Nhìn lại 24 năm BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ HỦY HOẠI SINH QUYỄN 2000-2024
Lịch sự kiện dấu hiệu cận tận thế
"Báo động đỏ" về khí hậu
Tia hy vọng trong nỗ lực ngăn trái đất nóng thêm là công suất năng lượng tái tạo gia tăng trong năm 2023
Mọi kỷ lục lớn về khí hậu toàn cầu đã bị phá vỡ vào năm 2023 và năm 2024 có thể tồi tệ hơn. Đó là cảnh báo vừa được Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) của Liên Hiệp Quốc đưa ra trong báo cáo thường niên về khí hậu toàn cầu.
Theo báo cáo công bố ngày 19-3 này, nhiệt độ trung bình năm 2023 đã đạt mức cao nhất kể từ khi số liệu này được ghi nhận cách đây 174 năm. Con số này cao hơn 1,45 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Những số liệu khác cũng cho thấy bức tranh ảm đạm về khí hậu toàn cầu. Chẳng hạn, nhiệt độ đại dương đạt mức ấm nhất trong 65 năm dữ liệu này được thu thập. Hơn 90% vùng biển từng trải qua tình trạng sóng nhiệt trong năm ngoái, gây hại cho hệ thống lương thực toàn cầu.
Biến đổi khí hậu được thúc đẩy bởi việc đốt nhiên liệu hóa thạch và hiện tượng khí hậu El Nino đã đẩy thế giới đến những kỷ lục nói trên. Ngoài ra, theo Reuters, báo cáo của WMO cũng cho thấy lượng băng biển ở Nam Cực đang sụt giảm mạnh.
Xu hướng này kết hợp với sự ấm lên của đại dương đã góp phần khiến mực nước biển dâng trong thập kỷ qua (2014 - 2023) nhanh gấp đôi so với giai đoạn 1993 - 2002.
Một bãi biển đông đúc người tại TP Rio de Janeiro - Brazil ngày 17-3Ảnh: Reuters
"Cộng đồng WMO đang phát đi báo động đỏ cho thế giới" - Tổng Thư ký WMO Celeste Saulo cho biết, đồng thời bày tỏ lo ngại về sự ấm lên chưa từng thấy của đại dương và băng tan ở biển Nam Cực.
Theo bà Saulo, tình trạng đại dương nóng lên là gần như "không thể đảo ngược", có thể mất cả thiên niên kỷ mới đảo ngược được vì đặc tính của nước là giữ nhiệt lâu hơn khí quyển.
Trong khi đó, ông Omar Baddour, người phụ trách giám sát khí hậu của WMO, cho biết có khả năng cao năm 2024 sẽ ghi nhận các kỷ lục mới về thời tiết nóng. Chuyên gia này chỉ ra rằng tháng 1-2024 đã là tháng 1 nóng nhất từng được ghi nhận.
Còn theo dữ liệu mới từ Cơ quan Giám sát tình trạng biến đổi khí hậu Copernicus (C3S) của Liên minh châu Âu, tháng 2 vừa qua cũng phá kỷ lục nhiệt độ cao.
Theo đài Al Jazeera, báo cáo của WMO cho biết mọi lục địa đều chịu tác động của nắng nóng, lũ lụt, hạn hán, cháy rừng… trong năm ngoái. Đáng chú ý, các hiện tượng thời tiết và khí hậu cực đoan buộc nhiều người phải rời bỏ nhà cửa, gây tổn thất về đa dạng sinh học, mất an ninh lương thực và các vấn đề sức khỏe.
Dù vậy, cơ quan này đã nêu bật tia hy vọng trong nỗ lực ngăn trái đất nóng thêm. Đó là công suất năng lượng tái tạo trong năm 2023 đạt 510 GW, tăng gần 50% so với năm trước đó.
Trong khi đó, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres nhấn mạnh vẫn còn thời gian để tránh được tình trạng hỗn loạn khí hậu tồi tệ nhất nhưng điều quan trọng là các nhà lãnh đạo phải nhanh chóng hành động từ bây giờ.
Báo cáo trên được công bố trước thềm hội nghị khí hậu dự kiến diễn ra tại thủ đô Copenhagen - Đan Mạch trong 2 ngày 21 và 22-3. Tại đây, các chuyên gia khí hậu và quan chức nhiều nước sẽ thảo luận về những vấn đề ưu tiên cho hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP29) trong năm nay.
Ấn Độ đối mặt tình cảnh thiếu nước
Mực nước tại các hồ chứa chính của Ấn Độ trong tháng 3 đã giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm qua, dấu hiệu cho thấy nguy cơ thiếu nước uống và điện vào mùa hè này. Cụ thể, dữ liệu cho thấy 150 hồ chứa do chính phủ giám sát chỉ mới lấp đầy 40% sức chứa vào tuần trước. Các hồ chứa này cung cấp nước uống, nước tưới tiêu và là nguồn thủy điện chính của Ấn Độ.
Theo hãng tin Reuters ngày 19-3, tại các trung tâm lớn như TP Bengaluru, bang Karnataka, được xem là "Thung lũng Silicon" của Ấn Độ, nguồn cung cấp nước đã bị cắt giảm. Tại bang này, hồ chứa nước chính chỉ mới lấp đầy 16% sức chứa. Còn tại một số bang công nghiệp (Maharashtra, Andhra Pradesh), bang nông nghiệp (Uttar Pradesh, Punjab), mực nước hồ chứa giảm xuống dưới mức trung bình trong 10 năm.
Cuộc khủng hoảng thiếu nước có thể trở nên nghiêm trọng ở các thành phố miền Trung và miền Nam, nơi được dự báo đối mặt những đợt nắng nóng cực độ trong 2 tháng 4 và 5. Nguồn nước ở nước này thường được bổ sung vào khoảng tháng 6 nhờ mưa. Một quan chức Bộ Điện lực Ấn Độ cho Reuters biết đang theo dõi mực nước tại các hồ chứa, đồng thời cảnh báo nếu tình hình tồi tệ hơn do thiếu mưa thì việc cung cấp nước uống sẽ được ưu tiên hơn so với sản xuất điện.
Cũng chịu tác động của biến đổi khí hậu, đợt nắng nóng ở Brazil đã lập kỷ lục mới với chỉ số nóng bức ở TP Rio de Janeiro ngày 17-3 được ghi nhận lên đến 62,3 độ C - cao nhất trong một thập kỷ. Chỉ số nóng bức kết hợp nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không khí, thể hiện nhiệt độ tương đương theo cảm nhận của con người. Hệ thống thời tiết Rio Alert cho biết nhiệt độ thực tế cao nhất tại thành phố này ngày 18-3 là 42 độ
Châu Á đối mặt với những đợt nắng nóng khủng khiếp hơn
Các quốc gia trên khắp châu Á cảnh giác trước tình trạng nắng nóng và mưa khắc nghiệt hơn khi chuyên gia nhấn mạnh đặc điểm dễ bị thiên tai và nóng lên nhanh chóng của khu vực.
Sau khi 2023 trở thành năm nóng kỷ lục trên thế giới và châu Á đối mặt với các đợt nắng nóng "bất thường", Sarah Perkins-Kirkpatrick, giáo sư khoa học khí hậu tại Đại học Quốc gia Australia (ANU), dự đoán khu vực còn phải chứng kiến những đợt nắng nóng dữ dội trong năm nay, mức độ tương tự năm ngoái.
Tháng 4 thường là thời điểm nóng và khô nhất trong năm ở nhiều quốc gia Nam và Đông Nam Á, nhưng thời tiết năm nay lại cực kỳ khắc nghiệt, theo Nikkei.
Nhiệt độ thường xuyên lên tới 40 độ C ở nhiều thành phố trên toàn khu vực. Chính phủ Bangladesh gần đây đã ra lệnh đóng cửa các trường học và đưa ra cảnh báo sóng nhiệt trên toàn quốc.
Trong khi đó, Bangkok của Thái Lan lại khô hạn bất thường, hầu như không có mưa trong tháng 4. Mùa mưa ở Thái Lan thường bắt đầu vào tháng 5.
Ngược lại, ở Trung Quốc, những ngày mưa lớn gần đây đã tàn phá nhiều khu vực ở tỉnh Quảng Đông. Lượng mưa tích lũy ở nhiều khu vực vượt quá kỷ lục lịch sử trong tháng 4 khiến nhiều người thiệt mạng và buộc hơn 110.000 người phải sơ tán.
Nắng nóng khắc nghiệt và kéo dài hơn
Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết châu Á cần khẩn trương tăng cường nỗ lực hạn chế các nguy cơ thiên tai tiềm ẩn như đầu tư vào mô hình rủi ro và hệ thống cảnh báo sớm.
Theo báo cáo Tình trạng Khí hậu ở châu Á 2023 của cơ quan Liên Hợp Quốc công bố hôm 30/4, năm ngoái, châu Á đã ấm lên nhanh hơn mức trung bình toàn cầu và vẫn là khu vực chịu nhiều thiên tai nhất thế giới do các mối nguy hiểm như lũ lụt, bão và nắng nóng khắc nghiệt.
Nắng nóng tấn công các nước Đông Nam Á. Ảnh: Windy, Accuweather.
Tổng thư ký WMO Celeste Saulo cho biết: "Kết luận của báo cáo thật đáng để suy ngẫm. Nhiều quốc gia trong khu vực đã trải qua năm nóng kỷ lục vào năm 2023, cùng với hàng loạt điều kiện khắc nghiệt. Biến đổi khí hậu đã làm trầm trọng thêm tần suất và mức độ nghiêm trọng của những sự kiện như vậy".
WMO cho biết vào tháng 3 rằng các hiện tượng thời tiết cực đoan năm 2023 một phần được thúc đẩy bởi El Nino - hiện tượng khí hậu theo mùa xảy ra tự nhiên và có dấu hiệu suy yếu trong những tháng gần đây. Tuy nhiên, tác động của El Nino thường lớn nhất vào năm thứ hai của chu kỳ - lần này là năm 2024 - và dự kiến dẫn đến nhiệt độ trên mức bình thường, ảnh hưởng đến lượng mưa trong những tháng tới.
Hồi tháng 3, cơ quan khí tượng Singapore cho biết thời tiết năm nay của quốc đảo nhiệt đới này có thể còn nóng hơn năm 2023 do ảnh hưởng El Nino kéo dài.
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế, khí hậu thay đổi đang tạo ra "những mối nguy hiểm đáng kể về sức khỏe cho người lao động" như ung thư, bệnh hô hấp, rối loạn chức năng thận và các tình trạng sức khỏe tâm thần.
Cơ quan Liên Hợp Quốc cho biết trong một báo cáo công bố hôm 29/4 rằng hàng nghìn ca tử vong có liên quan đến một "tổ hợp nguy hiểm" bao gồm nhiệt độ quá cao, ung thư da do tia UV, ô nhiễm không khí, ngộ độc thuốc trừ sâu và các bệnh do ký sinh trùng.
Những tác động là cực kỳ nghiêm trọng đối với châu Á. Theo báo cáo năm 2023 của WMO, khu vực này có "mức thấp nhất" về dịch vụ khí hậu để thông báo cho những người ra quyết định trong lĩnh vực y tế, cho thấy rằng "các cơ quan chính phủ về y tế và khí hậu có mối quan hệ và sự hợp tác hạn chế".
Cách đối phó của các nước
Các nước đang chuẩn bị cho thời tiết khắc nghiệt hơn trong những tháng tới.
Nhật Bản đã bắt đầu vận hành hệ thống cảnh báo say nắng vào đầu tháng 5. Bắt đầu từ năm nay, loại cảnh báo thứ hai đã được bổ sung khi các tỉnh dự kiến hứng chịu nhiệt độ đặc biệt cao, gây rủi ro nghiêm trọng cho sức khỏe con người.
Mục đích là để thúc giục mạnh mẽ hơn nữa chính quyền địa phương và người dân thực hiện các biện pháp bảo vệ như sử dụng "nơi trú ẩn làm mát" hoặc cơ sở điều hòa không khí được chỉ định công khai.
Singapore, nơi phụ thuộc nhiều vào công nhân xây dựng nhập cư, đã yêu cầu người sử dụng lao động theo dõi WBGT - thước đo ứng suất nhiệt dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp - và cho phép người lao động làm công việc thể chất nặng được nghỉ tối thiểu 10 phút/giờ khi chỉ số này đạt từ 32 độ C trở lên.
Các quy định này bắt đầu được áp dụng vào tháng 10 năm ngoái, nhằm bảo vệ những người lao động ngoài trời khỏi nguy cơ say nắng.
Nắng nóng có thể gây ra hàng loạt vấn đề về sức khỏe. Ảnh: The New York Times.
Perkins-Kirkpatrick của ANU cho biết: "Dù đã dự doán được những hiện tượng thời tiết này sẽ xảy ra, chúng tôi vẫn kinh ngạc trước tốc độ nhanh chóng của nó".
Bà nói thêm: "Chúng ta phải thích nghi. Chúng ta không còn ở giai đoạn chỉ cần giảm khí thải nhà kính là đủ". Chuyên gia chỉ ra các biện pháp khác như giáo dục người dân cách ứng phó trong các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt.
Tại Hàn Quốc, nơi thường xuyên phải hứng chịu các đợt nắng nóng trong những năm gần đây, khoảng 250 người đã kiện chính phủ để yêu cầu các bước giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Tòa án đã tổ chức phiên điều trần công khai đầu tiên về vấn đề này vào ngày 23/4.
Kim Seo-gyung, một trong những nguyên đơn, nói với các phóng viên: "Chúng tôi cần một giải pháp an toàn trước cuộc khủng hoảng khí hậu để bảo vệ cuộc sống. Chúng tôi không phải là những thế hệ tương lai muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn, mà là những người đang muốn bảo vệ cuộc sống của mình khỏi cuộc khủng hoảng khí hậu".
Nhiệt độ cực cao đã giết chết ít nhất 28 người trong tuần qua 7 2024 - và con số này đang tăng lên
Hầu hết các trường hợp tử vong liên quan đến nhiệt đã được báo cáo ở California và Oregon, nhưng nhiệt độ cao đã gây ra cái chết ở phía đông như Maryland.
Người dân sử dụng lều phun sương bên ngoài Blanchet House ở trung tâm thành phố Portland, Oregon, khi một đợt nắng nóng tiếp tục vào thứ Hai, ngày 8 tháng 7 năm 2024. (Dave Killen / The Oregonian qua AP)
Một đợt nắng nóng gay gắt đã bao trùm phần lớn nước Mỹ trong những ngày gần đây bị nghi ngờ giết chết ít nhất 28 người trong tuần trước, theo báo cáo từ các quan chức nhà nước, giám định y tế và các hãng tin tức.
Con số này, dựa trên các báo cáo sơ bộ từ California, Oregon và Arizona, có thể sẽ tăng lên khi các nhà chức trách đánh giá số người chết trong đợt nắng nóng bắt đầu vào tuần trước, mang lại nhiệt độ kỷ lục trên khắp miền Tây và thiêu đốt các thành phố Bờ Đông. Tính đến thứ Tư, hơn 135 triệu người trên khắp Hạ 48 đã được cảnh báo nhiệt, nhiều trong số đó dự kiến sẽ tiếp tục cho đến cuối tuần.
Hầu hết các trường hợp tử vong đã được báo cáo ở California, nơi nhiệt độ đã phá vỡ kỷ lục hàng ngày vào cuối tuần trước ở một số thành phố lớn, bao gồm San Jose, Fresno và Oakland. Tại Hạt Santa Clara, bao gồm San Jose, Giám định viên Y tế Michelle Jorden cho biết văn phòng của bà đang điều tra 14 trường hợp mọi người dường như đã chết vì các nguyên nhân liên quan đến nhiệt.
Trong số đó, Jorden cho biết tám trong số những người thiệt mạng trên 65 tuổi và hầu hết được tìm thấy trong nhà của họ. Hai trong số các trường hợp liên quan đến những người vô gia cư và một người đang sống trong nhà ở chuyển tiếp.
"Điều tôi muốn nhấn mạnh là những trường hợp này vẫn đang được điều tra", Jorden nói và cho biết thêm rằng số người chết dứt khoát có thể sẽ mất vài ngày hoặc vài tuần để hoàn thành. Tại thời điểm này, số ca tử vong không cao đáng báo động đối với khu vực, bà nói, "nhưng rõ ràng chúng ta sẽ trải qua một đợt nắng nóng khác sẽ kéo dài trong ba ngày tới".
Thêm vào số người chết của California, vào thứ Bảy, một người đi xe máy đã chết vì tiếp xúc với nhiệt trong Công viên Quốc gia Thung lũng Chết, nơi nhiệt độ tăng lên 128 độ. Cũng trong ngày hôm đó, một phụ nữ bị giam giữ tại Cơ sở Phụ nữ Trung tâm California đã chết khi nhiệt độ ở thung lũng Trung tâm, nơi có nhà tù, lên tới 110 độ. Mặc dù chính quyền địa phương nghi ngờ về việc liệu cái chết của người phụ nữ có phải do sóng nhiệt hay không, con gái bà nói với Sacramento Bee rằng bà đã phàn nàn về nhiệt độ cực cao bên trong nhà tù trong nhiều năm. Hôm Chủ nhật, một người đàn ông 58 tuổi ở Sacramento đã chết vì say nắng sau khi ông được đưa đến bệnh viện từ ngôi nhà không có máy lạnh.
Oregon dường như đã phải chịu một loạt các trường hợp tử vong liên quan đến nhiệt độ khi tiểu bang nướng dưới nhiệt độ ba con số trong nhiều ngày.
Tính đến chiều thứ Tư, Văn phòng Giám định Y tế Tiểu bang Oregon đã công bố thông tin về mười nạn nhân mà họ nghi ngờ chết vì các nguyên nhân liên quan đến nhiệt. Sáu người đã chết ở khu vực Portland, Oregon; bốn trường hợp tử vong khác xảy ra ở các quận Washington, Coos, Klamath và Jackson. Một nửa số nạn nhân là người già, nhưng những người khác còn trẻ. Họ bao gồm hai người 33 tuổi và một người 27 tuổi, tất cả đều là nam giới. Văn phòng không cung cấp chi tiết về hoàn cảnh cái chết của họ hoặc ngày chúng xảy ra.
Tại Arizona, đài KJZZ của NPR đưa tin một bé gái 4 tháng tuổi đã tử vong vào ngày 5/7 sau khi không phản ứng khi đang ở trên thuyền cùng gia đình trên hồ Havasu. Một phát ngôn viên của Sở Cảnh sát trưởng Hạt Mohave nói với nhà ga rằng cô gái đã bị một căn bệnh liên quan đến nhiệt.
Kể từ khi tháng 7 bắt đầu, hàng trăm kỷ lục nắng nóng đã được thiết lập ở Mỹ, nhiều kỷ lục ở phương Tây. Nhiệt độ cao đến mức một số máy bay trực thăng cứu hộ đã không thể bay, vì không khí đã trở nên quá loãng để các cánh quạt trực thăng có thể bám vào.
Các đợt nắng nóng đã không tha cho Bờ Đông. Raleigh, NC, đạt mức cao nhất mọi thời đại là 106 độ vào thứ Sáu. Tại Maryland, cơ quan y tế bang này đã báo cáo hai trường hợp tử vong do các nguyên nhân liên quan đến nắng nóng trong tuần từ ngày 30/6 đến ngày 6/7.
Tổng số ca tử vong do đợt nắng nóng có thể vẫn chưa rõ ràng trong một thời gian dài. Và các chuyên gia y tế công cộng cảnh báo rằng số người chết chính thức rất có thể là một con số thấp.
Mặc dù nhiệt là nguyên nhân gây tử vong do thời tiết hàng đầu ở Hoa Kỳ - nó giết chết nhiều người hơn bão, lốc xoáy và cháy rừng cộng lại - các nhà nghiên cứu, giám định y tế và bác sĩ lâm sàng vẫn đang vật lộn với cách đếm chính xác người chết. Tử vong do nhiệt không phải lúc nào cũng rõ ràng; Chúng thường bị bỏ qua, thay vào đó được phân loại là suy tim hoặc các vấn đề tim mạch khác, ngay cả khi nhiệt là tác nhân kích hoạt.
Tại một số bang nơi cư dân đã sôi sục dưới nhiệt độ khắc nghiệt trong những ngày gần đây - bao gồm bang Washington, Bắc Carolina và Nam Carolina - các quan chức cho biết họ chưa nhận được bất kỳ thông tin nào về các trường hợp tử vong liên quan đến nhiệt vào thời điểm này. Sở y tế công cộng California không thể cung cấp ước tính trên toàn tiểu bang về các trường hợp tử vong nghi ngờ liên quan đến nhiệt vào thời điểm công bố.
Dữ liệu liên bang cho thấy số ca tử vong do nắng nóng ở Mỹ đã tăng đều đặn trong những năm gần đây, tăng lên chỉ hơn 2.300 vào năm 2023. Khoảng 1.600 trường hợp tử vong liên quan đến nắng nóng đã xảy ra vào năm 2021 và có khoảng 1.700 trường hợp vào năm 2022.
Ashley Ward, giám đốc Trung tâm Đổi mới Chính sách Nhiệt tại Đại học Duke, cho biết có những dấu hiệu cho thấy việc báo cáo và phân loại những cái chết này đang được cải thiện. Trong quá khứ, cô nói, rất khó để thu hút sự quan tâm của công chúng về sự nguy hiểm của nhiệt. Nhưng điều đó đang bắt đầu thay đổi.
"Bản chất khắc nghiệt của cái nóng mùa hè năm ngoái và mùa hè này có nghĩa là nó luôn đi đầu trong tâm trí của mọi người, bao gồm cả những người chịu trách nhiệm phân loại kết quả sức khỏe và tử vong", Ward nói. "Nhận thức đóng một vai trò quan trọng
G7 đồng ý đóng cửa các nhà máy than vào năm 2035, Bộ trưởng Anh cho biết, trong đột phá khí hậu
Hơi nước bốc lên từ tháp làm mát của nhà máy nhiệt điện than Niederaussem ngày 25/3, ở Bergheim, Đức.
Các bộ trưởng từ Nhóm Bảy quốc gia đã đồng ý đóng cửa tất cả các nhà máy than của họ chậm nhất là vào năm 2035, một bộ trưởng Anh cho biết hôm thứ Hai, trong một bước đột phá chính sách khí hậu có thể ảnh hưởng đến các quốc gia khác làm điều tương tự.
Việc đặt ngày chấm dứt than đá - nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm khí hậu nhất - đã gây tranh cãi lớn tại các cuộc đàm phán khí hậu quốc tế. Nhật Bản, quốc gia nhận được 32% điện năng từ than đá vào năm 2023, theo tổ chức tư vấn khí hậu Ember, đã chặn tiến trình về vấn đề này tại các cuộc họp G7 trước đây, CNN đã đưa tin trước đó.
"Chúng tôi có một thỏa thuận để loại bỏ than đá trong nửa đầu những năm 2030", Andrew Bowie, Bộ trưởng Anh tại Bộ An ninh Năng lượng và Net Zero, nói với CNBC ở Torino, Ý. "Đây là một thỏa thuận lịch sử, điều mà chúng tôi không thể đạt được tại COP28 ở Dubai năm ngoái".
Vì vậy, để các quốc gia G7 ngồi vào bàn đàm phán để gửi tín hiệu đó đến thế giới - rằng chúng tôi, các nền kinh tế tiên tiến trên thế giới cam kết loại bỏ than đá vào đầu những năm 2030 - là điều không thể tin được".
Khi được yêu cầu xác nhận sự phát triển, Bộ Năng lượng và Net Zero của Anh đã chỉ CNN đến cuộc phỏng vấn.
Bộ Ngoại giao Mỹ từ chối bình luận về thỏa thuận G7. Tuần trước, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ đã công bố các quy tắc mới sẽ yêu cầu các nhà máy nhiệt điện than phải thu hồi gần như toàn bộ ô nhiễm khí hậu hoặc đóng cửa vào năm 2039.
"Chỉ vài ngày sau khi EPA công bố các quy tắc mới được đề xuất về cơ bản sẽ dẫn đến lịch trình loại bỏ nhanh chóng đối với hầu hết các nhà máy than, cam kết này của G7 là một xác nhận thêm từ Mỹ rằng than đang trên đường ra sớm hơn là muộn", Katrine Petersen, cố vấn chính sách cấp cao tại tổ chức tư vấn khí hậu E3G cho biết.
Cam kết này là "một bước tiến lớn đặc biệt đối với Nhật Bản, vì là quốc gia G7 duy nhất còn lại mà không có cam kết tránh xa than đá", ông Petersen nói.
Biến đổi khí hậu sẽ làm cho bạn nghèo hơn, theo một báo cáo mới
Nhiều quốc gia G7 khác đã có kế hoạch quốc gia để loại bỏ nhiên liệu hóa thạch. Khoảng 16% điện năng của G7 đến từ than đá, Ember báo cáo.
"Đây là một cái đinh khác trong quan tài cho than", Dave Jones, giám đốc chương trình Global Insights của Ember cho biết. "Hành trình loại bỏ điện than đã dài: đã hơn bảy năm kể từ khi Anh, Pháp, Ý và Canada cam kết loại bỏ điện than, vì vậy thật tốt khi thấy Hoa Kỳ và đặc biệt là Nhật Bản cuối cùng đã rõ ràng hơn về ý định của họ."
Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng trong khi điện than đang giảm, tiêu thụ khí đốt vẫn tiếp tục. "Than đá có thể là bẩn nhất, nhưng tất cả các nhiên liệu hóa thạch cuối cùng cần phải được loại bỏ", ông nói.
Nhiên liệu hóa thạch là nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng khí hậu. Hầu hết các quốc gia trên thế giới năm ngoái đã đồng ý chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch tại các cuộc đàm phán khí hậu COP28 ở Dubai, nhưng việc không đưa ra ngày chấm dứt đối với than đá được coi là một thiếu sót của các cuộc đàm phán đó.
Các bộ trưởng năng lượng, môi trường và khí hậu đang nhóm họp tại Turin cho các cuộc đàm phán dự kiến sẽ kết thúc vào thứ Ba.
G7 - bao gồm Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ, với Liên minh châu Âu là thành viên có vị thế đặc biệt - thường dẫn đầu về chính sách khí hậu toàn cầu. Các quyết định của nhóm thường nhỏ giọt hoặc ảnh hưởng đến G20 rộng lớn hơn, bao gồm các nước phát thải lớn khác, như Trung Quốc và Ấn Độ, cũng như các nhà sản xuất nhiên liệu hóa thạch lớn, như Ả Rập Saudi và Nga.
Câu chuyện này đã được cập nhật thêm thông tin.
Ella Nilsen của CNN đã đóng góp cho báo cáo này.
Biến đổi khí hậu và tăng trưởng kinh tế 2024
PHẠM TẤT THẮNG TS, PHÓ TỔNG BIÊN TẬP TẠP CHÍ CỘNG SẢN
14:20, ngày 03-01-2017
TCCS - Cho đến nay, mặc dù chất lượng tăng trưởng kinh tế đã được quan tâm nhiều hơn, nhưng tốc độ tăng GDP vẫn là chỉ số quan trọng để đánh giá sức khỏe, quy mô của nền kinh tế. Cuộc chạy đua đạt tốc độ GDP cao đang tiến đến trần giới hạn chịu đựng của tự nhiên, khiến môi trường sống bị ô nhiễm, khí hậu biến đổi. Đến lượt mình, biến đổi khí hậu làm giảm mức tăng trưởng kinh tế, gây nên những bất ổn đối với an sinh xã hội và trở thành một trong những vấn đề an ninh phi truyền thống mang tính toàn cầu, đe dọa sự tồn vong của nhân loại.
Biến đổi khí hậu kéo lùi tăng trưởng kinh tế
Biến đổi khí hậu, theo định nghĩa tại Công ước khung về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (UNFCCC), là sự biến đổi cơ bản của khí hậu được quy trực tiếp hoặc gián tiếp do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu; sự thay đổi này cộng thêm khả năng biến động tự nhiên của khí hậu quan sát được trong các thời kỳ có thể so sánh được. Biến đổi khí hậu, tăng trưởng kinh tế và các hoạt động của con người tác động vào tự nhiên trong quá trình sản xuất, tiêu dùng, có mối quan hệ nhân quả, tác động qua lại. Trong các thập niên gần đây, nhiều báo cáo của Liên hợp quốc cũng như các tổ chức quốc tế, các nghiên cứu độc lập đánh giá về biến đổi khí hậu và tác động của nó đối với tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội, tuy có khác nhau về số liệu cụ thể, nhưng đều phản ánh một xu thế chung thống nhất, đó là hoạt động của con người là nguyên nhân chính (chiếm đến 90%) gây ra biến đổi khí hậu và đến lượt mình, biến đổi khí hậu có ảnh hưởng tiêu cực đối với an sinh xã hội và tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Tăng trưởng kinh tế quá nóng, tăng trưởng dựa trên việc khai thác tài nguyên thiên nhiên; cạnh tranh, tranh giành nguồn tài nguyên phục vụ cho nhu cầu tăng trưởng khiến tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm, khí hậu biến đổi. Mặc dù biến đổi khí hậu không hoàn toàn chỉ có tác động tiêu cực, mà cũng có những tác động tích cực nhất định đối với một số cộng đồng, một số khu vực, một số ngành nghề,... nhưng xét về tổng thể thiệt - hơn, thì tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu lớn hơn tác động tích cực. Những tổn thất kinh tế do tác động của biến đổi khí hậu cộng với các chi phí khắc phục thiệt hại làm giảm mức tăng trưởng kinh tế của nhiều quốc gia và trên phạm vi toàn cầu. Theo tài liệu “Kiểm soát sức tàn phá của biến đổi khí hậu: Phép tính lạnh cho một hành tinh nóng” do Tổ chức Nhân đạo quốc tế DARA và Diễn đàn Các nước dễ bị tổn thương vì biến đổi khí hậu (CVF) thực hiện, hiện tượng Trái đất nóng dần lên gây thiệt hại khoảng 1.200 tỷ USD, tương đương 1,6% GDP hằng năm của thế giới; đến năm 2030, thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí gây ra sẽ tăng lên 3,2% GDP toàn cầu, trong đó mức thiệt hại của những nước kém phát triển nhất có thể lên đến 11% GDP. Còn theo một kết quả nghiên cứu của Liên hợp quốc mới được công bố, đến năm 2030 nền kinh tế toàn cầu có thể mất hơn 2.000 tỷ USD do biến đổi khí hậu và tình trạng nóng dần lên của Trái đất. Một kết quả nghiên cứu khác cho biết, nếu thế giới không có các chính sách hiệu quả nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu thì đến năm 2100, nền kinh tế thế giới có thể sẽ giảm 23% mức tăng trưởng. Tổ chức phi chính phủ Oxfam (Anh) công bố số liệu cho thấy, các nền kinh tế đang phát triển có thể bị thiệt hại tới 1.700 tỷ USD/năm vào năm 2050. Báo cáo của tổ chức Health and Environment International Trust của Liên hợp quốc cho biết, có tới 43 quốc gia bị suy giảm về kinh tế do nắng nóng và biến đổi khí hậu. Tới năm 2030, tổng GDP của Trung Quốc sẽ giảm 1%, của In-đô-nê-xi-a: 6%; tổng GDP của cả Ấn Độ và Trung Quốc sẽ bị mất khoảng 450 tỷ USD. Một số nước ở vùng hàn đới, như Nga, Na Uy và Thụy Điển cũng chịu sự suy giảm về GDP do thời tiết mùa đông trở nên khắc nghiệt hơn. Theo nghiên cứu của DARA và CVF, đến năm 2030, hiện tượng thời tiết cực đoan có thể khiến GDP của Mỹ giảm 2% và gây thiệt hại cho Trung Quốc khoảng 1.200 tỷ USD.
Rõ ràng, biến đổi khí hậu có tác động rất lớn đến tăng trưởng kinh tế, an sinh xã hội trên phạm vi toàn cầu cũng như ở mỗi quốc gia, và mọi chiến lược về phát triển bền vững không thể không tính đến tác động của biến đổi khí hậu để luôn có giải pháp ứng phó kịp thời, hiệu quả.
Biến đổi khí hậu làm gia tăng bất ổn xã hội ở mỗi quốc gia và trên quy mô toàn cầu
Biến đổi khí hậu không chỉ làm giảm sút tốc độ tăng trưởng kinh tế mà còn chất thêm những khó khăn cho nhân loại trong tiến trình giảm đói nghèo, bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu, thu hẹp bất bình đẳng xã hội,... Có thể thấy những tác động nổi bật nhất là:
Thứ nhất, một bộ phận người nghèo có nguy cơ càng nghèo hơn do họ là những đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất của các hiện tượng thời tiết cực đoan liên quan đến biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu, các thảm họa thiên nhiên tác động trực tiếp đến những ngành kinh tế - kỹ thuật thấp, các ngành sản xuất phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, môi trường, đất đai, nguồn nước, khí hậu, chế độ thủy văn, nhiệt độ, độ ẩm, như sản xuất nông nghiệp,... trong khi đó, đây lại là những lĩnh vực mà người nghèo chiếm số đông. Nhiều nước nghèo, kém phát triển nhất ở châu Phi và châu Á, như Ê-ti-ô-pi-a, Dăm-bi-a, Y-ê-men, các đảo quốc trên Thái Bình Dương là nơi sinh sống của đông người nghèo nhất thế giới, đồng thời cũng là nơi phải hứng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của hạn hán, lũ lụt, bão... khiến tình trạng suy dinh dưỡng, nghèo đói, bệnh tật và bất ổn nơi đây càng trầm trọng thêm.
Trước thềm Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 21 (COP 21) (tháng 12-2015), Ngân hàng Thế giới (WB) đã công bố một báo cáo về những hậu quả của biến đổi khí hậu, trong đó đưa ra cảnh báo rằng, tiến trình giảm nghèo đói của thế giới sẽ chịu những tác động tiêu cực bởi sẽ có thêm khoảng 100 triệu người trên thế giới có thể rơi vào tình trạng nghèo khổ trong 15 năm tới do các hiện tượng thời tiết bất thường liên quan đến biến đổi khí hậu. Trong khi đó, dân số Trái đất tiếp tục tăng nhanh, tốc độ tăng dân số ở các nước nghèo, đang phát triển lại nhanh hơn các nước giàu, phát triển; biến đổi khí hậu khiến đất canh tác thu hẹp; một số nước có lợi thế phát triển nông nghiệp, xuất khẩu lúa gạo có khả năng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giảm diện tích trồng lúa... Thủ tướng Băng-la-đét S. Ha-si-na (Sheikh Hasina) cho biết, nếu nhiệt độ toàn cầu tăng thêm 10C, năng suất nông nghiệp của nước này sẽ giảm 10%, lương thực giảm khoảng 4 triệu tấn, tương đương 2,5 tỷ USD và 2% GDP. Những sự chuyển đổi, thiệt hại đó cộng hưởng lại có khả năng đe dọa an ninh lương thực ở tầm toàn cầu.
Thứ hai, biến đổi khí hậu làm gia tăng dòng người tị nạn môi trường do bị mất nơi cư trú, mất phương thức sống truyền thống gắn với thiên nhiên, phải chuyển đổi nghề nghiệp,... Tị nạn môi trường, theo định nghĩa của Liên hợp quốc, là “cư dân phải rời bỏ môi trường sinh sống truyền thống trong tạm thời hoặc lâu dài vì môi trường bị phá hủy bởi các yếu tố nhân tai và thiên tai, đẩy họ đến chỗ mất sinh kế, sự tồn tại gặp nguy hiểm, chất lượng sống xuống cấp”. Theo số liệu mà các chuyên gia nghiên cứu về vấn đề di cư môi trường của Hội Chữ thập đỏ quốc tế, hiện có 50 triệu người mất đất sống truyền thống, phải đi tìm sinh kế ở các đô thị và những quốc gia có điều kiện sống khá hơn. Báo cáo phát triển con người 2007/2008 của UNDP dự báo, nếu nhiệt độ Trái đất tăng thêm 30C - 40C, khoảng 330 triệu người sẽ mất chỗ ở tạm thời hoặc vĩnh viễn do lũ lụt. Báo cáo tổng kết của Diễn đàn nhân đạo toàn cầu (năm 2009) cho biết, sự gia tăng nhiệt độ của Trái đất sẽ khiến trung bình mỗi năm có 26 triệu người di cư. Không chỉ người di cư mà cả những nơi tiếp nhận người di cư đều phải đối mặt với nhiều vấn đề kinh tế, xã hội nảy sinh.
Thứ ba, biến đổi khí hậu tuy tác động đến tất cả các quốc gia, nhưng tác động không đồng đều giữa các vùng, các khu vực, do vậy góp phần làm trầm trọng thêm bất bình đẳng xã hội trong mỗi quốc gia và giữa các quốc gia trên quy mô toàn cầu. Một kết quả nghiên cứu mối liên hệ giữa biến đổi nhiệt độ và những hoạt động kinh tế của 166 quốc gia trong 50 năm qua cho biết, sự nóng lên toàn cầu ở một khía cạnh nhất định sẽ có lợi đối với các nước có khí hậu lạnh vốn là những quốc gia giàu có, trong khi ảnh hưởng tiêu cực tới các nước có khí hậu nóng - thường là các quốc gia kém phát triển. Hiện tượng nóng lên của Trái đất sẽ giúp cải thiện tình hình sản xuất ở những nước thuộc vùng lạnh, nhất là những khu vực có đủ nước và chất dinh dưỡng, mùa vụ sẽ kéo dài hơn, cây trồng có năng suất cao hơn, cây rừng sẽ mọc tốt hơn. Sức khỏe của con người ở một số vùng lạnh sẽ có lợi hơn. Chi phí để sưởi ấm, dọn đường trong mùa đông băng giá cũng sẽ giảm đi, giao thông thuận lợi hơn. Trong khi đó những tác động này lại không thuận đến các nước ở vùng nhiệt đới nắng nóng do sâu bệnh, dịch bệnh, khan hiếm nước, chi phí làm mát (điều hòa nhiệt độ...).
Theo Tổ chức Khí tượng thế giới, nồng độ các khí “gây hiệu ứng nhà kính” trong khí quyển năm 2015 đã vượt qua ngưỡng 400/106 thể tích, trong khi giới hạn an toàn của chỉ số này là 350/106 thể tích. Những quốc gia nghèo, có thu nhập thấp chỉ thải ra một lượng rất nhỏ các khí gây ra “hiệu ứng nhà kính” làm Trái đất nóng lên, dẫn tới hệ thống khí hậu biến đổi. Họ không phải là thủ phạm gây ra biến đổi khí hậu nhưng lại là nạn nhân lớn nhất do khí hậu biến đổi. Nghịch lý phát triển đối với các nước nghèo là, nguồn lực để đối phó, thích ứng với biến đổi khí hậu hạn chế, các chi phí khắc phục thiệt hại do biến đổi khí hậu gây nên gia tăng, trong khi đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng dựa trên các yếu tố truyền thống đã không còn phù hợp và không còn cơ hội. Khả năng tiếp cận công nghệ tiên tiến để thực hiện tăng trưởng xanh, phát triển bền vững cũng là một khó khăn rất lớn đối với các quốc gia nghèo. Theo báo cáo của Oxfam, nếu nhiệt độ thế giới tăng thêm 30C, các nước đang phát triển sẽ phải chi thêm khoảng 270 tỷ USD/năm vào năm 2050 để thực hiện các biện pháp đối phó với điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Nếu không có số tiền trên, nền kinh tế của những nước này còn có nguy cơ thiệt hại khoảng 600 tỷ USD vào năm 2050. Trong khi đó, những nước công nghiệp phát triển, những nước giàu là thủ phạm gây ra “hiệu ứng nhà kính” dẫn đến biến đổi khí hậu lại chịu tác động ít hơn từ sự nóng lên của Trái đất. Đây chính là một trong những căn nguyên lý giải vì sao biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu, ảnh hưởng đến môi trường sống của cả nhân loại nhưng các quốc gia lại khó khăn như thế trong việc cắt giảm khí thải, hợp tác chống biến đổi khí hậu, thích ứng với biến đổi khí hậu. COP 21 đã phải trải qua trình đàm phán căng thẳng, gay cấn trong suốt 13 ngày liên tục để tìm tiếng nói chung giữa các nước về việc giảm lượng khí thải, thỏa thuận giữa các quốc gia chỉ đạt được vào phút chót, vào thời điểm “không thể muộn hơn”.
Việt Nam - một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu
Là nước nông nghiệp (nông nghiệp đóng góp khoảng 20% GDP), có bờ biển dài 3.260km, đạt mức thu nhập trung bình thấp của thế giới, phần đông người nghèo sống dựa vào nông nghiệp và đánh bắt thủy sản, nên Việt Nam, theo đánh giá của Tổ chức Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), là một trong 5 nước đứng đầu thế giới dễ bị tổn thương nhất và tổn thương trực tiếp do quá trình biến đổi khí hậu. Theo chỉ số về mức độ tổn thương do biến đổi khí hậu (CCVI), đánh giá mức độ tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu trong 30 năm tới thông qua 42 yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường tại 193 quốc gia, Việt Nam xếp hạng thứ 23 trong tổng số 193 quốc gia và là một trong 30 nước chịu “rủi ro rất cao”.
Biến đổi khí hậu tác động tới tất cả các vùng, miền, các lĩnh vực của nước ta, nhưng trong đó tài nguyên nước, sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn, y tế - sức khỏe và vùng ven biển sẽ chịu tác động mạnh nhất. Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng tới hơn 12% diện tích đất nông nghiệp và khoảng 25% dân số của Việt Nam, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp, là nguy cơ hiện hữu đối với thực hiện mục tiêu xoá đói, giảm nghèo, thực hiện các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước. Theo một dự báo, đến năm 2100, Việt Nam sẽ mất khoảng 10% GDP do hậu quả của biến đổi khí hậu. Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Quản lý Trung ương phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển Thế giới và Đại học Cô-pen-ha-ghen (năm 2012) cho biết, nếu GDP vào năm 2050 của Việt Nam đạt trên 500 tỷ USD thì thiệt hại khi đó do biến đổi khí hậu có thể lên đến khoảng 40 tỷ USD.
Các tác động của biến đổi khí hậu, như nước biển dâng, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, thời tiết cực đoan,... đang hiện hữu ngày càng nhiều hơn, rõ rệt hơn, thu hẹp diện tích đất canh tác nông nghiệp, gây thiệt hại cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo của nước ta. Việt Nam là một trong 84 quốc gia đang phát triển ở vùng ven biển bị ảnh hưởng nặng nề nhất do nước biển dâng. Hai vựa lúa lớn của cả nước là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, trong đó đồng bằng sông Cửu Long - vựa lúa của cả nước, vùng nguyên liệu đầu vào quan trọng cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, dệt, may mặc,... là một trong 4 - 5 đồng bằng trên thế giới dễ bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu. Nếu mực nước biển dâng cao thêm 1m mà không có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu, thì khoảng 40% diện tích đồng bằng sông Cửu Long, 11% diện tích đồng bằng sông Hồng và 3% diện tích của các tỉnh khác thuộc vùng ven biển sẽ bị ngập. Lũ lụt sẽ khiến gần 50% diện tích đất nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long bị ngập chìm không còn khả năng canh tác. Theo phân tích của Viện Tài nguyên thế giới (WRI) về ảnh hưởng của lũ lụt đến GDP, Việt Nam đứng thứ 4 trong 164 quốc gia được khảo sát về tác hại nghiêm trọng của lũ lụt đến toàn nền kinh tế; làm thiệt hại 2,3% GDP của Việt Nam mỗi năm. Nước biển dâng khiến tình trạng xâm nhập mặn ở khu vực ven biển nặng nề hơn, thu hẹp diện tích đất nông nghiệp. Một phần diện tích đáng kể đất trồng trọt ở vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị nhiễm mặn vì 2 đồng bằng này đều thấp hơn so với mực nước biển. Ngập mặn có tác động đặc biệt nghiêm trọng tới vùng đồng bằng sông Cửu Long, nếu nước biển dâng cao thêm 1m thì khoảng 70% diện tích đất của vùng này sẽ bị xâm nhập mặn, mất khoảng 2 triệu héc-ta đất trồng lúa. Nhiệt độ tăng, mưa ít, hạn hán, thiếu nước tưới, các hiện tượng thời tiết bất thường, cực đoan liên quan đến biến đổi khí hậu, lũ theo mùa tự nhiên ít khiến đất thiếu phù sa bồi đắp đứng trước nguy cơ bị bạc màu, suy thoái, ảnh hưởng đến sự phân bố của cây trồng, đặc biệt làm giảm năng suất cây trồng.
Cùng với tác động của biến đổi khí hậu, tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước, không khí, đất đai tại các đô thị, khu dân cư lớn, các làng nghề; các sự cố môi trường ngày càng gia tăng do những nỗ lực tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư, gia tăng dân số,... sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của Việt Nam trong trung và dài hạn. Xung đột giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường ngày càng bộc lộ rõ, chất lượng môi trường ngày càng xấu đi. Các sự cố về môi trường, tranh chấp môi trường và xung đột môi trường diễn ra ngày càng phức tạp, khó lường, có nguy cơ lan rộng cả về không gian, thời gian và tần suất ở nhiều địa phương trên cả nước(1).
Xác định bảo vệ môi trường, ứng phó và thích nghi với biến đổi khí hậu là vấn đề có ý nghĩa sống còn, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra chủ trương, ban hành chính sách bảo vệ môi trường, như Nghị quyết số 41-NQ/TW, ngày 15-11-2004 của Bộ Chính trị, về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Chỉ thị số 29-CT/TW, ngày 21-1-2009, của Ban Bí thư, về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX; Ngày 3-6-2013, Hội nghị Trung ương 7 khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 24-NQ/TW về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường; Báo cáo chính trị tại Đại hội XII của Đảng cũng nhấn mạnh: “Tăng cường công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu phục vụ phát triển bền vững...”(2). Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 2139/QĐ-TTg, ngày 5-12-2011, Phê duyệt chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu. Vấn đề bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm mục tiêu phát triển bền vững đã được đưa vào kế hoạch phát triển của các ngành, địa phương,...
Để có thể đưa các chủ trương, chính sách đó của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống, đồng thời tổng kết, phát huy được các sáng kiến của người dân trong quá trình ứng phó với biến đổi khí hậu, “sống chung với lũ”, “sống chung với mặn”... có một số nội dung cần được quan tâm nhiều hơn:
Một là, nghiên cứu mối quan hệ, tác động qua lại giữa ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu và tăng trưởng kinh tế, trong đó đánh giá cụ thể hơn những hoạt động của con người vì mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà làm ô nhiễm môi trường, dẫn tới biến đổi khí hậu.
Hai là, phân tích rõ hơn những ngành, nghề, lĩnh vực có tiềm năng phát triển, khai thác những nguồn lợi do tác động của biến đổi khí hậu mang lại để có hướng phát triển, khai thác và tận dụng. Chẳng hạn như “nắng nóng cao kéo dài, lượng mưa ít đi thì có thể tạo những thuận lợi cho các ngành nghề, như từ làm ruộng muối, phơi sấy nông, hải sản và thực phẩm... đến các hoạt động du lịch bãi biển hay sản xuất quang điện...”(3).
Ba là, nâng cao năng lực của nền kinh tế để tăng sức chịu đựng đối với biến đổi khí hậu qua việc đổi mới mô hình tăng trưởng, hướng tới tăng trưởng xanh, đầu tư xanh; cơ cấu lại nền kinh tế, lựa chọn các ngành kinh tế phù hợp để tập trung phát triển; nâng cao tính thiết thực và hiệu quả liên kết vùng trong tổng thể nền kinh tế, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi.
Bốn là, khảo sát, tổng hợp những sáng kiến của người dân trong việc ứng phó với các hiện tượng biến đổi khí hậu và tăng cường nguồn lực để hỗ trợ, nâng cao hơn nữa tính chủ động cũng như tính dài hạn trong các biện pháp đó. Đã có nhiều khảo sát tìm hiểu cách người dân ứng phó với các hiện tượng thời tiết cực đoan, ứng phó với biến đối khí hậu và thích nghi với quá trình đó. Rất nhiều nhận xét cho rằng người dân đặc biệt sáng tạo và có nhiều sáng kiến ứng phó. Chẳng hạn, khảo sát cách người dân một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long ứng phó với hiện tượng xâm nhập mặn, TS. Đặng Kim Khôi, Giám đốc Trung tâm tư vấn chính sách, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, bên cạnh các biện pháp công trình (xây bể chứa nước, khoan giếng, sửa chữa đê bao, bơm nước làm sạch ruộng,...), các giải pháp phi công trình (thay đổi lượng đầu vào, như phân bón, thuốc trừ sâu, lượng hạt giống), thay đổi lịch thời vụ, chuyển đổi giống và cơ cấu cây trồng, như chuyển trồng lúa sang trồng các loại cây khác, chuyển trồng lúa sang nuôi tôm,... được người dân tăng cường áp dụng. Các hộ dân có xu hướng ứng phó quyết liệt hơn với tình trạng xâm nhập mặn, hạn hán. Tuy nhiên, những giải pháp này nhìn chung còn mang tính ngắn hạn, chủ yếu giảm thiểu tác động ngay khi thiên tai xảy ra. Nguyên nhân là do người dân còn hạn chế về khả năng nhận biết mức độ phức tạp của thiên tai, không có đủ kỹ thuật chuyển đổi hoặc chi phí cho các giải pháp dài hạn thường tốn kém hơn, mất thời gian mang lại hiệu quả cao hơn và tiềm ẩn hiều rủi ro hơn(4). Đây cũng là khoảng trống cần được nghiên cứu để khắc phục.
Những phân tích trên đây cho thấy biến đổi khí hậu không chỉ đơn thuần là vấn đề về môi trường mà còn là vấn đề về phát triển bởi nó tác động sâu sắc và nhiều mặt đến cuộc sống của mỗi người dân và môi trường sống toàn cầu. Cựu Tổng Thư ký Liên hợp quốc Cô-phi A-nan (Kofi Annan) từng coi biến đổi khí hậu là một mối đe dọa đối với hòa bình và an ninh toàn cầu, có mức độ nguy hiểm xếp ngang hàng với xung đột vũ trang, buôn lậu vũ khí hay nghèo đói. Vì thế “xanh hóa” nền kinh tế gồm tăng trưởng, đầu tư, công nghệ, năng lượng, tiêu dùng đến các lĩnh vực khác, như giáo dục, đào tạo, việc làm, y tế,... cần trở thành mục tiêu và cơ hội đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Mọi bất bình đẳng trong cơ hội phát triển, phát triển bền vững đều có thể tạo nên nguy cơ khiến thế giới bất ổn, môi trường sống bất an, đe dọa sự an toàn của ngôi nhà chung của nhân loại./.
----------------------------------------------
(1) Xem: PGS, TS. Nguyễn Thế Chinh, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế “Kinh tế Việt Nam trong trung hạn: triển vọng và một số ảnh hưởng của yếu tố môi trường”, tháng 11-2016
(2) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr. 141
(3) Lê Anh Tuấn: Kinh tế và biến đổi khí hậu (Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu, Đại học Cần Thơ) http://tuoitre.vn/tin/tuoi-tre-cuoi-tuan/van-de-su-kien/20131130/kinh-te-va-bien-doi-khi-hau/582681.html
(4) Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế “Kinh tế Việt Nam trong trung hạn: triển vọng và một số ảnh hưởng của yếu tố môi trường”, tháng 11-2016