Đại chiến lược của Việt Nam: Nhìn lại sau 5 năm

22 Trần Quốc Toản, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Tp.HCM
Tiêu điểm
Tin tức: Úc cam kết hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực được coi là “xương sống” của ngành kinh tế, đóng góp 12% GDP Tin tức: THỦY ĐIỆN Vn Tin tức: Cơn bão năm Giáp Thìn ở Nam kỳ Tin tức: Việt Nam cần thích ứng với hoàn cảnh mới CN & MT: 2080-2085 Tin tức: 98% nhà băng Trung Quốc từ chối giao dịch bằng nội tệ với Nga: Moscow hết cách né đòn cấm vận từ Mỹ? BĐS: Sau hơn 1 tháng triển khai luật mới: Vẫn nhiều vướng mắc về đất đai CN & MT: Vài suy nghĩ về cái gọi là 'trí tuệ nhân tạo' Tin tức: Chuyên gia tài chính Trung Quốc bàn về VinFast, Vingroup và kinh tế Việt Nam CN & MT: Why turning cities into ‘sponges’ could help fight flooding BĐS: Shophouse ế ẩm, đóng cửa hàng loạt VH & TG: Lý Quang Diệu viết về những ngày cuối đời BĐS: Nhà phố ở TP.HCM giảm giá, có căn giảm gần 40 tỷ vẫn không có người mua Tin tức: Hút FDI tại Long An 'thắng lớn' nhờ Pepsi, Coca-Cola, Aeon... đua nhau khởi công nhà máy CN & MT: Thái Lan chuẩn bị kịch bản xấu nhất cho nguy cơ "trận lũ lụt thế kỷ" sắp xảy ra CN & MT: Biến đổi khí hậu khiến bão dữ dội hơn CN & MT: A timeline of global warming, 10,000 BC-2100 AD Tin tức: Chính quyền Trung Quốc đang che giấu thực trạng nền kinh tế VH & TG: Bài của Tướng Trì Hạo Điền về mộng bá chủ thế giới của người Hán Tạp chí Các vấn đề chiến lược, Ấn Độ, 15/4/2009 BĐS: Việt Nam nên rút bài học từ ông Lý Quang Diệu khi giá bất động sản tăng nóng? CN & MT: Nexus: A Brief History of Information Networks from the Stone Age to AI by Yuval Noah Harari review – rage against the machine VH & TG: Reagan đã không thắng trong Chiến tranh Lạnh như nhiều người nghĩ Tin tức: Phác thảo bức tranh kinh tế năm 2025 Tin tức: McDonald’s đóng cửa hàng đắc địa nhất TPHCM sau 10 năm hoạt động Tin tức: Từng bước đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học Tin tức: Vịt muối Nam Kinh và cuộc chiến gián điệp CN & MT: Đêm mưa bão nghe những thành phố thở than Tiền Tệ : KINH TẾ HOA KỲ NHẬT BẢN VÀ ANH TUẦN NÀY ( 16- 25/9/2024) SẼ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THẾ GIỚI CN & MT: Từ sự kiện Tổng biên tập báo TIME Greta Thunberg là Nhân vật của năm 2019 đến báo cáo Biến đổi khí hậu Phúc trình của IPCC báo động đỏ cho nhân loại 82021 BĐS: Tiêu điều mặt bằng cho thuê tại TP. HCM CN & MT: Untangling Religion From Our AI Debates Tin tức: Các tiệm tạp hóa Việt Nam sẽ đổi thay theo chất Thái? BĐS: 9 người mua chung cư, chủ yếu đợi giá tăng để bán BĐS: Giá thuê mặt bằng trung tâm quá cao, người kinh doanh rút về vùng ven TP.HCM Tin tức: Kinh doanh F&B ‘co mình’ khi chi phí mặt bằng leo thang VH & TG: Thân phận phụ nữ ở Ấn Độ: Những gánh nặng kinh hoàng Tin tức: Thanh niên Trung Quốc và tình trạng thất nghiệp báo động BĐS: Thử suy nghĩ BÀI HỌC TỪ TRUNG QUỐC CHO THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM....2024 CN & MT: Từ "Mùa hè đen" ở Canada đến siêu bão Yagi: Chúng ta mới chỉ đang "dùng thử" một Trái Đất +1.5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp Chứng khoán: La Nina hoạt động mạnh từ tháng 8, mưa nhiều chưa từng có, cổ phiếu ngành điện ra sao? CN & MT: Lúng túng với điện mặt trời, điện gió, 10 năm nữa vẫn khó dựa vào điện tái tạo BĐS: SO SÁNH TỒN KHO BẤT ĐỘNG SẢN 2015-2022. 10 ông lớn địa ốc tồn kho hơn 40 nghìn tỷ 62015 30.6.2015 CN & MT: Bão Bebinca mạnh nhất trong hơn 70 năm đổ bộ Thượng Hải Tin tức: “Trung Quốc mộng” thành “Trung Quốc nghèo”: 10 hiện tượng đáng lo ngại Thư Giản: 5 câu chuyện Đại chiến lược của Thế giới 2020-2035. Tin tức: 30.000 quán đóng cửa trong nửa đầu năm 2024 – Cuộc “thanh lọc” của thị trường F&B Tin tức: Kinh tế Trung Quốc đau yếu, Việt Nam ‘sốt’ nặng CN & MT: HIỆN TƯỢNG LA-NINA ĐÃ QUAY TRỞ LẠI Tin tức: Cùng vẽ bản đồ kinh tế – xã hội lưu vực sông Mêkông trong tương lai BĐS: Những vùng tối của khủng hoảng nhà ở Tin tức: Trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực quân sự: Tác động tới an ninh quốc tế và hàm ý cho Việt Nam Tin tức: Đại chiến lược của Việt Nam: Nhìn lại sau 5 năm VH & TG: Chuyến thăm lịch sử của Đặng Tiểu Bình và nước đi giúp Trung Quốc “lột xác”, vượt qua láng giềng đáng gờm BĐS: Nam Long (NLG) bàn giao loạt dự án, dự kiến tăng trưởng mạnh cuối năm BĐS: Dân Long An mang bao tải đựng tiền đền bù từ dự án "khủng" SK & Đời Sống: Sự thật về người đàn ông sống lâu nhất Trung Quốc, thọ xuyên 3 thế kỷ nhờ 1 thần chú ai cũng dễ dàng làm được BĐS: Loạt doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu trở lại BĐS: TS. Cấn Văn Lực: “Ai làm bất động sản ở phân khúc nhà phố thương mại thì cần phải quan sát để cơ cấu lại” BĐS: 1 tỷ USD vốn FDI vào nhà đất: Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia... dẫn đầu làn sóng M&A : Nếu không sửa luật, dự án bất động sản sẽ tắc trong 10 năm tới VH & TG: Hoàng đế diệt Phật bị quả báo bi thảm: Bài học lịch sử cho nhân loại ngày nay Tiền Tệ : NHNN điều chỉnh room tín dụng: Nhà băng nào hưởng lợi? Thư Giản: Thời kỳ thoái đã bắt đầu từ lâu - Dự báo 60 năm phần 2 Thư Giản: Dự báo 60 năm đầu thế kỷ 21 và hướng đến thế kỷ 22 Chứng khoán: Thời hoàng kim của chứng khoán Việt Nam 2007 Chứng khoán: “Đỉnh và đáy” cũng như “đêm với ngày”: Nhà đầu tư lão làng Charlie Munger tiết lộ triết lý đầu tư chưa khi nào lỗi thời để gặt hái thành công VH & TG: Đại tác giả KIM DUNG NÓI GÌ VỀ KINH PHẬT CHỮ HÁN ? Thư Giản: Hạn hán lớn nhất thời cổ đại, hoàng đế xin mưa và phép màu khiến muôn dân kinh ngạc VH & TG: Nhân loại trước ngã ba đường? Tiền Tệ : Cơ hội từ khủng hoảng 2008 Tiền Tệ : Tại sao Mỹ sẽ thắng trong cuộc Chiến tranh tiền tệ? Tiền Tệ : Giải bài toán nợ xấu ngân hàng tăng SK & Đời Sống: 'Chẳng ai muốn chuyển ra Bình Chánh khi công việc còn trong quận 1' Chứng khoán: Thị trường chứng khoán Mỹ chìm trong sắc đỏ trong ngày Thứ hai đầu tuần SK & Đời Sống: Giới nhà giàu Việt chọn môi trường sống “giàu có trong thầm lặng” Chứng khoán: Chứng khoán bay mất 50 điểm, rúng động thị trường 200 tỷ USD SK & Đời Sống: Người già nông thôn – đường dài lệ thuộc con cháu Thư Giản: MỘT VÀI SỰ THẬT VỀ NHỮNG THỜI KỲ KHÓ KHĂN! SK & Đời Sống: Thành phố lớn nhất Việt Nam có hơn 1 triệu người cao tuổi, già hoá dân số nhanh, tuổi thọ trung bình 76,5 tuổi SK & Đời Sống: Đưa cây vào nhà, chăm chúng như con SK & Đời Sống: Phục hưng hành lang thiên nhiên - kinh tế - nhân văn dọc sông Sài Gòn SK & Đời Sống: Nghiên cứu khoa học: Sống gần gũi với thiên nhiên giúp chống lại bệnh tật, tốt cho tâm lý, kéo dài tuổi thọ! Thư Giản: NGHỊCH LÝ KHÔNG THỂ "NGƯỢC ĐỜI" HƠN CỦA NGƯỜI HIỆN ĐẠI Tin tức: CÁI GIÁ CỦA CHIẾN TRANH 2024 BĐS: Thời điểm vàng cho bất động sản hậu khủng hoảng CN & MT: Dự báo của Yuval Noal Harari về những biến đổi chính trị - xã hội trong thời đại số và những giải pháp cho xã hội tương lai CN & MT: Neuromorphic supercomputer aims for human brain scale BĐS: Doanh nghiệp trả mặt bằng hàng loạt BĐS: Mặt bằng 'bình dân' ở TP.HCM: Giảm giá phân nửa, giảm tiền cọc vẫn bỏ trống BĐS: Sóng 'tháo chạy' khỏi mặt bằng tiền tỷ khu vực trung tâm giờ ra sao? CN & MT: Trí tuệ nhân tạo đang thay đổi ngành bán lẻ Tin tức: Hệ lụy gì từ cuộc chiến mới ở Trung Đông? BĐS: Dấu ấn bất động sản quý 3: Những "đốm sáng" trong khó khăn Tin tức: Thế giới bắt đầu thời kỳ cấu trúc lại trật tư thế giới The World Begins to Reorder Itself Tin tức: IMF: Triển vọng kinh tế thế giới mấy năm tới chỉ ở “hạng xoàng” BĐS: Chuyên gia nêu rõ khó khăn lớn nhất của thị trường bất động sản hiện nay Tin tức: Nền kinh tế toàn cầu ra sao khi phải đối mặt với cuộc khủng hoảng mới trong cuộc chiến Israel-Gaza? Tin tức: Xung đột Israel - Hamas: Người ra mặt và kẻ giấu mặt CN & MT: Nếu Trái đất nóng hơn 2,5 độ so với thời tiền công nghiệp, ĐBSCL sẽ gặp nguy cơ Tin tức: Tỉ phú israel có con gái bị Hamas giết! : Vòm sắt - hệ thống đánh chặn tên lửa thành công hơn 90% của Israel? Tin tức: Thế giới đối mặt cùng lúc 5 căn nguyên của thảm họa và nguy cơ Thế chiến III CN & MT: Toyota chứng minh cho cả thế giới thấy 'không vội làm xe điện' là đúng: 1 startup làm 9 năm vẫn lỗ, càng bán càng không có lãi
Bài viết
Đại chiến lược của Việt Nam: Nhìn lại sau 5 năm

    Tác giả: Ngô Di Lân

    Cách đây 5 năm, tôi từng đăng tải một bài viết trên Nghiên cứu quốc tế với tiêu đề “Bàn về một đại chiến lược cho Việt Nam trong TK 21”. Mục tiêu chính của bài viết khi đó là cung cấp những đánh giá sơ bộ về các thách thức lớn mà Việt Nam phải đối mặt, cũng như mô tả bốn đại chiến lược khả dĩ để ta có thể đương đầu với những thách thức này và bảo vệ lợi ích quốc gia. Tuy những phân tích và đánh giá trong bài viết đó về cơ bản vẫn còn giá trị, song tôi nhận thấy một bản “cập nhật” tại thời điểm này là hết sức cần thiết bởi trong thời gian qua, nền chính trị quốc tế đã chứng kiến nhiều thay đổi sâu rộng, và hệ quả là chúng ta đang sống ở trong một thế giới phức tạp, khó lường và nguy hiểm hơn so với trước đây.

    Được cho là bắt nguồn từ Vũ Hán, một chủng virus corona mới đã nhanh chóng  lây lan và tạo ra một cuộc khủng hoảng toàn cầu, cướp đi sinh mạng của hàng triệu người. Không lâu sau khi đại dịch COVID-19 cơ bản được kiểm soát, một cuộc chiến lớn giữa Nga và Ucraina đã nổ ra làm đảo lộn “thế trận” an ninh ở châu Âu vốn đã được định hình một cách tương đối vững chắc kể từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Cuộc chiến này hiện vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc và đang khiến cho quan hệ quốc tế trở nên đặc biệt khó lường, nhất là khi hai siêu cường Mỹ-Trung vẫn đang cạnh tranh hết sức quyết liệt và đối đầu ngày một toàn diện. Mới đây, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đã trở thành lãnh đạo cấp cao nhất của Mỹ đến thăm Đài Loan kể từ năm 1997, châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng căng thẳng giữa Bắc Kinh và Đài Bắc và làm xấu thêm quan hệ vốn đã căng thẳng lâu nay giữa Trung Quốc và Mỹ. Xung đột vũ trang giữa hai bờ Eo biển Đài Loan tuy vẫn chưa xảy ra, song nguy cơ dường như đã gia tăng đáng kể so với trước đây. Trước tình hình đó, Việt Nam chắc chắn sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức và nguy cơ an ninh to lớn, phức tạp hơn trong thời gian tới, khiến việc hoàn thiện và triển khai đại chiến lược ngày một hiệu hơn trở thành ưu tiên hàng đầu.

    Bài viết sau đây được chia làm ba phần. Phần thứ nhất giới thiệu khái niệm đại chiến lược và tái khẳng định tầm quan trọng của đại chiến lược đối với một quốc gia tầm trung như Việt Nam. Phần thứ hai sẽ phân tích những diễn biến chính trị quốc tế lớn xảy ra trong 5 năm qua, từ đó rút ra các hàm ý đối với Việt Nam. Phần cuối cùng giải thích tại sao đại chiến lược độc lập – đa phương mà Việt Nam hiện đang theo đuổi vẫn là lựa chọn hợp lý nhất, đồng thời đưa ra một số kiến nghị nhằm tối ưu hoá quá trình thực thi đại chiến lược trong thời gian sắp tới.

    1. Khái niệm đại chiến lược

    Theo GS. Barry Posen – một trong những nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế hàng đầu, bản chất của đại chiến lược là “lý thuyết của một quốc gia về cách tốt nhất để tạo ra an ninh cho mình”. Ở cấp độ khái quát hơn, đại chiến lược là một khái niệm được giới nghiên cứu sử dụng để chỉ một tổ hợp các nguyên tắc và quan điểm mang tính định hướng chính sách đối ngoại và an ninh – quốc phòng của một quốc gia. Vì lẽ đó, đại chiến lược đóng vai trò như bộ khung phân tích tổng quát, lăng kính toàn diện để giúp chúng ta diễn giải những sự kiện đang xảy ra, tránh tình trạng “chỉ thấy cây mà không thấy rừng”, từ đó xác định các phương hướng nhằm ứng phó với những diễn biến khó lường nhất trên chính trường quốc tế.

    Theo logic này, nhiệm vụ tiên quyết của đại chiến lược là xác định rõ những lợi ích cốt lõi của một quốc gia và những mối đe dọa lớn nhất đối với những lợi ích đó. Một đại chiến lược vì vậy phải thiết lập được thứ tự hợp lý giữa các mục tiêu mà một quốc gia muốn theo đuổi, qua đó chỉ ra cách thức mà các nhà hoạch định chính sách có thể tận dụng hiệu quả nhất nguồn lực và tài nguyên hữu hạn của quốc gia. Nói cách khác, đại chiến lược cần chỉ ra được một quốc gia nên làm gì và không làm gì, với nguồn tài nguyên có hạn của mình. Bên cạnh đó, với vai trò là một khung phân tích tổng quát, đại chiến lược có thể ngăn chặn sự mâu thuẫn trong các chính sách, đồng thời tạo ra tính kế tục trong các chính sách ngắn, trung và dài hạn. Vì vậy, có được một đại chiến lược rõ ràng, mạch lạc và thức thời là một trong những yếu tố quyết định sự trường tồn và phát triển thịnh vượng của mỗi quốc gia.

    Dĩ nhiên, việc xây dựng đại chiến lược sẽ không có ý nghĩa đáng kể nếu quốc gia đó không thể thực thi. Để có thể triển khai đại chiến lược hiệu quả sẽ cần có cả tài nguyên dồi dào, sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan, ban, ngành liên quan cùng chính quyền địa phương, bên cạnh sự ủng hộ mạnh mẽ của người dân. Nói cách khác, một quốc gia vừa phải đủ mạnh, vừa có được sự phối hợp chặt chẽ trong nội bộ lẫn hậu thuẫn của dư luận thì mới có thể triển khai đại chiến lược hiệu quả.

    Trong ba yếu tố nêu trên, yếu tố quyền lực là trở ngại lớn nhất đối với các nước nhỏ và tầm trung. Chính trị quốc tế từ trước đến nay vẫn chủ yếu bị chi phối bởi các cường quốc, đồng nghĩa với việc các nước nhỏ đôi khi không thể tự quyết định được vận mệnh của mình. Vậy phải chăng chỉ có các nước lớn mới cần có đại chiến lược bởi chỉ họ mới đủ khả năng để triển khai?

    Thoạt qua lập luận này tưởng chừng hợp lý, nhưng trên thực tế điều đó có phần cực đoan. Các nước nhỏ và tầm trung có ít tác động lên chính trường quốc tế hơn so với các nước lớn và thường không có khả năng định hình môi trường chiến lược xung quanh mình, song cũng không phải là những chủ thể hoàn toàn bị động. Tất cả các quốc gia dù lớn hay nhỏ, mạnh hay yếu đều có khả năng đưa ra các lựa chọn chiến lược với những hệ luỵ khác nhau cho an ninh quốc gia của mình. Trên một phương diện khác, thậm chí có thể thấy rằng các nước nhỏ còn cần đại chiến lược nhiều hơn các nước lớn chính bởi nguồn lực tương đối hạn chế và do đó biên độ “sai số cho phép” sẽ nhỏ hơn nhiều lần. Nói cách khác, nước càng nhỏ thì sẽ phải trả cái giá càng đắt cho mọi sai lầm mắc phải. Điều đó khiến việc xây dựng và triển khai đại chiến lược hiệu quả trở thành một nhu cầu thiết yếu đối với một quốc gia mới ở ngưỡng tầm trung như Việt Nam.

    2. Chính trị thế giới trong 5 năm qua

    Thế giới đang chứng kiến sự trở lại của sự cạnh tranh nước lớn ngày càng quyết liệt khi thế đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc ngày một trở nên rõ nét và công khai hơn. Tuy quan hệ Mỹ-Trung đã có dấu hiệu “đảo chiều” bắt đầu từ giai đoạn 2008-2010 sau một thời gian dài hoà hoãn sau chuyến thăm của Nixon đến Bắc Kinh, song phải đến dưới thời chính quyền Donald Trump thì sự đối đầu giữa hai siêu cường này mới trở nên đặc biệt căng thẳng. Trong 4 năm cầm quyền của mình, Tổng thống Trump đã phát động một cuộc “chiến tranh thương mại” tương đối toàn diện nhằm vào Trung Quốc, khiến Bắc Kinh có phần bất ngờ và lúng túng trong phản ứng nhưng sau cùng để lại hậu quả về kinh tế cho cả hai bên. Nói cách khác, cả hai bên đều là người thua cuộc trong ngắn hạn nhưng sẽ cần thêm nhiều thời gian để đánh giá xem ai thua thiệt nhiều hơn.  Cũng trong thời gian đó, phía Mỹ đã “tuyên chiến” về mặt ý thức hệ với Trung Quốc khi một loạt các lãnh đạo cấp cao như Phó tổng thống Mike Pence, Ngoại trưởng Mike Pompeo đã có những phát biểu công khai chỉ trích hệ thống chính trị của Trung Quốc cũng như “hồ sơ nhân quyền” của nước này, đồng thời nêu bật sự ưu việt của nền dân chủ kiểu phương Tây so với “chế độ độc tài” ở Bắc Kinh. Đây là một điểm đáng chú ý bởi Mỹ đã rất hạn chế sử dụng ngôn từ gay gắt và áp dụng tư duy tốt-xấu và trắng-đen rõ ràng, xoáy sâu vào sự khác biệt về ý thức hệ giữa hai nước trong nhiều thập kỷ. Sự trở lại của diễn ngôn này đánh dấu một bước leo thang căng thẳng mới trong quan hệ hai siêu cường, thu hẹp đáng kể dư địa cho việc thoả hiệp và tiếp tục một mối quan hệ “đối tác làm ăn” của Mỹ với Trung Quốc.

    Tại thời điểm này, vẫn còn tương đối sớm để kết luận quan hệ Mỹ-Trung sẽ đi đến đâu dưới chính quyền Biden nhưng những chỉ dấu ban đầu cho thấy mối quan hệ này sẽ có tính cạnh tranh cao hơn trong thời gian tới. Cuối năm 2021, ba nước Mỹ-Anh-Úc đã ký kết một hiệp định thiết lập liên minh AUKUS – về bản chất là một nỗ lực tay ba chống Trung Quốc dưới vỏ bọc một thoả thuận hợp tác về công nghệ quốc phòng. Dù AUKUS không phải là một liên minh phòng thủ tập thể như NATO và cũng không thể thay đổi được đáng kể cán cân sức mạnh quân sự giữa Trung Quốc và các nước thân Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong ngắn hạn, nhưng nó gửi đi tín hiệu mạnh mẽ rằng Mỹ đang có những sáng kiến cụ thể để kiềm chế Trung Quốc, đồng thời đảm bảo rằng Úc chắc chắn sẽ nằm trong phe chống Trung Quốc thay vì là một nhân tố bất định như Philippines. Cũng trong nhiệm kỳ của Tổng thống Biden, bà Nancy Pelosi – nhân vật số 3 trong chính trường Mỹ đã đến thăm Đài Loan bất chấp sự phản đối hết sức mạnh mẽ của Bắc Kinh. Chuyến thăm tuy chỉ kéo dài một ngày đêm và chưa mang lại kết quả cụ thể, song đã khiến vấn đề Đài Loan nóng bỏng trở lại, Trung Quốc phản ứng dữ dội trong khi Mỹ tiếp tục gửi đi tín hiệu sẵn sàng theo đuổi lợi ích của mình trong khu vực này, dù điều đó khiến Trung Quốc nổi giận.

    Tuy nhiên, một trong những dấu hỏi lớn nhất trong quan hệ Mỹ-Trung sắp tới lại liên quan tới nội bộ nước Mỹ khi nước này đang chứng kiến mức độ phân cực chính trị – xã hội cao hơn bao giờ hết. Dưới thời chính quyền Trump, mâu thuẫn nội bộ nước Mỹ đã được đẩy cao đến mức có một bộ phận đáng kể người dân cho rằng đã có gian lận bầu cử ở quy mô lớn để giúp Joe Biden đắc cử tổng thống, châm ngòi cho sự kiện bạo loạn ở Đồi Capitol ngày 6/1/2021 trước thềm cuộc bỏ phiếu công nhận kết quả bầu cử. Nếu xu hướng này tiếp diễn và gia tăng trong tương lai, một cuộc nội chiến Mỹ giống như cuộc chiến đã xảy ra vào thời của Tổng thống Abraham Lincoln là hoàn toàn khả dĩ. Và dù nội chiến có không xảy ra đi nữa thì một nước Mỹ bị chia rẽ sâu sắc sẽ khó có thể ứng xử trên trường quốc tế một cách mạnh mẽ và nhất quán. Điều này rất có thể sẽ có lợi cho Trung Quốc bởi lịch sử cho thấy một cường quốc khi có vấn đề nội bộ và trên đà suy thoái có xu hướng cắt giảm các cam kết chính trị – quân sự ở bên ngoài để hướng sự chú ý vào bên trong.

    Tuy nhiên, diễn biến bất ngờ và để lại hậu quả lớn nhất về mọi mặt trong những năm vừa qua là đại dịch COVID-19. Được cho là đã bắt nguồn từ Vũ Hán và sau đó nhanh chóng lan rộng ra khắp các châu lục, đại dịch COVID-19 đến nay đã gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của hơn 600 triệu người và cướp đi sinh mạng của gần 6,5 triệu người trên toàn thế giới, đồng thời để lại hậu quả kinh tế hết sức nặng nề cho nền kinh tế toàn cầu. Theo nghiên cứu của Liên Hợp Quốc, đại dịch vừa qua đã đẩy 34 triệu người vào nhóm đói nghèo chỉ riêng trong năm 2020 và được kỳ vọng sẽ khiến nền kinh tế thế giới thiệt hại khoảng 8,5 nghìn tỷ đôla trong vòng 2 năm tới. Trong thời gian đại dịch diễn ra, chuỗi cung ứng toàn cầu đã bị gián đoạn và đứt gãy đáng kể do đa số các quốc gia đều kiểm soát chặt chẽ đường biên giới và thực hiện các chính sách giãn cách xã hội với những mức độ ngặt nghèo khác nhau. Bên cạnh đó, những nỗ lực để kiểm soát sự lây lan của COVID-19 đã và đang thay đổi mức độ cạnh tranh về kinh tế của một số khu vực và quốc gia.

    Đại dịch này và các nỗ lực để kiểm soát dịch bệnh cũng đã châm ngòi cho một cuộc “cách mạng” trong cách con người lao động và giao tiếp hàng ngày với nhau, và bên cạnh đó là sự bùng phát của những công nghệ để hỗ trợ cho những thay đổi đó. Học tập và làm việc qua những nền tảng trực tuyến như Zoom từ không mấy phổ biến trở thành một điều bắt buộc đối với đa số những người ở trong độ tuổi lao động trên toàn thế giới. Tuy nhiên, những nỗ lực để thích nghi với cuộc sống thời kỳ COVID-19 cũng đặt ra nhiều hệ luỵ đáng kể, mà điển hình nhất là sự trỗi dậy của bệnh trầm cảm và những vấn đề tâm lý khác. Theo WHO, chỉ riêng trong năm đầu tiên đại dịch COVID-19 đã gia tăng tỉ lệ trầm cảm và rối loạn lo âu lên hơn 25%, khiến một số lượng đáng kể các quốc gia phải bổ sung các chương trình điều trị tâm lý vào trong kế hoạch phản ứng trước đại dịch. Thời gian này cũng chứng kiến sự bùng nổ của tin giả (fake news) và các công nghệ sử dụng nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI) có thể hỗ trợ việc tuyên truyền thông tin giả mạo, độc hại đến người tiêu dùng, ví dụ như công nghệ deepfake (có khả năng tạo ra những đoạn video clip hoàn toàn giả mạo nhưng nhìn như thật). Điều này đã và sẽ tiếp tục đặt ra nhiều thách thức đáng kể cho các chính phủ trong việc kiểm soát thông tin. Nếu không tìm được giải pháp hữu hiệu cho vấn đề này, tính chính danh của nhiều chính phủ có thể sẽ bị đe doạ trong tương lai, đồng thời phải đối mặt với nhiều xung đột xã hội hơn do sự tràn lan của tin giả và tin độc hại trên mạng Internet.

    Tuy nhiên, có một điều đại dịch COVID-19 đã không làm được là tạo ra một cuộc cách mạng trong quan hệ quốc tế. Trên lý thuyết, một hiểm hoạ chung mà gần như toàn thế giới phải đối mặt cùng lúc như vậy phải trở thành yếu tố để đoàn kết, tập hợp lại tất cả quốc gia nhưng trên thực tế, đại dịch vừa qua thậm chí đã khiến cho thế giới trở nên chia rẽ hơn khi các nước lớn tranh thủ sử dụng “ngoại giao vắcxin” để ghi điểm, lôi kéo đối tác đồng thời hạ uy tín của các đối thủ. Hơn nữa, cộng đồng quốc tế về cơ bản đã thất bại trong việc tạo lập một cơ chế chung đề kiểm soát dịch bệnh hiệu quả. Tuy nhiên đây cũng không phải là một kết quả ngạc nhiên, khi mà các quốc gia chịu mức tác động khác nhau từ đại dịch và cũng có khả năng chịu đựng khác nhau. Hệ quả là các cơ chế đa phương đã không phát huy được hiệu quả, trong khi uy tín của WHO ở nhiều thời điểm cũng bị đặt nghi vấn.

    Ngay sau khi đại dịch COVID-19 đi đến giai đoạn thoái trào, một cuộc chiến tranh lớn đã nổ ra. “Chiến dịch quân sự đặc biệt” mà Tổng thống Putin đang theo đuổi ở Ucraina đã và đang làm xáo trộn “thế trận” an ninh ở châu Âu vốn cơ bản đã đứng vững trong nhiều thập kỷ qua. Tuy cuộc chiến này vẫn chưa đi đến hồi kết và khả năng rất cao sẽ không thể kết thúc trong năm 2022, nhưng đã để lại một số hệ quả rất rõ ràng. Thứ nhất, sức ép của các lệnh trừng phạt kinh tế – ngoại giao toàn diện và hà khắc đã khiến cho nền kinh tế Nga chìm vào suy thoái trong khi căng thẳng giữa EU và Nga cũng khiến cho không chỉ nhiều nền kinh tế châu Âu bị ảnh hưởng hết sức nghiêm trọng mà nhiều nền kinh tế ở các khu vực khác ít nhiều cũng bị ảnh hưởng. Thứ hai, cuộc chiến này đã khiến cho hai quốc gia với truyền thống trung lập lâu đời là Thuỵ Điển và Phần Lan từ bỏ chính sách đó để gia nhập khối NATO với mục tiêu kiềm chế mối đe doạ tiềm tàng từ Nga trong tương lai. Điều này sẽ càng khiến Nga bị cô lập và thế lưỡng nan về an ninh giữa Nga và Mỹ cùng các đồng minh châu Âu trở nên trầm trọng hơn. Cuối cùng, cuộc chiến này cũng vô tình đẩy Nga và Trung Quốc vào một liên minh không chính thức để chống lại phương Tây.

    Tựu chung lại, những diễn biến lớn trong nền chính trị quốc tế trong những năm vừa qua đang khiến cho thế giới dịch chuyển từ trạng thái đa cực với nhiều cường quốc (tuy có sức lực chênh nhau đáng kể) sang trạng thái tiệm cận lưỡng cực được chi phối gần như toàn bộ bởi Mỹ và Trung Quốc. Sự trở lại của cạnh tranh nước lớn sau hơn hai thập kỷ “ngủ đông” dưới nhiều hình thức khác nhau đã được xác lập một cách tương đối rõ nét với các chiến tuyến chính, thu hẹp đáng kể dư địa cho những chính sách trung dung, khiến việc duy trì thế cân bằng giữa các nước lớn trở nên khó khăn hơn nhiều so với hai thập niên trước đó. Bên cạnh đó, những diễn biến khó lường trong thời gian qua đang khiến việc đánh giá tương quan lực lượng giữa các bên trở nên khó khăn hơn bao giờ hết, đòi hỏi chúng ta phải có một chiến lược kiểm soát rủi ro khôn ngoan và linh hoạt.

    Trong khoảng 5-10 năm tới, thách thức lớn nhất đối với Việt Nam vẫn là việc Trung Quốc liều lĩnh sử dụng vũ lực để khẳng định chủ quyền ở khu vực xung quanh Biển Đông. Khả năng này sẽ dễ xảy ra nhất khi các nhà lãnh đạo cấp cao nhất ở Bắc Kinh cảm thấy rằng Trung Quốc vẫn đủ hùng mạnh nhưng sự kiểm soát của họ trên thực địa đang bị đe doạ, từ đó đi đến kết luận rằng cần phải viện tới vũ lực để ngăn chặn đà đi xuống tiếp diễn.

    Theo logic này, Việt Nam không nên lo ngại nhiều khi Trung Quốc tiếp tục đà tăng trưởng mà thực ra nên cảm thấy bất an khi Trung Quốc đối mặt với suy thoái. Một Trung Quốc vẫn rất mạnh nhưng cảm thấy “cửa sổ cơ hội” để khẳng định chủ quyền của mình và vị thế nước lớn đang đóng lại một cách nhanh chóng sẽ dễ có những hành động liều lĩnh, khó đoán và gây bất ổn nhất.

    Nhưng dù xung đột vũ trang có không xảy ra thì vẫn sẽ hết sức bất lợi cho ta nếu quan hệ giữa các nước lớn trở nên căng thẳng tới mức có một cuộc Chiến tranh Lạnh kiểu mới xảy ra, buộc Việt Nam phải chọn phe hoặc khiến các chính sách trung dung, trung lập mà ta đang theo đuổi trở nên rủi ro và có chi phí cao hơn nhiều so với thời điểm hiện tại. Đây là một diễn biến gần như nằm ngoài khả năng kiểm soát của ta và sẽ rất bất lợi bởi việc chọn phe chắc chắn để gây hệ luỵ tiêu cực, đặc biệt nếu ta chọn nhầm phe “thua cuộc”.

    Một thách thức lớn không kém nữa là luật chơi quốc tế đang và sẽ tiếp tục thay đổi rất nhanh, buộc ta phải thích ứng hoặc tụt hậu. Điều này sẽ dễ xảy ra nhất trong lĩnh vực kinh tế – thương mại, khi mà các quốc gia, đặc biệt là các nước phương Tây, đang ngày một phát triển các rào cản kỹ thuật tinh vi để bảo hộ cho các nền công nghiệp trong nước và ghi điểm chính trị với cử tri. Trong thời gian sắp tới, những thay đổi về luật khí thải môi trường nhằm phát triển nền kinh tế xanh và ứng phó với biến đổi khí hậu rất có thể sẽ khiến nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường Mỹ và châu Âu trở nên kém cạnh tranh hơn nhiều so với trước đây nếu ta không kịp thời thích ứng.

    3. Độc lập – đa phương trong kỷ nguyên cạnh tranh nước lớn

    Được khởi xướng từ Đại hội VI (năm 1986), Việt Nam cho tới nay đã kiên trì theo đuổi một đại chiến lược lấy chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa làm trụ cột và dựa trên nhận thức rằng “lợi ích quốc gia-dân tộc là mục tiêu cao nhất của đối ngoại”. Nghị quyết Đại hội XIII đã chỉ rõ, Việt Nam chủ trương tiếp tục “đa phương hoá, đa dạng hoá; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, không ngừng nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam”.

    Cụ thể hơn, đường lối đối ngoại này dựa trên hai trụ cột là chính sách quốc phòng “Bốn không” (trước đây là “Ba không”) và chính sách ngoại giao xoay quanh các thể chế đa phương như Liên Hiệp Quốc, ASEAN và các cơ chế khu vực khác. Trên thực tế, điều này yêu cầu Việt Nam duy trì lập trường ngoại giao tương đối trung dung và cân bằng giữa hai siêu cường hàng đầu là Mỹ và Trung Quốc, thay vì nghiêng quá về bất kỳ bên nào. Với đại chiến lược này, Việt Nam tiếp tục tránh mọi cam kết quân sự – quốc phòng chính thức để đảm bảo sự độc lập và tự chủ của mình trong đối ngoại, đồng thời tránh bị các nước lợi dụng để mặc cả hoặc cạnh tranh chính trị. Bên cạnh đó, Việt Nam tiếp tục chủ động hội nhập quốc tế thông qua phát triển chiều sâu quan hệ với nhiều đối tác đa dạng và can dự tích cực vào các vấn đề chung của khu vực ASEAN và toàn cầu thông qua các cơ chế và thiết chế đa phương.

    Cho đến nay đại chiến lược độc lập – đa phương đã thành công một cách tương đối toàn diện. Thứ nhất là đảm bảo được an ninh quốc gia: người dân được sống trong hoà bình và kể từ sự kiện khủng hoảng giàn khoan HD-981 năm 2014 tới nay thì chưa có sự kiện tương tự nào xảy ra. Thứ hai là đảm bảo được ổn định chính trị trong nước bằng việc ngăn chặn các mối đe doạ đối với sự cầm quyền của Đảng Cộng sản, đồng thời nhận được sự ủng hộ và công nhận ngày một lớn hơn từ cộng đồng quốc tế, ví dụ như được bầu vào vị trí thành viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021. Thứ ba là duy trì tăng trưởng kinh tế dù đại dịch COVID-19 đã khiến cho nền kinh tế thế giới chìm vào suy thoái và nhiều quốc gia có tăng trưởng âm. Cuối cùng, tuy cuộc chiến tranh Nga-Ucraina đã khiến việc cân bằng quan hệ nước lớn trở nên khó hơn nhiều so với trước đây, song ngoại giao Việt Nam đã khéo léo tìm được lối thoát khỏi việc chọn phe và cho đến nay chưa phải chịu hậu quả tiêu cực từ việc duy trì lập trường tương đối trung lập trong cuộc chiến đó. Như vậy hoàn toàn có cơ sở để tin rằng đại chiến lược này vẫn sẽ là lựa chọn phù hợp cho Việt Nam trong những năm sắp tới. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là cách thức triển khai đại chiến lược hiện nay đã là tối ưu nhất. Nói cách khác, Việt Nam vẫn có thể theo đường lối này nhưng triển khai một cách hiệu quả hơn trong tương lai.

    Thứ nhất, cần chủ động tư duy một cách sâu sắc và dài hạn về những đánh đổi không thể tránh khỏi mà Việt Nam đã và đang phải đối mặt về mặt ngoại giao – quốc phòng. Một trong những sự đánh đổi đó xoay quanh cặp quan hệ Mỹ – Trung Quốc: Nếu bắt buộc phải chọn phe, Việt Nam sẽ chọn bên nào và nếu chọn như vậy thì sẽ được gì và mất gì? Trong thời gian trước mắt, cần tìm phương hướng giải quyết hiệu quả và triệt để vấn đề cấp độ quan hệ với Mỹ, tránh để vấn đề này cản trở sự phát triển về chiều sâu của quan hệ Việt-Mỹ.

    Trong bối cảnh chiến tranh Nga-Ucraina còn diễn ra phức tạp và xung đột Nga-phương Tây còn kéo dài, Việt Nam cần đánh giá việc tiếp tục duy trì Nga như nhà cung cấp vũ khí chính cho quân đội của mình. Nếu từng bước giảm sự lệ thuộc vào vũ khí của Nga, Việt Nam sẽ phải tái cấu trúc quân đội hay thay đổi học thuyết quân sự như thế nào? Quan trọng không kém là quan hệ của Việt Nam với ASEAN: Việt Nam sẽ được gì và mất gì nếu theo đuổi vai trò dẫn dắt khối ASEAN? Liệu có nên tiên phong thành lập một nhóm nhỏ hơn mà cốt lõi là bộ đôi Việt Nam – Indonesia với cơ chế vận hành hoàn toàn độc lập khỏi các nguyên tắc đồng thuận hiện nay của ASEAN?

    Thứ hai, cần tiếp tục hoàn thiện và phát triển khái niệm cường quốc tầm trung trong bối cảnh chính trị quốc tế hiện đại, từ đó xây dựng một chiến lược “định vị thương hiệu” phù hợp với thực tiễn chính trị trong khu vực hiện nay cũng như sức mạnh quốc gia của Việt Nam so với các nước láng giềng. Cụ thể hơn, cần  xác định rõ vị trí của Việt Nam trong tổng thể quan hệ quốc tế cũng như vai trò cụ thể mà Việt Nam có thể và sẵn sàng đảm đương trong khu vực ASEAN nói riêng và Đông Á nói chung.

    Tiếp theo, cần trả lời chính xác câu hỏi Việt Nam đã thực sự đạt được tới ngưỡng cường quốc tầm trung hay chưa? Nếu chưa thì cửa sổ cơ hội để tham gia “câu lạc bộ các cường quốc tầm trung” kéo dài bao lâu? Việt Nam sẽ hoặc đang thuộc nhóm cường quốc tầm trung nào, vì sao? Với tư cách là một cường quốc tầm trung, Việt Nam sẽ làm gì để tạo ra sự khác biệt với các cường quốc tầm trung khác? Hơn hết, làm thế nào để vận động người dân, đặc biệt là trong giới trẻ, ủng hộ và tích cực đóng góp cho đất nước khi Việt Nam đóng vai trò cường quốc tầm trung?

    Mục tiêu cuối cùng là xây dựng được một hình ảnh quốc gia sắc nét, có màu sắc rõ ràng và nhất quán trong mắt của bạn bè quốc tế nói chung và các nhà lãnh đạo quốc tế nói riêng. Nói cách khác, chiến lược định vị thương hiệu sẽ thành công khi nhắc tới Việt Nam, bạn bè quốc tế sẽ lập tức liên tưởng tới một vài hình ảnh cụ thể và tích cực liên quan tới vai trò của chúng ta, ví dụ như: Việt Nam là đầu tàu về phát triển nền kinh tế xanh trong khu vực.

    Trong một thời gian tương đối dài, những khẩu hiệu như “đa phương hoá, đa dạng hoá” hay “làm bạn với tất cả” đã tóm gọn được tương đối đầy đủ đường lối đối ngoại của Việt Nam. Tuy nhiên, khi đất nước đã đạt được một tầm vóc mới, chúng ta sẽ cần những khẩu hiệu và từ khoá mới. Chúng sẽ không thể chỉ dừng lại ở mô tả chính sách ngoại giao hay tư duy chiến lược của Việt Nam mà phải lột tả được một cách toàn diện và rõ bản sắc những gì chúng ta đang và sẽ tiếp tục làm với tư cách là một thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

    Cuối cùng, cần đẩy mạnh các kênh trao đổi và hợp tác xây dựng chính sách thường xuyên giữa những người làm chính sách (đặc biệt là chính sách an ninh – quốc phòng – ngoại giao) và những người làm nghiên cứu khoa học thuần tuý ở trong và ngoài nước. Hơn nữa, những hoạt động này cần được tổ chức ở nhiều cấp độ và với nhiều hình thức khác nhau, từ hội thảo khoa học cho tới viết báo cáo chung và tổ chức các hoạt động giả lập mô phỏng. Nếu được thực hiện tốt, điều này sẽ tránh được tình trạng chính sách được hoạch định và triển khai một cách duy ý chí, hay cảm tính quá mức, đồng thời đảm bảo giới học giả sẽ tập trung nguồn lực để nghiên cứu các vấn đề có tính thực tiễn cao, thay vì những vấn đề lý thuyết thuần tuý, xa rời với nhu cầu cấp bách của lãnh đạo và những cán bộ phụ trách công việc “tác chiến”.

    Những kiến nghị nêu trên tuy khác nhau nhưng có cùng một điểm chung: chúng ủng hộ đại chiến lược mà Việt Nam hiện đang theo đuổi, song cho rằng cách thức triển khai cụ thể có thể còn tối ưu được hơn nữa, nhất là khi tầm vóc đất nước tiếp tục vươn lên trong tương lai. Hơn hết, chúng mong muốn rằng Việt Nam sẽ ngày càng sử dụng nguồn tài nguyên hữu hạn của mình một cách hiệu quả hơn để có thể bảo vệ và thúc đẩy tốt hơn các lợi ích quốc gia cốt lõi trong một thế giới ngày càng bất định và nguy hiểm.

    Ngô Di Lân là Nghiên cứu sinh tiến sỹ ngành Quan hệ Quốc tế tại Đại học Brandeis (Hoa Kỳ).

    Theo Nghiên Cứu Quốc Tế

    THỐNG KÊ TRUY CẬP
    • Đang online 17
    • Truy cập tuần 2012
    • Truy cập tháng 1723
    • Tổng truy cập 136501