ukraine là tiền tuyến của một cuộc xung đột lớn hơn nhiều
Nguồn: Gideon Rachman, “Ukraine is the front line of a much larger conflict,” Financial Times, 21/04/2024
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Mỹ và các đồng minh coi Nga, Trung Quốc, Iran, và Triều Tiên là trục đối thủ
Sau nhiều tháng tranh cãi và do dự, Hạ viện Mỹ cuối cùng cũng chịu hành động. Cuộc bỏ phiếu ở Washington nhằm cung cấp khoản viện trợ quân sự mới trị giá 61 tỷ đô la cho Ukraine có thể là một bước ngoặt trong cuộc chiến với Nga. Chí ít, nó sẽ giúp Ukraine có thể tiếp tục chiến đấu.
Về phần mình, Nga sẽ tiếp tục hy vọng rằng, nếu Donald Trump được bầu làm tổng thống vào tháng 11 tới, đây có thể là gói viện trợ quân sự lớn cuối cùng của Mỹ. Nhưng điều đó có lẽ cũng không thể gây tổn hại nghiêm trọng đến khả năng chiến đấu của Ukraine. Các ngành công nghiệp quân sự của châu Âu đã bắt đầu hoạt động (dù muộn màng) và sẽ có nguồn lực tốt hơn để hỗ trợ Ukraine vào năm 2025.
Cuộc bỏ phiếu nhằm cung cấp thêm viện trợ cho Ukraine đã được Hạ viện Mỹ thông qua, cùng với các cuộc bỏ phiếu khác nhằm cung cấp viện trợ đáng kể cho Israel và Đài Loan. Cùng nhau, chúng cung cấp một nhận thức rõ ràng về cách Mỹ – và các đồng minh chủ chốt của họ ở châu Âu và châu Á – nhìn nhận thế giới.
Nhìn chung, toàn bộ số tiền này nhằm mục đích đẩy lùi 4 quốc gia mà Tướng Chris Cavoli, chỉ huy lực lượng Mỹ ở châu Âu, mô tả là “trục đối thủ” (axis of adversaries), gồm Nga, Trung Quốc, Iran và Triều Tiên.
Từ “trục” gợi nhớ lại những ký ức không hay hồi năm 2002 và về “trục ma quỷ” (axis of evil) của George W. Bush, vốn đã phóng đại mối liên hệ giữa Iraq, Iran, và Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, sau hai thập niên, ngày càng có nhiều bằng chứng xác thực hơn về sự hợp tác quân sự nghiêm túc giữa Moscow, Bắc Kinh, Tehran, và Bình Nhưỡng.
Mỹ cáo buộc rằng Trung Quốc đang cung cấp cho Nga động cơ máy bay không người lái, thiết bị cho tên lửa hành trình, và các hình thức viện trợ quân sự khác. Các chế độ ở Bình Nhưỡng và Tehran đã trở thành nhà cung cấp vũ khí quan trọng cho Moscow. Trung Quốc gần đây cũng tuyên bố “tình bạn sâu sắc” với Triều Tiên và đã cử một quan chức cấp cao tới Bình Nhưỡng để đàm phán.
Trong lúc bốn chế độ chuyên chế này xích lại gần nhau hơn, các đồng minh dân chủ của Mỹ cũng đang thắt chặt quan hệ. Tại Washington, Mỹ và Nhật Bản gần đây đã công bố một loạt thỏa thuận mới sẽ đưa quan hệ đối tác an ninh giữa hai nước lên một tầm cao mới. Hàn Quốc cũng trở thành một nhà cung cấp vũ khí lớn cho Ukraine.
Trên thực tế, “liên minh phương Tây” hiện là một mạng lưới toàn cầu gồm các đồng minh cho rằng mình đang tham gia vào một loạt các cuộc tranh đấu cấp khu vực. Nga là đối thủ chính ở châu Âu. Iran là thế lực gây rối loạn nhiều nhất ở Trung Đông. Triều Tiên là mối nguy hiểm thường trực ở châu Á. Hành vi và lời nói của Trung Quốc đang trở nên hung hăng hơn, và nước này có thể huy động các nguồn lực mà Moscow hoặc Tehran không có.
Tất nhiên, vẫn có những khác biệt quan trọng giữa các quốc gia này. Nga, Iran, và Triều Tiên bị Mỹ và các đồng minh coi là những quốc gia bị bài xích. Ngược lại, Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn của tất cả các nước thuộc “phương Tây toàn cầu.”
Tuy nhiên, giả định hiện hành ở Washington và Tokyo là, về lâu dài, Tập Cận Bình cũng kiên quyết như Vladimir Putin hay Ali Khamenei trong việc lật đổ trật tự thế giới hiện tại. Người Nhật, giống như người Mỹ, nghĩ rằng những gì xảy ra ở Ukraine sẽ có ảnh hưởng quan trọng đến những gì xảy ra ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Do đó, Mỹ và các đồng minh tin rằng họ đang củng cố hàng phòng thủ bằng cách hỗ trợ các quốc gia nằm trong tầm bắn của trục đối thủ – trên hết là Ukraine, Israel và Đài Loan.
Việc tăng cường hỗ trợ quân sự cho các quốc gia này đã dẫn đến làn sóng chỉ trích trên khắp phổ chính trị. Cánh hữu chủ trương biệt lập ở Mỹ vẫn phản đối gay gắt việc hỗ trợ Ukraine, trong khi cánh tả cấp tiến cáo buộc Mỹ ủng hộ “cuộc diệt chủng” của Israel ở Gaza.
Ngay cả một số người ủng hộ khát vọng bảo vệ cơ cấu quyền lực toàn cầu hiện tại cũng lo lắng về chiến lược này. Henry Kissinger quá cố lo ngại rằng sự hỗ trợ của Mỹ dành cho Ukraine đang đẩy Nga vào vòng tay của Trung Quốc. Những người khác tin rằng Mỹ đơn giản là thiếu các nguồn lực quân sự và kinh tế để dẫn đầu việc cùng lúc đẩy lùi các đối thủ ở châu Á, châu Âu, và Trung Đông.
Có lẽ có một phần sự thật trong quan điểm này. Một trợ lý cấp cao của chính quyền Biden thừa nhận rằng “hiện tại chúng ta đã làm hết sức rồi.” Nhưng Mỹ và các đồng minh cũng biết rõ rằng đối thủ của họ đang gặp khó khăn rất lớn. Nga đã phải chịu thương vong lên đến hàng trăm nghìn người trong cuộc chiến với Ukraine. Kinh tế Trung Quốc đang chật vật khó khăn. Iran đối mặt với bất ổn nội bộ, còn Bắc Triều Tiên là một điểm nóng hạt nhân.
Washington cũng đang vật lộn với việc làm thế nào để tăng cường khả năng răn đe mà không khiến Mỹ trực tiếp tham gia vào một cuộc chiến với bất kỳ thành viên nào của trục đối thủ. Trên thực tế, điều này thường có nghĩa là cung cấp cho các đồng minh tiền tuyến của Mỹ viện trợ quân sự mới, đồng thời cố gắng kiềm chế hành động của họ.
Xuyên suốt cuộc chiến Ukraine, Mỹ đã cố gắng ngăn cản Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga. Sau khi Iran bắn một loạt tên lửa vào Israel trong tháng này, Mỹ cũng có động thái ngăn chặn xung đột leo thang hơn nữa.
Ngay cả khi Mỹ cung cấp thêm hỗ trợ về chính trị và quân sự cho Đài Loan, họ vẫn nhấn mạnh rằng Đài Loan không được khiêu khích Bắc Kinh bằng cách thực hiện các bước công khai hướng tới độc lập chính trị chính thức khỏi Trung Quốc.
Mỹ đang chơi một trò chơi trí tuệ nguy hiểm với các đối thủ của mình, triển khai lực lượng quân sự một cách có chọn lọc, với hy vọng ngăn chặn sự bùng nổ của một cuộc chiến rộng hơn. Ukraine đang chiến đấu cho tự do và độc lập của chính mình. Nhưng nước này cũng là tiền tuyến trong một cuộc xung đột tiềm tàng lớn hơn rất nhiều.
Lời gợi dẫn : Chiến tranh lạnh đã khởi sự từ Cuộc chiến Ukraine hay chưa ? chúng ta có đang trên con đường đến WW3?
cánh chuồn 12/6/2024
Những bài học cũ và mới từ Chiến tranh Ukraine
Nguồn: Joseph S. Nye, “Old and new lessons from the Ukraine War”, The Strategist, 07/06/2024
Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương
Hai năm trước, tôi đã phác thảo ra tám bài học rút ra từ cuộc chiến tranh Ukraine. Mặc dù tôi đã cảnh báo rằng còn quá sớm để tự tin về bất kỳ dự đoán nào, nhưng những bài học này vẫn tương đối chính xác.
Vào tháng 2 năm 2022, khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh xâm lược Ukraine, ông dự tính sẽ nhanh chóng chiếm được thủ đô Kyiv và thay đổi chính phủ, giống như những gì Liên Xô đã làm ở Hungary năm 1956 và Tiệp Khắc năm 1968. Nhưng cuộc chiến vẫn đang diễn ra ác liệt, và không ai biết khi nào hoặc nó sẽ kết thúc như thế nào.
Nếu nhìn nhận cuộc xung đột này là “cuộc chiến giành độc lập” của Ukraine, thay vì quá tập trung vào biên giới, thì người Ukraine đã giành chiến thắng. Putin đã phủ nhận Ukraine là một quốc gia có chủ quyền, nhưng hành động của ông chỉ củng cố thêm bản sắc dân tộc Ukraine.
Vậy chúng ta còn rút ra được bài học nào khác? Thứ nhất, vũ khí cũ và mới bổ sung cho nhau. Bất chấp thành công ban đầu của vũ khí chống tăng trong việc bảo vệ Kyiv, tôi đã cảnh báo một cách chính xác rằng tuyên bố về sự kết thúc của kỷ nguyên xe tăng vẫn còn vội vàng khi chiến trường chuyển từ vùng ngoại ô phía bắc sang các vùng đồng bằng phía đông Ukraine. Tuy nhiên, tôi đã không lường trước được hiệu quả của drone như vũ khí chống tăng và chống hạm, cũng như đã không mong đợi Ukraine có thể đẩy lùi Hải quân Nga khỏi nửa phía tây của Biển Đen. (Pháo binh và mìn cũng đóng một vai trò quan trọng khi cuộc xung đột chuyển sang hình thức chiến chiến hào kiểu CTTG I).
Bài đang hot
Trung Quốc đang rút ra bài học từ D-Day cho cuộc xâm lược Đài Loan
Tiếp theo, răn đe hạt nhân có hiệu quả, nhưng nó phụ thuộc nhiều hơn vào mức độ rủi ro tương đối khi so sánh với năng lực. Phương Tây đã bị răn đe, nhưng chỉ đến một mức độ nhất định. Lời đe dọa hạt nhân của Putin đã khiến các chính phủ NATO không gửi quân (mặc dù có gửi trang thiết bị) đến Ukraine. Nhưng lý do không phải vì Nga có năng lực hạt nhân vượt trội; mà đúng hơn là Putin coi Ukraine là lợi ích quốc gia sống còn của Nga, trong khi các chính phủ phương Tây thì không. Trong khi đó, việc Putin khoa trương vũ lực hạt nhân không ngăn cản phương Tây mở rộng phạm vi vũ khí mà họ cung cấp cho Ukraine; và cho đến nay, phương Tây đã răn đe được Putin tấn công bất kỳ quốc gia NATO nào.
Thứ ba, sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau không ngăn chặn chiến tranh. Một số nhà hoạch định chính sách Đức cho rằng cắt đứt quan hệ thương mại với Nga sẽ tốn kém đến mức không bên nào đối đầu công khai. Nhưng trong khi sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau có thể làm tăng chi phí chiến tranh, nó không nhất thiết ngăn chặn chiến tranh. Quan trọng hơn, sự phụ thuộc kinh tế không cân bằng có thể bị vũ khí hóa bởi bên ít phụ thuộc hơn.
Thứ tư, các biện pháp trừng phạt có thể làm tăng chi phí, nhưng chúng không quyết định kết quả trong ngắn hạn. Hãy nhớ rằng Giám đốc CIA William Burns đã gặp Putin vào tháng 11 năm 2021 và cảnh báo, nhưng vô ích, về các lệnh trừng phạt có thể xảy ra nếu Nga xâm lược. Putin có thể nghi ngờ việc phương Tây có thể duy trì sự đoàn kết toàn cầu về các lệnh trừng phạt, và ông đã đúng. Dầu là một loại hàng hóa có thể thay thế được, và nhiều quốc gia, không chỉ có Ấn Độ, rất vui mừng được nhập khẩu dầu thô giá rẻ của Nga được vận chuyển bằng một đội tàu chở dầu bất thường.
Tuy nhiên, giống như tôi dự đoán hai năm trước, những lo ngại của Trung Quốc về việc bị liên lụy đến các lệnh trừng phạt thứ cấp dường như đã đặt ra một số giới hạn cho sự hỗ trợ của họ đối với Nga. Mặc dù Trung Quốc đã cung cấp các loại công nghệ lưỡng dụng quan trọng (phù hợp cho cả mục đích quân sự hoặc dân sự), nhưng họ đã kiềm chế không gửi vũ khí. Với bức tranh phức tạp này, sẽ cần một thời gian trước khi chúng ta có thể đánh giá đầy đủ tác dụng lâu dài của các biện pháp trừng phạt đối với Nga.
Thứ năm, chiến tranh thông tin có tác động. Chiến tranh hiện đại không chỉ xoay quanh việc ai thắng trên chiến trường; mà còn là ai chiến thắng trong việc kể câu chuyện của mình. Việc tiết lộ cẩn thận các thông tin tình báo của Mỹ về kế hoạch xâm lược của Nga đã chứng tỏ hiệu quả trong việc vạch trần âm mưu mà Putin muốn người châu Âu tin, và nó đóng góp rất lớn vào sự đoàn kết của phương Tây khi cuộc xâm lược diễn ra như dự đoán. Tương tự, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã làm một công việc phi thường trong việc quảng bá câu chuyện của đất nước mình ở phương Tây.
Thứ sáu, cả sức mạnh cứng và sức mạnh mềm đều quan trọng. Mặc dù sức mạnh cứng rắn, cưỡng ép lấn át sức mạnh mềm trong thời gian ngắn, nhưng sức mạnh mềm vẫn đóng vai trò rất lớn. Putin đã thất bại trong bài kiểm tra sức mạnh mềm ngay từ đầu. Sự man rợ trắng trợn của các lực lượng Nga ở Ukraine cuối cùng đã buộc Đức phải hủy bỏ đường ống dẫn khí Nord Stream 2, một kết quả mà nhiều năm gây sức ép của Mỹ đã không đạt được. Ngược lại, Tổng thống Zelensky ngay từ đầu đã dựa vào sức mạnh mềm. Sử dụng kỹ năng diễn xuất của mình để trình bày một bức chân dung hấp dẫn về Ukraine, ông không chỉ giành được sự đồng cảm của phương Tây, mà còn đảm bảo việc cung cấp các trang thiết bị quân sự tạo nền tảng cho sức mạnh cứng.
Thứ bảy, khả năng tấn công mạng không phải là viên đạn bạc. Nga đã sử dụng vũ khí mạng để can thiệp vào lưới điện của Ukraine từ ít nhất là năm 2015, và nhiều nhà phân tích dự đoán rằng một cuộc tấn công mạng quy mô lớn nhằm vào cơ sở hạ tầng và chính phủ của Ukraine sẽ biến bất kỳ cuộc xâm lược nào thành một sự đã rồi. Nhưng trong khi có nhiều cuộc tấn công mạng (được báo cáo) trong cuộc chiến, không có cuộc tấn công nào mang tính quyết định. Khi mạng Viasat của Ukraine bị hack, họ bắt đầu giao tiếp thông qua nhiều vệ tinh nhỏ của Starlink. Với việc huấn luyện và kinh nghiệm chiến trường, khả năng phòng thủ và tấn công mạng của Ukraine vẫn luôn được cải thiện.
Do đó, một bài học khác là sau khi chiến tranh bắt đầu, vũ khí động năng cung cấp cho chỉ huy tính kịp thời, chính xác và đánh giá thiệt hại cao hơn so với vũ khí mạng. Tuy nhiên, chiến tranh điện từ vẫn có thể can thiệp vào các liên kết cần thiết cho việc sử dụng drone.
Cuối cùng, chiến tranh là không thể đoán trước. Bài học quan trọng nhất từ cuộc chiến tranh Ukraine vẫn là một trong những bài học lâu đời nhất. Hai năm trước, nhiều người mong đợi một chiến thắng nhanh chóng của Nga, và chỉ một năm trước, người ta kỳ vọng rất nhiều vào một cuộc phản công mùa hè thắng lợi của Ukraine. Nhưng như Shakespeare đã viết cách đây hơn bốn thế kỷ, thật nguy hiểm cho một nhà lãnh đạo “tuyên chiến và thả đàn chó săn” (nguyên văn trong tác phẩm của Shakespearre: cry Havoc! and let slip the dogs of war – ND).
Những lợi ích có thể thu vén được từ một cuộc chiến tranh ngắn ngủi là rất hấp dẫn. Putin chắc chắn không bao giờ ngờ rằng mình sẽ bị sa lầy vô thời hạn. Ông ta đã xoay sở để truyền thông cuộc chiến tranh tiêu hao của mình cho người dân Nga trở thành một cuộc đấu tranh yêu nước vĩ đại chống lại phương Tây. Nhưng những con chó săn mà ông ta đã thả ra vẫn có thể quay lại và cắn ông ta.
Joseph S. Nye, Jr, giáo sư danh dự tại Trường Harvard Kennedy và cựu trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, gần đây nhất là tác giả cuốn A Life in the American Century.
In history, as in romance, beginnings matter – so what we do now will be crucial in shaping the future
In these times of planetary polycrisis, we try to get our bearings by looking to the past. Are we perhaps in The New Cold War, as Robin Niblett, the former director of the foreign affairs thinktank Chatham House, proposes in a new book? Is this bringing us towards the brink of a third world war, as the historian Niall Ferguson has argued? Or, as I have found myself suggesting on occasion, is the world beginning to resemble the late 19th-century Europe of competing empires and great powers writ large?
Another way of trying to put our travails into historically comprehensible shape is to label them as an “age of …”, with the words that follow suggesting either a parallel with or a sharp contrast to an earlier age. So the CNN foreign affairs guru Fareed Zakaria suggests in his latest book that we are in a new Age of Revolutions, meaning that we can learn something from the French, Industrial and American revolutions. Or is it rather The Age of the Strongman, as proposed by the Financial Times foreign affairs commentator Gideon Rachman? No, it’s The Age of Unpeace, says Mark Leonard, the director of the European Council on Foreign Relations, since “connectivity causes conflict”.
But come now, surely it’s The Age of AI, the title of a book co-authored by the late doyen of foreign affairs gurus, Henry Kissinger. Or “the age of danger”, as international essayist Bruno Maçães argues in a recent issue of the New Statesman? If you type the words “the age of …” into the search box on the website of the journal Foreign Affairs, you get another bunch of contenders, including the age(s) of amorality, energy insecurity, impunity, America first, great-power distraction and climate disaster.
Perhaps this is just the age of hype, in which book publishers and media editors relentlessly drive authors towards big, dramatic, oversimplifying titles for the sake of sales impact in an overcrowded marketplace of ideas?
Joking apart, it’s vital to try to learn from history since, as Evelyn Waugh, that master of precise English prose, writes in Brideshead Revisited: “We possess nothing certainly except the past.” The trick is to know how to read it. First, you need to identify the mix of old and new, similar and different. The relationship between the only two current superpowers, the US and China, clearly is, as the US secretary of state, Antony Blinken, put it during a recent visit to Beijing, “one of the world’s most consequential relationships”. As during the cold war, these two superpowers have a global, multi-dimensional, ideologically inflected, long-term strategic competition.
Britons celebrate VE Day in May 1945. Photograph: PA
Yet as Niblett rightly observes at the very beginning of his book: “The New Cold War will be nothing like the last one.” He singles out two big differences: the degree of economic integration between the two countries, which in the past has led pundits to talk of Chimerica; and the fact that this contest is “far less binary” because there are so many other great and middle powers, such as Russia, India, Japan, Turkey, Saudi Arabia and Brazil. The first point is clearly significant, but won’t necessarily prevent a cold war turning hot. Just a few years before the first world war broke out, the journalist Norman Angell published an influential book called The Great Illusion. He argued that the degree of economic interdependence between the European great powers meant that a big interstate war was highly unlikely – and couldn’t last long anyway. It was Angell’s own thesis that turned out to be the great illusion.
Niblett’s second difference seems to me compelling. Sometimes these other powers are described as the new non-aligned – another term from the cold war period – but they are much richer and more powerful than the pre-1989 non-aligned nations. As we see over the war in Ukraine, Russia’s relationships with countries like China and India enable the Russian economy to survive everything the west can throw at it.
In another attempt to give an overall label to this age of confusion, political scientist Ivan Krastev, Mark Leonard and I have posited an “à la carte world”, in which non-western great and middle powers make transactional alliances, sometimes simultaneously aligning with different partners in different dimensions of power. For example, they combine a major economic relationship with China and a security relationship with the United States. This analysis cuts against the notion of a more fixed new “axis of authoritarianism” between China, Russia, Iran and North Korea. Here the very word axis implies something like a wartime alliance, since it echoes not just the “axis of evil” identified by US president George W Bush but also the original Axis of Nazi Germany, fascist Italy and imperial Japan in the second world war. “And now, as in the 1930s,” Ferguson wrote earlier this year in the Daily Mail, “a menacing authoritarian Axis has emerged …”
Learning from the past also involves seeing the interaction between deep structures and processes, on the one hand, and contingency, conjuncture, collective will and individual leadership on the other.
Our time offers important examples of both kinds of historical force. The way in which the accumulation of the unintended effect of human activities is dangerously transforming our natural environment, through global heating, the reduction of biodiversity and resource scarcity, is one of those deep structural changes. Hence the characterisation of our age as the Anthropocene. The accelerating development of technology, including AI, is another structural change. Kissinger argued that inherently unpredictable military applications of AI might eventually undermine even the minimal strategic stability of nuclear deterrence between the US, China and Russia. But if you ever doubt that contingency and individual human choices matter as well, you need look no further back than February 2022, when Volodymyr Zelenskiy’s inspiring personal leadership, and the way that Ukrainian forces just managed to deny the Russians control of Hostomel airport, changed the course of history.
This goes to the last and most important point. The interpretive cacophony that I’ve identified is itself symptomatic of the fact that we are in a new period of European and global history, with everyone casting around for new bearings. The postwar period (after 1945) was followed by the post-Wall period, but that lasted only from 9 November 1989 (the fall of the Berlin Wall) until 24 February 2022 (Russia’s full-scale invasion of Ukraine). In history, as in romance, beginnings matter. What was done in the five years after 1945 shaped the international order for the next 40 years – and in some respects, such as the structure of the UN, to this day. So what we do now, for example in enabling Ukraine to win or allowing it to lose, will be crucial in determining the character of the new era. History’s most important lesson is that it’s up to us to make it.
By Timothy Garton Ash - TheGuardian