Ai sống với AI?

22 Trần Quốc Toản, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Tp.HCM
Tiêu điểm
Tin tức: Kỷ niệm về anh Ba Nguyễn Tấn Dũng : 1 phong cách độc đáo vì Dân, vì nước. " dĩ công vi thượng "  BĐS: BAO GIỜ GIẢI QUYẾT ĐƯỢC 3 NGHỊCH LÝ NÀY THÌ BẤT ĐỘNG SẢN NGON NGAY BĐS: Tuyến Đường Trần Quang Khải, Phường Tân Định, Quận 1 – Sầm Uất Giữa Lòng Sài Gòn SK & Đời Sống: Người Việt đang nghèo đi với tốc độ quá nhanh  VH & TG: Visionary Leaders Of Small Nations CN & MT: Searching For Climate Salvation In Deep Hellfire CN & MT: Living In A Lucid Dream VH & TG: THỜI ĐẠI KHAI SÁNG – CÁCH MẠNG KHOA HỌC BẮT ĐẦU NHƯ THẾ NÀO? VH & TG: BÀI HỌC từ CÂU CHUYỆN CÁ CHÌNH từ Japan  BĐS: Sau một năm nhà đất, chung cư tăng nóng, thị trường BĐS sẽ thế nào trong năm 2025? CN & MT: Công nghệ thời "hướng Trump" VH & TG: Chuẩn bị đêm trước cho một kỷ nguyên mới BĐS: KẾ HOẠCH KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN CỦA CÁC CHỦ ĐẦU TƯ TRONG NĂM 2025 VH & TG: Buồn của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới: Dân số 1,4 tỷ người nhưng thiếu lao động trầm trọng ở cơ sở y tế nông thôn, bác sĩ lương tháng 3,4 triệu đồng, tự bỏ tiền túi mua thiết bị VH & TG: Thay cũ đổi mới ở Trung Quốc VH & TG: The Spirit of America – Its People BĐS: Giá chung cư ‘tăng sốc’ năm 2024, Hà Nội tăng đến 50%, TP.HCM tăng đến 30% Tin tức: Ngẫm bài học tăng trưởng từ Trung Quốc và Ấn Độ VH & TG: Con đường tới thế giới bền vững Tin tức: The Coffee House đang ở đâu? CN & MT: Ai sống với AI? Tin tức: TPHCM nâng cấp 5 huyện thành 5 đô thị vệ tinh hiện đại Tin tức: Con đường mới đã rộng mở Tin tức: The Good, the Bad, and the Uncertainty of the Trump Economy CN & MT: LNG – 'Quân át chủ bài' trong chiến lược năng lượng Việt Nam? BĐS: 3 NGHỊCH LÝ THỊ TRƯỜNG NHÀ Ở NĂM 2025 BĐS: Năm 2025, giá chung cư chưa thể hạ nhiệt? Thư Giản: Ước vọng thay đổi BĐS: Doanh nghiệp bất động sản đầu tiên có dòng tiền kinh doanh dương trở lại, vượt mốc 1.200 tỷ Tin tức: Xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2025: Tiềm năng lớn nhưng nhiều thách thức CN & MT: Hành tinh của chúng ta sẽ thấy nhiệt độ tăng lên 3°C nhanh hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây, dựa trên các phân tích mới. Tin tức: ZELENSKYI Bài phát biểu của tổng thống Ukraine Zelensky tại diễn đàn kinh tế TG quá thông minh và thẳng thắn, không khách sáo, úp mở nhằm vào châu Âu. Tin tức: Kinh tế tăng trưởng trên 7%, vì sao nhiều người kêu kinh doanh khó khăn, nhiều mặt bằng ở phố trung tâm bị trả lại, cho thuê ế ẩm? Tin tức: 19 tỷ USD bốc hơi, dòng vốn nước ngoài tháo chạy: Chuyện gì đã xảy ra? Tin tức: Nhà bán lẻ ngoại đang nắm 2/3 chuỗi phân phối hiện đại ở Việt Nam BĐS: Thêm nhiều mặt bằng ở TPHCM ế khách dịp cuối năm BĐS: NHÀ MẶT TIỀN CHO THUÊ 50 TRIỆU/ THÁNG BẤT ĐẮC DĨ CHUYỂN THÀNH NƠI THUÊ TRỌ VÌ Ế ẨM Chứng khoán: Chứng khoán Việt Nam sau tròn 3 năm sau lập đỉnh lịch sử: Có thêm gần 5 triệu tài khoản, VN-Index “bốc hơi” 300 điểm Tiền Tệ : TP. Hồ Chí Minh: Tiền gửi vào hệ thống ngân hàng đạt hơn 4 triệu tỷ đồng BĐS: Đìu hiu mặt bằng nhà phố BĐS: TP.HCM: Nhiều dự án tái khởi động dự kiến có giá bán tăng gấp 2-3 lần giá cũ BĐS: Nhìn lại lịch sử các chu kì tăng trưởng, chuyên gia dự báo bất ngờ về bức tranh bất động sản năm 2025 BĐS: Novaland – khi gã khổng lồ bị quật ngã : Nếu không sửa luật, dự án bất động sản sẽ tắc trong 10 năm tới Thư Giản: 34 LỜI DẠY CỦA LÃO TỬ SK & Đời Sống:  TRƯỚC LÀN SÓNG ĐÓNG CỬA Ồ ẠT, CHỦ QUÁN TRUYỀN TAI NHAU CÁCH TRỤ LẠI GIỮA ĐẤT SÀI GÒN NHƯ THẾ NÀO?  SK & Đời Sống: Việt Nam có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới, chỉ còn khoảng 14 năm để tranh thủ cơ hội ‘dân số vàng’ Thư Giản: Elon Musk bật mí 6 PHƯƠNG PHÁP HỌC độc đáo, làm việc 1 năm bằng người khác làm 8 năm: Thú vị nhất là QUY TẮC 2 PHÚT Tin tức: Kinh tế Trung Quốc giai đoạn mới và hàm ý cho Việt Nam SK & Đời Sống: Một ngày vào viện dưỡng lão, tôi ngộ ra: Cách bạn đối diện với bệnh tật và tuổi già thể hiện trí tuệ của bạn! Tiền Tệ : Mô hình kinh tế hiện đại đã thất bại như thế nào? Thư Giản: Nhìn lại thế giới 2024 và dự đoán tương lai SK & Đời Sống: Trào lưu mới của dân văn phòng TP.HCM: Rủ nhau đi ăn trưa bằng tàu Metro, khám phá tụ điểm vui chơi dọc tuyến Bến Thành - Suối Tiên Thư Giản: Ở Sài Gòn rất dễ sống phải không? Tin tức: Ukraine 'khóa van', kỷ nguyên khí đốt của Nga tại châu Âu kết thúc Thư Giản: Ngắm nhìn "hẻm xanh" giữa lòng đô thị SK & Đời Sống: New method turns cancer cells into healthy cells Tiền Tệ : Chính sách tiền tệ năm 2025 sẽ đối mặt với không ít thách thức BĐS: Thị trường bất động sản năm 2024: Hai thái cực ở hai đầu đất nước BĐS: Người trong cuộc bất ngờ “chỉ điểm” diễn biến mới của thị trường địa ốc đầu năm 2025 SK & Đời Sống: Bước vào tuổi 70 tuổi, dù giàu có đến đâu cũng đừng mời họ hàng đến nhà mình làm 1 việc: Sẽ hối hận đấy! Thư Giản: Đường Cao Thắng một thời tuổi trẻ Chứng khoán: VinaCapital: 2025 có thể là năm biến động đối với thị trường chứng khoán và nền kinh tế Tiền Tệ : Quyết định hạ lãi suất của Fed có thể 'giáng đòn' lên hàng loạt NHTW trên toàn cầu như thế nào? Tiền Tệ : Nhiều ngân hàng chịu áp lực nợ xấu tăng nhanh VH & TG: NGỘ 12 LUẬT NHÂN QUẢ BẤT BIẾN TRONG CUỘC ĐỜI Chứng khoán: "Chỉ báo Warren Buffett" cao chưa từng có trong lịch sử, gióng hồi chuông cảnh báo nhà đầu tư về mối nguy của TTCK Mỹ Chứng khoán: Chủ tịch FiinGroup: Hầu hết đầu tư cá nhân đang chịu lỗ VH & TG: Tỷ phú Elon Musk nói thẳng 1 ĐIỀU càng cố tỏ ra hoàn hảo thì con người càng kém giá trị: Tránh được sớm sẽ giàu sớm Tiền Tệ : IMF có tồn tại đến 100 năm không? Tiền Tệ : Tiếp tục tăng – lãi suất đang chịu áp lực từ đâu? Chứng khoán: Nỗi buồn chưa từng có của thị trường chứng khoán Việt Nam: Con số kỷ lục trong hơn 24 năm hoạt động Tin tức: Thế chiến thứ III đã bắt đầu? Chứng khoán: La Nina hoạt động mạnh từ tháng 8, mưa nhiều chưa từng có, cổ phiếu ngành điện ra sao? Chứng khoán: Thời hoàng kim của chứng khoán Việt Nam 2007 VH & TG: Đại lão Hòa thượng Hộ Tông Vansarakkhita (1893-1981) Tin tức: CÁI GIÁ CỦA CHIẾN TRANH 2024 2025 CN & MT: "Báo động đỏ" về khí hậu VH & TG: Nghiên cứu 75 năm của ĐH Harvard: Đây là KIỂU NGƯỜI hạnh phúc nhất, không liên quan gì đến giàu sang, danh vọng! Tin tức: Phố nhậu xập xình nhất TPHCM ế vêu, chủ quán ngồi chờ… dẹp tiệm Tin tức:  2050 Nhân loại đang ở ngã ba đường Tin tức: 20 rủi ro toàn cầu lớn nhất năm 2024, suy thoái kinh tế và thời tiết cực đoan nằm top đầu VH & TG: Câu chuyện Chúa Giê Su ‘sang Phương Đông tu tập’ được kể lại ra sao? SK & Đời Sống: Giáo sư từng đoạt giải Nobel suốt đời tuân theo 6 điều, bảo sao sống thọ 101 tuổi: Tập thể dục hay uống nước cũng gác lại sau VH & TG: Henry Kissinger: Làm thế nào để tránh xảy ra Thế chiến 3? (P1) CN & MT: Dự báo của Yuval Noal Harari về những biến đổi chính trị - xã hội trong thời đại số và những giải pháp cho xã hội tương lai Tin tức: Dấu ấn ODA Nhật Bản tại Đồng bằng sông Cửu Long CN & MT: Làm cây thông đứng giữa trời mà… lo Tin tức: 9 vấn đề định hình nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2024: Từ lạm phát, tăng trưởng GDP đến TikTok, ChatGPT CN & MT: Năng lượng và biến đổi khí hậu CN & MT: Trí tuệ nhân tạo đang thay đổi ngành bán lẻ Tin tức: Trung Quốc chấm dứt 30 năm phát triển mạnh, hết thời làm mưa làm gió trên thế giới? CN & MT: Châu Âu: Thế thượng phong của ô tô điện - bao lâu nữa? CN & MT: Ai là tác nhân chính gây biến đổi khí hậu? Tin tức: Hệ lụy gì từ cuộc chiến mới ở Trung Đông? CN & MT: Kỷ nguyên bùng nổ AI: Linh hồn của thời kỳ Siliconomy Tin tức: Khủng hoảng tại WTO và cảnh báo về sự phân mảnh của kinh tế toàn cầu Tin tức: Dự báo rủi ro lạm phát dai dẳng ở Mỹ Tin tức: Thế giới bắt đầu thời kỳ cấu trúc lại trật tư thế giới The World Begins to Reorder Itself Tin tức: IMF: Triển vọng kinh tế thế giới mấy năm tới chỉ ở “hạng xoàng” CN & MT: Nếu Trái đất nóng hơn 2,5 độ so với thời tiền công nghiệp, ĐBSCL sẽ gặp nguy cơ Tiền Tệ : Dự báo lạm phát đầu năm 2024 có thể lên tới 4,6% - 4,7%? CN & MT: Diễn biến đáng lo ở Nam Cực Tin tức: Thế giới đối mặt cùng lúc 5 căn nguyên của thảm họa và nguy cơ Thế chiến III
Bài viết
Ai sống với AI?

    Chỉ một thông tin trả lời sai của chatbot đã “thổi bay” cả trăm tỷ USD giá trị vốn hóa của Google. Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể dễ dàng giải đề thi và đạt huy chương vàng Olympic Tin học Quốc tế. Có thể nói cuộc cạnh tranh về công nghệ AI giữa Google và ChatGPT đã thay đổi cục diện về nghiên cứu AI, mở ra thời đại của AI…

    Dân ta phải biết sử ta 
    Nếu mà không biết, phải… tra Google

    Thật vậy, ngày nay muốn biết một thông tin mới, chúng ta google - từ “google” không viết hoa bởi nó đã trở thành một động từ mà người người, nhà nhà đều biết. Sự phổ biến này tạo ra một “gã khổng lồ công nghệ” gần như độc quyền thị trường tìm kiếm trực tuyến, nắm trong tay mọi thông tin và kiến thức mà con người có thể tiếp cận.

    Nhưng điều này đang thay đổi!

    Thách thức “gã khổng lồ”

    Chúng ta đã nhìn thấy những tia sáng của một thời đại mới: thời đại AI. Trong thời đại này, tôi mạnh dạn dự đoán vị thế độc quyền của Google sẽ kết thúc. Nhân loại sẽ bắt đầu tổ chức, tìm kiếm và chia sẻ thông tin bằng các phương pháp khác. AI đóng vai trò quyết định trong sự thay đổi này. Thậm chí câu hỏi rằng liệu Google có giữ được vị trí “gã khổng lồ công nghệ” hay không cũng đã bắt đầu xuất hiện.

    Vậy điều gì đã mở ra thời đại của AI?

    Tôi nhớ rõ những ngày đầu tháng 12.2022, công ty khởi nghiệp (startup) mang tên OpenAI công bố một sản phẩm gọi là ChatGPT. Sản phẩm này đã thay đổi thế giới. ChatGPT là một chatbot (có thể hiểu là một chương trình hoặc ứng dụng AI có thể trò chuyện với người dùng bằng giọng nói hoặc văn bản). Nó tương tác với người dùng thông qua các cuộc hội thoại thay vì phương pháp “từ khóa - kết quả” như hệ thống tìm kiếm của Google.

    Với ChatGPT, giả sử muốn tìm hiểu về cơ học lượng tử, tôi có thể nói: “Hãy dạy tôi về cơ học lượng tử”, và rồi chatbot này sẽ giải thích cho tôi thế nào là hàm sóng, thế nào là nguyên lý bất định Heisenberg… Nếu muốn tìm hiểu sâu thêm, tôi chỉ việc hỏi tiếp. Điều này thuận lợi hơn rất nhiều so với cách tìm kiếm của Google, nơi mà tôi phải nhập từ khóa “cơ học lượng tử” rồi lướt qua nhiều trang kết quả để xem cái nào hợp với mình.

    TS. Phạm Hy Hiếu cùng con trai và vợ Bùi Khánh Châu hiện làm việc tại Meta. Ảnh: Hy Hưng


    Quan trọng hơn, các câu trả lời của ChatGPT rất đáng tin cậy. Những ưu điểm này khiến ChatGPT tạo ra một “cơn địa chấn” công nghệ. Lần đầu tiên kể từ khi thành lập, vị trí của Google với vai trò cổng thông tin internet thật sự bị đe dọa.

    Vậy Google đã làm gì? 

    Tôi có cảm giác như đầu tiên là họ lo lắng. Vì vậy họ muốn lập tức tung ra một sản phẩm cạnh tranh với ChatGPT. 

    Google cho rằng họ đã làm chủ công nghệ như của ChatGPT từ những năm 2018 hay 2019, nhưng vì sợ công nghệ này “không an toàn” nên không dám tung ra. Vì vậy giờ đây họ chỉ cần tung công nghệ này ra thị trường là được. Suy nghĩ này theo tôi là một sai lầm nghiêm trọng bởi trên thực tế “công nghệ” mà Google có được thô sơ hơn ChatGPT rất nhiều. Dựa trên suy nghĩ này, Google lên kế hoạch công bố chatbot mang tên Bard vào ngày 14.3.2023 để cạnh tranh với ChatGPT. 

    Thế rồi tháng 2.2023, trong sự kiện ra mắt Bard, một nhân viên của Google hỏi chatbot rằng đâu là một thành tựu mới của kính viễn vọng không gian James Webb (JWST). Bard trả lời rằng JWST đã chụp được bức ảnh đầu tiên của một hành tinh ngoài hệ mặt trời. Trên thực tế, bức ảnh đó được chụp bởi một kính viễn vọng khác từ năm 2004, trong khi JWST đến năm 2021 mới bắt đầu hoạt động. Câu trả lời “đi vào lòng đất” này lập tức bị báo giới đem ra làm trò cười. Chỉ trong hai ngày, nó “thổi bay” 100 tỷ USD giá trị vốn hóa của Google vì cổ phiếu của công ty bị bán tháo do thị trường lo sợ “gã khổng lồ công nghệ” không bắt kịp OpenAI.

    Tiếp theo, hãy nói về ngày 14.3.2023 mà Google định ra mắt Bard. Ở Mỹ, người ta viết tháng trước, ngày sau nên ngày 14 tháng 3 sẽ viết là 3/14. Đây chính là số pi trong toán học. Tôi muốn nhấn mạnh điều này để cho thấy Google thật sự muốn làm một điều đặc biệt.

    Kết quả? Không có câu trả lời nào từ Google. Điều tồi tệ hơn là đúng ngày 14.3 đó, OpenAI công bố GPT-4, một lần nữa làm rung chuyển thế giới. Với chất lượng vượt xa ChatGPT, GPT-4 lập tức đến tay người dùng và trở thành công cụ hàng đầu để tiếp cận kiến thức. GPT-4 là một sản phẩm rất ấn tượng. Điều ấn tượng nhất là gần một năm sau, cả thế giới vẫn chưa tạo ra được một sản phẩm có chất lượng tương tự (các nghiên cứu và sản phẩm AI thường chỉ cần vài tháng là đã bị vượt qua). 

    Google tiếp tục tung ra các phiên bản cải tiến của Bard, rồi họ đổi tên thành Gemini, rồi lại tiếp tục cải tiến Gemini. Nhưng càng “cải tiến”, Bard/Gemini càng tụt hậu so với ChatGPT. Và thế giới công nghệ lại càng có dịp chứng kiến các câu trả lời “đi vào lòng đất” từ các chatbot của Google. Từ việc Gemini nói người dùng ăn đá hay đổ keo dán lên bánh pizza đến việc AI này vẽ Elon Musk là người da đen, Google liên tiếp tự bắn vào chân mình.

    Vậy Google sẽ làm gì?

    Thay vì cạnh tranh với OpenAI về độ thông minh của AI, Google chuyển hướng sang các AI yếu hơn nhưng nhanh hơn, rẻ hơn. Suy nghĩ này hợp lý. Google mất đi vị thế của người dẫn đầu trong AI, nhưng nếu làm tốt, ít ra họ vẫn sẽ giữ được vị trí “gã khổng lồ công nghệ”.

    “Thế chân vạc” về AI

    Ngày 21.12.2024, OpenAI công bố mô hình o3 với khả năng tư duy vượt trội, có thể dễ dàng đạt huy chương vàng Olympic Tin học Quốc tế (IOI). Hiện tại không một AI nào khác có khả năng đó. 

    Nhưng OpenAI cũng gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt. 

    Đâu là đối thủ của OpenAI? Tất nhiên chúng ta vẫn phải kể đến Google.  Nhưng bên cạnh đó, hai đối thủ lớn nhất của OpenAI là Anthropic và xAI. Anthropic được thành lập bởi Dario Amorei, vốn là cựu nhân viên của OpenAI. Còn xAI được thành lập bởi Elon Musk, cũng xuất phát từ việc ông rời bỏ OpenAI sau những bất đồng.

    AI ngày càng thông minh và hiện diện sâu rộng hơn vào đời sống con người. Ảnh: aivancity.ai


    Anthropic hiện được định giá 40 tỷ USD, còn xAI vừa huy động thành công 6 tỷ USD vốn đầu tư và được định giá 50 tỷ USD. Anthropic phát triển chatbot Claude với khả năng nổi bật là có thể tự phân tích và tìm hiểu các hoạt động của những neuron bên trong mình. Còn xAI phát triển chatbot Grok với khả năng nổi bật là tương tác trực tiếp với các thông tin mới nhất trên nền tảng X, cũng do chính Elon Musk làm chủ.

    Để so sánh, định giá của OpenAI hiện tại là 150 tỷ USD, tức là hơn 1,5 lần Anthropic và xAI cộng lại. Nhưng 3 công ty này vẫn tạo ra thế chân vạc, cạnh tranh với nhau vô cùng gay gắt. Sam Altman - CEO của OpenAI - gần đây tuyên bố rằng quỹ đầu tư nào đã đầu tư vào OpenAI thì không được đầu tư vào Anthropic hay xAI. Ngành công nghệ được dự đoán sẽ chứng kiến sự phát triển vượt bậc của AI đến từ sự cạnh tranh này.

    Chung sống với AI

    Vậy chúng ta sẽ làm gì khi AI thông minh hơn mình?

    Mọi câu trả lời đều chỉ là suy đoán. Nhân loại đang tạo ra những cỗ máy có khả năng lấy đi giá trị lớn nhất của chính mình: trí thông minh.

    Một tuần trước khi viết bài này, tôi được dịp giao lưu với các học sinh Trường Phổ thông Năng khiếu - Đại học Quốc gia TP.HCM nhân dịp các em sắp thi học sinh giỏi quốc gia. Hôm đó tôi đã nói rằng trong vòng một năm nữa, tất cả các em học sinh giỏi này sẽ không còn ai giỏi hơn AI được nữa. Ba ngày sau khi tôi nói chuyện với các em, OpenAI công bố mô hình o3 với khả năng siêu việt, có thể dễ dàng đạt huy chương vàng Olympic tin học quốc tế mà tôi đã nói ở trên.

    Đây không phải lần đầu tiên chúng ta tạo ra các cỗ máy thông minh hơn mình. Cách đây 27 năm, cỗ máy Deep Blue của IBM đã hạ vua cờ Garry Kasparov. Kasparov không chấp nhận thất bại, tố Deep Blue… ăn gian. Ngày nay, không còn ai chơi cờ vua thắng được máy tính nữa. May mắn thay, các đại kiện tướng đã học được cách sống chung với AI. Họ sử dụng AI để phân tích các thế cờ, khám phá các khai cuộc khó và học theo AI để giỏi hơn. Tôi hy vọng các ngành khác có thể học hỏi từ ví dụ này. 

    Phạm Hy Hiếu - Chuyên gia về AI, hiện công tác tại xAI - Theo Người Đô Thị

    THỐNG KÊ TRUY CẬP
    • Đang online 13
    • Truy cập tuần 213
    • Truy cập tháng 1061
    • Tổng truy cập 192648