Đánh thức đô thị sông nước bên dòng Sài Gòn

22 Trần Quốc Toản, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Tp.HCM
Tiêu điểm
SK & Đời Sống: "Phụ tùng thay thế" cho con người Tin tức: What just happened? It was the economy, stupid Tin tức: Trump thinks presidents have near-total power: there will be little to stop him in his second term VH & TG: Các dấu hiệu cho thấy chúng ta đang chứng kiến trận chiến cuối cùng trong 100 năm đồng tồn của hai hệ tư tưởng 9-2021 Tin tức: Ông Trump sẽ giải quyết xung đột Nga-Ukraine như thế nào? Tin tức: Tổng thống Biden cấp tốc chuyển nốt viện trợ cho Kiev trước khi ông Trump quay lại BĐS: Dự báo thị trường bất động sản 2024 chỉ có thể đi ngang phải đợi đến giai đoạn 2025-2027 mới hồi phục Thư Giản: Mùa hạ tháng 8 2020 có DỰ BÁO 30 NĂM BẢN LỀ THẾ KỶ 21 (2020-2050) Tin tức: MỘT TRONG NHỮNG TỘI ĐỒ CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM. CHỦ NGHĨA TƯ BẢN THÂN HỮU Thư Giản: Có tài sản bao nhiêu thì lọt top 1% và 10% giàu nhất Việt Nam? CN & MT: Siêu máy tính dự đoán ngày tàn của nhân loại BĐS: Cận cảnh khu đô thị ở Đồng Nai hoang tàn, cỏ mọc um tùm sau 28 năm quy hoạch Tiền Tệ : Bàn về các kịch bản tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 - 2030 CN & MT: Vòng tuần hoàn nước toàn cầu mất cân bằng “lần đầu tiên trong lịch sử loài người” Tiền Tệ : Kinh tế tuần hoàn đã trở thành lợi thế cạnh tranh mới Tin tức: Điểm nghẽn thể chế đầu tiên được gỡ bỏ Tin tức: TP. HCM sẽ xây dựng 2 cầu nối đôi bờ sông Sài Gòn trong cùng 1 năm: Mở ra kết nối tới khu đô thị 30 năm tuổi Thư Giản: ‘Ngôi nhà’ 2 tầng núp hẻm, giàu năng lượng tích cực giữa lòng Quận 1 Tin tức: Với một 'rừng' quy định như ở ta thì xây dựng Dubai phải mất… 1.500 năm CN & MT: Tương lai ngành AI trị giá 1.300 tỉ đô la phụ thuộc nhiều vào Đài Loan CN & MT: Phát triển năng lượng tái tạo: “Chìa khóa” giảm phát thải, ứng phó biến đổi khí hậu VH & TG: “Giấc mơ Mỹ” đáng giá bao nhiêu? Tin tức: Thế giới sẽ ra sao khi Donald Trump quay trở lại? CN & MT: VỀ CÁCH MẠNG KHOA HỌC và BÀI HỌC VƯỢT COVID 2021 CỦA ẤN ĐỘ Tin tức: Trump’s plan to radically remake government with RFK Jr. and Elon Musk is coming into view Tin tức: Thế chiến thứ III đã bắt đầu? BĐS: Giai đoạn 2025-2030, thị trường bất động sản Việt Nam sẽ diễn biến thế nào? Tin tức: Thực trạng phát triển đô thị tại Việt Nam và những vấn đề đặt ra BĐS: Thời của các “tay to” chuộng bất động sản khu vực trung tâm BĐS: Hai thái cực của thị trường bất động sản Tin tức: CHỦ NGHĨA PHÁT XÍT TRONG THỜI ĐẠI CỦA CHÚNG TA. BĐS: Giá nhà tăng từ 6,4 tỷ lên 8 tỷ đồng chỉ sau 1 năm: Nếu áp dụng bảng giá đất mới, giá thị trường sẽ còn tăng VH & TG: Bài học Ba Lan Tin tức: Donald Trump và 5 cuộc chiến định vị lại nước Mỹ và thế giới Tin tức: Bài 1: Donald Trump, Tập Cận Bình và Putin đang tháo ra để lắp lại nền chính trị thế giới Tin tức: Việt Nam: Căn cứ hậu cần của Đông Nam Á ? Phần IV – Đường sắt (*) Tin tức: MỘT NHIỆM KỲ THỨ 2 CỦA DONALD TRUMP (NẾU CÓ) SẼ LỢI HAY HẠI CHO THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM Tin tức: BẦU CỬ MỸ 2024 : AI SẼ THẮNG ? Tin tức: Tiền đâu để đầu tư? Tin tức: Thơ Ủng hộ chủ trương tinh giản bộ máy nhà nước của dc Tô Lâm. Tin tức: Tinh gọn bộ máy và “chuyển đổi số thì bọn em mất việc” CN & MT: Bể chứa carbon của Trái đất đang lâm nguy? Tin tức: Cần cơ chế quản lý taxi bay Tin tức: Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân tích việc gần 164.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường BĐS: Novaland: ‘Một bàn cờ thế phút sa tay’ Tin tức: Thời của chiến tranh vũ khí hàng loạt chính xác cao BĐS: Thành phố giàu nhất Việt Nam sắp có thêm tòa nhà 30 tầng cao cấp: Thiết kế tựa Changi thu nhỏ, tầng hầm quy mô 'khủng' Tin tức: The world is about to get some much-needed clarity on the US economy’s future SK & Đời Sống: Già hóa dân số, mỗi người có 10 năm sống với bệnh tật CN & MT: Tâm tư vì biến đổi khí hậu 10.2023 BĐS: Các doanh nghiệp bất động sản kinh doanh ra sao trong quý III/2024? Tin tức: DONALD TRUMP: 4 NĂM, 1 GÃ HỀ, 25 THÀNH TỰU VĨ ĐẠI CHO GÁNH XIẾC MỸ  Chứng khoán: La Nina hoạt động mạnh từ tháng 8, mưa nhiều chưa từng có, cổ phiếu ngành điện ra sao? BĐS: SO SÁNH TỒN KHO BẤT ĐỘNG SẢN 2015-2022. 10 ông lớn địa ốc tồn kho hơn 40 nghìn tỷ 62015 30.6.2015 BĐS: Loạt doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu trở lại BĐS: TS. Cấn Văn Lực: “Ai làm bất động sản ở phân khúc nhà phố thương mại thì cần phải quan sát để cơ cấu lại” BĐS: 1 tỷ USD vốn FDI vào nhà đất: Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia... dẫn đầu làn sóng M&A : Nếu không sửa luật, dự án bất động sản sẽ tắc trong 10 năm tới Thư Giản: Nhớ mưa Sài Gòn... Tiền Tệ : Lượng tiền ngân hàng cho vay vượt huy động VH & TG: 'Nexus’ - lược sử về những mạng lưới thông tin của loài người VH & TG: Ông Donald Trump, voi và nước xáo BĐS: Thị trường bất động sản sẽ phục hồi trong giai đoạn 2024 - 2027 VH & TG: The Precondition For Global Cooperation VH & TG: Trung Quốc: trẻ thất nghiệp, già lo âu BĐS: Nhiều doanh nghiệp bất động sản đã vượt qua giai đoạn ‘sinh - tử’ Thư Giản: Viết cho ngày doanh nhân 13/10 SK & Đời Sống: Nền kinh tế cho người già SK & Đời Sống: Sôi động cuộc đua tìm phương thuốc kéo dài tuổi thọ Thư Giản: Mùa nước tràn đồng Thư Giản: BÍ QUYẾT SỐNG NHẸ NHÀNG  Tiền Tệ : KINH TẾ HOA KỲ NHẬT BẢN VÀ ANH TUẦN NÀY ( 16- 25/9/2024) SẼ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THẾ GIỚI Thư Giản: 5 câu chuyện Đại chiến lược của Thế giới 2020-2035. Tiền Tệ : NHNN điều chỉnh room tín dụng: Nhà băng nào hưởng lợi? Chứng khoán: Thời hoàng kim của chứng khoán Việt Nam 2007 Chứng khoán: “Đỉnh và đáy” cũng như “đêm với ngày”: Nhà đầu tư lão làng Charlie Munger tiết lộ triết lý đầu tư chưa khi nào lỗi thời để gặt hái thành công Tiền Tệ : Cơ hội từ khủng hoảng 2008 Tiền Tệ : Tại sao Mỹ sẽ thắng trong cuộc Chiến tranh tiền tệ? Tiền Tệ : Giải bài toán nợ xấu ngân hàng tăng SK & Đời Sống: Sự thật về người đàn ông sống lâu nhất Trung Quốc, thọ xuyên 3 thế kỷ nhờ 1 thần chú ai cũng dễ dàng làm được SK & Đời Sống: 'Chẳng ai muốn chuyển ra Bình Chánh khi công việc còn trong quận 1' Chứng khoán: Thị trường chứng khoán Mỹ chìm trong sắc đỏ trong ngày Thứ hai đầu tuần Chứng khoán: Chứng khoán bay mất 50 điểm, rúng động thị trường 200 tỷ USD SK & Đời Sống: Người già nông thôn – đường dài lệ thuộc con cháu Tin tức: CÁI GIÁ CỦA CHIẾN TRANH 2024 BĐS: Thời điểm vàng cho bất động sản hậu khủng hoảng CN & MT: Dự báo của Yuval Noal Harari về những biến đổi chính trị - xã hội trong thời đại số và những giải pháp cho xã hội tương lai CN & MT: Neuromorphic supercomputer aims for human brain scale BĐS: Doanh nghiệp trả mặt bằng hàng loạt BĐS: Mặt bằng 'bình dân' ở TP.HCM: Giảm giá phân nửa, giảm tiền cọc vẫn bỏ trống BĐS: Sóng 'tháo chạy' khỏi mặt bằng tiền tỷ khu vực trung tâm giờ ra sao? CN & MT: Trí tuệ nhân tạo đang thay đổi ngành bán lẻ Tin tức: Hệ lụy gì từ cuộc chiến mới ở Trung Đông? BĐS: Dấu ấn bất động sản quý 3: Những "đốm sáng" trong khó khăn Tin tức: Thế giới bắt đầu thời kỳ cấu trúc lại trật tư thế giới The World Begins to Reorder Itself Tin tức: IMF: Triển vọng kinh tế thế giới mấy năm tới chỉ ở “hạng xoàng” BĐS: Chuyên gia nêu rõ khó khăn lớn nhất của thị trường bất động sản hiện nay Tin tức: Nền kinh tế toàn cầu ra sao khi phải đối mặt với cuộc khủng hoảng mới trong cuộc chiến Israel-Gaza? Tin tức: Xung đột Israel - Hamas: Người ra mặt và kẻ giấu mặt CN & MT: Nếu Trái đất nóng hơn 2,5 độ so với thời tiền công nghiệp, ĐBSCL sẽ gặp nguy cơ Tin tức: Tỉ phú israel có con gái bị Hamas giết! : Vòm sắt - hệ thống đánh chặn tên lửa thành công hơn 90% của Israel? Tin tức: Thế giới đối mặt cùng lúc 5 căn nguyên của thảm họa và nguy cơ Thế chiến III CN & MT: Toyota chứng minh cho cả thế giới thấy 'không vội làm xe điện' là đúng: 1 startup làm 9 năm vẫn lỗ, càng bán càng không có lãi
Bài viết
Đánh thức đô thị sông nước bên dòng Sài Gòn

    Một đô thị sông nước với khung cảnh tấp nập trên bến dưới thuyền từng bị bỏ quên. Những năm gần đây, người ta bắt đầu tin rằng làn gió từ dòng sông Sài Gòn hơn 300 năm lịch sử có thể tiếp lực cho đô thị này đột phá.

    VietNamNet xin trân trọng giới thiệu bài phỏng vấn Tiến sĩ khoa học, Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn về vấn đề đô thị sông nước hay "đánh thức” sông Sài Gòn đang được bàn luận rất nhiều thời gian gần đây.

    Tiến sĩ khoa học, kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn là chuyên gia về quy hoạch với 40 năm kinh nghiệm về tư vấn thiết kế, quy hoạch kiến trúc tại châu Á và Bắc Mỹ.

    Ông là con trai của KTS Ngô Viết Thụ - tác giả nhiều công trình kiến trúc hiện đại và nổi tiếng tại Việt Nam như Dinh Độc lập, Nhà thờ Phủ Cam, Viện Hạt nhân Đà Lạt, chợ Đà Lạt…

    Ngô Viết Nam Sơn thành công với nhiều dự án lớn ở Mỹ như Đại học Washington tại Seattle và Đại học California tại San Francisco; Quy hoạch xây dựng Phố Đông và hai bờ sông Hoàng Phố (Thượng Hải - Trung Quốc); quy hoạch đô thị mới Filinvest (Philippines); Almaden Plaza, San Jose (Mỹ)…

    Ông là thành viên nhóm thiết kế khu đô thị Nam Sài Gòn, quy hoạch khu đô thị Hà Nội Mới, quy hoạch lại Đà Nẵng, Phú Quốc…

    Ngô Viết Nam Sơn được biết đến với những phản biện chuyên môn thẳng thắn về các bất ổn trong quy hoạch của nhiều địa phương. Ông cũng là tác giả cuốn sách “Nhận diện đô thị Việt Nam hiện đại”.

    Đô thị sông nước bị bỏ quên?

    Phóng viênXin chào Tiến sĩ khoa học, Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn. Vài năm gần đây, vấn đề đô thị sông nước hay "đánh thức” sông Sài Gòn được bàn luận rất nhiều. Thưa ông, TP.HCM hiện nay có phải là một đô thị sông nước hay không?

    KTS Ngô Viết Nam Sơn: Trong lịch sử trên 300 năm phát triển, Sài Gòn – TP.HCM luôn gắn với sông nước. Chúng ta có bến Bình Đông, bến Bạch Đằng, bến Nhà Rồng, có các bến thuyền dọc theo hệ thống kênh rạch chằng chịt… Từ xa xưa, nơi này đã là một đô thị sông nước. Sau năm 1975 cho đến thời kỳ đổi mới, TP.HCM lại phát triển theo hướng quay lưng ra sông, giao thông thuỷ lại không tốt. Đó là điều đáng tiếc. Tình trạng này kéo dài mấy thập niên, đô thị phát triển nhưng lại chủ yếu quay lưng ra sông.

    Từ những năm 2000 trở đi, TP.HCM bắt đầu quan tâm đến việc phát triển ven sông. Thành phố triển khai các chương trình cải tạo sông và kênh rạch, tổ chức cuộc thi quốc tế năm 2003 về ý tưởng quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm. Thành phố bắt đầu phát triển về bên kia sông, dời cảng Ba Son, Tân Cảng…

    Tuy nhiên thời gian đầu, sự phát triển này mang tính tự phát, thiếu một quy hoạch bài bản. Ai có đất ven sông thì cứ phát triển. Thời điểm đó, một số công trình ven sông có xu hướng chiếm sông làm của riêng, không có tuyến đường giao thông công cộng ven sông. Đến gần đây, thành phố bắt đầu có quy hoạch phát triển TP.HCM thì đặt vấn đề phải có quy hoạch suốt tuyến 82km ven sông Sài Gòn. Chính quyền bắt đầu vào cuộc, tìm cách thu hồi những dự án không phép ven sông và trả lại hành lang xanh ven sông. Và như vậy, lãnh đạo thành phố đã nhìn thấy giá trị của đô thị sông nước, quan tâm đến quy hoạch và quản lý hai bên sông cũng như hai bên kênh rạch.

    Sông Sài Gòn.jpg Trong lịch sử trên 300 năm phát triển, Sài Gòn – TP.HCM luôn gắn với sông nước.

    Phóng viênNăm 2022, trong cuộc thi Hiến kế phát triển sông Sài Gòn (do báo Tuổi Trẻ tổ chức), trên chuyến tàu khảo sát sông Sài Gòn với sự tham gia của lãnh đạo TP.HCM, ông cùng các chuyên gia đã trao đổi gì về vấn đề quy hoạch và phát triển dòng sông này, thưa ông?

    KTS Ngô Viết Nam Sơn: Chuyến đi đó, khi đứng cạnh anh Nguyễn Văn Nên (Bí thư Thành uỷ TP.HCM) và anh Phan Văn Mãi (Chủ tịch UBND TP.HCM), tôi chia sẻ 3 điều. Thứ nhất, giá trị ven hai bên sông Sài Gòn và tiềm năng khai phá còn rất nhiều. Thứ hai, không nên khuyến khích “bức tường cao ốc” sát sông. Thứ ba, giao thông thuỷ còn lộn xộn, phải cân nhắc lại.

    Chúng ta đã lỡ làm “bức tường cao ốc” ở khu vực Sài Gòn Pearl và Vinhomes, nhưng sẽ không khuyến khích tiếp tục. Các toà nhà cao tầng phải lùi về phía sau để trả lại không gian cho ven sông, công trình phải thấp dần về phía sông, các anh ấy đồng tình với quan điểm này.

    Sau đó, lãnh đạo TP.HCM tiếp tục có các cuộc họp, những hoạt động thể hiện sự quan tâm rất lớn đến phát triển không gian ven sông Sài Gòn.

    Phóng viênTheo ông, TP.HCM có thể vận dụng mô hình quy hoạch và phát triển của nơi nào đối với sông Sài Gòn?

    KTS Ngô Viết Nam Sơn: Không có mô hình nào áp dụng 100% cho TP.HCM. Mỗi con sông trên thế giới này đều có bản sắc riêng, sông Sài Gòn cũng cần giữ bản sắc của mình.

    Với kinh nghiệm của thế giới, quy hoạch sông Sài Gòn có thể học ở sông Sein (Pháp) về tổ chức không gian hai bên ven sông gắn với giao thông thuỷ cũng như hệ thống chiếu sáng; bài học từ sông Amstel ở Amsterdam (Hà Lan) là hệ thống giao thông công cộng đường thuỷ; bài học từ sông Hoàng Phố ở Thượng Hải (Trung Quốc) là không gian ven sông hai bên và rất nhiều cây xanh…. Điển cứu có nhiều bài học hay có thể học tập nhưng sông Sài Gòn có đặc thù nên phải tính toán phù hợp.

    Theo tôi, TP.HCM cần lưu tâm một số định hướng chiến lược. Thứ nhất, xem sông Sài Gòn là trục cảnh quan xương sống cho toàn đô thị. Trục cảnh quan này là điểm nhấn xanh của toàn thành phố.

    Thứ hai, sông Sài Gòn phải nói lên được câu chuyện lịch sử trên 300 năm của TP.HCM. Chúng ta có những đoạn cần bảo tồn không gian lịch sử như bến Bạch Đằng, bến Nhà Rồng, cột cờ Thủ Ngữ; có những đoạn cần chỉnh trang như cảng Sài Gòn, cảng Ba Son; cần có những đoạn phát triển mới như đoạn sông qua Khu chế xuất Tân Thuận, bán đảo Thanh Đa… 

    Cuối cùng, tôi hình dung quy hoạch bảo tồn và phát triển sông Sài Gòn giống như một bản giao hưởng, có cao trào năng động, có vui tươi, có êm ái và khoảng lặng.

    Bạn tưởng tượng nhé, nền của bản giao hưởng chính là không gian xanh mặt nước, xuyên suốt, với hành lang xanh ven sông tối thiểu 50m, không loại trừ đoạn mở rộng lên 400m, rộng hẹp khác nhau. Đó là khung của bản giao hưởng.

    Có những đoạn sôi động cao trào, năng động như khu trung tâm hai bên sông (Thủ Thiêm và quận 1) với những ngày lễ hội lớn, các hoạt động sôi động, bắn pháo hoa; có đoạn vui tươi sống động như Tân Cảng, Ba Son, cảng Sài Gòn; có những đoạn không gian êm đềm như đoạn sông qua khu chế xuất Tân Thuận, bán đảo Thanh Đa. Và cuối cùng, bản giao hưởng nào cũng có khoảng lặng, có thể là đoạn sông khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ hay không gian xanh phía Bắc. Như vậy, khi đi qua mỗi đoạn sông, cảm xúc mang lại sẽ khác nhau và hấp dẫn hơn.

    cho xem phao hoa 304 903.jpg

    Hàng chục nghìn người dân TP.HCM đổ về điểm bắn pháo hoa tầm cao duy nhất bên sông Sài Gòn. Ảnh: Nguyễn Huế

    Làm đến đâu đúng đến đó quan trọng hơn chuyện bao lâu

    Phóng viên: Dòng sông nào cũng chứa đựng lịch sử, văn hoá của mỗi miền đất. Khi phát triển sông Sài Gòn, vấn đề bảo tồn và văn hoá cần được nhìn nhận như thế nào thưa ông?

    KTS Ngô Viết Nam Sơn: Như tôi đã nói, dòng sông Sài Gòn cần quy hoạch, phát triển và phải nói lên được câu chuyện hơn 300 năm lịch sử. Bên cạnh những công trình cần bảo tồn, chúng ta cần bổ sung không gian xanh công cộng và giao thông thuỷ phải quy hoạch tốt hơn.

    Giao thông thuỷ phải nối kết bên này và bên kia sông, như hình zigzag, gắn với giao thông công cộng, có tuyến đường hai bên sông, có các điểm dừng chân và đặc biệt, phải gắn với di sản văn hoá, có công trình điểm nhấn.

    Không gian ven sông cần liên kết những công trình di sản, lịch sử, công trình văn hoá, mà theo tôi, thành phố hiện còn thiếu khoảng một chục bảo tàng. 

    Ta có thể hình dung không gian ven sông giống như không gian phòng khách của đô thị. Nếu thực hiện thành công, cuối tuần, người dân sẽ dồn về không gian công cộng ven sông để giao lưu, gặp gỡ, ăn uống, thăm các bảo tàng, sinh hoạt văn hoá. Gọi là không gian phòng khách vì mọi người sẽ giao lưu cộng đồng ở đó.

    Phóng viênCó những vị trí đẹp bên sông Sài Gòn đã bị các dự án bất động sản “trấn giữ”, điều này có nguy cơ lặp lại không khi thành phố tập trung khai thác tiềm năng lớn lao của dòng sông?

    KTS Ngô Viết Nam Sơn: Không chỉ TP.HCM mà nhiều nơi ở Việt Nam có xu hướng làm bức tường cao ốc, có lợi cho nhà đầu tư nhưng thiệt hại cho người dân phía sau. Xây một cao ốc mấy chục tầng sát sông thì khu đất phía sau mất giá trị, không có gió, nóng bức, không có view sông, không lành mạnh cho sự phát triển chung của thành phố.

    Do đó, tôi cho rằng dứt khoát không khuyến khích làm bức tường cao ốc mà phân bố đều và giãn ra, tạo thành những khoảng thở. Dù là công trình địa ốc gì cũng phải để không gian sát sông phục vụ công cộng, tuyệt đối không cho dự án nào chiếm làm của riêng.

    Cuối cùng, quy hoạch phải đa phương tiện, giao thông ven sông phải gắn với giao thông công cộng để người dân thuận lợi. Nghĩa là trên tuyến đường hai bên sông Sài Gòn, người dân có thể kết nối được với xe buýt, bãi xe, bus đường sông, taxi đường sông... 

    Chúng ta cần có định hướng phát triển, chỉnh trang, bảo tồn và phát triển sông Sài Gòn theo hướng đi từ trên xuống và đi từ dưới lên. Đi từ trên xuống là cần cơ chế đặc biệt để phát triển cho thành phố, cần có quy hoạch sông Sài Gòn, quy hoạch ven sông và nhà hai bên, các bến thuyền, không gian xanh, giao thông thuỷ…. Những vấn đề này đang được đưa vào quy hoạch chung của TP.HCM để trình Thủ tướng.

    Đi từ dưới lên là song song với việc làm quy hoạch toàn tuyến, chúng ta xác định đoạn sông nào làm được thì lập quy hoạch chi tiết và làm ngay. Nếu cứng nhắc chờ quy hoạch toàn tuyến 82km dọc sông Sài Gòn đoạn qua TP.HCM mới thực hiện sẽ mất đi thời cơ. 

    Phóng viênThưa ông, phải chăng rất lâu và rất nhiều việc để thành phố có thể khai thác được tiềm năng của dòng sông? 

    KTS Ngô Viết Nam Sơn: Tôi quan tâm hơn đến chuyện cần làm đúng hơn là chuyện bao lâu. Như tôi đã nói, đoạn nào làm được thì làm liền, làm tới đâu đúng tới đó. Như chuyện giao thông công cộng từ bến Bạch Đằng sang Tân Cảng, đừng có hẹn nữa. Chỉ cần đập bức tường ngăn khu dân cư Vinhomes sang Sài Gòn Pearl (quận Bình Thạnh) là đường sẽ thông nhưng đến nay vẫn chưa làm được.

    Chúng ta không bàn, mà chỉ xắn tay vô làm mới thành hiện thực. Nếu chỉ nói, thì không biết bao giờ mới được.

    Phóng viên: Xin cảm ơn Tiến sĩ khoa học, kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn về cuộc trò chuyện.

    Linh Giao - Theo Vietnamnet

    THỐNG KÊ TRUY CẬP
    • Đang online 11
    • Truy cập tuần 3738
    • Truy cập tháng 4617
    • Tổng truy cập 150040