Ai còn mơ tưởng viễn vông về một thứ hòa bình ,hữu nghị với Lân quốc Trung Hoa ,nên đọc và ngẫm nghĩ về bài viết của Nguyên Phó chủ tịch Quân Ủy TW Trung Quốc Trì Hạo Điền ( 1993-2003).Lão tướng Trì nắm quyền quốc phòng hơn 10 năm dưới thời Giang Trạch Dân làm Chủ tịch Đảng CS TQ ,Đặng Tiểu Bình là Lãnh tụ tối cao của Đảng . Trong sự kiện thảm sát Thiên An Môn ngày 4 tháng 6 năm 1989, Trì đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc chỉ đạo thực thi của quân đội thiết quân luật ở Bắc Kinh để ngăn chặn các cuộc biểu tình Thiên An Môn . Là tham mưu trưởng, ông chỉ thị cho các sĩ quan chỉ huy của Bắc Kinh, Thẩm Dương, Tế Nam ... "hoàn thiện danh sách của tất cả các bộ phận quân đội dự kiến sẽ tiến vào Bắc Kinh và thời gian chính xác của họ đến và đi, cũng như các chi tiết liên quan đến nhiệm vụ ",lập Báo cáo hàng ngày "(Meiri Yibao) từ Văn phòng Ủy ban Quân sự Trung ương, ngày 19 tháng 5 năm 1989 và trực tiếp điều hành cái gọi là vụ thảm sát Bắc Kinh, diễn ra vào ngày 04 tháng 6 năm đó.
tài liệu về bài nói của Tướng Trì hạo Điền được công bố trên Tạp chí Các vấn đề chiến lược, Ấn Độ, 15/4/2009
Chính sách hoà bình và phát triển củaTrung Quốc 20 năm qua đã đi đến đầu cuối
Thượng tướng Trì Hạo Điền
Nguyên Phó Chủ tịch quân ủy kiêm Bộ trưỏng Bộ Quốc phòng Trung Quốc
I. Chiến tranh đang hướng tới chúng ta
Khi viết bài này, tâm tư tôi rất nặng nề, bởi vì tiến trình Trung Quốc hoá nhiều lần bị sự đả kích và xâm lược trực tiếp của thế lực nước ngoài mà gián đoạn, trong đó điển hình là cái gọi là “mười năm hoàng kim” 1927-37, nhưng xem ra cái gọi là nhãn quang mưòi năm hoàng kim một chút vàng cũng không có, ở giữa thời gian này có sự rơi vào tay giặc của Đông Bắc ngày 18-9-1931, có sự thành lập chính quyền nguỵ đông Hà Bắc, thế nhưng nói một cách tưong đối, từ 1927-37 phát triển kinh tế Trung Quốc tương đối nhanh, xây dựng hạ tầng cơ sở có tiến triển tưong đối, xây dựng quân đội cũng có khởi sắc, Trung Quốc có chút hy vọng.
Thế nhưng đó là điều Nhật Bản không thể tha thứ được, đã nuốt ba tỉnh Đông Bắc rồi nhưng vẫn chưa thoả mãn, và đã vội vàmg phát động cuộc chiến tranh xâm lựoc Trung Quốc toàn diện, Trung Quốc buộc phải dùng chính sách tiêu thổ kháng chiến khổ chiến 8 năm, mặc dù Trung Quốc thắng một cách thảm hại và đã mất Ngoại Mông, nguyên khí bị thưong tổn lớn, tổn thát của cải tới hơn 600 tỷ USD, qua 8 năm bị ngọn lửa chiến tranh tàn phá Trung Quốc vốn đã nghèo yếu lại thêm một nghèo hai trắng, có thể nói xâm lược của Nhật Bản đặc biệt là cuộc chiến tranh xâm lựoc Trung Quốc toàn diện đã làm chậm rất lớn tiến trình Trung Quốc hoá.
Không cho phép Trung Quốc phát triển, cản trở tiến trình Trung Quốc hoá luôn là quốc sách trước sau không thay đổi của các cường quốc đặc biệt là Nhật Bản, chúng ta phải học bài học lịch sử đau khổ nhất từ đó. Giữa các nuớc với nhau có sự hợp tác, nhưng bản chất hơn là cạnh tranh, xung đột và chiến tranh - hình thức cực đoan của xung đột. Hợp tác là tạm thời, cạnh tranh là có điều kiện và xung đột là tuyệt đối, là cái trục chính của lịch sử, vì vậy cách nói cái gọi là hoà bình và phát triển là chủ đề đương đại là hoàn toàn sai lầm (nhiều nhất cũng chỉ có thể coi như một quyền nghi chi kế), cách nói này vừa không có căn cứ lý luận gì có thể chịu nổi sự sàng lọc lại càng không phù hợp với sự thực và kinh nghiệm lịch sử. Chẳng cần nói hai nước Trung Nhật là kẻ thù không đội trời chung về địa lý về lịch sử mà chỉ việc Trung Xô chia rẽ trong những năm 60 cũng đủ để thuyết minh, bất kỳ nước nào đều lấy theo đuổi lợi ích quốc gia làm chuẩn tắc hành động duy nhất, chứ không lưu lại bất kỳ khoảng trống nào cho đạo đức cả. Năm đó Trung Xô có hình thái ý thức chung, đối mặt với kẻ thù chung, hơn nữa trình độ khoa học kỹ thuật thấp khiến Trung Quốc không thể hình thành sự đe doạ với Liên Xô, thế nhưng Trung Xô vẫn chia rẽ, hơn nữa còn tiến tới đối kháng gay gắt.
Có rất nhiều đầu mối, nhưng một nguyên nhân căn bản là Liên Xô không muốn nhìn thấy một Trung Quốc ngày càng phát triển, ngày càng lớn mạnh cùng đứng sát cánh với họ, mà sợ rằng dù đó chỉ là một xu thế còn lâu mới thành hiện thực cũng không được. Nếu như Trung Xô có chung hình thái ý thức có cùng kẻ thù, một mạnh một yếu mà còn có thể chia rẽ thì cái gọi là hoà bình và phát triển là đầu đề thử nghiệm đương đại, thì tính hư ảo, tính yếu đuối tính nguy hiểm của chính lược, chiến lược và ngoại giao dưới sự chủ đạo của lời chú của cái gọi là hoà bình và phát triển là vấn đề thử nghiệm đương đại càng lộ ra rõ ràng hơn.
Chính vì thế mới nói, cách nói hoà bình và phát triển là chủ đề đưong đại là hoàn toàn sai lầm, là một học thuyết có hại có tác dụng làm ngưòi ta mê muội, nguyên nhân như sau: từ kinh nghiệm, bài học của lịch sử cận đại Trung Quốc, và kinh nghiệm lịch sử và bài học của 50 năm nước cộng hoà có thể thu được một qui luật lịch sử như thế này, các cường quốc đả kích (kể cả việc dùng thủ đoạn chiến tranh toàn diện) tiến trình Trung Quốc hoá là quốc sách nhất quán của họ. Trong 160 năm quá khứ đã như vậy, trong 160 năm từ nay trở đi cũng vẫn như vậy.
II. Phát triẻn có nghĩa là nguy hiểm và đe doạ, không có “quyền chiến tranh” thì sẽ không có quyền phát triển
Phát triển có nghĩa là nguy hiểm, đe doạ, đó là qui tắc thông thường lịch sử thế giới, nhưng điều này trong lịch sử Trung Quốc lại có ngoại lệ đặc biệt, như vưong triều Đại Hán trong cực hạn địa lý đương thời sau khi đánh bại mọi đối thủ đã có thể “đóng cửa lại” phát triển, và tiến tới sản sinh ra “chủ nghĩa thiên hạ”. Bởi vì bất kể so sánh về bất kỳ phương diện nào từ dân số, quân sự, kinh tế, văn hoá, không có bất kỳ quần thể dân tộc nào có thể bằng vai sát cánh với tộc Đại Hán thậm chí nhìn không thấy bất kỳ nhóm dân tộc nào có loại tiềm năng kề vai sát cánh đó.
Trong thời Chiến Quốc, sự phát triển của một nuớc có nghĩa là sự đe doạ đối với một nuớc khác, điều này mới là qui tắc thông thường của lịch sử thế giới, cũng là hạt nhân và nền tảng của ngoại giao phương tây. Thuỷ tổ của ngoại giao phương tây là Hồng y giáo chủ Pháp Richelieu, chính ông ta là ngưòi đầu tiên đi ra khỏi sự “mông muội” trung thế kỷ về ngoại giao, mở ra việc ngoại giao vứt bỏ bất kỳ sự ràng buộc nào về đạo đức và tôn giáo, tất cả đều lấy lợi ích quốc gia làm trục chuyển động. Chính sách ngoại giao do ông ta chế định đã làm cho nước Pháp được hưởng lợi hơn 200 năm, làm chúa tể châu Âu, còn việc ông ta hoạch định 30 năm chiến tranh đã làm cho sinh linh Đức khốn khổ, nước Đức chia ra thành nhiều nước nhỏ, ở trong sự xáo động lâu dài, mãi cho đến khi Bismarck thống nhất nước Đức mới thôi. Tiến trình thống nhất Đức cho thấy rõ, nếu không có “quyền chiến tranh” của Bismarck thì sẽ không có thống nhất quốc gia, càng không có quyền phát triển.
III. Hòa bình dưới lưỡi lê, sự lựa chọn duy nhất của Trung Quốc ???
Luận điểm Trung Quốc đe doạ là hoàn toàn chính xác, đó đang là tư duy phưong tây điển hình. “Tôi đóng cửa lại phát triển kinh tế của mình, mời gọi ai, làm phiền ai?” Phưong thức tư duy kiểu Trung Quốc đó không chỉ là ngu xuẩn mà cũng không thể “hoà nhập quốc tế”. Trong thời Chiến Quốc, trước lợi ích quốc gia một cái tàn nhẫn không dung thứ cho bất kỳ tình cảm ôn hoà nào, kẻ nào chỉ cần ôm ấp một chút ảo tưởng là kẻ đó sẽ bị sự trừng phạt vô cùng tàn nhẫn của đại lịch sử,
Sự phát triển của Trung Quốc đương nhiên là sự đe doạ đối với các nước như Nhật Bản, tự Trung Quốc có thể không thấy như vậy, thế nhưng Trung Quốc không thể thay đổi được tư duy có gốc sâu rễ chắc của các cưòng quốc như Nhật Bản v.v.. loại đã “hoà nhập quốc tế”. Vì vậy cơ sở tư duy của chúng ta nên là và cũng phải là: sự phát triển của Trung Quốc là sự đe doạ các nước như Nhật Bản v.v.
Nói theo “lý” thì mỗi nuớc mỗi dân tộc đều có quyền sinh tồn, quyền phát triển, ví dụ như kinh tế Trung Quốc đã phát triển thì cần phải nhập khẩu dầu mỏ, để bảo vệ sinh thái Trung Quốc cần trồng cây đóng cửa rừng, như thế phải nhập khẩu nguyên vật liệu như gỗ v.v. đó là việc rất tự nhiên, rất có “lý”, thế nhưng các cường quốc có “lý” của các cưòng quốc, một nước lớn như Trung Quốc nếu năm 2010 phải nhập khẩu 100 triệu tấn dầu mỏ, năm 2020 phải mua tới 200 triệu tấn, các cường quốc liệu có thể chịu được không?
Tranh cướp tài nguyên sinh tồn có tính cơ bản (bao gồm đất đai, biển) là nguồn gốc của tuyệt đại đa số cuộc chiến tranh trong lịch sử.Trong thòi đại thông tin này sẽ có thay đổi, nhưng không thể có sự thay đổi về bản chất.
Phát triển, tiên tiến, văn minh như Israel vì một vùng đất lớn hơn (bao gồm cả tranh cướp nguồn nuớc) đã đánh nhau với Ai Cập, Palestin 50 năm, và vẫn chưa một ngày ngừng đánh nhau? Để tranh thủ quyền phát triển không gì chính đáng hơn (trừ phi ngưòi Trung Quốc mãi mãi muốn yên ổn trong nghèo nàn, ngay cả quyền phát triển cũng từ bỏ) thì Trung Quốc phải chuẩn bị chiến tranh, điều này không phải do chúng ta quyết định càng không phải do nguyện vọng thiện lương của một số nhân sĩ thiện lưong trong chúng ta quyết định, trên thực tế điều này do “thông lệ quốc tế” và các cường quốc quyết định.
Chính sách hoà bình phát triển của Trung Quốc 20 năm qua đã đi đến đầu cuối (tận đầu) môi trưòng quốc tế đã phát sinh thay đổi về chất, tức các cường quốc đã chuẩn bị một lần nữa làm đứt đoạn tiến trình hiện đại hoá Trung Quốc, Trung Quốc muốn phát triển, muốn bảo vệ quyền phát triển của mình thì phải chuẩn bị chiến tranh, chỉ có chuẩn bị đánh trận mới giành được sự phát triển có không gian và thời gian, sự phát triển kiểu bài ca chăn cừu đã đến câu kết thúc.
IV. Ngoại giao (lớn) quyết định nội chính
Ngay phái diều hâu nhất của Trung Quốc hiện nay cũng không nhất định chủ trương hiện tại phải đánh nhau, mặc dù chúng ta có lý do đầy đủ, ví dụ như chiến tranh thống nhất quốc gia, ví như vì mục đích bảo vệ quyền lợi Biển Đông. Vì quyền phát triển, cái đáng quí mà 160 năm nay Trung Quốc ít có, tất cả vì quyền phát triển cực kỳ quí báu đó, thế nhưng vào lúc quyền phát triển này ngày càng bị đe doạ, cũng có nghĩa là lúc chúng ta phải cầm vũ khí bảo vệ quyền phát triển của ngưòi Trung Quốc.
Nội chính quyết định ngoại giao, không sai, nhưng không nên quên rằng trong thời đại Chiến quốc này ngoại giao (lớn) cũng quyết định nội chính. Đó không chỉ là trình bầy thể hiện về lý luận, mà đó càng là sự trình bầy thể hiện những kinh nghiệm lịch sử của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, chi phí quốc phòng của Trung Quốc trong những năm 70 vượt hơn tổng mức chi cho khoa học, giáo dục, văn hoá, y tế(do đời sống nhân dân còn tưong đối nghèo nàn). Tất nhiên tôi không hy vọng chi phí cho quân sự của Trung Quốc ngày nay vượt quá tổng mức chi cho khoa học, giáo dục, văn hoá, y tế, vì trên thực tế cái Trung Quốc cần đầu tư nhất là giáo dục. Thế nhưng các cưòng quốc có cho phép không? Chẳng lẽ lại không muốn đầu tư nhiều tiền hơn vào khoa học, giáo dục, văn hoá, y tế sao?
Có ngưòi nói, căn cứ vào cái gọi là văn kiện giải mật của Liên Xô, chứng minh trong những năm 60, 70 Liên Xô không có kế hoạch xâm nhập Trung Quốc toàn diện, giả sử những văn kiện giải mật này là chính xác thì cũng không thể thuyết minh “sự chân thực của lịch sử” cục diện bàn cờ là tác động lẫn nhau, không có sự chuẩn bị tinh thần và vật chất đầy đủ nhất mà Trung Quốc làm đựơc dưới sự lãnh đạo của Mao chủ tịch , đã gia tăng cực đại rủi ro và giá thành của việc Liên Xô xâm nhập Trung Hoa toàn diện, lịch sử cũng hoàn tòan có thể chuyển ngoặt theo một hướng khác, kẻ yếu đuối chỉ có thể thu hút xâm lựơc, nói từ góc độ đó mới là kẻ bảo vệ hoà bình chân chính
V. Cầu thiện được ác, 10 năm tới Trung Quốc có thể hoà bình không?
Cắt đứt tiến trình Trung Quốc hoá, tước đoạt quyền phát triển của ngưòi Trung Quốc, các cưòng quốc có nhiều con bài để chơi, ba con bài nổi bật nhất là “ba đảo”, trong đó con bài Đài Loan có hiệu quả nhất. Lúc nào cuộc chiến ở eo biển Đài Loan bùng nổ, quyền quyết định vừa không ở trong tay chúng ta cũng không ở trong tay phần tử Đài Loan đòi độc lập, mà ở trong tay Mỹ Nhật. Nếu bùng nổ cuộc chiến ở eo biển Đài Loan, thì không chỉ là cuộc chiến thống nhất, mà ở tầng nấc sâu xa hơn là Mỹ Nhật quyết tâm tước đoạt quyền phát triển của người Trung Quốc, là một lần nữa làm đứt đoạn tiến trình Trung Quốc hoá, đúng như cuộc chiến năm Giáp Ngọ trong lịch sử, Nhật Bản toàn diện xâm lược Trung Quốc, không chỉ là cắt đất đòi tiền bồi thường mà bản chất hơn là Nhật Bản làm đứt đoạn tiến trình Trung Quốc hoá, giống như tước đoạt quyền phát triển của ngưòi Trung Quốc
Vì thế chúng ta phải lấy cao độ quyết chiến chiến lược để đối xử với cuộc chiến tranh ở eo biển Đài Loan, mà với trình độ vũ lực của chúng ta hiện nay thì đối với Mỹ Nhật mà nói còn chưa bàn được chuyện quyết chiến chiến lược, đặc biệt với Mỹ càng không xứng là quyết chiến chiến lược, bởi vì Trung Quốc chỉ có không nhiều tên lửa vưọt lục địa, trong khi Mỹ đã quyết tâm phát triẻn NMD.
Để ngăn cản, làm chậm thời gian bùng nổ cuộc chiến ở eo biển Đài Loan, trước tiên phải đưa cuộc chiến ở eo biển Đài Loan lên mức “quyết chiến chiến lược đối xứng”, vừa là trình tự cá chết thì lưới cũng rách, nếu chúng ta không thắng được trong cuộc chiến ở eo biển Đài Loan thì hậu quả chiến bại còn thê thảm hơn cuộc chiến tranh Giáp Ngọ. Vì vậy không đánh thì thôi, đã đánh là phải tiêu diệt toàn diện Nhật Bản, đánh cho Mỹ tàn phế, điều này chỉ có chiến tranh hạt nhân mới làm tròn nhiệm vụ.
Cầu thiện được ác, đó là kết cục cuối cùng của chính sách hiện nay của chúng ta, cầu ác được thiện, chỉ có năng lực tiêu diệt toàn diện Nhật Bản, đánh cho Mỹ tàn phế thì mới giành đựoc hoà bình, nếu không vấn đề eo biển Đài Loan kéo không nổi 10 năm, trong 10 năm tất có đại chiến.
VI. Bá quyền là đặc trưng bản chất của sự tồn tại của nước lớn
Thế nào là nước lớn?Có bá quyền thì là nước lớn, không có bá quyền thì bị người ta chia cắt xâu xé, số phận bị ngưòi khống chế như con rối, bá quyền trong cái thời đại Chiến quốc này là tồn tại khách quan “là không thể dùng ý cho con ngưoiì chuyển rời”, vấn đề chỉ là anh ý thức được hay không, là chủ động theo đuổi hay là bị động tới gần, mọi vấn đề của Trung Quốc bao gồm vấn đề ba đảo vấn đề phát triển ngành sản xuất chiến lược, vấn đề điều chỉnh lợi ích các tầng lớp giai cấp trong nước, cuối cùng đều là vấn đề vì dân tộc tranh cướp bá quyền.
Muốn tranh bá quyền thì không thể đấu tranh nội bộ không thôi, nội bộ phải ổn định đoàn kết, nước Anh do lợi ích khổng lồ của thuộc địa hải ngoại nên đã sớm thực hiẹn “quí tộc hóa giai cấp công nhân”, từ Trung Quốc Nhật bản thu được khoản bồi thưòng to lớn và thị trường, không chỉ có lợi cho tầng lớp trê, mà còn khiến tầng lớp dưới của Nhật thu được lợi ích to lớn. Thời đại đã bất đồng, tình hình đất nước cũng không giống nhau, nhưng về thực chất không thay đổi, chúng ta không chỉ cần dùng con mắt bá quyền để nhìn nhận đối xử với vấn đề quân sự ngoại giao, mà càng cần dùng con mắt bá quyền để nhìn nhận đối xử cới các tầng lớp giai cấp trong nội bộ, và vấn đề điều chỉnh lợi ích giai cấp, giai cấp tinh anh tầng lớp trên chỉ hạn chế bóc lột tầng lớp dưới nước mình thì trong cái thời đại Chiến quốc này không thể đại biểu được lợi ích dân tộc, chúng sẽ hủ bại, đồi truỵ, không có tiền đồ, nên bị hạn chế, bị tiêu diệt. Tầng lớp trên thành thục, trí tuệ mới có thể đại biểu cho lợi ích dân tộc tức thực hiện “chính sách nhượng bộ” đối nội, lãnh đạo tầng lớp dưới cùng thu được lợi ích ở nước ngoài.
♦
Đến đây mạng Milchina.com viết thêm: thưọng tưóng Trì Hạo Điền nói như vậy và cũng làm như vậy, khi tại chức ông là phái diều hâu, phái hàng không mẫu hạm, phái tầu ngầm chiến lựoc hạt nhân, phái không quân hoá hải quân, phái chủ chiến kiên định. Khi tại chức ông đã dùng khoản kinh phí không nhiều trong tay, làm mạnh thêm không quân lục quân, lữ đoàn hải quân lục chiến, đại đội binh chủng đặc biệt, bộ đội tên lửa chiến lược, từ Israel, châu Âu. Nga, thu đựoc rất nhiều trang bị tiên tiến v.v..
Dương Danh Dy (gt)
Sử dụng vũ khí sinh học quét sạch nước Mỹ bá chủ thế giới:.. - Tác giả: Trì Hạo Điền
Nguyên Bộ trưởng Bô QP TQ
chú ý, bài phát biểu này là của một vị trong Bộ chính trị của Trung Quốc và cũng mới cách đây năm năm thôi. Là một phát biểu chính thức trong hội nghị lớn chứ không phải nói vu vơ đâu đó.
Bài phát biểu của tướng Trì Hạo Điền-Nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc tại Hội nghị các tướng lĩnh bàn về chiến lược chiến tranh tương lai tổ chức năm 2005 ...
( Tài liệu được công bố trên Tạp chí Các vấn đề chiến lược, Ấn Độ, 15/4/2009)
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc thường tuyên bố sự trỗi dậy của Trung Quốc hoàn toàn mang tính chất hoà bình và rằng Trung Quốc không có tham vọng bành trướng. Tuy nhiên, bài phát biểu của Bộ trưởng quốc phòng tại hội nghị các tướng lĩnh Trung Quốc về Chiến lược chiến tranh tương lai cách đây 4 năm lại cho thấy viên tướng này coi người Trung Quốc là chủng tộc siêu đẳng nhất thế giới và họ có sứ mệnh phải quét sạch nước Mỹ để làm bá chủ thế giới. Sự thay đổi của Trung Quốc đang làm thay đổi cán cân chiến lược, ít nhất là ở khu vực châu Á.
Nhưng không ai có thể biết được khuôn hình và kết quả tương lai của sự thay đổi đó. Dư luận rộng rãi trên thế giới nghi ngờ về tham vọng bá quyền của Trung Quốc. Đây là một quá trình không thể dừng lại được. Dưới đây là toàn văn bài phát biểu của Tướng Trì Hạo Điền phản ánh một số khía cạnh của tư duy chiến lược của Trung Quốc hiện nay.
Như mọi người đều biết, theo quan điểm truyền bá của các học giả phương Tây, toàn thể loài người trên Trái Đất có nguồn gốc chung từ một người mẹ duy nhất ở Châu Phi. Như vậy, không một chủng tộc nào có thể tự nhận mình là chủng tộc siêu đẳng nhất. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu của đại đa số các học giả Trung Quốc, người Trung Quốc khác với các chủng tộc khác trên thế giới. Chúng ta không có nguồn gốc từ Châu Phi. Trái lại, chúng ta có nguồn gốc độc lập trên đất Trung Quốc. Nguời Bắc Kinh ở Chu Khẩu Điếm mà tất cả chúng ta đều bắt nguồn từ đó đại diện cho một giai đoạn tiến hoá của tổ tiên chúng ta.
Nguồn gốc nền văn minh Trung Hoa Trước đây, chúng ta thường nói rằng nền văn minh Trung Quốc có lịch sử 5.000 năm. Nhưng hiện nay, rất nhiều chuyên gia nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có khảo cổ học, văn hóa sắc tộc, và văn hoá khu vực đã đi tới một sự thống nhất rằng các phát hiện mới như nền văn hoá Hongshan ở vùng Đông Bắc, nền văn hoá Liangzu ở tỉnh Chiết Giang, các phế tích Jinsha ở tỉnh Tứ Xuyên, và khu di tích văn hoá đế chế Yongzhou ở tỉnh Hồ Nam tất cả đều cho thấy bằng chứng về sự tồn tại của nền văn minh tiền Trung Quốc, và chúng khẳng định rằng riêng lịch sử canh tác lúa đã có từ 8.000-10.000 năm truớc đây. Điều này bác bỏ quan niệm về lịch sử 5.000 năm của Trung Quốc...
Bởi vậy, chúng ta có thể xác định rằng chúng ta là sản phẩm của nền văn hoá có nguồn gốc từ cách đây hơn 1 triệu năm, nền văn minh và tiến bộ với lịch sử hơn 10.000 năm, một dân tộc có 5.000 năm lịch sử, và một thực tế Trung Quốc với lịch sử hơn 2.000 năm. Đó là dân tộc Trung Quốc tự gọi mình như vậy.Là dòng dõi của Viêm và Hoàng, dân tộc Trung Quốc mà chúng ta tự hào thuộc về dân tộc đó.
Nước Đức Hitle đã từng kiêu hãnh tự coi mình là chủng tộc siêu đẳng nhất trên Trái đất, nhưng thực tế là dân tộc chúng ta còn siêu việt hơn người Đức rất nhiều. Đã có nhiều bài học, trong đó có bài học về sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu, cũng như bài học về tại sao Đức và Nhật Bản lại thất bại trong Chiến tranh thế giới thứ Hai. Đã có rất nhiều cuộc thảo luận về sự sụp đổ của chủ nghĩa Cộng sản ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Hôm nay, điều quan trọng với chúng ta là nói về các bài học thất bại của Đức và Nhật Bản.
Như mọi người đều biết, nước Đức phát xít cũng nhấn mạnh rất nhiều về vấn đề giáo dục cho dân chúng, đặc biệt là cho thế hệ trẻ. Đảng và Chính phủ quốc xã đã tổ chức và xây dựng rất nhiều thể chế tuyên truyền giáo dục, ví như Cơ quan hướng dẫn tuyên truyền quốc gia, Bộ Giáo dục và tuyên truyền quốc gia, Cục thanh tra nghiên cứu dư luận thế giới và giáo dục, và Cơ quan thông tin, tất cả đều nhằm gieo vào tâm trí của dân chúng Đức, từ học sinh các lớp tiểu học đến các trường đại học, là dân tộc Đức là chủng tộc thượng đẳng, và thuyết phục dân chúng rằng sứ mệnh lịch sử của chủng tộc Ariăng(Arian) là trở thành chủ nhân thế giới và thống trị toàn thế giới. Khi đó, nhân dân Đức thống nhất chặt chẽ hơn nhiều so với chúng ta hiện nay.
Tuy vậy, nước Đức đã bị thất bại nhục nhã cùng với nước Nhật Bản đồng minh. Vì sao vậy? Chúng ta đã đi tới một số kết luận tại các hội nghị nghiên cứu của Bộ Chính trị để nghiên cứu về các quy luật quyết định sự thăng trầm của các cường quốc lớn, và tìm cách phân tích sự phát triển nhanh chóng của Đức và Nhật Bản.
Khi đó, chúng ra đã quyết định xây dựng mô hình đất nước dựa theo mô hình nước Đức, song chúng ta quyết không lặp lại các sai lầm mà người Đức đã mắc phải. Xin nêu ra những nguyên nhân cơ bản dẫn tới thất bại của họ: Thứ nhất, họ có quá nhiều kẻ thù cùng một lúc, bởi họ đã không tuân theo nguyên tắc là chỉ tiêu diệt kẻ thù ở một thời điểm nhất định; Thứ hai, họ quá hăng hái, thiếu sự kiên nhẫn và bền gan, những phẩm chất đòi hỏi phải có để thực hiện những sự nghiệp vĩ đại; Thứ ba, khi tới thời điểm đòi hỏi phải tỏ ra tàn bạo thì họ lại tỏ ra quá mềm yếu, do vậy đã để lại những nguy cơ bộc lộ về sau này.
Giả dụ khi đó, Đức và Nhật có thể làm cho Mỹ đứng trung lập và tiến hành chiến tranh từng bước đối với Liên Xô. Nếu thực hiện chiến lược đó, tranh thủ thời gian đẩy nhanh các nghiên cứu và thành công trong việc làm chủ công nghệ hạt nhân và tên lửa, và sử dụng các vũ khí đó bất ngờ tấn công Mỹ và Liên Xô, thì khi đó Mỹ và Liên Xô đã không thể chống lại họ và buộc phải đầu hàng. Đặc biệt là Nhật Bản đã phạm phải sai lầm khi tiến hành cuộc tấn công bất ngờ vào Trân Châu Cảng. Cuộc tấn công này không nhằm vào các phần có tầm quan trọng sống còn đối với nước Mỹ. Thay vì điều đó, cuộc tấn công này lôi kéo nước Mỹ tham gia chiến tranh, tham gia lực lượng những nước đào huyệt chôn vùi hai nhà nước phát xít Đức và Nhật Bản.
Tất nhiên, nếu họ không phạm 3 sai lầm nói trên và giành chiến thắng, thì lịch sử thế giới đã được viết theo hướng khác hẳn. Trong trường hợp đó, Trung Quốc sẽ không nằm trong tay chúng ta. Nhật Bản có thể chuyển thủ đô của họ tới Trung Quốc và thống trị toàn bộ đất nước Trung Quốc.
Sau đó, Trung Quốc và toàn bộ châu Á dưới sự chỉ huy của Nhật Bản với toàn bộ sự thông minh của Phương Đông sẽ chinh phục phương Tây do Đức lãnh đạo và thống nhất toàn thế giới. Người Trung Hoa có là chủng tộc thượng đẳng Như vậy, những nguyên nhân cơ bản dẫn tới thất bại của Đức và Nhật Bản là lịch sử không sắp xếp để họ trở thành những chủ nhân của Trái Đất, vì tóm lại là họ không phải những chủng tộc ưu việt nhất. So sánh về hình thức bên ngoài, Trung Quốc ngày nay giống một cách đáng ngại với người Đức trước kia.
Cả hai đều coi mình là những dân tộc siêu đẳng nhất; cả hai đều có lịch sử bị các cường quốc bên ngoài bóc lột và do vậy đều mang nặng sự hận thù; cả hai đều cảm thấy mình sống trong một không gian rất không phù hợp; cả hai đều giương cao ngọn cờ dân tộc và chủ nghĩa xã hội và gắn cho mình nhãn hiệu chủ nghĩa xã hội quốc gia; cả hai đều có một nhà nước, một đảng, một nhà lãnh đạo, và một học thuyết. Nhân dân Trung Quốc chúng ta thông minh hơn người Đức bởi xét về cơ bản, chúng ta là chủng tộc ưu việt hơn chủng tộc của họ. Đó là kết quả bởi việc chúng ta có lịch sử lâu đời hơn, đông dân hơn và đất đai rộng lớn hơn. Xét trên cơ sở này, tổ tiên của chúng ta để lại cho chúng ta hai di sản cốt yếu nhất, đó là chủ nghĩa vô thần và sự thống nhất vĩ đại.
Đó chính là đức Khổng Tử, người đã sáng lập ra nền văn hoá Trung Quốc và để lại cho chúng ta những di sản này. Hai di sản nói trên xác định rằng chúng ta có khả năng sống còn cao hơn Phương Tây. Đó là lý do giải thích tại sao chủng tộc Trung Quốc thịnh vượng lâu dài như vậy. Chúng ta có sứ mệnh không được để bị chôn vùi cả trên Thiên đàng cũng như trên Trái đất, bất kể đó là những thảm họa do thiên nhiên, do con người gây ra hay thảm hoạ quốc gia và cho dù chúng nghiêm trọng tới mức nào. Đây là ưu thế của chúng ta. Ví dụ về phản ứng đối với chiến tranh chẳng hạn.
Do cho tới nay nước Mỹ chưa hề nhìn thấy chiến tranh trên đất nước họ, nên một khi các kẻ thù vào đất Mỹ, họ có thể tiến tới tận thủ đô Oasinhtơn trước khi Quốc hội Mỹ kết thúc việc thoả luận và cho phép tổng thống Mỹ tuyên bố tình trạng chiến tranh. Tuy nhiên, đối với chúng ta, chúng ta sẽ không lãng phí thời gian vào những việc tầm thường như vậy. Đồng chí Đặng Tiểu Bình có lần đã nói: Lãnh đạo Đảng sẽ thông qua các quyết định một cách mau lẹ. Một khi các quyết định được thông qua, chúng sẽ được thực hiện ngay lập tức. Sẽ không có việc lãng phí thời gian vào những việc tầm thường như ở các nước tư bản. Đó là ưu thế của chúng ta.
Nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng Cộng sản Trung Quốc được xây dựng trên truyền thống và sự thống nhất vĩ đại. Mặc dù nước Đức phát xít cũng nhấn mạnh tới cơ chế tập trung ở mức cao khi ra các quyết định, song họ chỉ chú trọng tới quyền lực điều hành đất nước, nhưng lại coi thường cơ chế lãnh đạo tập thể ở cấp Trung ương.
Bởi thế về sau này Hitle đã bị rất nhiều người phản bội, điều đó đã làm suy kiệt ghê gớm khả năng chiến tranh của Đức quốc xã. Có một nhận xét rất nổi tiếng trong một bộ phim về sức mạnh và quyền uy: Những kẻ thù thường gặp nhau trên một con đường nhỏ, chỉ có những kẻ dũng cảm mới chiến thắng. Dạng chiến đấu với tinh thần một mất một còn đã cho phép chúng ta dành được quyền lực tại Trung Quốc đại lục. Số phận lịch sử đã quyết định rằng Trung Quốc và Mỹ sẽ không tránh khỏi đối đầu trên một con đường nhỏ và chiến đấu chống lại nhau! Mỹ, không giống như Nga và Nhật Bản, chưa bao giờ làm tổn thương Trung Quốc và cũng giúp Trung Quốc chống lại cuộc chiến đấu chống Nhật Bản.
Tuy vậy, Mỹ tất yếu sẽ là trở ngại, trở ngại lớn nhất! Về lâu dài, quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ là đấu tranh một mất một còn. Có thời, một số người Mỹ tới thăm Trung Quốc và tìm cách thuyết phục chúng ta rằng mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ là một quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Đồng chí Đặng Tiểu Bình khi đó đã trả lời một cách lịch sự: Hãy về nói với chính phủ của các ngài rằng Trung Quốc và Mỹ không có mối quan hệ phụ thuộc và hiểu biết lẫn nhau như vậy. Rõ ràng là đồng chí Đặng Tiểu Bình đã quá lịch sự, đồng chí ấy có thể nói thẳng: Quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ là một trong các quan hệ đấu tranh một mất một còn. Tất nhiên, hiện giờ không phải là thời gian thích hợp để phá vỡ quan hệ với Mỹ.
Chính sách cải cách và mở cửa ra thế giới bên ngoài của chúng ta còn phải dựa vào tiền vốn và công nghệ của họ, chúng ta vẫn còn cần tới nước Mỹ. Do vậy, chúng ta cần phải nỗ lực tăng cường quan hệ của chúng ta với Mỹ, học tập nước Mỹ trên mọi lĩnh vực và sử dụng Mỹ làm tấm gương cho việc tái thiết đất nước. Quét sạch nước Mỹ Để giải quyết vấn đề nước Mỹ, chúng ta cần phải vượt lên trên những điều thông thường và hạn chế. Trong lịch sử, khi một nước đánh bại và chiếm đóng một nước khác, họ không thể giết hết dân chúng của nước bị chinh phục một cách hiệu quả bằng gươm hoặc giáo dài, hay thậm chí bằng súng tiểu liên hoặc súng máy. Bởi vì không thể giữ được vùng đất rộng lớn mà không duy trì người của mình trên vùng đất đó.
Tuy nhiên, nếu chúng ta chinh phục nước Mỹ theo kiểu đó, chúng ta không thể đưa nhiều người Trung Quốc di cư tới Mỹ. Chỉ có thể sử dụng nhũng biện pháp đặc biệt để quét sạch nước Mỹ và sau đó chúng ta mới có thể đưa nhân dân Trung Quốc tới đó. Đây là lựa chọn duy nhất đối với chúng ta. Đó không phải là vấn đề chúng ta muốn hay không muốn. Những biện pháp đặc biệt nào chúng ta có thể thực hiện để quét sạch nước Mỹ ?
Những loại vũ khí thông thường như máy bay chiến đấu, đại bác, tên lửa hay tàu chiến không thể làm điều đó; các loại vũ khí huỷ diệt như vũ khí hạt nhân cũng không thể làm được như vậy. Chúng ta không ngu ngốc đến nỗi cùng tự huỷ diệt với Mỹ bằng cách sử dụng vũ khí hạt nhân, cho dù trên thực tế chúng ta vẫn tuyên bố giải quyết vấn đề Đài Loan bằng mọi giá. Chỉ có thể sử dụng loại vũ khí không huỷ diệt, nhưng có khả năng giết nhiều người chúng ta mới có thể giành lấy nước Mỹ cho chúng ta. Công nghệ sinh học hiện đại đang phát triển nhanh chóng, và các loại vũ khí sinh học mới được phát minh nối tiếp nhau.
Tất nhiên là chúng ta không để lãng phí thời gian; trong những năm qua chúng ta đã nắm được khả năng trở thành chủ nhân của các loại vũ khí này. Chúng ta có khả năng đạt được mục tiêu quét sạch nước Mỹ một cách hoàn toàn bất ngờ. Khi đồng chí Đặng Tiểu Bình còn sống, Ban chấp hành trung ương Đảng đã sáng suốt đưa ra quyết định đúng đắn là không phát triển các nhóm tàu sân bay và thay vào đó, tập trung phát triển các loại vũ khí có thể thủ tiêu hàng loạt dân chúng của nước thù địch.
Xét về mặt nhân đạo, chúng ta cần phải cảnh báo cho dân chúng Mỹ và thuyết phục họ rời khỏi nước Mỹ và để lại vùng đất họ từng sinh sống trên đó cho người Trung Quốc. Hoặc là ít nhất họ phải rời khỏi một nửa nước Mỹ để nhường phần đất đó cho người Trung Quốc, bởi phát hiện ra nước Mỹ lần đầu tiên chính là người Trung Quốc. Nhưng sẽ phải làm điều đó như thế nào? Nếu chiến lược đó không thực hiện được, thì khi đó chúng ta chỉ còn một lựa chọn duy nhất. Tức là sử dụng những biện pháp kiên quyết để Quét sạch nước Mỹ và giành lấy nước Mỹ cho chúng ta ngay lập tức.
Thực tế lịch sử của chúng ta cho thấy chừng nào chúng ta thực hiện được điều đó, không có nước nào trên thế giới có khả năng ngăn cản chúng ta. Hơn nữa, với một nước Mỹ với một tư cách thế giới bị mất đi, thì tất cả các kẻ thù khác buộc phải đầu hàng chúng ta. Vũ khí sinh học là một loại vũ khí tàn ác chưa từng thấy, song nếu nước Mỹ không chết thì Trung Quốc sẽ bị huỷ diệt. Nếu nhân dân Trung Quốc bị mắc kẹt trên diện tích đất hiện nay, thì sự sụp đổ hoàn toàn của xã hội Trung Quốc chắc chắn sẽ xảy ra. Theo cách tính mô hình hoá trên máy tính của tác giả Yellow Peril, hơn một nửa dân số Trung Quốc sẽ chết, và con số đó sẽ là hơn 800 triệu người!
Ngay sau khi giải phóng, vùng đất màu vàng của chúng ta có khoảng 500 triệu dân, trong khi dân số chính thức hiện nay là hơn 1,3 tỉ người. Khả năng của vùng đất màu vàng này đã đạt tới mức giới hạn của nó. Một ngày nào đó người ta có thể biết điều đó xảy ra nhanh chóng như thế nào, sự sụp đổ lớn có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào và hơn một nửa dân số của chúng ta sẽ buộc phải ra đi. Chúng ta cần phải chuẩn bị sẵn sàng hai phương án.
Nếu thành công trong việc sử dụng vũ khí sinh học bất ngờ tấn công nước Mỹ, chúng ta có thể giảm thiểu thiệt hại về người trong cuộc chiến tranh với Mỹ. Nếu trong trường hợp cuộc tấn công đó thất bại, và kích động một cuộc phản công bằng vũ khí hạt nhân từ nước Mỹ, Trung Quốc sẽ phải gánh chịu một thảm hoạ, trong đó hơn một nửa dân số sẽ chết. Bởi vậy, chúng ta cần phải sẵn sàng với các hệ thống phòng không để bảo vệ các thành phố lớn và vừa của Trung Quốc./.