Ngẫm 1.5.2025 hơn 3 năm cuộc chiến Ukraine NGA thực chất là cuộc đấu phi hạt nhân của phương Tây Mỹ với Nga trung quốc Triều tiên..
Đó là bản demo thực nghiệm chiến tranh phi hạt nhân có giới hạn kỷ 21 .
Giá trị nghiên cứu và thực nghiệm rất cao ..nó kết thúc thế nào v.v sẽ giúp phác thảo kịch bản chiến tranh kỷ 21 cho đến 2040..
Nó cũng cho thấy con người vẫn chưa thể đoạn tuyệt chiến tranh nóng ..nhưng nó cũng cho thấy thêm là con người vẫn tiếp tục giử khả năng chưa vượt giới hạn đỏ chiến tranh hạt nhân..
1) Chiến tranh công nghệ: toàn bộ chiến trường hiện đại đều được quan sát 24/24 bởi drone trinh sát, được truyền về căn cứ chỉ huy điều hành tác chiến trong thời gian thực. Các đơn vị bộ binh khi tấn công hay phòng thủ đều được hỗ trợ bởi drone trinh sát từ trên cao. Ngoài drone trinh sát còn có sự có mặt của các loại drone tấn công như: drone cảm tử (cánh bằng/FPV/drone cáp quang), drone thả bom (cánh bằng/8 cánh quạt loại lớn(lính Nga gọi là baba yaga)/drone 4 cánh quạt thả lựa đạn), drone bắn tên lửa (có dẫn đường hoặc rocket không dẫn đường), drone được trang bị súng để bắn bộ binh dưới đất, drone chống drone (đây là loại drone 4 cánh quạt được trang bị súng hoa cải để bắn hạ các con drone khác). Ngoài ra drone cũng thực hiện các nhiệm vụ như: phòng không (drone mẹ phóng drone cảm tử "con" vào mục tiêu trên không), rải truyền đơn, tiếp vận lương thực và vũ khí cho bộ binh tại vị trí chiến đấu, thu chiến lợi phẩm (loại drone này được buộc với dây, đầu kia của dây là các móc câu, chuyên dùng để "câu" súng đạn từ những tên địch đã chết), tấn công tầm xa (có thể được phóng từ tàu không người lái hoặc drone mẹ). Pháo binh hoàn toàn được chỉ điểm và điều chỉnh bởi drone. Drone cũng rải mìn và đinh ống lên các tuyến đường vận tải làm tiêu hao sinh lực địch. Đến nay, còn có thêm UGV (drone mặt đất) dùng cho tấn công (cảm tử hoặc mang súng máy), vận chuyển đạn dược, người bị thương, bố trí dây thép gai. Trong mỗi trung đội bộ binh ngày nay đều phải biên chế một lính phi công được huấn luyện điều khiển drone và ít nhất một người phụ trách điều hành các hệ thống tác chiến điện tử cấp trung/ tiểu đội. Mỗi tiểu đội đều phải được trang bị một khẩu súng hoa cải để chống drone. Xe cộ dùng cho quân sự đều phải trang bị lưới và hệ thống tác chiến điện tử (máy phá sóng, máy phát hiện tần số drone). Dữ liệu từ drone được truyền về trung tâm chỉ huy bằng vệ tinh và tập hợp, xử lí thông qua phần mềm điều hành tác chiến (phần mềm của Ukraina gọi là Delta).
Việc thành lập dây truyền tự sản xuất drone phục vụ chiến đấu và huấn luyện phi công drone là tối quan trọng. Drone phục vụ chiến đấu đa phần không thể mua của nước ngoài (vì chính họ cũng chưa tự sản xuất đủ nhu cầu trong nước). Ai sản xuất nhiều drone hơn người đó có ưu thế trên chiến trường. Ngoài ra, các loại đạn dược thả từ drone cũng cần được sản xuất hàng loạt với số lượng lớn.
2) Sự xuất hiện của drone khiến các chiến thuật quân sự trước đây trở nên lỗi thời. Các chiến thuật như phục kích, chiến lược như đánh du kích, mặc dù không mất đi hoàn toàn nhưng bị giảm mạnh về độ hiệu quả (do địch thường có trinh sát bằng drone đi cùng), chiến tranh ngày nay phụ thuộc nặng nề vào năng lực chế tạo, điều hành drone và tác chiến điện tử. Việc ngụy trang khỏi drone rất khó do sự phát triển của công nghệ ảnh nhiệt hiện đại. Ngày nay drone có máy quay nhiệt có thể phát hiện được nhiệt từ bãi nước tiểu từ khoảng cách hàng trăm mét trên cao. Đào địa đạo cũng không còn hiệu quả như xưa, drone có thể nhanh chóng phát hiện cửa hầm do độ chênh lệch nhiệt độ và thả khối bộc phá vào làm sập cửa hầm. Những con drone FPV cảm tử đuổi bám theo lính bộ binh như những con ruồi, con muỗi trước khi phát nổ. Chúng còn có thể chui vào nhà qua đường cửa sổ rồi kiểm tra xem phòng nào có người mà lao vào.
3) Chiến tranh phá hoại ngày nay không còn được thực hiện bởi máy bay địch thả bom như thời chiến tranh Việt Nam. Đối với các mục tiêu đòi hỏi độ chính xác, địch sẽ dùng tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo, hoặc tên lửa và bom liện dẫn đường bằng GPS thả từ máy bay. Đối với các mục tiêu như cơ sở hạ tầng dân sự, nhà máy, xí nghiệp, địch dùng drone cảm tử giá rẻ để tấn công. Không thể bắn hạ được các loại drone này bằng tên lửa phòng không vì nếu làm vậy quân ta sẽ hết tên lửa trước khi địch hết drone. Để chống lại drone cảm tử phá hoại thời nay, cần lắp đặt một mạng lưới trạm thu âm trên toàn lãnh thổ, âm thanh từ drone thu được sẽ được nhận diện bằng trí tuệ nhân tạo và báo vị trí cho các tổ phòng không di động, dân quân tự vệ địa phương được trang bị đại liên hoặc pháo phòng không gắn trên xe bán tải để đánh chặn.
4) Trực thăng địch không còn tấn công trực tiếp tầm gần mà hoặc là phóng tên lửa dẫn đường bằng lazer từ khoảng cách 20km, hoặc là bay sát mặt đất và khi đến gần mục tiêu sẽ phóng rocket...lên trời, rocket sẽ bay theo quỹ đạo cầu vồng và rơi xuống mục tiêu.
5) Nhiều loại mìn hiện đại được trang bị cơ chế chống rà phá bằng con quay hồi chuyển, chỉ cần di chuyển một khi mìn đã được kích hoạt là sẽ nổ. Công binh không còn cách nào để rà phá ngoài dùng phương tiện phá mìn hoặc cho nổ tại chỗ.
6) Các quân đội phương Tây đang dần tụt hậu sau Ukraina và Nga trong lĩnh vực quốc phòng. Cả Ukraina và Nga đều thích ứng với cuộc chiến bằng cách sản xuất một lượng drone khổng lồ. Không chỉ drone, mà mọi loại vũ khí khác cũng được sản xuất phù hợp với thực tế chiến trường với chi phí tối ưu nhất có thể. Vũ khí Mĩ ngày nay bị đội giá do quy trình sản xuất quốc phòng phức tạp, xong lại không hiệu quả. Một con drone MQ-9 của Mĩ có thể dễ dàng bị bắn rơi bởi vũ khí phòng không, trong khi giá trị của nó tương đương với 200000 con drone FPV cảm tử mà Ukraina sản xuất. Trong lĩnh vực sản xuất quốc phòng ngày nay, chất lượng phải đi đôi với số lượng và hiệu quả thực tế. Những món "đồ chơi" được các cường quốc dùng để giương oai diễn võ đều không còn phù hợp trong chiến tranh hiện đại. Chiến tranh "hiện đại" ngày nay đi đôi với "rẻ" và "hiệu quả".
7) Cũng vì lí do trên mà các cuộc chiến lớn như tại Ukraina từ nay về sau là các cuộc chiến tranh tiêu hao có chiến tuyến rõ ràng. Thắng thua ngày nay phụ thuộc vào việc anh có huy động và sản xuất đủ vật lực và công nghệ để lấn át kẻ thù hay không. Thương vong trong chiến tranh cũng tăng lên gấp nhiều lần nhờ sự có mặt của vũ khí hiện đại.
8 ) Pháo binh đóng vai trò đặc biệt quan trọng do sự xuất hiện của drone. Hiệu quả của phát bắn, điểm rơi của đạn pháo được quan sát bởi pháo thủ trong thời gian thực mà căn chỉnh. Pháo binh cũng đồng thời bị thiệt hại nặng hơn do là mục tiêu săn tìm của drone địch và do sự xuất hiện của radar phản pháo. Điều này dẫn đến chiến thuật "bắn và chạy" ít được sử dụng hơn. Pháo thường được bố trí cạnh hầm, hố an toàn; xung quanh, trên cửa và nắp hầm có lưới mắt cáo xen phủ, sau khi bắn, khẩu pháo sẽ được kéo xuống hầm/hố hoặc vào khu vực được lưới mắt cáo bảo vệ, cách này giảm thiểu tối đa thiệt hại từ những con drone chuyên săn tìm pháo (tất nhiên chiến thuật này cũng khiến các đơn vị pháo binh Ukraina và Nga phải trang bị thêm máy ủi để đào hầm, hố). Drone khi cảm tử chạm phải lưới mắt cáo sẽ nổ sớm, từ đó giảm thiểu thiệt hại cho pháo.
9) Xe thiết giáp, phương tiện cơ giới ngày nay bị thiệt hại nặng bởi drone. Để giảm tối đa thiệt hại, toàn bộ xe cơ giới, kể cả xe tăng đều phải được trang bị một lớp "áo giáp" làm từ lưới mắt cáo xung quanh.
10) Chiến tranh thông tin: Sự xuất hiện của mạng internet và khối lượng thông tin khổng lồ nó mang lại cũng làm thay đổi bộ mặt chiến tranh thông tin tuyên truyền. Để đánh vào tinh thần quân địch, cả hai phe tung ra hàng trăm nghìn video được quay từ drone trinh sát trong đó ghi lại cái chết của lính đối phương. Binh lính chụp ảnh lưu niệm cùng xác chết của địch rồi đăng tải lên mạng nhằm chiến tranh tâm lý, khủng bố tinh thần đối phương. Tuyên truyền thời chiến kiểu khẩu hiệu, báo chí, văn nghệ cổ điển theo kiểu "đường ra trận mùa này đẹp lắm" vì vậy mà không còn hiệu quả, chiến tranh thông tin ngày nay được quyết định bởi việc anh phải liên tục tung ra các video trong đó binh lính địch bị bắn chết, bị nổ tung, bị thiêu sống, mất máu chết trong đau đớn, hoặc những pha cận chiến trong đó người ta giết nhau bằng báng súng và xẻng.