Lời bình 6/2/2024 Ngẫm chuyện tụt hậu . câu chuyện 25 năm .
nên chăng nhìn vào sự thật 25 năm qua .
Từ năm 2018, Bộ Chính trị ĐCSVN dường như có cách tiếp cận khác để đạt được mục tiêu tương tự về công nghiệp, nhưng lùi lại 10 năm đến năm 2030. Để chuẩn bị cho Đại hội Đảng lần thứ 13 vào năm 2021, năm 2018, Bộ Chính trị đã ban hành một chỉ thị quan trọng về công nghiệp, đưa ra một số ý kiến hợp lý nhấn mạnh vai trò của doanh nghiệp tư nhân, ưu tiên công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử và kinh tế xanh, lấy khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo làm mũi nhọn tạo đột phá trong chính sách công nghiệp quốc gia. Sau đó, chỉ thị nêu rõ rằng đến năm 2030, ngành sản xuất sẽ chiếm 30% GDP, trong đó 20% sẽ thuộc về các ngành công nghệ cao.
Tuy nhiên thực tế lại là chỉ thị yêu cầu chính phủ trình quốc hội đề xuất luật các khu kinh tế (FEZ) trên ba địa điểm cụ thể với hợp đồng thuê đất 99 năm cho các nhà đầu tư nước ngoài và miễn thị thực cho người nước ngoài: tại Vân Đồn, một thị trấn ở phía bắc giáp Trung Quốc, Bắc Vân Phong ở miền Trung Việt Nam và Phú Quốc, một hòn đảo gần Trung Quốc. Vịnh Thái Lan. Chỉ thị dường như thiếu sự ủng hộ chính trị thống nhất vì đã đi theo hướng ngược lại nội dung của mục tiêu công nghiệp hóa. Các điểm du lịch trên không gần bất kỳ trường đại học hay trung tâm nghiên cứu nào có thể cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và lao động tay nghề cao cho FEZ. Sau sự phản đối dữ dội của công chúng, quốc hội đã quyết định hoãn quyết định của mình, “xin lùi thông qua luật về đặc khu để có thêm thời gian nghiên cứu”.[3] . Tuy nhiên, sự thúc đẩy đằng sau sáng kiến sai lầm này đang bộc lộ. Đặc biệt, nó phản ánh một cách tiếp cận hết sức đơn giản trong việc sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Trong hơn 10 năm qua, tính từ năm 2010 so với năm 2021, Việt Nam khuyến khích đầu tư nước ngoài. Nhìn chung, hiện đại hóa theo quan điểm của các nhà hoạch định chính sách Việt Nam dường như chủ yếu tập trung vào đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và sử dụng lao động giá rẻ không chuyên để xuất khẩu. Số liệu ở B18.2 cho thấy, Việt Nam quá dựa vào đầu tư nước ngoài (FDI). FDI chiếm trung bình gần 15% tổng tích lũy của nền kinh tế, tỷ lệ này gần gấp đôi mức cao nhất ở Trung Quốc thời năm 2000 là 8% tổng tích lũy và cao hơn rất nhiều tỷ lệ ở Hàn Quốc .
Nhưng có thể nói chính sách kinh tế đã chuyển hướng dựa vào đầu tư nước ngoài (FDI). Trong thập niên 2010-2020, cơ cấu lao động FDI tăng 2.7 lần, chiếm 9.3 thị trường lao động năm 2020 nhưng cơ cấu góp vào GDP chỉ tăng 1.3 lần, chiếm 20% GDP (coi B18.2). Có thể nói đầu tư nước ngoài chủ yếu dựa vào lao động không chuyên và giá rẻ của Việt Nam. Tính FDI/GDP thì gần 10 năm tỷ lệ này là 5%, so với cao điểm 4.6% ở Hàn Quốc năm 1972, 2.2% năm 1999 và chỉ xảy ra 1 năm, còn luôn thấp hơng 1% GDP.
"Tụt hậu xa hơn về kinh tế" luôn được xác định là một trong 4 nguy cơ lớn nhất cho sự phát triển đất nước qua nhiều kỳ Đại hội. Nhiều kế hoạch, giải pháp đã được đưa ra.
Đồng tâm cho phát triển
Kết thúc phần trả lời chất vấn tại Quốc hội, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã nói một câu rất thấm thía: “Mong là các bộ, ngành, địa phương và đặc biệt là các đại biểu Quốc hội, các đồng chí chia sẻ cho điều này và chung tay góp sức cùng với chúng tôi”. Ông thậm chí nhắc lại thêm lần nữa.
Chia sẻ của Phó thủ tướng khá mộc mạc, chân thành nhưng toát lên tinh thần cầu thị: các đại biểu Quốc hội cùng chung tay góp sức với Chính phủ trong việc xử lý, giải quyết những vấn đề tồn tại, vướng mắc để đất nước vượt qua hoàn cảnh kinh tế khó khăn hiện nay.
Đó là cách tiếp cận rất đúng và trúng, vì nhiều đại biểu Quốc hội cũng đang làm việc ở các cơ quan hành pháp ở cả trung ương lẫn địa phương. Vai trò, trách nhiệm và nghĩa vụ của họ là cực kỳ cần thiết và quan trọng vì sự phát triển chung.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang. Ảnh QH.
Tăng trưởng kinh tế và nhiều lĩnh vực phát triển đang gặp khó khăn vì những yếu tố khách quan “chưa từng có tiền lệ”, “không thể dự báo được” và nhất là những nguyên nhân chủ quan “là chính”.
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước và GDP bình quân đầu người là 2 trong 5 chỉ tiêu “khó đạt kế hoạch”. Mà trong mấy năm rồi, kể từ Covid-19 bùng phát đầu 2020, tốc độ tăng trưởng hàng năm đã chậm lại.
GDP là chỉ tiêu pháp lệnh mà nếu không đạt thì sẽ ảnh hưởng đến nhiều chỉ tiêu phát triển khác, như Thủ tướng Phạm Minh Chính giải thích: Tốc độ tăng trưởng GDP không đạt mục tiêu là một yếu tố quan trọng dẫn đến các chỉ tiêu khác như GDP bình quân đầu người, tốc độ tăng năng suất lao động xã hội cũng không đạt được mục tiêu đề ra.
Năm 2023, quy mô GDP của nước ta ước đạt khoảng 435 tỷ USD, đưa Việt Nam vào nhóm 40 nền kinh tế hàng đầu thế giới. Vấn đề là GDP bình quân đầu người theo PPP của Việt Nam đứng thứ 121 thế giới trong số 190 quốc gia và vùng lãnh thổ, theo dữ liệu của World Bank. Kể từ khi vươn lên mức thu nhập trung bình năm 2008, nguy cơ mắc bẫy mà không vươn lên được luôn được cảnh báo, báo động.
Kể từ hội nghị giữa nhiệm kỳ Đại hội VII năm 1994 đến Đại hội XIII năm 2021, "tụt hậu xa hơn về kinh tế" luôn được xác định là một trong 4 nguy cơ lớn nhất cho sự phát triển đất nước. Nhiều kế hoạch, giải pháp đã được đưa ra, thực hiện và Việt Nam đã có những bước phát triển ngoạn mục, được thế giới ghi nhận.
Vấn đề là các quốc gia khác đang tăng tốc, thậm chí còn nhanh hơn họ trước đây và nhanh hơn Việt Nam hôm nay. Ví dụ gần đây nhất là Báo cáo tháng 10/2023 của Ngân hàng Thế giới dự báo tăng trưởng GDP năm nay của Việt Nam sẽ đạt 4,7%, thấp hơn so với tăng trưởng bình quân 5% của khu vực Đông Á – Thái Bình Dương. Ở khu vực Đông Nam Á, tăng trưởng của Việt Nam (4,7%) thấp hơn của Indonesia (5%), Philippines (5,6%), Campuchia (5,5%) và cao hơn các nước còn lại trong Asean.
Trong nhiều năm nay, tốc độ tăng trưởng của chúng ta thường dẫn đầu khu vực, nhưng nay đã chậm lại. Việt Nam đã phấn đấu vào top 4 Asean trong nhiều lĩnh vực, và đã đạt được nhiều trong số đó. Tuy nhiên, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam vẫn ở top dưới mà chưa vươn lên được.
Tất nhiên, có người so sánh tốc độ tăng trưởng của Việt Nam vẫn cao hơn nhiều so với Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc để thấy hài lòng, nhưng so sánh như vậy là khập khiễng vì họ là nền kinh tế phát triển, quy mô kinh tế rất lớn, chỉ cần tăng trưởng một, hai điểm phần trăm là đã bước những bước dài về phía trước để những nền kinh tế đang phát triển có quy mô nhỏ hơn mải mốt đuổi theo.
Tăng trưởng năm nay dự kiến sẽ đạt 5%, thấp hơn chỉ tiêu. Tuy nhiên, mục tiêu tăng trưởng và nhiều mục tiêu chủ yếu khác vẫn phải “phấn đấu đạt mức cao nhất” cho năm 2023 và cả nhiệm kỳ khóa XIII, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu khi bế mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 8 hồi đầu tháng 10 vừa qua.
Gỡ nút thắt thể chế
Để phấn đấu các mục tiêu ở mức cao nhất phải bằng cải cách thể chế. Xin trích dẫn phát biểu của đại biểu Vũ Tiến Lộc: “Để phục hồi và phát triển kinh tế, tiền bạc là quan trọng nhưng điều quan trọng hơn tiền bạc là thể chế. Thể chế tốt thì khai thông nguồn lực và giúp tiền đẻ ra tiền, còn thể chế tồi thì có tiền chúng ta cũng không tiêu được. Vì vậy, vấn đề quan trọng nhất trong bối cảnh hiện nay vẫn là phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế để đơn giản hóa các thủ tục hành chính mà theo phản ánh của người dân và doanh nghiệp đang trở nên nặng nề hơn trong thời gian mấy năm qua. Phải khắc phục cho được những quy định pháp lý chồng chéo, bất cập và nhất là thiếu minh bạch đang gây rủi ro cho người thực hiện”.
Tất nhiên, ông Lộc cũng nói thêm, bên cạnh đó phải gỡ bỏ được tâm lý sợ oan, sai, e ngại thanh tra, kiểm tra của các cán bộ, công chức và doanh nghiệp. Ông nói: “Tôi đề nghị chúng ta cần nghiên cứu và đặt ra các giới hạn về tần suất, phạm vi các cuộc thanh tra, kiểm tra để các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp có thể yên tâm tập trung nỗ lực để giải ngân các gói hỗ trợ phục hồi kinh tế. Chúng ta cũng cần bổ sung ngay các chế tài kinh tế phù hợp để xử lý các vi phạm và không hình sự hóa các quan hệ kinh tế. Đồng thời, phải triển khai thiết thực, tận tâm các biện pháp bảo vệ cán bộ và cả các doanh nhân dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung, trong đó yêu cầu phải luật hóa các quy định về vấn đề này”.
Quan điểm của ông Lộc được nhiều người chia sẻ. Đại biểu Trần Hữu Hậu, Tây Ninh nói: “Chúng ta phải xây dựng pháp luật để cán bộ không phải dám nghĩ, dám làm theo nghĩa là xé rào, là vi phạm pháp luật để khắc phục những bất cập của pháp luật, không phải đem cả sinh mệnh chính trị của mình để thực thi chức trách, nhiệm vụ mà phải tìm cách lách từ tên của công trình, của công việc cho đỡ phải chú ý hay phải trình bày nhỏ to để cơ quan chức năng thông cảm bỏ qua, giơ cao đánh khẽ”.
Tất nhiên, Phó thủ tướng Trần Lưu Quang, người được phân công trả lời chất vấn ở Quốc hội về cải cách thể chế biết rất rõ. Ông tổng kết 2 từ được nhắc đến nhiều nhất liên quan đến lĩnh vực xây dựng pháp luật là "chậm" và "chưa".
Ông nói: “Tôi đồng tình hoàn toàn với ý kiến này. Trách nhiệm thuộc về Chính phủ, về các đồng chí Bộ trưởng phụ trách các bộ, ngành được giao là cơ quan chủ trì, soạn thảo chứ không chỉ riêng Bộ Tư pháp. Các đại biểu đã đưa ra những thông số rất giật mình. Ví dụ như đại biểu của Bến Tre đã nói rằng có đến hơn 60% những văn bản hướng dẫn dưới luật được ban hành sau ngày luật đó có hiệu lực. Chúng tôi xin nhận khuyết điểm rất lớn chỗ này và sẽ cố gắng từng bước khắc phục trong thời gian tới”…
Ông cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã tổ chức 26 đoàn của 26 thành viên Chính phủ đi 63 tỉnh thành để xem ở dưới cái vướng gì. Ông nói: “Anh em chúng tôi đi một vòng cách đây vài ba tháng, về tổng hợp được 513 điểm vướng của các địa phương, hiện nay đang cố gắng xử lý và tiếp tục đi vòng thứ hai”.
Những vướng mắc bởi các quy định không rõ ràng, ảnh hưởng lớn đến việc triển khai, thực hiện trong thực tế đã được nhiều đại biểu và các bộ trưởng phản ánh tại kỳ họp này. Nhưng, như lời kể của Phó thủ tướng tại phiên chất vấn, thực tế đã phức tạp đến mức: “Có đồng chí Bí thư một vùng miền núi phía Bắc đã nắm tay tôi và cảm ơn vì chúng tôi đã giải quyết việc chuyển mục đích sử dụng rừng để làm công trình đường giao thông và đồng chí này nói [phải qua] đến 24 lần thủ tục hành chính thì mới được giải quyết”.
Rõ ràng, những nút thắt thể chế cần được gỡ bỏ để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển, để các cán bộ, công chức có thể yên tâm làm việc. Đây là việc rất hệ trọng trong bối cảnh các chỉ tiêu phát triển của năm 2024 cũng cao và thách thức.
Xin trích dẫn ý kiến của Đại biểu Lê Thanh Vân: “Cải cách thể chế phải được coi như là một nguồn lực quan trọng và tôi một lần nữa đề nghị là sớm thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách thể chế và coi đây là một điểm đột phá quan trọng. Trong thể chế thì đặc biệt quan tâm đến 3 nhóm thể chế về kinh tế là xác lập bình đẳng trong việc phân phối nguồn lực xã hội; bảo vệ chế độ hợp đồng, bảo vệ tài sản; và giải quyết tốt quan hệ giữa Nhà nước về thị trường”.
Cả ba nhóm thể chế đó đều rất đáng quan tâm cải thiện khi Việt Nam vẫn đang phải đi đàm phán để thế giới công nhận nền kinh tế thị trường sau gần 40 năm Đổi mới.
Tư Giang - Theo Vietnamnet