Henry Kissinger, vị ngoại trưởng định hình thế giới

22 Trần Quốc Toản, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Tp.HCM
Tiêu điểm
SK & Đời Sống: Mô hình kinh doanh mới giúp cửa hàng ăn uống vượt qua thời suy thoái SK & Đời Sống: Chuyên gia khởi nghiệp cũng tuyên bố đóng cửa quán cà phê nổi tiếng Tiền Tệ : Chủ tịch Dragon Capital nêu hai lý do nhóm quỹ quy mô 500 tỷ USD chưa giải ngân vào Việt Nam CN & MT: Từ chỗ là hình mẫu cho cả thế giới học tập, quốc gia châu Âu này bỗng quay ngoắt thái độ với ô tô điện - “EV không giải quyết được vấn đề của chúng ta” Tin tức: Vượt Singapore trở thành nền kinh tế thứ 3 Đông Nam Á, Việt Nam được nhiều DN ngoại quốc chọn làm "căn cứ điểm" chiến lược Tin tức: Nhà hàng, quán ăn vắng khách, nhiều người lao đao Tin tức: Vị thế FDI tại Việt Nam sau 35 năm mở cửa CN & MT: Tên lửa Starship lại phóng vào không gian: Chinh phục Sao Hỏa không còn xa Chứng khoán: Nỗi buồn chưa từng có của thị trường chứng khoán Việt Nam: Con số kỷ lục trong hơn 24 năm hoạt động CN & MT: Vì sao các hãng dầu khí giảm tham vọng về năng lượng xanh? CN & MT: Nearly half of US jobs could be at risk of computerisation within 20 years VH & TG: Thách thức từ kỷ nguyên già hóa và suy giảm của dân số toàn cầu VH & TG: 16 bức ảnh chứng minh Hàn Quốc đang sống ở năm 2050 BĐS: Sức sống mới ở khu Tây TP.HCM BĐS: Hàng nghìn tỷ đồng tồn kho của loạt "ông lớn" bất động sản: Doanh nghiệp nào "ôm" nhiều nhất? Tin tức: Khu vực giữ vai trò chiến lược trong bức tranh quy hoạch đô thị của TP. HCM: Tương lai sẽ là "Silicon Valley" của Việt Nam SK & Đời Sống: 60 tuổi là thời điểm quyết định tuổi thọ: Nếu không có 6 biểu hiện này khi ăn sáng thì bạn sẽ sống lâu BĐS: VÒNG ĐỜI CỦA BĐS ĐẦU CƠ MÀ BẠN PHẢI BIẾT ĐỂ TRÁNH ĐU ĐỈNH VH & TG: Kết nối với mạng đường sắt Trung Quốc: Nam quốc sơn hà Nam đế cư BĐS: Chiến lược đầu tư shophouse khối đế chung cư CN & MT: Hàng loạt nhà máy đóng cửa hoặc phá sản, ngành lọc hóa dầu đang trong 'mùa đông khắc nghiệt' Tin tức: Mở rộng cao tốc lên 8 làn sẽ góp phần giải quyết kẹt tại cửa ngõ phía Tây Nam TP.HCM CN & MT: Lời cầu nguyện của rừng 2023 Tiền Tệ : Liên tục phát hành trái phiếu khủng: Nhu cầu vốn của các ngân hàng có thật sự lớn đến thế? BĐS: Chuyên gia dự báo thị trường bất động sản năm 2025 CN & MT: AI, Robotics, and the Future of Jobs VH & TG: Thế giới viễn tưởng của Donald Trump CN & MT: ĐBSCL có thể khai thác hơn 100.000 MW điện gió và điện mặt trời CN & MT: ĐỊA CHÍNH TRỊ CỦA QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI NĂNG LƯỢNG: CƠ HỘI CHO PHÍA NAM TOÀN CẦU SK & Đời Sống: Mở quán cà phê: Cuộc chiến khó lường BĐS: Doanh nghiệp bất động sản vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn CN & MT: Công trình 200 năm có thể giải cứu “hạn mặn” ở ĐBSCL vừa xác lập kỷ lục chưa từng có ở Việt Nam BĐS: “Thị trường bất động sản đang ở trạng thái kim tự tháp 'ngược', từ năm 2021 đến nay, nhà ở giá dưới 3 tỷ tại TP.HCM hoàn toàn vắng mặt” Tin tức: Bắt đầu hạn chế xe máy Tiền Tệ : Các ngân hàng trên sàn có hơn 253.000 tỷ đồng nợ xấu: Những cái tên nào đang đứng đầu bảng? VH & TG: Cái giá của Tự Do CN & MT: Siêu máy tính khổng lồ của Elon Musk: Được cấp 150MW điện, sẵn sàng vận hành đồng loạt 100.000 GPU CN & MT: Physical activity linked to extra 11 years of life Tiền Tệ : Áp lực nợ xấu ngân hàng tiếp tục tăng Tin tức: Tập vẫn sẽ theo đuổi “Trung Hoa Mộng” bất chấp sự trở lại của Donald Trump Tin tức: Trump 2.0: Một thế giới khó đoán định? BĐS: "Phố Nhật Bản" giữa lòng TPHCM trước thời điểm cải tạo Thư Giản: Mùa hạ tháng 8 2020 có DỰ BÁO 30 NĂM BẢN LỀ THẾ KỶ 21 (2020-2050) Thư Giản: Có tài sản bao nhiêu thì lọt top 1% và 10% giàu nhất Việt Nam? Thư Giản: ‘Ngôi nhà’ 2 tầng núp hẻm, giàu năng lượng tích cực giữa lòng Quận 1 BĐS: SO SÁNH TỒN KHO BẤT ĐỘNG SẢN 2015-2022. 10 ông lớn địa ốc tồn kho hơn 40 nghìn tỷ 62015 30.6.2015 BĐS: Loạt doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu trở lại BĐS: TS. Cấn Văn Lực: “Ai làm bất động sản ở phân khúc nhà phố thương mại thì cần phải quan sát để cơ cấu lại” BĐS: 1 tỷ USD vốn FDI vào nhà đất: Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia... dẫn đầu làn sóng M&A : Nếu không sửa luật, dự án bất động sản sẽ tắc trong 10 năm tới SK & Đời Sống: "Phụ tùng thay thế" cho con người Tin tức: What just happened? It was the economy, stupid VH & TG: Các dấu hiệu cho thấy chúng ta đang chứng kiến trận chiến cuối cùng trong 100 năm đồng tồn của hai hệ tư tưởng 9-2021 Tiền Tệ : Bàn về các kịch bản tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 - 2030 Tiền Tệ : Kinh tế tuần hoàn đã trở thành lợi thế cạnh tranh mới VH & TG: “Giấc mơ Mỹ” đáng giá bao nhiêu? SK & Đời Sống: Già hóa dân số, mỗi người có 10 năm sống với bệnh tật Thư Giản: Nhớ mưa Sài Gòn... Tiền Tệ : Lượng tiền ngân hàng cho vay vượt huy động Thư Giản: Viết cho ngày doanh nhân 13/10 SK & Đời Sống: Nền kinh tế cho người già Thư Giản: Mùa nước tràn đồng Thư Giản: BÍ QUYẾT SỐNG NHẸ NHÀNG  Chứng khoán: La Nina hoạt động mạnh từ tháng 8, mưa nhiều chưa từng có, cổ phiếu ngành điện ra sao? Thư Giản: 5 câu chuyện Đại chiến lược của Thế giới 2020-2035. Chứng khoán: Thời hoàng kim của chứng khoán Việt Nam 2007 Chứng khoán: “Đỉnh và đáy” cũng như “đêm với ngày”: Nhà đầu tư lão làng Charlie Munger tiết lộ triết lý đầu tư chưa khi nào lỗi thời để gặt hái thành công Chứng khoán: Thị trường chứng khoán Mỹ chìm trong sắc đỏ trong ngày Thứ hai đầu tuần Tin tức: CÁI GIÁ CỦA CHIẾN TRANH 2024 BĐS: Thời điểm vàng cho bất động sản hậu khủng hoảng CN & MT: Dự báo của Yuval Noal Harari về những biến đổi chính trị - xã hội trong thời đại số và những giải pháp cho xã hội tương lai CN & MT: Neuromorphic supercomputer aims for human brain scale BĐS: Doanh nghiệp trả mặt bằng hàng loạt BĐS: Mặt bằng 'bình dân' ở TP.HCM: Giảm giá phân nửa, giảm tiền cọc vẫn bỏ trống BĐS: Sóng 'tháo chạy' khỏi mặt bằng tiền tỷ khu vực trung tâm giờ ra sao? CN & MT: Trí tuệ nhân tạo đang thay đổi ngành bán lẻ Tin tức: Hệ lụy gì từ cuộc chiến mới ở Trung Đông? BĐS: Dấu ấn bất động sản quý 3: Những "đốm sáng" trong khó khăn Tin tức: Thế giới bắt đầu thời kỳ cấu trúc lại trật tư thế giới The World Begins to Reorder Itself Tin tức: IMF: Triển vọng kinh tế thế giới mấy năm tới chỉ ở “hạng xoàng” BĐS: Chuyên gia nêu rõ khó khăn lớn nhất của thị trường bất động sản hiện nay Tin tức: Nền kinh tế toàn cầu ra sao khi phải đối mặt với cuộc khủng hoảng mới trong cuộc chiến Israel-Gaza? Tin tức: Xung đột Israel - Hamas: Người ra mặt và kẻ giấu mặt CN & MT: Nếu Trái đất nóng hơn 2,5 độ so với thời tiền công nghiệp, ĐBSCL sẽ gặp nguy cơ Tin tức: Tỉ phú israel có con gái bị Hamas giết! : Vòm sắt - hệ thống đánh chặn tên lửa thành công hơn 90% của Israel? Tin tức: Thế giới đối mặt cùng lúc 5 căn nguyên của thảm họa và nguy cơ Thế chiến III CN & MT: Toyota chứng minh cho cả thế giới thấy 'không vội làm xe điện' là đúng: 1 startup làm 9 năm vẫn lỗ, càng bán càng không có lãi
Bài viết
Henry Kissinger, vị ngoại trưởng định hình thế giới

    Được xem là vị ngoại trưởng Mỹ quyền lực nhất từ sau Thế chiến 2, Henry Kissinger là sự pha trộn giữa cảm hứng, mưu mẹo, quyền lực, yêu và ghét.

    Cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger phát biểu tại một diễn đàn ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) năm 2007 - Ảnh: REUTERS

    Cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger phát biểu tại một diễn đàn ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) năm 2007 - Ảnh: REUTERS

    Hôm 29-11, báo chí Mỹ đồng loạt đưa tin ông Henry Kissinger đã trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 100, để lại một sự nghiệp đầy màu sắc và tranh cãi.

    Cái chết của Kissinger gây chú ý không khác gì việc một nhân vật tầm cỡ đương nhiệm qua đời, vì những di sản của chính trị gia này vẫn hiện hữu và thậm chí có thể định hình tương lai.

    Henry Kissinger là ai?

    Không đơn giản để viết về Kissinger, kể cả việc nên đề cập nhân vật này dưới tư cách gì. Ông nổi tiếng với vai trò ngoại trưởng Mỹ, nhưng cũng là một học giả với những cuốn sách nằm lòng cho giới quan hệ quốc tế.

    Tên tuổi và sức ảnh hưởng của ông đã vượt xa một nhà ngoại giao chuẩn mực thông thường.

    Nói như Washington Post, Kissinger là một học giả, chính khách, một "nhà ngoại giao ngôi sao có quyền lực vô song trong chính sách đối ngoại của chính quyền hai tổng thống Richard Nixon và Gerald Ford". Và với tư cách một cây bút, một nhà cố vấn, ông đã đưa ra những nhận định "định hình chính trị và kinh tế toàn cầu".

    Sinh ngày 27-5-1923, Kissinger là một trong những nhân vật chính trị nổi bật nhất lịch sử thế giới đương đại.

    Ông đã cố vấn cho 12 đời tổng thống Mỹ, từ John F. Kennedy cho tới Joe Biden, tức hơn một phần tư tổng số người từng lãnh đạo nước Mỹ, theo lưu ý của tờ New York Times.

    Sự nghiệp chính trị kéo dài cũng đặt Kissinger vào trung tâm của những biến cố quốc tế lớn nhất thế kỷ 20, cũng như sự thay đổi định hình bức tranh hợp tác toàn cầu hậu Thế chiến 2.

    Trong nhiều thập kỷ qua, ông vẫn là tiếng nói quan trọng nhất của nước Mỹ xét về việc quản lý sự trỗi dậy của Trung Quốc, cũng như thách thức kinh tế, quân sự và công nghệ Bắc Kinh mang tới.

    Ông là người Mỹ duy nhất tham gia vào việc quản lý mối quan hệ Mỹ - Trung với mọi lãnh đạo Trung Quốc từ thời Mao Trạch Đông cho tới Tập Cận Bình ngày nay.

    Mới cách đây vài tháng, khi đã 100 tuổi, ông vẫn được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp đón thân thiết tại Bắc Kinh, bất chấp quan hệ Mỹ - Trung rất xấu.

    Kissinger: cảm hứng, mưu mẹo, đạo đức, yêu, và ghét

    Xét về nghề nghiệp, ông Kissinger đã sống một cuộc đời nhiều sinh viên và giới làm đối ngoại phải ao ước.

    Kissinger sinh ra tại Furth (Đức) với tên Heinz Alfred Kissinger. Từ một người nhập cư Do Thái chạy khỏi chiến dịch của Đức quốc xã, ông tới Mỹ vào năm 1938 khi còn rất trẻ và khả năng nói tiếng Anh hạn chế. Tuy nhiên, nỗ lực của Kissinger sau đó biến ông trở thành nhà ngoại giao quyền lực và một học giả đầy sức ảnh hưởng.

    Kissinger trở thành công dân Mỹ năm 1943, theo học Đại học Harvard nhờ học bổng, sau đó lấy bằng thạc sĩ năm 1952 và tiến sĩ năm 1954. Ông cũng dạy tại Harvard trong 17 năm.

    Trong hầu hết khoảng thời gian ấy, ông làm cố vấn cho các cơ quan chính phủ, đặc biệt làm trung gian cho Bộ Ngoại giao Mỹ ở Việt Nam.

    Cố tổng thống Mỹ Richard Nixon (trái) lắng nghe cố ngoại trưởng Henry Kissinger trên chuyến bay đến Bỉ năm 1974 - Ảnh: NBC NEWSCố tổng thống Mỹ Richard Nixon (trái) lắng nghe cố ngoại trưởng Henry Kissinger trên chuyến bay đến Bỉ năm 1974 - Ảnh: NBC NEWS

    Sự nghiệp ngoại giao của Kissinger mở ra, khi có thời điểm ông là nhân vật quyền lực thứ hai chỉ sau Tổng thống Nixon. Việc ông Nixon chọn Kissinger làm cố vấn an ninh năm 1968 được xem là một quyết định rất bất ngờ khi hai người không biết rõ về nhau.

    Sau khi chính thức gia nhập Nhà Trắng dưới thời Nixon năm 1969, ông Kissinger là người hiếm hoi kiêm nhiệm cả vị trí cố vấn an ninh quốc gia lẫn bộ trưởng ngoại giao năm 1973. Theo Los Angeles Times, Kissinger thậm chí là người duy nhất nắm cùng lúc hai vị trí này. Khi Nixon từ chức, ông vẫn phục vụ dưới thời tổng thống Gerald Ford.

    Rất ít nhà ngoại giao vừa được ca ngợi hết lời, vừa bị chỉ trích gay gắt như Kissinger. Ông được xem là kiến trúc sư trong mối quan hệ giữa Mỹ và Liên Xô, Trung Quốc hậu Thế chiến 2, nhưng cũng bị đặt dấu hỏi về đạo đức, bị mô tả như một con cáo già đầy mưu mẹo và thực dụng theo kiểu Nicolo Machiavelli.

    Với người thích Kissinger, ông là nhân vật tái định hình chính sách ngoại giao nhằm phản ánh lợi ích của Mỹ. Với người ghét Kissinger, ông là kẻ sẵn sàng bỏ qua "giá trị Mỹ", giá trị đạo đức, nhân quyền... miễn đạt được mục đích phục vụ quốc gia.

    Đa số giới học giả nhận định Kissinger là một nhà khoa học chính trị theo chủ nghĩa hiện thực (Realism), mặc dù một số cũng nhận xét ông Kissinger nghiêng về hướng chủ nghĩa kiến tạo (Constructivism).

    Tờ Washington Post nhắc lại một câu nói nổi tiếng của Kissinger khi ông cho rằng mình đang hoạt động "trong một thế giới mà quyền lực vẫn là vị trọng tài sau cùng".

    Thực tế, dù yêu hay ghét, dư luận không thể phủ nhận sức ảnh hưởng của Kissinger, người "đã thay đổi hầu hết mối quan hệ toàn cầu mà ông can dự", theo cách nói của New York Times.

    Với xu hướng đặt lợi ích lên trước tiên, Kissinger cổ vũ lập trường giảm căng thẳng với Trung Quốc và Liên Xô (sau này là Nga), cũng như đề cao vai trò của nhà vua Iran (Shah) như một mỏ neo trong chính sách của Mỹ ở vịnh Ba Tư. Tới nay, một số ý kiến chỉ trích vẫn khẳng định khu vực Trung Đông khủng hoảng chính là hậu quả từ "chiến lược lớn" của Kissinger.

    Trong ba cái tên Trung Quốc, Nga và Iran, không cái tên nào được lòng truyền thông và quan điểm chính trị dòng chính của Mỹ. Đó cũng là lý do Kissinger gặp chỉ trích nhiều trên mặt báo, đặc biệt khoảng một, hai thập niên trở lại đây.

    NHẬT ĐĂNG - Theo Tuổi Trẻ

    THỐNG KÊ TRUY CẬP
    • Đang online 5
    • Truy cập tuần 1415
    • Truy cập tháng 12337
    • Tổng truy cập 157760