhiên, chúng cũng cần phân bón và thuốc trừ sâu bệnh.

    Thế nhưng, những chiếc lá kim xanh mướt và thơm thoảng cần nhiều yếu tố hơn thế để có thể bền bỉ trụ lại trên cây đến hết mùa Giáng Sinh.

    Trông trời, trông đất, trông mây

    Trang trại của Diana Karabin nằm ngay giữa tiểu bang Connecticut của Hoa Kỳ, cung cấp cây thông tươi cho các thành phố Bristol, Waterbury, New Britain và mọi thị trấn lân cận, xuyên suốt bốn thập niên qua. Vì không ai đặt hết trứng vào rổ Giáng sinh, trang trại Karabin còn bán những quả táo mới hái trong vườn và chăn nuôi gia súc, gia cầm.

    Trên thực tế, phần căng thẳng nhất của doanh nghiệp này xoay quanh chuyện trồng thông, Diana kể với cây bút Luke Winkie của trang Vox vào năm 2020. Mẹ thiên nhiên, đối với người nông dân bất luận chuyên môn và địa điểm, thường hay đổi tính đổi nết. Nhà Karabin không dựa vào việc tưới tiêu để nuôi sống cây trồng. Thay vào đó, họ chỉ mong trời mưa.

    Tuy nhiên, như thông lệ, cái gì nhiều quá cũng không tốt. Năm ngoái thì khô hạn, năm nay lại ẩm ướt hơn. Connecticut vừa có một năm 2023 đảo điên với cái lạnh tràn từ Bắc cực, lũ lụt diện rộng và cả những cơn lốc xoáy.

    Hơn 60 năm trong nghề, nhà Kogut ở vùng Meriden đã chứng kiến biến đổi khí hậu. Trả lời Đài NBC, Kogut nói: "Khí hậu đã thay đổi. Bạn có những ngày ấm áp, bạn có những ngày lạnh giá". 

    Tính đến trung tuần tháng 11, cô ước tính mình đã mất 500 cây thông Fraser (Abies fraseri), loài thông được săn đón nhiều nhất, vì trời mưa. Nó sẽ ảnh hưởng đến chuyện kinh doanh, nhưng phải sau độ chục năm nữa. Họ đã trồng thêm cây non mong kịp lấp đầy khoảng trống.

    Trong khi đó, đợt nắng nóng kỷ lục hồi tháng 6 ở vùng tây bắc Hoa Kỳ ven biển Thái Bình Dương đã giết chết vô số cây thông non và làm hỏng những cây già. Tại bang Oregon, trang trại Noble Mountain đã mất gần 60% số cây thông giống, Scientific American đưa tin.

    Những cây thông non thường có hệ thống rễ nông, vốn không thể vươn ra khỏi lớp đất khô gần bề mặt để tìm nước. Những cây già dặn hơn có thể sống sót, nhưng chúng lại bị rụng lá hoặc lá kim chuyển sang màu nâu mỗi khi gặp nắng nóng và hạn hán khắc nghiệt. Và cây Noel nâu thì bán cho ai?

    Một cây thông non bị hạn hán và nhiệt độ tàn phá. Ảnh: Chad Hipolito/The Canadian Press

    Một cây thông non bị hạn hán và nhiệt độ tàn phá. Ảnh: Chad Hipolito/The Canadian Press

    Mùa hè ngày càng dài hơn và nóng hơn còn có thể "phá đám" Giáng sinh một cách tinh vi. Để đi vào trạng thái ngủ đông khi nhiệt độ giảm vào mùa thu, cây lá kim phát triển một lớp phủ đặc biệt quanh những chiếc lá nhọn của mình, nhằm bảo vệ chúng nguyên vẹn và khỏi bị hư hại do sương giá. 

    Nhưng vì mùa hè nay đã dài hơn, thông được thu hoạch giữa tiết trời tháng 11 còn ấm. Vì vậy, chúng không nhận được "tín hiệu lạnh" để phát triển lớp phủ, dẫn đến hiện tượng lá kim rụng lã chã dưới gốc cây sau khi gia chủ đã nhọc công trang trí.

    Biến đổi khí hậu làm cây cối dễ mắc bệnh hơn. Cái nóng và cả sự ngập úng đều làm cho sâu bệnh hại lây lan. Và rồi con người lại phải dùng đến các chất hóa học gây ô nhiễm.

    Trông cả chỉ trích

    Morvan là vùng trồng cây thông Giáng sinh lâu đời nhất của Pháp, với khoảng 100 nông hộ bán ra 1 triệu cây mỗi năm. Biến đổi khí hậu đang đe dọa đời sống của cộng đồng này. Họ buộc phải trồng cây con vào mùa thu thay vì mùa xuân. Họ phải đợi đến gần cuối mùa mới chặt cây, với hy vọng thời tiết sẽ lạnh hơn.

    Người trồng thông Noel là nạn nhân của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ gây ô nhiễm nguồn nước, cũng như tình trạng độc canh gây hại cho đa dạng sinh học, lại tạo ra căng thẳng ở Morvan và nhiều nơi khác trên toàn thế giới. "Nạn nhân" trở thành "ác nhân".

    Đối với những người tiêu dùng có trách nhiệm, dấu chân sinh thái của cây thông họ mang vào nhà rất quan trọng. Một số cơ quan truyền thông, từ CNN đến The Washington Post, đã phải gấp rút trả lời thắc mắc của độc giả về tác động môi trường của cây thông Noel. Nên chọn thông tươi hay thông giả (vốn được sản xuất ở bên kia đại dương) là câu hỏi dễ thấy trên mạng.

    "Tại sao mọi người không tập trung vào cây trồng của ngành công nghiệp nước hoa? Còn ngành đồ chơi bằng nhựa thì sao? Còn lượng khí thải carbon khi đi du lịch trong kỳ nghỉ thì sao? Tại sao chúng tôi lại vào vai phản diện?" - Laurent Cottin, một nông dân trồng thông hữu cơ ở Morvan, nói với Mélissa Godin của tạp chí Atmos vào năm 2022.

    Đến nay, những người nông dân như Cottin đã cố gắng thay đổi, theo hướng hữu cơ và đa canh. Họ sử dụng ít thuốc trừ sâu hơn hoặc không sử dụng gì cả, Atmos ghi nhận. Lũ cừu giúp họ làm cỏ. Cà chua và việt quất giúp đa dạng cây trồng. Một số thậm chí còn được chứng nhận hữu cơ.

    Nấm Amanita muscaria thường thấy quanh gốc thông. Ảnh: Nathan Gilles/Columbia Insight

    Nấm Amanita muscaria thường thấy quanh gốc thông. Ảnh: Nathan Gilles/Columbia Insight

    Nhiều người sẽ ngạc nhiên nếu biết rằng trước câu hỏi "nên chưng cây Noel thật hay giả", các nhà sinh thái học sẽ trả lời là cây thật. Cây Giáng sinh thật mang lại nhiều lợi ích sinh thái hơn so với phiên bản nhựa, được vận chuyển từ cách xa nửa vòng trái đất.

    Theo Andy Finton, nhà sinh thái học rừng của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên ở Massachusetts, các đồn điền trồng cây Giáng sinh như những khu rừng non - chúng hút carbon từ khí quyển, làm sạch không khí và cả nguồn nước. Trước tình trạng mất rừng tự nhiên ngày càng gia tăng, các vườn thông có thể cung cấp môi trường sống cho động vật hoang dã, đặc biệt là các loài chim và động vật có vú thích không gian mở ở bìa rừng, ông nói với New York Times.

    Một nghiên cứu của Đức công bố năm ngoái cho thấy các đồn điền cây lá kim có thể là nơi ẩn náu quan trọng cho bốn loài chim đang bị đe dọa; đồng thời, côn trùng thụ phấn và ăn sâu bọ cũng có thể được hưởng lợi.

    Tìm cây thông "thích ứng"

    Ngày ngày, tiến sĩ Gary Chastagner của Đại học bang Washington (Mỹ) đi kiểm tra những hàng thông được trồng sát chặt, tạo nên khu rừng Giáng sinh và cũng là phòng thí nghiệm của ông.

    Cây bút Nathan Gilles của trang Columbia Insight mô tả khu rừng: nền đất tối và ẩm ướt được bao phủ bởi nấm Amanita muscaria màu đỏ tươi và lốm đốm trắng. Chúng bao quanh gốc thông như vô số món quà Giáng sinh rực rỡ sắc màu. 

    Theo truyền thuyết, các pháp sư ở phương bắc đã từng ăn một loại nấm bí ẩn, thứ có chứa hợp chất tác động lên thần kinh được cho là đã giúp họ bay lên sao Bắc Đẩu - một câu chuyện rất có liên quan đến ông già Noel và lũ tuần lộc.

    Vậy nên, giữa khu rừng này, dường như nghiên cứu của Chastagner được ban phước lành bởi lễ Giáng sinh và phép màu của tự nhiên. Là một nhà nghiên cứu bệnh trên thực vật, Chastagner, hay còn gọi là "bác sĩ cây thông Noel", đã dành hơn 40 năm đời mình để đồng hành với những người trồng thông ở Washington và Oregon, dùng khoa học để đối phó với Mẹ thiên nhiên khó đoán.

    Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nghiên cứu của Chastagner tập trung vào vấn đề nhức nhối duy nhất: làm thế nào để cây thông Noel có khả năng chống chọi với biến đổi khí hậu?

    Tiến sĩ Gary Chastagner tại khu rừng thông thử nghiệm ở Washington, Mỹ. Ảnh: Nathan Gilles/Columbia Insight

    Tiến sĩ Gary Chastagner tại khu rừng thông thử nghiệm ở Washington, Mỹ. Ảnh: Nathan Gilles/Columbia Insight

    Từ giữa những năm 1990, Chastagner đã thử nghiệm trên thông Nordmann (Abies nordmanniana), loài cây đến từ dãy núi Kavkaz ở Thổ Nhĩ Kỳ, Gruzia và Nga. Ông cũng điều tra 2 loài phụ: thông Thổ Nhĩ Kỳ và thông Trojan, nhằm tìm kiếm những đặc điểm di truyền sẽ giúp cho cây thông Giáng sinh giữ nước và giữ lá kim tốt nhất sau khi thu hoạch.

    Ví dụ trong một thí nghiệm, các cành cây phải "nhịn uống" trong vòng ba tuần. Sau đó, Chastagner sẽ cố gắng làm rụng lá kim của chúng. Thí nghiệm đơn giản này giúp xác định loài cây nào và cá thể nào trong loài đó có thể giữ được lá kim lâu nhất sau khi bị chặt khỏi gốc. 

    Công việc này nằm trong một nỗ lực không ngừng nghỉ của tập thể các nhà khoa học ở Washington, Oregon, North Carolina, Michigan và các nơi khác, để tìm kiếm những cây thông Giáng sinh có khả năng chịu được biến đổi khí hậu trong tương lai.

    Nhưng khả năng chịu hạn vẫn chưa đủ, bởi vì biến đổi khí hậu còn liên quan đến điều kiện ẩm ướt và ấm áp vốn được các mầm bệnh ưa thích. Phytophthora là nhóm nấm mốc gây thối rễ ở thông; chúng có thể sẽ mạnh mẽ và phổ biến hơn trong thời tiết ấm áp của tương lai. 

    Theo thử nghiệm của Chastagner và những người khác, các giống thông Á - Âu kể trên dường như có khả năng chống lại các mầm bệnh như Phytophthora của vùng tây bắc Mỹ.

    Hiện đã 75 tuổi, Chastagner sẽ nghỉ hưu vào năm tới. Cùng lúc đó, mật độ khí nhà kính gây biến đổi khí hậu trên toàn cầu chưa có dấu hiệu giảm. Phép màu nào cho tương lai của những cây thông Giáng sinh? Câu trả lời ở trong tay nhiều người chứ không riêng gì Chastagner.

    Khắp thế giới, mưa lớn cũng đang làm giảm nguồn cung cây thông Noel ở Úc, trong khi nắng hạn đang làm điều tương tự ở Hungary và Canada. Khí hậu khắc nghiệt, cùng với nhiều lý do khác, đã khiến khoảng 1.000 trang trại trồng thông biến mất ở Canada trong vòng một thập niên, chỉ còn lại 1.360 trang trại vào năm 2021, theo cơ quan thống kê Statistics Canada.

    LÊ MY - Theo Tuổi Trẻ

    THỐNG KÊ TRUY CẬP
    • Đang online 28
    • Truy cập tuần 828
    • Truy cập tháng 10205
    • Tổng truy cập 185280