Bão tố có tên, cớ gì nắng nóng "vô danh"?

22 Trần Quốc Toản, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Tp.HCM
Tiêu điểm
SK & Đời Sống: Mô hình kinh doanh mới giúp cửa hàng ăn uống vượt qua thời suy thoái SK & Đời Sống: Chuyên gia khởi nghiệp cũng tuyên bố đóng cửa quán cà phê nổi tiếng Tiền Tệ : Chủ tịch Dragon Capital nêu hai lý do nhóm quỹ quy mô 500 tỷ USD chưa giải ngân vào Việt Nam CN & MT: Từ chỗ là hình mẫu cho cả thế giới học tập, quốc gia châu Âu này bỗng quay ngoắt thái độ với ô tô điện - “EV không giải quyết được vấn đề của chúng ta” Tin tức: Vượt Singapore trở thành nền kinh tế thứ 3 Đông Nam Á, Việt Nam được nhiều DN ngoại quốc chọn làm "căn cứ điểm" chiến lược Tin tức: Nhà hàng, quán ăn vắng khách, nhiều người lao đao Tin tức: Vị thế FDI tại Việt Nam sau 35 năm mở cửa CN & MT: Tên lửa Starship lại phóng vào không gian: Chinh phục Sao Hỏa không còn xa Chứng khoán: Nỗi buồn chưa từng có của thị trường chứng khoán Việt Nam: Con số kỷ lục trong hơn 24 năm hoạt động CN & MT: Vì sao các hãng dầu khí giảm tham vọng về năng lượng xanh? CN & MT: Nearly half of US jobs could be at risk of computerisation within 20 years VH & TG: Thách thức từ kỷ nguyên già hóa và suy giảm của dân số toàn cầu VH & TG: 16 bức ảnh chứng minh Hàn Quốc đang sống ở năm 2050 BĐS: Sức sống mới ở khu Tây TP.HCM BĐS: Hàng nghìn tỷ đồng tồn kho của loạt "ông lớn" bất động sản: Doanh nghiệp nào "ôm" nhiều nhất? Tin tức: Khu vực giữ vai trò chiến lược trong bức tranh quy hoạch đô thị của TP. HCM: Tương lai sẽ là "Silicon Valley" của Việt Nam SK & Đời Sống: 60 tuổi là thời điểm quyết định tuổi thọ: Nếu không có 6 biểu hiện này khi ăn sáng thì bạn sẽ sống lâu BĐS: VÒNG ĐỜI CỦA BĐS ĐẦU CƠ MÀ BẠN PHẢI BIẾT ĐỂ TRÁNH ĐU ĐỈNH VH & TG: Kết nối với mạng đường sắt Trung Quốc: Nam quốc sơn hà Nam đế cư BĐS: Chiến lược đầu tư shophouse khối đế chung cư CN & MT: Hàng loạt nhà máy đóng cửa hoặc phá sản, ngành lọc hóa dầu đang trong 'mùa đông khắc nghiệt' Tin tức: Mở rộng cao tốc lên 8 làn sẽ góp phần giải quyết kẹt tại cửa ngõ phía Tây Nam TP.HCM CN & MT: Lời cầu nguyện của rừng 2023 Tiền Tệ : Liên tục phát hành trái phiếu khủng: Nhu cầu vốn của các ngân hàng có thật sự lớn đến thế? BĐS: Chuyên gia dự báo thị trường bất động sản năm 2025 CN & MT: AI, Robotics, and the Future of Jobs VH & TG: Thế giới viễn tưởng của Donald Trump CN & MT: ĐBSCL có thể khai thác hơn 100.000 MW điện gió và điện mặt trời CN & MT: ĐỊA CHÍNH TRỊ CỦA QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI NĂNG LƯỢNG: CƠ HỘI CHO PHÍA NAM TOÀN CẦU SK & Đời Sống: Mở quán cà phê: Cuộc chiến khó lường BĐS: Doanh nghiệp bất động sản vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn CN & MT: Công trình 200 năm có thể giải cứu “hạn mặn” ở ĐBSCL vừa xác lập kỷ lục chưa từng có ở Việt Nam BĐS: “Thị trường bất động sản đang ở trạng thái kim tự tháp 'ngược', từ năm 2021 đến nay, nhà ở giá dưới 3 tỷ tại TP.HCM hoàn toàn vắng mặt” Tin tức: Bắt đầu hạn chế xe máy Tiền Tệ : Các ngân hàng trên sàn có hơn 253.000 tỷ đồng nợ xấu: Những cái tên nào đang đứng đầu bảng? VH & TG: Cái giá của Tự Do CN & MT: Siêu máy tính khổng lồ của Elon Musk: Được cấp 150MW điện, sẵn sàng vận hành đồng loạt 100.000 GPU CN & MT: Physical activity linked to extra 11 years of life Tiền Tệ : Áp lực nợ xấu ngân hàng tiếp tục tăng Tin tức: Tập vẫn sẽ theo đuổi “Trung Hoa Mộng” bất chấp sự trở lại của Donald Trump Tin tức: Trump 2.0: Một thế giới khó đoán định? BĐS: "Phố Nhật Bản" giữa lòng TPHCM trước thời điểm cải tạo Thư Giản: Mùa hạ tháng 8 2020 có DỰ BÁO 30 NĂM BẢN LỀ THẾ KỶ 21 (2020-2050) Thư Giản: Có tài sản bao nhiêu thì lọt top 1% và 10% giàu nhất Việt Nam? Thư Giản: ‘Ngôi nhà’ 2 tầng núp hẻm, giàu năng lượng tích cực giữa lòng Quận 1 BĐS: SO SÁNH TỒN KHO BẤT ĐỘNG SẢN 2015-2022. 10 ông lớn địa ốc tồn kho hơn 40 nghìn tỷ 62015 30.6.2015 BĐS: Loạt doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu trở lại BĐS: TS. Cấn Văn Lực: “Ai làm bất động sản ở phân khúc nhà phố thương mại thì cần phải quan sát để cơ cấu lại” BĐS: 1 tỷ USD vốn FDI vào nhà đất: Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia... dẫn đầu làn sóng M&A : Nếu không sửa luật, dự án bất động sản sẽ tắc trong 10 năm tới SK & Đời Sống: "Phụ tùng thay thế" cho con người Tin tức: What just happened? It was the economy, stupid VH & TG: Các dấu hiệu cho thấy chúng ta đang chứng kiến trận chiến cuối cùng trong 100 năm đồng tồn của hai hệ tư tưởng 9-2021 Tiền Tệ : Bàn về các kịch bản tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 - 2030 Tiền Tệ : Kinh tế tuần hoàn đã trở thành lợi thế cạnh tranh mới VH & TG: “Giấc mơ Mỹ” đáng giá bao nhiêu? SK & Đời Sống: Già hóa dân số, mỗi người có 10 năm sống với bệnh tật Thư Giản: Nhớ mưa Sài Gòn... Tiền Tệ : Lượng tiền ngân hàng cho vay vượt huy động Thư Giản: Viết cho ngày doanh nhân 13/10 SK & Đời Sống: Nền kinh tế cho người già Thư Giản: Mùa nước tràn đồng Thư Giản: BÍ QUYẾT SỐNG NHẸ NHÀNG  Chứng khoán: La Nina hoạt động mạnh từ tháng 8, mưa nhiều chưa từng có, cổ phiếu ngành điện ra sao? Thư Giản: 5 câu chuyện Đại chiến lược của Thế giới 2020-2035. Chứng khoán: Thời hoàng kim của chứng khoán Việt Nam 2007 Chứng khoán: “Đỉnh và đáy” cũng như “đêm với ngày”: Nhà đầu tư lão làng Charlie Munger tiết lộ triết lý đầu tư chưa khi nào lỗi thời để gặt hái thành công Chứng khoán: Thị trường chứng khoán Mỹ chìm trong sắc đỏ trong ngày Thứ hai đầu tuần Tin tức: CÁI GIÁ CỦA CHIẾN TRANH 2024 BĐS: Thời điểm vàng cho bất động sản hậu khủng hoảng CN & MT: Dự báo của Yuval Noal Harari về những biến đổi chính trị - xã hội trong thời đại số và những giải pháp cho xã hội tương lai CN & MT: Neuromorphic supercomputer aims for human brain scale BĐS: Doanh nghiệp trả mặt bằng hàng loạt BĐS: Mặt bằng 'bình dân' ở TP.HCM: Giảm giá phân nửa, giảm tiền cọc vẫn bỏ trống BĐS: Sóng 'tháo chạy' khỏi mặt bằng tiền tỷ khu vực trung tâm giờ ra sao? CN & MT: Trí tuệ nhân tạo đang thay đổi ngành bán lẻ Tin tức: Hệ lụy gì từ cuộc chiến mới ở Trung Đông? BĐS: Dấu ấn bất động sản quý 3: Những "đốm sáng" trong khó khăn Tin tức: Thế giới bắt đầu thời kỳ cấu trúc lại trật tư thế giới The World Begins to Reorder Itself Tin tức: IMF: Triển vọng kinh tế thế giới mấy năm tới chỉ ở “hạng xoàng” BĐS: Chuyên gia nêu rõ khó khăn lớn nhất của thị trường bất động sản hiện nay Tin tức: Nền kinh tế toàn cầu ra sao khi phải đối mặt với cuộc khủng hoảng mới trong cuộc chiến Israel-Gaza? Tin tức: Xung đột Israel - Hamas: Người ra mặt và kẻ giấu mặt CN & MT: Nếu Trái đất nóng hơn 2,5 độ so với thời tiền công nghiệp, ĐBSCL sẽ gặp nguy cơ Tin tức: Tỉ phú israel có con gái bị Hamas giết! : Vòm sắt - hệ thống đánh chặn tên lửa thành công hơn 90% của Israel? Tin tức: Thế giới đối mặt cùng lúc 5 căn nguyên của thảm họa và nguy cơ Thế chiến III CN & MT: Toyota chứng minh cho cả thế giới thấy 'không vội làm xe điện' là đúng: 1 startup làm 9 năm vẫn lỗ, càng bán càng không có lãi
Bài viết
Bão tố có tên, cớ gì nắng nóng "vô danh"?

    Nhiều quốc gia mong muốn nâng cao nhận thức của người dân về các đợt "sóng nhiệt" để không lơ là mất cảnh giác.

    Bão tố có tên, cớ gì nắng nóng "vô danh"?- Ảnh 1.
     

    Người dân giải nhiệt ở Plaza de Espana (Seville, Tây Ban Nha), tháng 8-2023. Ảnh: Cristina Quicler/AFP/Getty Images

    Nhiều quốc gia mong muốn nâng cao nhận thức của người dân về các đợt "sóng nhiệt" để không lơ là mất cảnh giác. Phải chăng kẻ thù "vô danh" thì khó đề phòng hơn, hay việc gọi tên nắng nóng chỉ khiến mọi thứ thêm phần rối ren?

    Sóng nhiệt, cách dịch sát nghĩa của từ "heatwave", được dùng để chỉ một khoảng thời gian nắng nóng bất thường.

    Không như các thiên tai khác, sóng nhiệt không làm sập nhà cửa hay ngập đường sá, không tạo ra hậu cảnh ấn tượng cho các phóng viên thời tiết liều lĩnh. Nhưng bên dưới lớp quần áo ướt đẫm mồ hôi và hóa đơn tiền điện vút cao như tên lửa, sóng nhiệt có gì đáng sợ? 

    Chỉ cần trả lời bằng một con số: khoảng 489.000 ca tử vong liên quan đến nắng nóng xảy ra mỗi năm trên toàn thế giới trong giai đoạn 2000 - 2019, với 45% ở châu Á và 36% ở châu Âu, theo WHO.

    Ở Mỹ, nắng nóng cướp đi nhiều sinh mạng hơn cả bão, lốc xoáy, động đất hoặc lũ lụt. Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của nước này, nắng nóng vào năm ngoái đã góp phần gây ra hơn 2.300 ca tử vong trong nước. Vào tháng 3 năm nay, số liệu từ Bộ Y tế Thái Lan cho thấy 30 người đã chết vì say nắng.

    Khi các đợt nắng nóng sẽ còn dữ dội hơn bởi biến đổi khí hậu, vài thành phố ở châu Âu đang thử nghiệm một ý tưởng gây tranh cãi: đặt tên cho các sự kiện sóng nhiệt, như cách ta thường làm với các cơn bão, nhằm nâng cao nhận thức. Ước tính hơn 70.000 người đã thiệt mạng vì mùa hè châu Âu nóng kỷ lục năm 2022.

    Biết "kẻ thù" là ai

    Trước hết, tại sao cần nhân hóa các mối đe dọa? "Bạn hình dung như thế nào về một mối đe dọa lẻn vào nhà mà không báo trước và cướp đi những người thân yêu?", cây bút khoa học David Robson mở đầu một bài viết trên BBC Future.

    Ở châu Âu, khi dịch hạch hoành hành, câu trả lời là một bộ xương đội mũ trùm đầu mang tên "Grim Reaper" - Thợ gặt Nghiệt ngã, hay Thần chết theo cách gọi phổ biến của chúng ta. Gã xuất hiện lần đầu tiên vào thế kỷ 14, trong thời kỳ "Black Death" - Cái chết Đen quét qua lục địa này và giết chết một nửa dân số ở đó.

    Nhân dạng chính xác của "cái chết" có thể thay đổi tùy mỗi quốc gia: trẻ hay già, nam hay nữ, mặc đồ trắng hay đen, nhưng đa số các câu chuyện dân gian trong lịch sử đều mô tả bệnh tật và cái chết dưới hình hài một con người.

    Trong lĩnh vực sức khỏe, phép nhân hóa có thể giúp bảo vệ chúng ta. Theo nghiên cứu của Lili Wang tại Đại học Chiết Giang ở Hàng Châu, Trung Quốc, việc nhân hóa một căn bệnh khiến cho mối nguy hiểm gần gũi hơn và làm tăng cảm giác dễ bị tổn thương của con người.

    Ví dụ trong giai đoạn đầu của đại dịch COVID-19, nhóm nghiên cứu của Wang đưa cho người tham gia một trong hai thông điệp về các cách tránh lây nhiễm. Sự khác biệt duy nhất giữa các mẩu thông tin là mức độ nhân hóa: "vi rút corona" và "Ông Coronavirus".

    "Ý tưởng là làm cho căn bệnh này có vẻ như đang làm chuyện gì đó và đang di chuyển" - Wang giải thích với BBC Future trong một email. Với những khác biệt khá nhỏ bé trong ngôn từ, việc nhân hóa con vi rút đã làm tăng sự đề phòng của người tham gia nghiên cứu.

    Bão tố có tên, cớ gì nắng nóng "vô danh"?- Ảnh 2.

    Cảnh báo nhiệt độ ở Seville (TBN). Ảnh: AFP

    Phản ứng của chúng ta trước các sự kiện thời tiết khắc nghiệt cũng cho thấy xu hướng tương tự. Nghiên cứu năm 2021 của các nhà khoa học tại Đài quan sát quốc gia Athens (NOA) cho thấy việc đặt tên cho bão liên quan đến mức độ nhận thức tốt hơn.

    Tại sao một cái tên có thể mang đến tác dụng này? Theo nhà thần kinh học Kris De Meyer - giám đốc Đơn vị hành động khí hậu tại Đại học College London, bộ não con người rất phù hợp để suy nghĩ về trạng thái tinh thần (bao gồm: ý định, niềm tin, mong muốn và cảm xúc…) của người khác cũng như của bản thân - một quá trình được gọi là "mentalizing".

    Những vùng não nơi quá trình đó diễn ra đồng thời vận hành một hệ thống ghi nhớ mạnh mẽ (tách biệt với hệ thống chúng ta sử dụng để ghi nhớ thô), vốn nhạy cảm với các thông tin xã hội, chẳng hạn như tên gọi. Vì vậy, việc đặt tên cho một cơn bão hoặc một đợt nắng nóng có thể là bước đầu tiên để kích hoạt hai quá trình suy nghĩ và ghi nhớ trên, ông nói với The Guardian.

    Hãy coi chừng Zoe!

    Thành phố Seville của Tây Ban Nha có một hệ thống xếp hạng các đợt nắng nóng theo ba cấp độ, và đặt tên cho những đợt nguy hiểm nhất từ Z đến A. Đợt sóng nhiệt đầu tiên được hệ thống này đặt tên là Zoe vào mùa hè năm 2022.

    Nghiên cứu đăng ngày 20-4-2024 trên Scientific Reports chỉ ra rằng: việc đặt tên cho một đợt nắng nóng dường như đã tạo ra sự khác biệt. Dù chỉ có 6% người tham gia khảo sát nhớ được tên Zoe mà không cần trợ giúp, nhưng chính họ cho thấy mức độ tham gia cao hơn vào các hành vi giữ an toàn trước cái nóng.

    Từ tháng 6 đến tháng 8-2023, Seville đã đặt tên cho bốn đợt sóng nhiệt: Yago, Xenia, Wenceslao và Vera. Đây là các đợt sóng nhiệt mà nhiệt độ vượt 45 độ C trong ít nhất ba ngày, nên "đặt tên cho các đợt nắng nóng là để mọi người biết rằng đấy là một vấn đề nghiêm trọng" - Rob McLeod, tổ chức phi lợi nhuận Renew của Úc, nói với The Guardian.

    Đầu năm nay, McLeod viết hẳn một báo cáo để thúc giục nước Úc học theo Seville. Ông cho biết các thành phố của Tây Ban Nha đang phát triển một "văn hóa nắng nóng", nơi mọi người hiểu rõ các bước cần làm để chuẩn bị cho các đợt sóng nhiệt, như làm mát nhà cửa vào sáng sớm, tận dụng bóng râm, uống nước và để tâm đến những thành viên dễ bị tổn thương trong cộng đồng.

    Thế nhưng, Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) phản đối việc đặt tên cho các đợt nắng nóng, với lý do nó sẽ gây nhầm lẫn và khiến công chúng mất tập trung. Theo một báo cáo do WMO soạn vào tháng 10-2022, "việc đặt tên các sự kiện nắng nóng đơn lẻ sẽ khiến công chúng và giới truyền thông bị đánh lạc hướng khỏi những thông điệp quan trọng nhất, đó là: ai đang gặp nguy hiểm và cách ứng phó".

    Ngoài ra, WMO cho rằng: chỉ vì giải pháp đặt tên có tác dụng với các cơn bão, không có nghĩa là nó có tác dụng với sóng nhiệt. Không giống như bão nhiệt đới, sóng nhiệt là hiện tượng không dễ dàng xác định và dự đoán.

    Các nhà phê bình cũng cho rằng việc đặt tên cho sóng nhiệt có thể không hiệu quả vì hiện chưa có đủ nghiên cứu để chứng minh điều đó. Hầu hết các chương trình thí điểm đều kết thúc sau một hoặc hai mùa hè.

    Ngày xửa ngày xưa, việc đặt tên cho các cơn bão cũng từng là một ý tưởng mới. Nó chỉ bắt đầu từ những năm 1950. Theo WMO, đặt tên bão là cách nhanh nhất và hiệu quả nhất để truyền đạt các cảnh báo cũng như nâng cao nhận thức và sự chuẩn bị. Nó làm cho các cơn bão dễ dàng được theo dõi và thảo luận hơn - ta có thể hỏi người dân miền Nam về cơn bão Linda thảm khốc năm 1997…

    Liệu sẽ có ngày người ta nhắc nhau "sóng nhiệt Hồng Hài Nhi sẽ tới vào cuối tuần này"?■

    Thần khúc và sóng nhiệt

    Bão tố có tên, cớ gì nắng nóng

     

    Trong khi người ta vẫn tranh cãi chuyện chỉ dùng tên phụ nữ để gọi các cơn bão, nhà khí tượng học người Ý Antonio Sanò - chủ trang web thời tiết iLMeteo - đã sẵn có kho tên ngồn ngộn mà gần gũi để đặt cho các đợt sóng nhiệt: bộ Thần khúc của Dante Alighieri (1265-1321).

    Bắt đầu từ năm 2012, Sanò đã chăm chỉ đặt tên cho các đợt nắng nóng theo các nhân vật trong bộ sử thi nổi tiếng nhằm "giải thích sóng nhiệt cho công chúng theo cách đơn giản và dễ hiểu".

    Gần nhất, Sanò đặt tên cho đợt nắng nóng tháng 7-2023 ở châu Âu (có nơi trên 48,8oC) là Cerberus - con chó ba đầu gác cổng tầng Địa ngục thứ ba. Trước đó là đợt nóng Caronte - người lái đò đưa các linh hồn sang thế giới bên kia trong thần thoại Hy Lạp, và cũng là quỷ sứ địa ngục trong Thần khúc.

    "Có sự tương đồng nhất định giữa cái nóng và những cái tên gợi lên ngọn lửa luyện ngục này" - Sanò nói với trang Quartz. Những cái tên từ pho sử thi của Dante đã được Sanò dùng còn có Minòs - phán quan của Địa ngục, hay Lucifer - kẻ bị đày xuống địa ngục vì dám chống lại Chúa trời.

    Sanò tự mình chọn đặt tên và công bố trên trang nhà iLMeteo. Chúng không được chấp nhận rộng rãi, và trái lại, còn không được khuyến khích vì gây hiểu lầm, bởi các nguyên nhân như WMO đã chỉ ra.

    Chưa kể mạnh ai nấy đặt thì càng dễ rối hơn. Cụ thể, đợt nóng tháng 7 mà Sanò gọi là Cerberus chính là cơn sóng nhiệt Xenia ở Tây Ban Nha.

    T.A.

    LÊ MY - Theo Tuổi Trẻ
    THỐNG KÊ TRUY CẬP
    • Đang online 7
    • Truy cập tuần 1577
    • Truy cập tháng 12499
    • Tổng truy cập 157922